Hôm nay,  

Dì Trà Mi

15/10/200800:00:00(Xem: 169153)

 

Người viết: Trân Nguyên

Bài số 2431-16208508-vb4151008Tác giả sinh năm 1970, cư dân Monterey Park, Nam California, đang làm việc tại St. Joseph Providence Med. Center; Nghề nghiệp: siêu âm. Trân Nguyên đã góp nhiều bài viết đặc biệt và đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2006. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.

***

Nơi tôi làm việc có một nơi cao chót trên tầng sân thượng, nơi mặt trời mỗi sáng tới mọc và buổi chiều lằng lặng ra đi & mà tôi thường mang hình ảnh đó trong lòng để miêu tả sự vô thường của cuộc đời. Thấm thoát mà tôi đặt chân tới xứ này đã tròn 20 năm. Ngày tôi mới đến Mỹ chỉ vừa 16 tuổi, trăng non mới ló đầu thềm ngỡ ngàng và ngây thơ. Ba tôi đón Mẹ và tôi ở phi trường Los sau 10 năm dài xa cách và nhung nhớ. . .  Nhưng cuộc trùng phùng hội ngộ không lâu thì tôi khám phá, bên cạnh Mẹ tôi, cha còn có bóng dáng một người đàn bà khác: Dì Trà Mi - Bạn học của cha tôi. Ngày xưa, Mẹ nói: Họ là bạn rất thân!!! Nhưng tôi còn lâu mới tin. Ngay từ lần đầu tiên gặp mặt là tôi nhận ra ngay điều bất thường. Nhưng tôi cứ yêu cha tôi, lỗi nằm ở người đàn bà đó. Tôi khẳng định! Tuổi trẻ nóng nảy và háo thắng, tôi không tin là mình không thể đánh gục người đàn bà "cả gan" đã dành Ba của tôi. Mỗi lần dì đến thăm, tôi leo lên lầu, trùm mềm. . . ốm!!! Ba lo lắng hỏi, thì tôi nói tôi không thích Dì kia tới. Ba im lặng mà không giải thích gì. Một lần đang sinh hoạt gia đình Phật tử, Dì đi lễ chùa, gặp tôi Dì mừng rỡ. . . ôm tôi, tôi gỡ tay ra lùi lại: - Người như Dì mà cũng bày đặt đi Chùa hở" Rồi khanh khách cười, nụ cười bén ngót sắc như dao. Dì nhìn tôi khẩn khoản. Tôi quay lại thách thức: - Tôi nói có chữ nào sai (" ) Người ta nói, dì Trà Mi là người không đơn giản và không dễ gì đối phó. Vậy mà đứng trước mặt tôi Dì ngây hiền đến dại dột: - -Sao. . . sao con giống hệt Ba con. Tôi quay lưng đắc thắng. Ai nói giống Cha thì được chớ mà nói giống Mẹ là tôi: Sức mấy!Mặc dù, Mẹ tôi một thời "tuyệt sắc giai nhân". Nhưng Mẹ thì hiền như cục đất, suốt đời chỉ biết phục tùng va yêu thương cha thôi, sức mấy mà hất nổi mấy tảng đá phù dung lúc nào cũng vây hãm lấy cha. Nghĩ vậy mà tôi luôn nghênh nghênh tự đắc, là tôi đã làm một điều vĩ đại còn hơn cả trả hiếu cho Mẹ. Mặc dù những việc tôi làm Mẹ không hề biết. Ví dụ Dì Trà Mi khen áo tôi đẹp, thì tức khắc : - Đẹp xấu không quan trọng, hễ là đừng lấy áo của người khác mặc, thì sẽ chẳng giống ai. Mẹ tôi vốn mềm mỏng, yếu đuối và cả tin. . .  Tất nhiên là tin luôn cả sự hiện diện của Dì Trà Mi bên cạnh Ba tôi. Bằng chứng là trong nhà tôi ngày xưa, đã treo nhiều bức ảnh mà Dì Trà Mi ôm Mẹ tôi cười, rất ngọt. Nhưng mà tôi thì cứ như cơn bão cát vun vút từng cơn vào người Dì kia, mỗi khi gặp mặt. Ai biểu Dì si mê Ba, hay hai người si mê nhau, tôi không thể nào chấp nhận nổi. Mỗi lần như vậy Dì đều im lặng nhìn Ba tôi nhẫn nhục mà không bao giờ mệt mỏi. Ánh nhìn buồn và đẹp vời vợi mang một sức chịu đựng vô vàn!!! Và số lần Dì thăm viếng nhà tôi cũng thưa dần. Lần cuối cùng gặp Dì là trong một đám cưới. Tôi ngồi với Ba. Và Dì. . . lần đầu tiên tôi thấy hai người không ngó mặt nhau. Tôi len lén nhìn, đôi mắt ướt của Dì, buồn đến tàn nhẫn. Đôi mắt như đang tạ từ điều mà mình yêu dấu nhiều năm. Tôi hả hê, tự đắc cả một ngày vui mà không để ý hôm đó Ba gần như không ăn gì. *Năm tôi vào college, lạ lùng thay người đàn ông tôi gặp đầu đời cung sinh ra trên một mảnh đất với cha tôi. Nơi trôi chảy một dòng sông tên của Họ: Sông Hàn. Tôi gặp Hàn ở cùng một ngôi trường, y như ngày xưa cha gặp dì Trà Mi ở Quốc Học Đồng Khánh. Tôi sống nhiều với bên ngoại nên đặc sệt tiếng Huế. Quê của Hàn cách một con đèo Hải Vân. . . Đà Nẵng. Lần đầu tiên gặp, đôi mắt ngùn ngụt lửa với đôi mày đen thui của Hàn nhìn tôi sâu hoắm. Tôi tỉnh bơ, việc gì. . . Hàn nhẩn nha ngâm nga: - Học trò xứ Quảng ra thi, Thấy cô gái Huế, chân đi không đành. Tôi dùng hết sức điệu đàng mà chua ngoa cuả con gái Huế: - Hứ!!! một tiếng thấu trời xanh, sân trường chao đảo, ngúng nguẩy bỏ đi. Hàn nối gót với mấy câu thơ Mường Mán: - Chim vỗ cánh nắng phai rồi đó! Về đi thôi O nớ. . . chiều rồi!Chiều xuống bên nhau, tôi im lặng gật đầu. Vậy là. . . Ngày đó còn nhỏ, tôi làm sao hiểu và tiên liệu hết khắp nẻo đường đời. . . Tôi với Hàn sẽ lần lượt dẫm qua, dẫm qua nhiều số phận, trong đó có cả số phận của chính mình. Tôi lớn lên, sinh nhật tôi lần lượt qua đi, đếm tới lần thứ 20 bên người bạn thân nhất đời mình là Hàn (có nghĩa là gấp đôi số thời gian Dì Trà Mi ở bên cạnh Cha tôi, lúc Mẹ và tôi chưa có mặt)Hai đứa cùng nhau chứng kiến bao nhiêu là vật đổi sao dời, cùng nhau chia bùi xẻ ngọt, chứng kiến ca. . . ngày vui của đôi bên và thế hệ thứ hai chào đời. Nhiều lần tôi cứ tự hỏi tôi là gì trong lòng của Hàn và ngược lại. . . Nếu chỉ nói thuần túy hai chữ tình bạn không thôi thì thật không gì sánh bằng. Thôi thì cứ là. . .  những dấu chấm lửng. . . không tên. Hàn cười vu vơ. Mọi người công nhận và ngưỡng mộ tình bạn của chúng tôi. Hai đứa cứ phoong phoong đạp xe song song trên con đường lộng gió tuyệt đẹp như thời còn đi học. . . Mà không bao giờ ngờ rằng, có một ngày con đường đó hẹp dần, hẹp dần và chỉ còn có một. Không cần biết đó là đường lên Thiên đàng hay xuống địa ngục, nhưng đến nước này rồi thì không còn chọn lựa nào khác, chỉ còn thẳng tắp một con đường và tiếp tục lao. Phía trước là vực sâu, mà cứ đẹp như Vườn Địa Đàng. Hai đứa ôm nhau lăn dài xuống dốc mà. . . không thể nào quay lại nỗi. Tôi nhắm mắt: - Hàn ơi! Em sợ quá!! Nhưng vô vọng, hai đứa vốn là người thôi chứ đâu phải hai vị thánh sống!Tình yêu là chuyện muôn đời. Người ta dùng biết bao ngôn từ mỹ miều để miêu tả nó. Với tôi tình yêu là: Tôi yêu Hàn và. . .  vợ anh ấy cũng yêu ảnh như tôi. Ngày xưa bên Hàn, tôi thấy tình bạn của hai đứa thiêng liêng đến chừng nào, thì bây giờ tôi thấy hoảng hốt chừng đó. Mỗi lần nhìn gương, tôi không còn nhìn thấy mình mà cứ thấy hình ảnh Dì Trà Mi, thấy cả người "đầu ấp tay gối" với Anh mỗi đêm. Lòng se thắt buồn đau mà không thể chia xẻ cùng ai. Ngày xưa, tôi chiến thắng Dì Trà Mi một cách dễ dàng mà bây giờ, hơn lúc nào hết, tôi cần phải thắng con tim yếu ớt của mình, thì tôi lại thua. Thua đậm!Tôi sợ. . . sợ hãi một ngày nào đó, tôi sẽ nhận đủ trở lại những gì mà Dì Trà Mi đã âm thầm trải qua, chông gai và nhiều hy sinh lắm, tôi biết. Người đời bảo không nên yêu một người đàn ông đã có vợ, trừ phi người đó là cha mình. Nhưng đàn ông có vợ trên đời không chỉ có mỗi cha mình nên chi từ đó xảy ra nhiều bi kịch. Ngày mai tôi sẽ xa Hàn, sẽ rời khỏi nơi này. . .  Không hẳn là tôi muốn bỏ cuộc. Tôi chỉ về lại nơi mà Ba tôi đã đón tôi vào 20 năm trước, để phụng dưỡng người đã ngoài 75, có nghĩa là số tuổi của người Dì kia cũng đã xấp xỉ bằng ngần đó. Tôi không biết có còn cơ hội nhìn lại suối tóc của người đàn bà tuyệt đẹp ngày xưa, mà thời gian và những cơn sóng đời đã làm bạc đầu đến trắng phau. TRÂN NGUYÊN<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,186,430
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới, tác giả viết cho mùa Giáng Sinh.
Tác giả lần đầu dự VVNM từ tháng 11 và đây là bài viết thứ hai của bà. Sinh năm 1955, qua Mỹ năm 1985, tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý, người của sông Hương núi Ngự. Hiên nay còn làm việc và đang cư ngụ tại thành phố Hayward thuộc miền Bắc Cali. Xin lưu ý: Bút hiệu Minh Thúy có thể lầm với tác giả đã dự VVNM từ 2005: Minh Thùy (dấu huyền). Mong tác giả tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng 12.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của tác giả viết về mùa giáng sinh.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết mới của bà được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ hai của bà
Nhạc sĩ Cung Tiến