Hôm nay,  

Thần Cơ Với Thần Bài

07/10/200800:00:00(Xem: 929745)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

Người viết: Phan

 

Bài số 2424-16208501-vb3071008

 

Tác giả là một nhà báo, phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" trong Ca Dao Magazine ở Dallas, đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2007.

 

***

 

 Hắn ham chơi tới mấy bà chị làm chung hãng, nghe đồn hắn có bồ thì ngứa miệng: "Mày đừng bao giờ lấy vợ vì chẳng con nhỏ nào lấy chồng mà chịu cho thằng chồng đi chơi thâu đêm suốt sáng, lấy vợ làm chi cho tốn tiền đám cưới."

 

Hắn biết suy nghĩ chứ sao không! Hồi xưa đi chơi sau khi tan sở tới một, hai giờ đêm/ tuần bảy ngày thì bây giờ đi sáu ngày thôi, nhưng chơi luôn tới sáng, khỏi mất công về nhà. Vô hãng gục lên gục xuống để mấy bà chị chung ông trời, cầy thay trối chết. Cái tình đồng hương ai không tin hiện diện trên đời lưu lạc chứ hắn thì tin như bùa hộ mạng, tin mấy bà chị tới quên cả đi làm, bà chị làm chung việc với hắn cày vãi máu tay hôm đó. Hắn mò mặt vô được tới hãng, thấy bà chị tay dán băng keo, mặt tràn uất khí... hắn kéo mặt ân hận cho qua chuyện, nhưng bà chị ác mồm thêm chít xíu. "Mày có lỡ lấy vợ thì đừng sanh con vì trước sau vợ cũng bỏ mày, con cái làm chi cho thêm phiền phức!..."

 

Hắn nghĩ rốt ráo về tình đồng hương ở xứ người - chỉ giống nhau ở tiếng nói mà thương nhau hơn chị em trong nhà, không có mấy bà chị ở đây che chở thì hắn đã bị tống cổ từ lâu. Thôi, lấy vacation đi chơi cho đã một lần rồi tu tỉnh làm ăn chứ để mấy bà chị buồn lòng về mình tới bỏ mặc thằng em trời đánh thì tội nghiệp các chị đã dại dột từ lâu, từ bỏ nước ra đi, từ cha sanh mẹ đẻ đã thương người vu vơ...

 

 Hắn đi chơi luôn một lèo ba tuần phép mới hiểu rõ lòng mình là có đi chơi ba đời cũng chưa đã.

 

Tới hôm trở lại làm, hắn rủng rỉnh tiền trong túi vì thắng giòn giã ba tuần lễ nên mời các chị đi ăn trưa với em một bữa để chứng nhận lòng thành là em sẽ tu tâm. Nghe thế! Mấy bà chị lên tinh thần như hồi xưa nghe tin mấy ông anh chịu cưới các chị. Bà chị ác mồm ác miệng, đang ăn chay để cầu cho mẹ chị sớm khoẻ vì cụ đi nhà thương mổ mắt, nghe thằng em tu tâm thì chị mừng ra mặt, chị xách thức ăn chay ra nhà hàng để chứng dám cho thằng em dừng bước giang hồ. Có lẽ ăn chay thường thiếu đạm nên người ta hơi u u, (nói u mê thì mấy ông thầy chùa chửi chết!) Bà chị ăn chay cảm kích thằng em trời đánh đã tu tâm, chị mời em tới nhà chị chơi cuối tuần này. Hỏi tiệc gì mà mời thì bà chị ưa hờn dỗi nên e ấp nói ra... "Không có gì lớn, anh chị mới mua xe mới nên làm tiệc ăn mừng!"

 

Hắn nghĩ mà không dám nói ra: "Anh chị đúng là đại biểu lưu vong... lẽ ra ăn mừng là ăn mừng cái xe cũ đã không nằm đường cho tới khi đủ tiền mua xe mới. Ăn mừng cái nhà cũ không xập bất tử để có chỗ đi về mà đẻ ra cái nhà mới, ăn mừng được hồi tịch là cái mừng lớn nhất trong đời tha phương nhưng người ta chỉ ăn mừng được vô quốc tịch nước tạm dung... Mà thôi! Nói ra chi cho đau lòng những người chị mà hắn thương như chị ruột dù chỉ cùng tiếng nói với nhau..."

 

 Hắn nhín chút thời gian qúy báu của ngày nghỉ để đi dự tiệc "Mừng xe mới". Hắn tới căn nhà của một thuyền nhân vượt biển năm xưa, căn nhà lộng lẫy hơn người bản xứ thì nhằm nhò gì, lộng lẫy hơn Nhà trắng ở 1600 đại lộ Pennsylvania mới dễ nể.

 

Đồng hương, đồng nghiệp đang tưng bừng hội tiệc, tiếng trầm trồ không tiếc lời của mọi người dành cho chiếc Mercedes mới toanh mà từ đây gia chủ sẽ lau chùi nhiều hơn chạy. Hắn lại nghĩ: "Nô lệ giặc Tàu ngàn năm chưa đủ sao mà vượt biển Đông, coi cái chết nhẹ hơn Kim Dung để qua đây, tưởng phục hận cuộc thua không chính đáng! Ai dè. Mà thôi! Cái rốr ráo của những người mang tư tưởng lớn là vợ bỏ, chồng chê, nên ai vui được với nhà xe lộng lẫy cũng là hạnh phúc đời người." Hắn ngồi chia bài mỏi tay ngoài garager để hầu những ông chủ nhỏ ở Mỹ (có cái tiệm tạp hoá-Grocery bé tẹo, cũ kỹ tồi tàn ở góc đường nào đó) nhưng lại là những đại gia làm ăn xuyên quốc gia khi về Việt Nam bán pháo. Hắn chẳng hơi đâu không chia bài, kiếm tí tiền xài chơi.

 

Tối rồi! Trễ giờ hẹn so cơ với những cơ thủ đã từng hạ hắn bằng may mắn mà huênh hoang là tài năng. Hắn đang cân nhắc con đường tiến tới Minh chủ bi da và kiếm tiền bài dễ ụi. Hắn quyết định không tham tiền, bỏ trò bài bạc thiếu nghệ thuật để bữa nay ra bi da chơi một bữa cho cơ thủ địa phương biết mặt thì một bóng hồng xuất hiện ngoài garager! Đưa cho hắn dĩa thức ăn nhiều món, ánh mắt, nụ cười... thường thôi, nhưng câu nói mới gom bi: "Anh ăn chút lót dạ chứ sức đâu chia bài. Hổng thấy anh ăn gì hết vậy!" Người trong mộng của hắn xuất hiện đột ngột hơn mưa rào, thời buổi đi tìm người quản lý đời tui thì dễ chứ tìm người hiểu tui thì khó như lên trời. Hắn bị tiếng sét ái tình làm xui luôn từ dạo đó. Nhưng đen bạc đỏ tình đã là kinh điển. Hắn chấp nhận nhẵn túi vì thiếu tập trung, không sao! Hắn đã đỏ tình.

 

 Đêm đó, hắn bỏ ngôi Minh chủ ngoài bàn bi da để lấy cớ ở lại phụ dọn dẹp khi nghe bà chị chủ nhà ngôn với cô em út: "Tao gọi má rồi, mày ở lại đây, mai về chứ khuya quá, tao không cho mày về." Hắn nghe rõ nên nốc thêm chai bia... rồi lăn ra trúng gió!

 

Một giờ đêm, anh chị chủ nhà an giấc trong phòng hay còn lo tính cách trả bill xe song song với bill nhà quá nặng"! Hắn kệ anh chị chủ nhà để tận hưởng sự săn sóc tự nguyện của người giàu lòng thương kẻ cô đơn ngoài sofa. Duyên nợ gom bi tới thiệt tình nên hai năm sau, hắn thành em rể chị chủ nhà.

 

 Cơ thủ sẵn sàng đăng quang tự nhiên chuyển qua mê bi da lỗ hơn bi da dù! Nhưng khi cái bàn mới hết trơn tru vì cấn bầu thì bi da dù hấp dẫn hơn bi da lỗ! Ngựa quen đường cũ, hắn đi về như xưa, như thời còn độc thân làm bà chị vợ phiền lòng không ít. Hôm hắn về nhà để tắm rửa cho thật tỉnh táo, thay bộ quần áo cho ra vẻ minh chủ bi da thì bà già vợ nắm đầu! "Má qua đây với hai con là để lo cho nó sanh nở. Mày đừng đi chơi khuya nữa nghen... Đi ngủ đi, lúc nào má gọi thì chở nó đi sanh, đồ ăn má nấu sẵn hết rồi! Mày đi tắm đi, má hâm đồ ăn cho ăn rồi đi ngủ chứ đừng đi chơi khuya nghe con."

 

 Trời ơi! Mấy cơ thủ Cali qua thử sức mà má nói con ở nhà sao đặng"! Hết cách. "Má ơi! Xe con xẹp vỏ tự cán đinh hồi nào hổng biết! Má coi chừng vợ con nghen, con đi vá bánh xe rồi về chứ để khuya má kêu đi thì xe đâu con đi""

 

 Hắn ra khỏi nhà và tầm mắt bà nhạc là tắt luôn cellphone. Đêm so cơ với những hảo hán Cali thiệt biết đã. Trời sáng bạch, hắn mở rộng tầm mắt hết nổi mới mở cellphone lúc gần bảy giờ sáng thì hàng hà cú gọi, Vợ gọi 7 lần, chị vợ 5 lần, ông anh cột chèo cũng 3 bận là quá lắm! Ông này là chồng bà chị dài hơi nên điện thoại cầm tay của ông ấy chỉ có số điện thoại bà chị là hết.

 

Suy ra, vợ hắn đã sanh rồi! Mà sanh rồi thì mẹ tròn con vuông! Người ta không như ý tại không tin bề trên chứ hắn tin bề trên biết điều với những người năng nhang khói như vợ hắn. Hắn lại nghĩ, nghĩ tới đứa bé sơ sinh-không biết nó ra làm sao ta" Khái niệm con mình, mình có con rồi mơ mơ hồ hồ... Nhưng dù độ chiều nay không thể vắng mặt mình được thì cũng phải đi thăm vợ con cái đã. Ước gì vợ hiểu được tấm lòng thâm sâu như đường cơ của hắn!

 

Hắn vừa lái xe đến Nhà sanh, vừa gọi ông xếp để báo tin hắn chính thức nghỉ một tuần từ sáng nay để lo gia đình. Đâu đó ổn thoả nhưng nghĩ tới chạm mặt bà chị ở phòng sanh mới ngán chứ bà già vợ hiền khô thì không ngại nhiều. Hắn lấp ló lấp ló ngoài hành lang cho tới khi chính mắt thấy bà chị ra khỏi phòng, tiến lại thang máy... thang đóng cửa hẳn hoi hắn mới ló mặt vô phòng vợ hắn.

 

Vợ nhận diện được thủ phạm làm mình đau muốn chết tối hôm qua mới sanh được thằng cu. Vợ giận, quay mặt vô vách-không thèm nói chuyện. Bà già vợ hắn  ngoắc hắn ra khỏi phòng mới nói: "Mày dại quá vậy! Xe bể bánh thì mượn xe anh em, bạn bè... rồi về nhà chuẩn bị chở vợ đi sanh chứ sao ra tiệm vá xe ngồi chờ nguyên đêm vậy con! Mày có ngủ được chút nào hôn" Đói hung rồi hả"Ráng chờ chút đi, chị Hai mày đi mua đồ ăn..." Hắn xém khóc có nước mắt với bà nhạc. Hắn lại nghĩ:"Vợ con là con của má thì khỏi thử DNA, chắc như đinh đóng cột nhà gỗ lim rồi. Nhưng bà chằn-chị Hai giống ai mà dữ như cọp cái. Bả đi đâu cà"" Hắn hỏi:

 

 "Chị Hai con đâu má""

 

 "Nó đi mua đồ ăn cho má, má nói không đói mà nó đâu chịu."

 

 "Con của con đâu má""

 

 "Ờ ha, má thiệt tình... Đi, đi theo má."

 

 Má dẫn hắn qua phòng con nít như khoai, mỗi đứa một rổ, con hắn dễ phân biệt nhất vì mắt hí, mũi tẹt nhưng tròn trĩnh thì không thua ai. Mới đẻ mà nó đã giống má nó, thấy mặt hắn là nhăn nhó, o e... Cô y tá tới thay tã cho con hắn, hắn chăm chú nhìn cơ thủ tương lai. Thằng này ngon, mới lọt lòng mẹ mà coi bộ... ham chơi giống hắn. Má nói: "Mày hỏi cô y tá sao tao thấy dái nó xệ dữ vậy mảy"" Hắn dịch nguyên văn làm mặt cô ý tá đỏ bừng! Hắn đỏ theo vì không biết má căn cứ vô đâu mà phát biểu sách nhiễu dễ tè. Nghĩ tới bà chị sắp trở lại, hắn nói:

 

 "Má ơi! Má ở đây với vợ con nghen. Con phải vô hãng xin phép nghỉ, rồi về đây với má."

 

 "Chứ mày gọi điện thoại vô hãng không được sao mà phải tới chi cho mất thời giờ. Con Hai nó dặn má: Mày tới thì biểu mày ở đây chờ nó!"

 

 Trời đất! Chờ ai còn ráng chứ chờ người làm thịt mình thì ai dại! Hắn mới xót thương bà nhạc năm phút trước xém khóc nhưng nước mắt đã khô.

 

 "Má không biết! Ông xếp con khó lắm...!"

 

 "Vậy mày đi mau về mau nghe con. Ở đây với má để má nói gì thì mày nói lại bằng tiếng Mỹ với người ta, cho con Hai nó về nghỉ chứ nó thức suốt đêm qua..."

 

 Hắn đi luôn ba ngày cho tới Đại hội bi da bế mạc. Đưa những hảo hán Cali ra phi trường, đường về tăm tối vì mắt cứ xụp xuống thì làm sao lái xe dù chỉ cố về tới nhà. Hắn ghé Motel làm luôn một giấc-không biết bao lâu. Tỉnh dậy thì bên ngoài đen kịt trời khuya, bỗng nhớ con dù mới nắm tay nó có một lần. Hắn đến Nhà sanh làm bà y tá già tá hoả, bao nhiêu năm trong nghề chưa thấy tên chồng nào mà vợ đi sanh, đã về nhà hôm trước mà hôm sau nó còn tới đây nói cho vô thăm vợ con tôi.

 

 Hắn về nhà mình thì căn nhà lạnh lẽo, không sinh khí, không bóng người. Muốn gọi chị Hai thì không dám, gọi má thì... đủ rồi! "Thề không gạt bà nhạc nữa!" Moi số phone trong điện thoại để gọi ông anh cột chèo thì ông này không bao giờ bắt điện thoại của ai ngoài vợ. Không biết vợ con mình bên nhà má hay nhà chị Hai" Tính đi thăm dò để gặp mặt vợ con nhưng phải né bà chằn chứ để bả thấy mặt thì tiêu đời với bả. Đang nghĩ kế sao cho thông cảm được thì điện thoại nhà hắn reo. Lạ. Chiến hữu thì đã gọi cellphone nên không thèm bắt điện thoại nhà. Nhưng gọi hoài, nhìn số điện thoại quen quen gọi lần thứ 5, hắn bắt đại cho đỡ rối tơ lòng. Từ đầu dây bên kia! "Thằng chó đẻ, mày là thằng chó đẻ... tao ăn cắp chuông chùa hồi nào mà sanh ra mày! Tao ăn ở bất nhân thất đức hồi nào mà trời tru đất diệt tới không dám cầm cái điện thoại mà xin lỗi chị sui. Mày phải con người hôn..."

 

 Ngồi nghe bà già đẻ chửi cho một tiếng đồng hồ, (dĩ nhiên là phải hứa nhăng hứa cụi cho mẹ già yên tâm-không đổ bệnh.) Nhưng biết được vợ con đang bên nhà ngoại là yên tâm mình. Vợ con mạnh khoẻ là phước đức bà nội, bà ngoại để lại cho con mình. Thôi, tắm rửa thay đồ rồi đi làm vài cơ cho hết ngày nghỉ.

 

*

 

Đã một năm thời gian trôi qua mà vợ con hắn không về nhà, hai mẹ con cứ ở bên nhà ngoại. Hắn đi-về lẻ loi với không gian đã từng ấm cúng biết bao. Ngồi nhớ gương mặt chị Hai hôm hắn trở lại hãng làm việc thiệt là dễ sợ! Cũng từ đó, tình chị em chỉ còn là hộp cơm trưa đem dùm không lời nói. Vợ vẫn nấu cho ăn nhưng không thèm nhìn mặt, con đã chập chững theo chân bà ngoại thiệt dễ thương. Sao ta cứ ở một mình trong căn nhà mênh mông mà vợ con thì chỉ ở một phòng nhỏ hẹp bên nhà má" Hắn sang khóc lóc ỉ ôi với bà nhạc không xong vì bây giờ má khôn hơn hồi gả con gái cho hắn nhiều rồi! Được, làm áp lực cho má biết tay. "Con bán nhà nếu vợ con của con không về ở thì giữ nhà làm chi!..."

 

 Hai tuần sau có áp-phê, vợ con hắn chịu về nhà ở với điều kiện không muốn thấy mặt hắn. Thôi, đạt được thoả thuận này cũng là thắng lợi nền móng để yêu sách tiếp. Ai dè, khi đã có đứa con trong tay thì vợ hắn không còn như trước! Vị trí ông trời của em đã chuyển sang cho con. Hắn ôm mấy bộ đồ ra aparrment sống với bạn bè đã hơn năm, chị Hai vẫn đem dùm hộp cơm không tiếng nói, con hắn gần ba tuổi rồi - không luyện cho nó cầm cơ từ bây giờ thì sợ lớn lên cứng tay - không danh bất hư truyền được! Hắn phải nghĩ cách về nhà thôi!

 

 Một hôm rách quá, quần áo có size thì tự đi mua tự mặc. Nhưng mấy cái quần lót-mặc cũng như không! Tới nước miếng vải nhỏ ghi size ở lưng quần chỉ còn là miếng vải trắng xờn, không còn chữ nào để đọc. Hắn đứng sớ rớ hoài ở gian hàng bán đồ lót đàn ông. Có bịt ba cái, có bịt sáu cái, có nhiều hiệu để chọn lựa nhưng xé bịt ra để ướm thử giữa chợ đời thì ê mặt quá! Hắn đứng sớ rớ, mặt bơ bơ mà lòng gọi tên em! Chúa Phật nghe lời xám hối nên cử đến cho hắn một mụ đàn bà vừa dễ thương vừa dễ nể!

 

 "Tui thấy anh đứng sớ rớ hoài ở đây vậy! Đi mua đồ lót tặng vợ thì đồ nữ bên kia kìa cha nội."

 

 "Tui hổng biết size."

 

 "Trời đất, vợ mình mà hổng biết size lớn nhỏ dường nào thì hết biết nói anh luôn."

 

 "Cỡ... chị."

 

 "Trời mẹ ơi! Anh chưa bị ai oánh bạt tai sao ăn nói gan vậy""

 

 "Xin lỗi, xin lỗi... Tui mua cho tui, mà hổng biết size mấy""

 

 "Anh đứng im coi! Cỡ size chồng tui, nhưng còn trẻ nên chưa có bụng. Để coi... Thôi, lấy bịt này đi."

 

Hắn cầm bịt quần lót trên tay, cảm ơn người đồng hương dễ... sợ. Mụ đi te te như ma đuổi, hắn chạy theo như ma rượt!

 

 "Chị ơi! Vợ tui cỡ chị, làm ơn chỉ dùm size mấy để mua luôn cho vợ tui..."

 

 "Thôi đi ông qủy! Đàn bà mà không đi mua đồ lót cho chồng, để đàn ông ra chợ lớ ngớ... thì bỏ mẹ nó đi! Hơi đâu còn đi mua đồ cho đàn bà... thúi.!

 

 "Ê. Hổng được nói vậy nghen! Đàn bà thúi đi mua đồ lót dùm đàn ông lạ chứ mắc mớ gì vợ tui."

 

 "Ê, anh nói ai thúi! Chọc tui không dễ đâu nghen. Muốn ở tù hôn" Tui la lên sách nhiểu tình dục bây giờ!..."

 

 "Nóng vậy bà chị. Đầu đuôi tại tui, hư quá bị vợ đuổi chứ đâu phải vợ hư..."

 

 "Thôi, tui dzìa. Mắc thằng bố."

 

 Hắn lủi thủi ra về, về nhà xé bịt ny-lon đã biết tài con mẹ trời đánh! Có rủ mụ mặc chung thì cũng còn rộng, cái quần lót gì mà như cái võng.

 

  Hôm sau nhận hộp cơm trưa mà chị Hai để đó thôi! Ai đói thì tự nhiên đi hâm microware, đi ăn một mình. Cái thời chị đi hâm cơm cho em đã là cổ tích. Nhiều hôm, hắn muốn ôm chị Hai, ghì xiết hết sức trai trẻ để tỏ lòng cảm ơn. Chị có biết! Má đẻ chưa lo cho em bằng chị. Nhưng đòn roi của má em còn không đau bằng thờ ơ, lạnh nhạt của chị Hai. Hắn ngậm ngùi... lỗi tại ta.

 

 Mở bịt ny-lon đựng cơm trưa hôm nay có thêm 12 cái quần lót, mà mặc vào... súng đạn êm ru! Nhớ vợ thì thôi. Gái một con trông mòn con mắt mà hổng cho về, tới hồi tui đui thì đừng trách sao hổng thấy gì hết!

 

 ...

 

Hắn bị cảnh sát cho ăn ticket quá tốc độ. Đi đóng phạt nghĩa là vợ trả vì hắn xài thẻ. Gần ba năm nay, lãnh lương bao nhiêu cho hết vô trương mục nhà băng. Xài gì, bao nhiêu cũng xài thẻ để vợ biết anh vẫn một lòng! Hắn nghĩ kiên trì thì có kết quả, nhưng hơi lâu. Nghĩ tới hai bịt quần lót mới ê càng hảo hán! Chắc là vợ hắn đi chợ, vô tình (không chừng tưởng hắn có người mới là con mẹ trời ơi đất hỡi!) Vợ thấy hết cái khổ sở của đàn ông thì sao ta" Có động lòng từ bi bất ngờ mà xé nháp chuyện cũ.

 

 Hắn đi học lớp Luật lệ giao thông của cảnh sát để khỏi bị lên tiền bảo hiểm xe. Buổi trưa được nghỉ để tiếp tục lớp chiều mới ngán tới cần cổ. Đang ngồi nhắm mắt dưỡng thần ngoài hành lang thì con mẹ trời ơi đất hỡi-như trên trời rơi xuống!

 

 "Ủa, anh bị sao mà đi học vậy""

 

 "Quá tốc độ. Còn chị""

 

 "Vượt đèn đỏ."

 

 "Ờ, mấy cái quần bữa hổm, vừa hôn""

 

 "...Tui với chị mặc chung cũng còn rộng!"

 

 "Nói bậy quá ông ơi! Tui nhớ tui lựa cho ông đúng size rồi mà. Tự ông không tin tui nên bỏ lên bỏ xuống. Lộn bịt rồi đổ thừa!"

 

 "Thì cũng xài được chứ có bỏ đâu mà tiếc!"

 

 "Đồ... đó mà rộng thùng thình sao mặc được""

 

 "Đâu có mặc, tui giăng sau hè thế võng nằm chơi!"

 

 ...

 

 "Anh thiệt là vui tánh mà quậy cỡ nào tới vợ đuổi vậy" Nói nghe được hôn""

 

 "Thì... vậy đó!"

 

 "Trời ơi! Tui không biết cái bàn bi da có ma có qủy gì mà anh mê hơn vợ. Thôi, nghe tui đi. Vậy hen. Vợ chồng trẻ mà hơn hai năm không gặp thiệt tội nghiệp! Chồng tui bỏ tui hơn năm... khổ lắm anh ơi!"

 

 "Trời đất! Chị làm gì nông nỗi dữ vậy""

 

 "Thì... máy kéo trên Casino cũng có ma. Kéo thét bán tiệm, chồng bỏ chứ sao!"

 

 Hắn về, vắt tay lên trán mà nghĩ tới con mẹ trời ơi! Xinh người đẹp gái, giỏi giang. Gia tài bạc triệu thì chắc không tới nhưng sẽ tới nếu đừng đặt chân vô Casino một lần để mê muội tới tan nát gia đình. Hắn chơi bi da với những người thích so tài hơn ăn thua mà gia đình cũng tan nát nếu má với chị Hai không một lòng thương bọn trẻ. Hắn ăn năn thật thử một lần xem sao" Hắn nghe lời nói ra từ tâm tư người đàn bà trót mê cờ bạc đã hết lối quay về. Hắn nghe lời nên của một người hết thuốc chữa, lấy ba tuần phép của năm nhưng không ra bi da nữa. Chờ vợ con ra khỏi nhà thì về nhà như thằng ăn trộm để lo cắt cỏ, giặt giũ cho vợ con, lo cơm nước - dọn lên bàn để đó rồi đi.

 

 Lời bảo đảm của con mẹ trời ơi đã hai tuần chưa nhúc nhích. "(Mụ bảo đảm một hôm đang nấu cơm, rửa chén, giặt đồ... thì vợ về bất tử. Ráng nghen, đừng khóc ngoài quan ải vì lâu không thấy hồi âm. Kiểu đó dễ có đứa nữa lắm à nghen.) Ráng tu tỉnh làm ăn, bớt mê chơi cho gia đình êm vui đi cha nội..." Nghe mụ nói mắc ham nhưng hai tuần rồi không thấy vợ về bất tử. Hắn hơi nản, nhưng ráng. Hai ngày cuối tuần không về nhà được vì vợ con ở nhà nên hắn đi bi da cho hết thời gian chứ thề không mê nữa!

 

Thứ hai đầu tuần thứ ba. Hắn bước vô nhà mình mà tưởng lộn ngõ thiên đàng! Sofa, bàn kiếng ở phòng khách dẹp ráo. Chình ình cái bàn bi da mới cáu cạnh, giá cơ điệu nghệ như dân pro... Cây cơ thần của hắn dấu dưới gầm giường cho vợ đừng biết mà bẻ gẫy khi giận, được trang trọng đặt lên bệ lò sưởi như bảo kiếm của tổ sư.

 

 Nhìn đến cái ghế gỗ cho con nít tập chơi bi da khi còn quá nhỏ, cây cơ bé con dành cho con nít mới dễ thương làm sao! Hắn tưởng tượng ra thằng con đứng trên cái ghế vì chưa vói tới đâu, hai bàn tay bé xíu cũng thoa phấn trắng trắng, thụt bậy bạ cũng chùi lơ lên đầu cơ sau mỗi lần trớt quớt... Hắn cười mà nước mắt ứa ra với người "Ăn chút gì đi cho có sức chia bài"

 

 Hắn không thèm lo cơm nước bữa nay, bốc điện thoại order nhà hàng một bàn ăn thịnh soạn, rồi lái xe đi mua bó hoa xin lỗi, trở về nhà ngồi chờ buổi lễ khai cơ cho tiểu tử của hắn. Ngồi nhớ con mẹ trời ơi mà sành tâm lý đàn bà dễ nể! Mà nhớ mụ thì nhớ đừng khóc ngoài quan ải đêm nay. Lâu không thấy hồi âm thì cũng phải ráng để có đứa nữa làm trọng tài coi ba thụt với anh Hai con chứ!

 

PHAN

Ý kiến bạn đọc
11/12/202121:23:28
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">generic cialis</a> cialis online
13/11/202111:54:10
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis with dapoxetine overnight to</a> generic cialis
12/10/202118:04:47
Khách
cialis tablets <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis generic</a>
18/02/202110:56:19
Khách
tadadel <a href=https://tadalisxs.com/#>generic tadalafil</a> tadalafilo
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,006,443
Tác giả đã góp nhiều bài viết đặc biệt và đã được trao tặng giải thưởng Việt Về Nước Mỹ. Ông sinh năm 1951, du học Nhật trước 1975. Đến Mỹ năm 1981. Hiện là cư dân Irvine, Nam California. Công việc: Kỹ Sư Điện tại một hãng trong cùng thành phố. Đây là bài viết mới nhất
Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù.
Tác giả là cư dân Huntington Beach. Những Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô là “Chuyện Vui Sầu” ký bút hiệu Khánh Doãn đã được phổ biến từ tháng Tư 2011.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas.
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville California, đã từng tham gia VVNM năm 2018
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University.
Nhạc sĩ Cung Tiến