Hôm nay,  

American Dream!

14/10/200800:00:00(Xem: 138129)

Tác giả: Lương NguyênThảo

Bài số 2430-16208507-vb3141008

Tác giả là cư dân West Covina, CA. Bài viết đầu tiên của Lương NguyênThảolà tự truyện của một nữ y sĩ tốt nghiệp ở Việt Nam, mới cùng chồng sang Mỹ, sinh con và dù trong cực nhọc khió khăn, quyết định tiếp tục học lại để thi International Board Doctor để lấy bằng tương đương. Mong tác giả tiếp tục viết thêm.

*

Dạo mới chân ướt chân ráo đến định cư ở Mỹ, tôi gặp anh ở lớp học ESL ban đêm. Lúc ấy tôi vừa mới đám cưới, trông nhút nhát và nhỏ nhắn như một sinh viên mới ra trường. Nghe tôi kể, anh không tin là tôi đã từng tốt nghiệp ở một trường Đại Học ở Việt Nam, và đã đi làm được hai năm. Lúc đầu anh dấu tôi anh đã từng là bác sỹ ở bệnh viện Chợ Rẫy ở Sài Gòn. Sau tôi gặp vợ anh đến đón anh và cho đi nhờ xe ra trạm xe buýt, tôi ngờ ngợ đã từng gặp anh chị ở đâu đó, sau mới nhớ ra hồi còn là sinh viên ở Việt Nam, tôi đi thực tập ở bệnh viện kế chỗ anh làm, gửi xe cùng một chỗ, nên đi ra đi vô gặp nhau riết thành quen mặt.

Anh sang Mỹ trước tôi 2 năm. "Mà cũng chưa đâu vào đâu em à!" anh cười hiền lành, than thở. Anh kể hồi mới qua, chị dâu cho vợ chồng anh với hai đứa con nhỏ ở free đúng 3 tháng, rồi chở anh đi vòng vòng kiếm nhà cho mướn, chỉ cái nhà mà sau này anh mới biết là của ông anh quý hóa của mình. Anh lăn ra làm đủ nghề, từ quét dọn lau chùi cầu tiêu trong trường high school đến chạy bàn trong một tiệm ăn, để lo cho vợ anh học trước. Rồi thấy vợ mang sách về nhà học hay quá, dân học Y vốn dĩ chăm học, anh ham quá, đi làm part time để được đi học. Chịu không nổi chi phí tiền thuê nhà, tiền bảo hiểm xe, tiền xăng nhớt anh bàn với vợ về Cali, thuê nhà ở chung với mấy anh em mới qua, để đỡ được tiền mà đi học.

"Thuyên biết không" hồi mới về Cali, 18 người ở trong cái apartment một phòng đó em. Phải dấu dép bớt đi, sợ thằng Manager nó để ý nó đuổi" anh thành thật kể.

Nghe anh kể tôi thấy mình cũng vơi bớt nỗi buồn xa xứ anh còn cực hơn tôi, dù sao tôi cũng được ông xã nuôi cho đi học.

"Sao anh không thi step 1, step 2… rồi đổi bằng hành nghề." Tôi hỏi anh lúc break for lunch.

"Em không thấy MD office mọc lên như nấm ở Orange County sao" Dễ gì mình interview được nhận intern trong bệnh viện của tụi Mỹ đâu em, accent mình trọ trẹ, nó không nhận mình resident đâu." Anh húng hắng ho, mấy tháng nay làm ở tiệm ăn overtime "mình nói tiếng Anh không giỏi, y tá nó nghe y lệnh không ra, bệnh nhân không hiểu mình nói gì, ai mà dám nhận mình."

"Vậy làm sao sửa accent"" tôi hỏi lại.

"Già đầu rồi còn sửa gì nữa em, muscle cứng, tongue cứng, vùng Broca trong não cũng hết nhạy bén tiếp nhận new language". Anh cười. "Có mấy đứa nhỏ nó qua đây sớm nên tụi nó sướng hơn lứa của mình."

"Ừ! Anh nói đúng đó, đám bạn cùng học với em hồi phổ thông qua đây mười mấy năm trước, đứa nào cũng học tới Doctor hết ráo." Tôi gật gù. "Dân Việt Nam mình học giỏi thiệt".

"Mà tụi nó ở Vietnam dễ dầu gì học được ở Đại Học. Ba đi cải tạo, Má bán trà đá, lấy tiền đâu mà đóng học phí. Như em đây, nhà em phải bán đất đai để lo cho em đi học." Tôi kể tiếp.

"Ở Mỹ này con nhà nghèo, cha mẹ income thấp thì được nhà nước cho tiền học, cho tiền sách. Như vợ chồng anh đây một năm cũng được mấy ngàn tiền học, tiền sách vở, được khám chữa bệnh miễn phí. Con anh đi học được free, sáng nào cũng được ăn breakfast no nê với một ly sữa tươi đầy, nên tụi nó mau cao dữ lắm." Anh nói.

"Tụi em không được cái gì hết, vì middle income." Tôi than. Anh cười hề hề "Ở Mỹ này anh nào lững lơ anh đó chết. Thà giàu hẳn, hay nghèo mạp rệp như anh.

Bẵng đi hơn một năm, tôi không gặp anh nữa vì tôi nghỉ học ở nhà sinh con. Một buổi sáng mùa đông lạnh, tôi đứng co ro ở trạm xe buýt để về nhà sau khi nộp đơn xin đi học ở trường college mà lúc trước tôi học ESL.

"Thuyên! Phải em đó không"" Tôi nghe một giọng nói quen thuộc. Quay đầu nhìn thấy hai vợ chồng anh ở parking lot ra. Anh tấp xe lại cho tôi quá giang.

"Em sinh con rồi có khỏe không"" Chị hỏi tôi giọng ân cần.

"Dạ khỏe, em đẻ mổ, tiền co-pay mắc dữ lắm" Tôi than. "Như anh chị sướng, có nhà nước lo."

"À! Mà anh chị lúc này học tới đâu rồi""Tôi hỏi.

"Chưa đâu vào đâu hết, mới xếp lớp tiếng Anh. Mùa tới anh chị mới bắt đầu học science courses. Còn em thì sao"" Anh vừa quẹo trái vừa hỏi.

"Em test xếp lớp hai tuần trước. Em học lớp tiếng Anh 110".

"Giỏi quá ta" chị kêu lên "Nguời ta qua đây cả năm chưa được lên lớp đó đâu, học hồi nào mà hay vậy""

"Em có bầu cứ ở nhà lấy sách tiếng Anh ra đọc tới lui, thành ra biết nhiều từ" tôi kể "Mà em nói không được, cứ ngọng nghịu chẳng thằng Mỹ nào nó nghe được, nó cứ hỏi lại không" Em lại không nghe ra" Tôi than.

"Từ từ cái gì cũng qua" Anh chị an ủi "Ai mới qua cũng vậy. Rồi em đi học lại có con nhỏ thì tính sao" Ở Mỹ này mà có con nhỏ là bó tay đó em, tiền babysister mắc lắm đó!"

"Em chắc chỉ lấy lớp đêm được thôi, chờ ảnh đi làm về rồi đi." Tôi trả lời.

Xe về đến nơi vợ chồng tôi ở share phòng, tôi cảm ơn anh chị.

Anh chọc tôi "Ở Việt Nam ở nhà lầu, qua đây ở garage người ta có buồn không"” Chị an ủi "Hồi anh chị mới qua, cũng ở basement của nhà bà con, lạnh muốn chết mà không có sưởi, không có nệm nằm gì hết trơn. Phải tuần sau ổng đi ngoài đường thấy người ta bỏ không tấm nệm, mới rinh về mẹ con nằm đỡ. Anh trai chị hồi mới qua, bị jobless, phải đi lụm ve chai, cứ thấy chỗ nào có rác là mừng đó em.”

Anh chị rủ tôi đi học lớp Anatomy, là môn cơ thể học, một môn căn bản cho những ai theo học ngành health care.

Vì đã từng học ở Việt Nam môn này, nên chúng tôi nắm bắt vấn đề rất nhanh. Thi thực hành, tôi được điểm cao thứ hai, xếp sau anh. Còn lý thuyết thì tôi lãnh con C.

"Em phải cẩn thận điểm, nếu sau này muốn học lên, GPA phải cao" Anh nhắc tôi.

"Em không take notes được, khó quá, em nghe ông thầy nói cứ như vịt nghe sấm. Mà ông này lại chẳng giảng theo cuốn sách nào."

Anh cho tôi mượn tập. Chữ doctor có khác, tôi chẳng chép lại được gì. Anh cũng bận đi làm tối mắt tối mũi. Anh em chỉ gặp nhau trong lớp học.

Tôi nhờ nhà tôi mua cho cái record. Ông thầy nói hươu vượn gì cũng thu hết ráo. Ngủ cũng gắn headphone nghe, nấu cơm, giặt giũ, cho con ăn, cho con bú cũng nghe. Test thứ hai tôi bay lên đứng đầu thực hành, còn lý thyết được strong A. Anh thì lúc nào cũng đứng nhất.

"Thuyên giỏi quá, em có trí nhớ tốt thiệt đó." Anh chị khen.

"Em thức đến 02-03 giờ sáng để ghi chép lại bài. Thằng con em hay thức đêm, em dỗ nó rồi thức luôn". Tôi ho sặc sụa. Anh chị nhìn tôi ái ngại.

Hết mùa học, tôi chia tay anh chị không học chung được nữa vì phải lo dọn nhà. Rồi lại dọn nữa, dọn hai ba lần vẫn chưa yên. Khi thì chủ phòng khó chịu vì con tôi khóc, khi thì ở vùng không an toàn bị đập kiếng xe..mướn apartment thì chúng tôi cáng đáng không nổi.

Anh chị vẫn tiếp tục học, bắt nhiều lớp, học nhanh như diều gặp gió. Với kiến thức của một doctor thì chương trình community college không có gì khó khăn với họ. Nghe anh kể anh có ý định nộp đơn vào Pharmacy Shool, vì ngành Dược đang phát triển tại Mỹ. Tôi cũng cảm thấy tiếc cho thân mình, vì hồi ở Việt Nam, tôi chỉ được học những kiến thức lạc hậu, những lý thuyết chính trị nhồi sọ mà có đến chết tôi cũng chẳng nhớ nổi vì hoàn toàn trái ngược với thực tế mà tôi thấy.

*

Buổi tối tại một restaurant góc đường Bolsa, khu Little Saigon, chúng tôi có một bữa tiệc nhỏ của mấy người bạn học cũ mừng tôi qua Mỹ. Tôi cũng gặp lại Doãn, anh bạn hàng xóm, người đã từng làm tôi điên đảo thời high school. Lịch lãm trong bộ đồ Vest sang trọng, Doãn tự hào giới thiệu vợ mình, một cô gái gốc Việt sinh ở Mỹ, cũng là một bác sỹ khoa mắt tốt nghiệp ở trường Medical School nổi tiếng Bắc Mỹ, trường nổi tiếng anh đang theo học chuyên khoa giải phẫu thần kinh.

Nhìn đám bạn doctor thỏa thuê mãn nguyện trên xứ cờ Huê, tôi ngậm ngùi nghĩ tới mình và Châu. Tội nghiệp đã năm năm rồi, tôi nghe bạn bè nói Châu vẫn còn làm công không cho một bệnh viện ở Saigon. Nhớ lại hồi đó tôi cũng vậy, cứ đến ngày lễ tết là đổ mồ hôi hột vì phải lo quà cáp biếu xén cho mấy ông xếp. Nghe tôi kể doctor ở Vietnam lương không đủ mua một con gà luộc, thậm chí còn không lương, tụi nó trố mắt nhìn tôi như người ngoài hành tinh.

Doãn đang la rầy thằng con ba tuổi của anh làm đổ nước. Thằng bé nói tiếng Anh thực là sõi. Lúc ra ngoài xe, Doãn đến chào vợ chồng tôi, bày tỏ ý định chuẩn bị dọn sang Cali cho thằng nhỏ học tiếng Việt. "Doãn sợ ở bên đó gặp toàn Mỹ, nó cưới vợ Mỹ thì chết cha!"

"Vậy mà hồi nãy mới tự hào khoe về giọng tiếng Anh chuẩn như Mỹ trắng của vợ mình và căn nhà mới tậu ở khu Mỹ trắng." Tôi cười thầm.

*

Tôi đến thư viện gần nhà gặp Phước, một người bạn học cùng trường hồi ở Việt Nam nhưng khác khoa. Mắt sâu hoắm, tóc tai rối bời, quần áo xộc xệch. Phước cho biết anh đang chuẩn bị dự thi International Board Doctor để lấy bằng tương đương tại Mỹ.

"Ở nhà giữ con, lấy sách của Phước học rồi thi chung cho vui!" Phước đề nghị.

"Thôi Phước học đi, Thuyên còn phải lo đi kiếm tiền phụ ông xã, hãng xưởng bây giờ bấp bênh quá."

Phước được cái sướng là chỉ ngồi lo học, chưa con cái, vợ làm y tá lương cao, nhà cửa đã có sẵn.

"Ở Mỹ học hay lắm, Thuyên học được mà, học lại đi." Phước nói "Phước cũng phải chịu đựng lắm chứ, ăn rồi ngồi thư viện, ông bà già vợ nói lên nói xuống là bám váy đàn bà."Phước chặc lưỡi "nghĩ đến kiếm tiền thì thiếu gì nghề để làm ra tiền ở xứ này, đi làm Nail, làm tóc, cashier, chạy bàn…"

"Nhiều lúc bên vợ nói quá, cũng muốn bỏ cuộc quách đi làm hãng cho xong." Phước kể.

Ra bãi xe, Phước vẫy tay chào tôi, đưa tôi số phone, hẹn chừng nào muốn thi, Phước cho mượn sách copy "ai nói gì nói, đường mình mình cứ đi, miễn sao mình đạt được giấc mơ!"

"Ước mơ vuơn tới ngôi sao hả"" tôi chọc Phước. "Thôi, để Thuyên lo con cái cho nó khỏe hẳn rồi tính, trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai mà!"

Phước cười "Qua Mỹ mấy năm rồi mà kiểu ăn nói cũng không đổi, y chang như hồi đi học ở Việt Nam."

Tối hôm đó tôi phone cho anh, người bạn học cũ ở trên, nhờ anh cho mượn cuốn schedule mùa học tới.

Tôi bắt đầu step by step để thực hiện giấc mơ Mỹ, đường nào cũng tới La Mã. Tôi làm không xong, thì con tôi sẽ làm giùm tôi.

Lương NguyênThảo

Ý kiến bạn đọc
08/03/201415:39:18
Khách
Cam on chi Tuong Van chia se. Nguyen Thao lau nay it co Vao Vietbao online nen khong biet chi Viet nhung dong nay.
19/05/201211:37:20
Khách
Nhỏ,

Chị may mắn hơn em, xx của chị qua Mỹ từ 82. Nhà cửa không phải chạy... xô giống Nhỏ, chị chỉ làm một full-time job là nuôi con, nội trợ và... học. Học part time thôi, cứ chồng đi làm về là ảnh đổi ca sang làm gà trống giữ con cho gà... mái tới trường. Chuyện học hành cũng lắm nỗi truân chuyên, nhất là khi bà Má bon chen làm bà sinh viên! Giờ nhớ lại, học hành thi cử toàn trong nước mắt vì nỗi nhớ con, nhớ chồng (chị đi học xa mất mấy năm, năm cuối cùng chọn thực tập ngay trong state nhà nên mới đỡ... toét mắt đó Nhỏ). Đường nào cũng tới La Mã, ăn thua mình có... lì đủ không, chồng con support cỡ nào. Cố lên em, mặc dù chị rất thích câu cuối cùng trong bài viết nhưng chị tin rằng ở xứ này với khả năng và ý chí thể hiện trong bài viết của em, cả hai mẹ con sẽ cùng biến Dream Comes True nhỏ ơi!

Tường Vân (Chị mới ghé thăm "nhà" của em bên FB và WP, cám ơn em đã invite chị nhé)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,601,534
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến