Hôm nay,  

Đam Cươi Kim Cương

09/10/200800:00:00(Xem: 143544)

   <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Tác giả: Hoàng Thân Vinh

 

Bài số 2426-16208503-vb5091008

 

Tác-giả Hoàng-thân-Vinh, tên thật Nguyễn phước Vĩnh-Phu, hiện là cư dân Minnesota. Năm 2007, bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông kể chuyện người làng An-Bằng tỉnh Thừa-Thiên làm nghề Nails thành công tại Mỹ. Tháng Ba năm nay, ông có bài kể về một gia đình đông con ổn định hội nhập tốt đẹp. Bài mới lần này nói lên cảm nghĩ của ông, nhân chuyến Mỹ du của của mấy người trẻ trong họ hàng trưởng thành trong chế độ cộng sản.

 

Đó là tên gọi cho chu-kỳ 60 năm kỷ-niệm ngày đám cưới. Như vậy kỷ-niệm 40 năm gọi là đám cưới bạc (silver anniversary) và kỷ-niệm 50 năm gọi là đám cưới vàng (gold anniversary). Có thể nói với kỷ-niệm đám cưới kim-cương là rất hiếm (ước chừng tỷ-lệ 1 - 1,5 % , một đến một rưỡi phần trăm trong một xã-hội nhiều ly dị như ở Hoa-Kỳ).

 

 Cậu mợ tôi cả 2 đều đã ở tuổi 85 hay 86 họ tổ-chức lễ kỷ-niệm trên vào một ngày cuối tháng Bẩy 2008 tại nhà một người con trai ở San Diego CA. Cậu mợ tôi có 8 người con, gồm 6 trai và 2 gái. Cậu trai út là luật-sư 42 tuổi ở San Diego, người con trai đầu là Bác-sỉ năm nay 60 tuổi ở Pensylvania, tất cả 8 người con đều tốt-nghiệp từ đại học trở lên và tất cả đều đã có gia-đình. Lần kỷ-niệm 50 năm tổ-chức ở nhà hàng thuộc quận hạt Orange County, nay thì tổ-chức ở nhà cho có vẻ thân-mật và ấm-cúng hơn, đặc-biệt là lần này có mời ba người cháu ở VN qua tham-dự  (cả 3 người này đều gọi Cậu tôi bằng Chú ruột). Ba người cháu này đều trưởng thành trong môi-trường XHCN trưóc 1975, người nhỏ  nhất 54 tuổi, người lớn nhất 66 tuổi (việc mời thân nhân ở VN hay sui gia qua Mỹ tham-dự các buổi cưới hỏi hay tiệc-tùng sau năm 2005 cũng là chuyện bình thường).  

 

Trong 8 người con đó có 3 người du-học ở Germany từ trước 1972 nhưng nay chỉ còn 1 con gái ở Germany còn 7 người kia nay thì 2 người ở PA, 1 người ở MN và 4 người ở CA.  Với 8 người con này đã cho cậu mợ tôi 20 đứa cháu nội ngoại, 16 đến 17 tuổi từ 18- 30 còn lại 3 đến 4 đứa tuổi từ 14 đến 17. Năm người con còn lại cùng Cậu mợ tôi qua Mỹ trong những ngày cuối tháng 4 đen năm 1975.  Nhập gia nhưng không tùy-tục, vì mợ tôi là người rất khó tánh, như là dâu con thì mẹ của cô dâu phải không qua 2 đời chồng ,hoặc giả dâu thì phải chưa từng có đời chồng trước, v v. .. v v  nhưng rồi thì sự đời có gì như ý của mình cả đâu!

 

Cậu tôi ngoài 2 ông anh ruột đã mất năm 73 và đầu năm 76, còn bà chị ruột là mẹ tôi nay đã già trên 90 tuổi sống ở Hue, gia-đình sống tạm đủ, nhưng cậu mợ tôi lúc nào cũng nghĩ đến bà, bằng chứng là hơn 20 năm qua cứ đến gần Tết nguyên đán, là tặng bà $300 USD để chi dùng, không quên năm nào!  Đó là điều tôi luôn ghi nhớ!

 

Đến tham-dự lễ này con cháu dâu rể hầu như không thiếu một ai, các cháu trai gái nội ngoại trên 20 tuổi hầu như đều có mang theo girl friends hay boy friends của chúng để giới-thiệu với Ông Bà cho thêm phần vui-vẻ, các girls hay boys này thì VN có, Mỹ có, Germany có , tóm lại trước kia Cậu mợ tôi thích thuần nhất không lai tạp nhưng nay qua thế-hệ thứ 2 rưỡi, hay thứ 3, tất cả bọn chúng đều được sinh ra và lớn lên ở hải-ngoại thì không care nửa rồi! Thôi thì nhập gia tùy-tục, Hoa-Kỳ là xứ-sở của đa văn-hóa, đa chủng-tộc kia mà, các cháu dâu rể mà là người ngoại quốc thì cũng có gì là không tốt đâu!                         

 

Trong 3 người cháu ruột ở VN qua nói trên, 2 người là họa-sĩ trưỡng thành ở miền Bắc XHCN, người cháu gái thứ 3 thì đi vào chiến-trường miền Nam (gọi là đi B), qua tiếp xúc trao đổi thì việc cả 3 qua Mỹ lần này 50% là muốn biết mặt Chú ruột và bà con mà vì đất nước chia cắt không có cơ-hội gặp mặt, và 50% còn lại là muốn biết, muốn xem tận mắt đất nước, con người, xã-hội Hoa-Kỳ văn-minh và tiến-bộ làm sao! Về mặt thứ 2 này thì cũng là tâm-lý thường tình thôi. 

 

Cô gái đi B này sau 75 vào Saigon " Cô thuộc nhóm Văn công giải-phóng "Vài tháng sau 30/4/75 cô ta kết-hôn với 1 bạn trai cũng cùng Ban văn-công, mà Ông nhạc-sĩ Lưu-hữu-Phước tác-gỉa bài " Tiếng quân ca " lúc đó là Bộ-trưỡng Bộ Văn-hóa đứng làm chủ hôn. Bài Quốc-Ca VNCH hiện nay 90% cũng từ bài hát đó. Lúc đó tôi đang bị cải-tạo ở trại 15 - NV- (Cô- nhi-viện Long-Thành cũ), sau hơn 30 năm, con trai đầu của cô ta  lấy vợ khoảng hơn 1 năm trước đây, trong tiệc cưới nghe nói còn có cả sự tham-dự của bà chủ-tịch nước.

 

Cả 3 người ở VN qua này cũng là bà con Cô Cậu ruột với tôi. Nhân cơ-hội họ ở Mỹ, chúng tôi mời cả 3 ở lại nhà con gái lớn của tôi chơi hơn 1 tuần. Nhà con gái tôi ở Carlsbad (San diego). Con gái tôi vượt-biên năm 1981, có chồng và 4 con, Đưa họ đi chơi tham-quan nhiều nơi, như khu Phước-lộc-Thọ, công-viên Park San diego, Vườn hồng, vườn cây xương rồng v.v... Trong tiếp-xúc trao-đổi mạn-đàm, họ cho biết điều làm họ ngạc-nhiên nhất là xe cộ chạy quá nhiều nhưng không hề nghe thấy tiếng bóp còi (trái với ở VN tiếng còi xe làm đinh tai điếc óc), không-khí trong lành, ngoài ra nhà dân cư chung quanh đều có thảm cỏ xanh tươi mượt mà đẹp-đẻ, cũng như trên các xa-lộ high way giữa đường trồng bông hoa rất đẹp mắt.

 

Không biết khi các người qua  đông bắc nước Mỹ tham quan, PA, NY, Washington DC v. v. Cậu em Bác-sĩ của tôi có đưa các người này tham-quan tượng-đài tưởng-niệm 100 triệu người đã chết -trong đó có 3 triệu người VN- vì các chế-độ Cọng-Sản trên thế-giới không"  Còn 2 người kia tuy cũng tốt-nghiệp lớp họa-sĩ, một người ở Vinh, một người nay ở Nha-Trang, cùng một ngành mỹ-thuật nhưng tuyệt-đối họ không biết danh-họa Vũ-Hối là ai. Ông ta là khôi-nguyên hội-họa thế-giới năm 1963 người Quảng-Nam, mà tôi đã được hân-hạnh gặp trong 1 tiệc cưới dâu của người bà con cậu cô ruột với tôi ở vùng Phương-Lâm gần Định-Quán cách đây cũng hơn 20 năm rồi, mau thật! Họ cũng không từng nghe kiến-trúc-sư Ngô-viết-Thụ được giải nhất về kiến-trúc liên-quan đến Tòa-Thánh Vatican. Tóm lại những gì liên-quan đến VNCH hoặc ở phía Nam Bến-Hải (vùng Nam vỉ-tuyến 17) là họ gần như không hề biết gì hết, đó là về mặt Văn-hoá, nghệ thuật. Còn về mặt chính-trị thì lại càng tệ-hại hơn, như cái chuyện mười mươi giữa ban ngày, chế-độ CS miền Bắc cũng dấu kín như bưng, như là trước năm 1971 Hội-đồng bảo-an Liên-hiệp-quốc, có 5 nước là hội-viên thường trực HĐBA/LHQ trong đó đặc-biệt nhất là Đài-Loan (Taiwan) hòn đảo Đài-Loan nhỏ bé về đất đai cũng như về dân số (chỉ có chừng 15 triệu người vào lúc đó) lại là đại-diện cho cả nước Trung-Hoa, với trên 1 tỷ người, vì nếu mọi người dân ở miền Bắc vỉ-tuyến ai cũng biết cả, thì làm sao gọi Trung-Quốc là đồng-chí vỉ-đại cho được, và chỉ sau cái gọi là ngoại-giao đi đêm  của Henry Kissinger, Mỹ đã lôi kéo LHQ và để cho Trung-Cọng thế chân Đài-Loan ở thường-trực HĐBA/LHQ.

 

Cũng trong dịp này, tôi được biết 1 người Anh em Cậu Cô ruột khác của tôi ở San jose CA trước 75 chỉ là 1 hạ-sỉ-quan Hải-quân vượt-biên đâu năm 1980 nay có người con gái là dâu của cựu Đại-tướng Ng-Kh, người làm cuộc chỉnh-lý năm 1964, nhưng chưa đầy 1 năm sau, sau các vụ sinh-viên biểu-tình, Ông ta đã xé cái gọi là hiến-chương Vũng-Tàu, để rồi sau đó lưu-vong sang Pháp và nay thì sống ở Mỹ!

 

Một người con trai khác của Cậu mợ tôi lại lấy con gái của Cố đại-sứ VNCH Ng-v-K ở Đài-Loan, Ông ta là bào-huynh của cố TT/Thiệu làm tôi nhớ đến 1 câu nói quá đúng của ông là "Đừng tin những gì Cọng-Sản nói, hãy nhìn những gì Cọng-Sản làm"!

 

Nhân Đám Cưới Kim Cương của Cậu Mợ tôi, bài viết này  đề cập hơi nhiều tới mấy người bà con trong nước, chỉ nhằm nói lên một thực-trang đau lòng là khi đất nước bị chia cắt năm 1954 cha mẹ anh em họ hàng bị ly tán, nhưng đất nước VN luôn luôn là của chung của cả dân-tộc, giống nòi, không bao giờ là của riêng ai. Một đảng, một lãnh-tụ nào, dù có mạnh bao nhiêu đi nữa thì cũng chỉ là nhất thời, chỉ có đất nước, tổ-quốc, dân-tộc là trường-tồn mà thôi! Một tấc đất là một tấc vàng, tổ-tiên ta đã dày công xây-dựng nên giải sơn-hà gấm-vóc hình chữ S ngày nay. Nghĩ đến chuyện Đảng và nhà cầm quyền Cộng Sản phải nhường đất, nhường biển cho “đồng chí Trung Quốc vĩ đại” của họ mà thấy đau lòng.  

 

Thượng-nghị-sĩ John Mc Cain, từng là tù-binh của Hà-Nội trên 5 năm, cách đây chừng 8 năm, nhân VC tổ-chức ngày mừng chiến-thắng 30/4/2000 tại TP/HCM Ông ta từng tuyên-bố "Chúng ta đã thua cho 1 đối-thủ bất xứng" tức 1 đối thủ bạo-tàn  không có chính-nghĩa. Nay Ông ta đã là Ứng-cử-viên đại-diện Đảng Cọng-Hòa ra tranh cử Tổng-thống Mỹ ngày 4/11/08 tới đây .

 

 Còn Cựu Tổng-thống Bill Clinton đến VN ngày 17/11/2000 trong một buổi nói chuyện với các sinh-viên trường đại-học ở Hà-Nội Ông đã từng nói "Người Mỹ chúng tôi tin rằng tự-do còn có giá-trị hơn cơm áo! Chúng ta không thể thay đổi được quá-khứ, điều chúng ta làm được là thay đổi được hiện-tại và tương-lai".

 

Ước mong ý kiến trên được người trong nước mạnh dạn nghe theo, mạnh dạn đòi hỏi sự thay đổi  để đưa dân-tộc VN vững tiến trên bước đường hội-nhập vào tương-lai hầu 85 triệu đồng-bào có cuộc sống tạm đầy đủ, lớp trẻ trong độ tuổi đi học phải được cắp sách đến trường, người lớn có công ăn việc làm,  tự-do, dân-chủ, dân quyền và nhân quyền được hoàn-toàn tôn-trọng như hiến-chương LHQ qui-định. Chỉ có thế VN ta mới thoát khỏi cảnh nghèo nàn, chậm tiến hầu bắt kịp bạn bè năm châu trên thế-giới .

 

Thế giới ngày nay là thế-giới của toàn cầu hóa, VN đã vào WTO và nay lại đang là 1 trong 10 nước ủy-viên không thường trực của HĐBA/LHQ, tiếc thay cái nhà nước hiện tại  vẫn không chịu thức tỉnh.  Không hiểu đến bao giờ họ mới hết cơn u mê, biết  dựa vào các định-chế Quốc-tế để đừng bị thiệt-thòi cho quốc-gia và dân-tộc như trong vụ Hoàng-sa và Trường sa! 

 

Cuộc vui nào rồi thì cũng tàn, dư âm về chuyến tham-quan nước Mỹ rồi cũng tạm xong.  Ba người bà con nay đã trở về lại VN, nhưng tôi nghĩ các cuộc thảo-luận hầu như chưa bao giờ chấm dứt! Cuối cùng điều tôi mong-mỏi là qua cuộc viễn-du này  nhận-thức thực-tế của họ sẽ khác đi chăng! Mong lắm thay!

 

 Hoàng-thân-Vinh  

Ý kiến bạn đọc
09/12/201811:15:09
Khách
https://cbdoilamericano.com/# charlottes web cbd oil
<a href="https://cbdoilamericano.com/#">cbd oil legal</a>
<a href="https://cbdoilamericano.com/#">leafwize cbd oil</a>
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,261,291
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến