Hôm nay,  

Bạc Tình 1

05/10/200800:00:00(Xem: 290405)
Bài số 2423-16208500-vb8041008

Tác giả cho biết cô qua Mỹ từ năm 1993, hiện là Electronic Technician của Honeywell  Minnesota, đã góp một số bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Với loạt bài “Ép Con Học Hành Quá Sức”, “Chú Bè Đa Tình” kể về tấm lòng của người mẹ đồng thời cho thấy sự chăm sóc đặc biệt mà hệ thống y tế và giáo dục của nước Mỹ dành cho trẻ em chậm phát triển và kém thị lực, cô đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008.

***

Vợ chồng Bích Liên và Trân mới mua được căn nhà 4 phòng ngủ, rộng và đẹp trong một khu vực tốt của thành phố. Trong bữa tiệc tân gia, Hà, một cô bạn đề nghị:

- Nhà rộng 4 phòng, lại còn dư thêm cái basement đã xong nữa chứ. Tui thấy hai ông bà nên kiếm người cho thuê phòng để phụ thêm tiền nhà đi. Nếu đồng ý thì cho tui biết để tui giới thiệu con nhỏ bạn.

Chưa đợi chủ nhà trả lời, Hà nói thêm sau khi nuốt một miếng nem:

- Con nhỏ làm chung hãng với tui. Nó sang đây có một mình, buổi sáng đi học, chiều đi làm, đang cần gấp một chỗ ở. Nó ngăn nắp và đàng hoàng lắm. Chỗ quen biết, chủ khách đều đáng tin cậy. Giúp đỡ nhau mà hai bên cũng đều có lợi, ông bà nghĩ sao"

Quả đúng như Hà nói, nhà còn một phòng trống ở tầng hầm, khá rộng rãi và biệt lập, cho share thì có lợi về mặt tài chính và cũng không làm họ sống chật chội thêm vì nhà rộng mà chỉ có hai vợ chồng và đứa con nhỏ. Trân đã tính trong đầu chuyện này và định bàn với Liên là đánh tiếng cho mấy người bạn độc thân muốn share nhà biết. Chưa kịp thu xếp vì quá bận rộn thì hôm nay được cô bạn tính giùm. Anh phấn khởi định lên tiếng, bỗng có ai đó đạp vào bàn chân anh dưới gầm ghế rồi Liên lên tiếng:

- Đúng, nhà mình còn một phòng trống nhưng mình không muốn cho cô nào thuê hết bồ ơi. Nguy hiểm lắm. Lạng quạng phải chia chồng hổng chừng!

Cả bọn lao nhao, một ông bạn lên tiếng:

- Chị lo xa quá. Ông Trân của chị đàng hoàng và mê vợ nổi tiếng cả tiểu bang, suốt ngày ru rú trong nhà. Ra ngoài thì lúc nào cũng kè kè với vợ.

Liên đoan quyết:

- Có trả tui ngàn vàng tui cũng không chịu. Để tui kể cho quí vị nghe chuyện cho thuê nhà của bà thím.

Bưng ly nước uống vài ngụm cho thấm giọng nàng bắt đầu kể:

- Phải nói là không có cái dại nào giống nhau! Thấy nhà dư một căn gác phụ nên thím Phú của tui bàn với chồng tranh thủ cho thuê. Mà lại cho một bà góa thuê mới chết chứ! Mấy người biết không, chú Phú tui vừa là họa sĩ và cũng là văn sĩ nên được thím cưng lắm, sáng sáng ngủ dậy có thau nước ấm bưng đến tận giường. Thím lau mặt lau lưng cho chồng xong là đấm bóp cho chàng nửa tiếng đồng hồ. Đấm bóp mỗi sáng, mỗi chiều, mỗi tối. Cơm nước thì dọn mâm riêng. Sau thời 75, kinh tế gia đình xuống thấp, cuộc sống thiếu thốn mọi bề. Thế mà chú Phú vẫn được phục vụ mâm riêng có thịt có cá không như những người khác trong nhà. Ngày cúp điện nóng nực thì vợ con thay phiên ngồi quạt cho chú. Chú cần gì thì chỉ cần chỉ tay 5 ngón là vợ con quắn đít chạy bấn cả lên. Vậy mà chú cứ nhăn nhó khó chịu, ăn hiếp họ, hành hạ sai khiến tơi bời. Thói đời là thế, hai vợ chồng ăn ở với nhau, nếu một người hiền lành nhường nhịn người kia thì đối phương không cảm động mà trân quí, ngược lại họ còn lợi dụng leo lên đầu lên cổ mà ngồi, cứ nghĩ đối phương có nhiệm vụ phải phục tùng, chiều chuộng, hầu hạ mình.

Sướng như vậy mà chú Phú không biết thương vợ con, lại tự dâng mình cho bà góa. Bà góa phụ nửa chừng xuân này cứ nay hư bóng đèn, lúc hư cái ống nước nhờ ông chủ nhà giúp riết. Qua căn gác của bà góa, chú chứng tỏ ta đây là trai đảm không phải chỉ biết cầm cây cọ, cây viết. Chú thay bóng đèn, sửa vòi nước, hì hục ra sức để lấy lòng nàng ta. Đúng là khôn nhà dại chợ! Và cuối cùng chú tự động hiến thân, hát bài "Thú đau thương" với góa phụ nửa chừng xuân, bỏ lại người vợ đảm đã hầu mình.

Trân chen vào hỏi vợ:

- Em không thấy là thím nuông chiều chú như một đứa con cầu tự hay sao" Chú bực bội gắt gỏng khi được chiều chuộng quá mức vì muốn thể hiện một chút cái sức mạnh của giống đực khi đã bị thím dành trọn cái quyền che chở, bảo bọc của một người đàn ông. Rồi chú có dịp thể hiện điều đó với cô hàng xóm, vậy là thuyền rẽ sang ngang. Đơn giản thôi.

- Em còn thấy là dạo đó thím vất vả quá, việc lớn việc nhỏ đều một tay lo liệu nên không có thời giờ chăm sóc bản thân, dung nhan tàn tạ. Suốt ngày đầu tắt mặt tối thì còn gì là "tình điệu", còn gì là hấp dẫn, bảo sao ông chồng không chán cho được. Thím Phú không cần cho bà góa thuê phòng, trước sau gì ông chồng nghệ sĩ của thím cũng sẽ lao vào vòng tay của người khác mà thôi.

Đến phiên đám đàn bà lao nhao:

- Cho nên phải dành thì giờ mà lo làm đẹp để mấy ông chồng không chán. Shopping, thể dục thể hình, thẩm mỹ viện phải thường xuyên mà viếng.

Ông chồng của Hà lên tiếng:

- Tôi không thấy mấy bà ăn diện làm đẹp cho đàn ông mà hình như để ganh đua với nhau thôi. Rồi cái vụ đi sửa sắc đẹp tui cũng chào thua luôn. Không biết mấy ông khác thế nào chứ đồ giả chỉ để ngó chứ tui không dám sài đâu.

Nãy giờ ngồi im nghe chuyện, bỗng Hằng là bạn thân của Liên tằng hắng nói:

- Bà Liên và mấy người nói đúng đó. Tui cũng cho rằng đàn ông đa số không đáng tin, và cũng không nên lùa cọp vào nhà. Để tui kể chuyện của người thân tui cho mà nghe. Chuyện này có thật 100% đó.

Rồi Hằng kể:

- Dì của tui bị đau cột sống không tiện đi lại phải kêu con cháu họ xa ngoài quê vào đỡ đần bớt việc nhà. Nhưng ông chồng của Dì không ưa con bé cháu này, cứ chê nó vô ý, cẩu thả. Ông hay chửi mắng đòi đuổi con nhỏ về quê làm dì cứ phải năn nỉ xin chồng bỏ qua để nó ở lại giúp việc. Dì bảo là con cháu trong nhà yên tâm và tin tưởng hơn là phải đi thuê người ngoài. Một bữa Dì nghe tiếng chồng chửi mắng con cháu dữ quá nên ráng sức tự lăn cái xe lăn vào nhà bếp mà can ngăn. Quả thật không ngờ! Mấy người có biết Dì nhìn thấy gì không" Hình ảnh dì nhìn thấy trước mắt làm dì trợn trừng hai mắt chết điếng. Ông chồng yêu quí đang ôm con cháu trong lòng, hai tay mò búa xua, miệng thì lớn tiếng mắng chửi. Thì ra lâu nay ông chửi mắng ghét bỏ con nhỏ chỉ là động tác giả để đánh lạc hướng bà vợ của ông!

Liên chép miệng:

- Ông này cũng ghê quá. Nghe mà mất hết lòng tin với đàn ông.

- Đâu phải đàn ông nào cũng vậy. Mấy bà này chuyên vơ đũa cả nắm hà.

Mấy ông mấy bà nhao nhao lên mỗi người một ý kiến. Không bên nào chịu nghe bên nào, ai cũng có lý lẽ riêng. Từ chuyện bê bối và háo sắc của mấy ông đến chuyện ăn diện làm đẹp của mấy bà, từ chuyện Lewinski của Clinton cho đến chuyện Dianna và người tình già Camilla của thái tử Charles.

Cho mãi đến khi khách khứa ra về hết, dọn dẹp buổi tiệc tàn xong, vẫn còn ảnh hưởng câu chuyện trong bữa tiệc, Liên bùi ngùi nhớ lại chuyện thưở nào.

*

Ngày xưa khi Bích Liên còn bé xíu gia đình nàng rất hạnh phúc. Cha nàng làm trong ngành giáo dục và được tôn kính trong xã hội, còn Mẹ thì xinh đẹp và rất khôn khéo. Cha rất yêu mẹ. Mỗi lần đi ngoại giao tiệc tùng ông đều đưa bà đi theo và không dấu niềm hãnh diện giới thiệu vợ mình là một người đàn bà hoàn mỹ mà ông đã may mắn cưới được.

Mẹ không những đẹp mà còn tài sắc vẹn toàn. Bà còn trẻ chưa đến 35 mà đã được thăng làm thanh tra ngân hàng, một địa vị khá cao trong xã hội bấy giờ. Nàng nhớ có lần được tới chỗ mẹ làm để ăn tất niên và đã thấy mẹ được rất nhiều người chào hỏi một cách kính nể. Mẹ giỏi nhưng không kiêu, lúc nào bà cũng kính trên nhường dưới nên được bạn đồng sự yêu mến, nể vì. Về nhà bà cũng lo cho gia đình chồng con được ăn ngon mặc ấm và nhà cửa được vén khéo sạch sẽ.

Bà làm thanh tra ngân hàng nên đôi khi phải xa nhà vài hôm để đi thanh tra các ngân hàng xa xôi. Vì tin vào tình yêu của chồng nên bà đã không bao giờ ngờ rằng có một ngày ông chồng dấu yêu đã không kìm hãm được dục vọng của mình mà làm chuyện có lỗi tày trời! Ông đã léng phéng tằng tịu với cô người làm trong nhà chỉ mới 17 tuổi! Thua ông đến 20 tuổi!

Mẹ nào có ngờ! Phải! Ông chồng của Mẹ là một người có tiếng đạo đức. Ông làm lớn trong phòng giáo dục mà! Ông có tư cách, đàng hoàng, là một tấm gương mẫu mực của mọi người. Ai cũng khen đây là một gia đình hạnh phúc, thuận thảo. Cả chồng lẫn vợ đều đẹp và tài giỏi, lúc nào cũng thương yêu tương kính nhau. Vậy mà chỉ vì chữ "dục" ông lại đành đoạn phá tan hạnh phúc gia đình và tự đạp đổ hình tượng của mình.

Bích Liên lúc ấy mới 11 tuổi. Chính là nàng từ hồi còn nhỏ đã khám phá ra sự léng phéng của cha và chị người làm. Ngày mẹ nàng đi công tác xa nhà, một đêm đang ngủ Liên bỗng thấy khát nước khô cả cổ và xuống nhà dưới tìm nước uống. Liên tình cờ thấy cha đi vào phòng ngủ của chị người làm và tiếng hai người giỡn hớt với nhau. Rồi nàng để ý thấy cha hay có cử chỉ quá thân mật với chị ấy những khi không có mẹ. Đôi khi ông còn thân mật với chỉ trước mắt mấy đứa con nhỏ của ông vì cha cứ nghĩ bọn nhóc còn nhỏ dại không hiểu được sự tình. Nhưng cha đã lầm! Cô bé con ấy đã biết được mọi sự và suy nghĩ tìm cách ly gián mối tình bất chánh này bằng cách giả viết một bức thư tình của một anh chàng nào đó với chị người làm rồi để cho cha đọc mà ghen tuông và bỏ rơi chị ta. Nhưng mưu kế không thành vì chẳng thấy động tĩnh gì cả, có lẽ lá thư tình đó đã không tới tay cha nàng. Sau này lớn lên nghĩ lại nàng tự cười mình đã quá thơ ngây. Chữ viết của đứa con nít 11 tuổi thì làm sao mà đánh lừa cha nàng được!

 Sau đó Liên đã đem sự tình mách với Mẹ và Mẹ đã cho chị người làm nghỉ việc về quê. Liên không biết giữa cha mẹ nàng thu xếp và giải quyết chuyện này ra sao nhưng trong nhà vẫn êm ấm, không có chuyện ồn ào ghen tuông cãi cọ gì cả. Có thể vì nàng còn nhỏ quá không thể hiểu được những nỗi đau khổ hoặc nhẫn nhịn của Mẹ để giữ cho gia đình khỏi bị tan vỡ.

Nhưng chuyện đó chưa kết thúc. Cha đã dấu Mẹ lén lút thuê nhà cho cô nhân tình ở và rất tình cờ nơi đó lại gần nhà một nhỏ bạn học của Liên. Liên nhớ lúc đó nàng mới học lớp 7. Một hôm đầu giờ học con nhỏ Hương ra vẻ bí mật và quan trọng, thì thầm:

- Liên ơi! Ba bạn có vợ bé. Bà này ở cạnh nhà Hương đó.

Liên ngỡ ngàng hỏi bạn:

- Sao Hương biết"

Hương đoan chắc:

- Bả khoe với Hương. Bả nói bả là Má hai của Liên. Bả đọc tên họ của Liên trúng chóc hà.

Liên hơi tin tin và hơi hồ nghi nên hỏi dò tới:

- Bả tên gì Hương có biết không"

- Tên Lý.

Liên không muốn Hương biết chuyện xấu của gia đình mình nên cố cãi:

- Chị Lý là người làm của nhà Liên mà. Chỉ giỡn đó.

Hương giáng một đòn trí mạng cuối cùng:

- Hương thấy ba Liên tới nhà bả mấy lần rồi. Trong xóm ai cũng nói bả là vợ bé của ba Liên.

Một nỗi giận dữ và tủi nhục trào dâng trong lòng cô bé. Liên không ngờ cha mình lại tệ đến thế. Ông đã tiếp tục lừa dối Mẹ mà liên lạc với nhân tình của ông. Đến đây thì Liên hết hồ nghi và hết dấu Hương được nữa nên hỏi nhỏ bạn:

- Ba Liên thường tới thăm bả giờ nào vậy"

- Hương thường gặp bác tới đó cỡ trưa trưa sau khi mình đi học về!

Vậy là đúng rồi, khoảng hai tuần nay Ba lấy cớ bận họp hành và công chuyện nên không về ăn cơm trưa với gia đình. Càng nghĩ Liên càng giận và càng mong mau tan trường để về kể lại với Mẹ. Mẹ đã lặng người đi và nói với Liên:

- Con biết nhà bạn Hương phải không" Trưa mai Mẹ sẽ đến trường đón con tới đó để xác thực chuyện này.

Buổi trưa đó, hai mẹ con ngồi đợi ở quán cà phê đầu ngõ nhà Hương một lúc thì thấy cha Liên chạy xe vào con hẻm đó. Mẹ nhìn theo bóng ông chồng, mặt thất sắc, nhưng vẫn ngồi yên. Liên nắm tay mẹ hỏi:

- Mình có vô đó kiếm cha không"

Giọng mẹ buồn hiu hắt:

- Thôi con ạ. Mẹ không muốn làm ầm ĩ chỉ xấu mặt mọi người.

Hai mẹ con ngồi đó như hóa đá. Tay mẹ lạnh ngắt, mặt xanh xao, lâu lâu lại hít vào một hơi thở thật sâu. Cha ở trong đó đến gần hai tiếng đồng hồ mới ra về, mặt mày phơi phới không biết vợ con ông đang đau khổ ngồi trong quán nước cách đó không xa. Sau này lớn lên Liên cứ nghĩ tới lúc đó mà thương mẹ vô cùng. Bà chắc phải đau khổ lắm để dằn cơn ghen tuông trong lúc ông chồng đang hú hí với nhân tình gần đó.

Mẹ đã đàm phán êm dịu với cha nên trong nhà vẫn sóng lặng gió tờ, và vài ngày sau Liên nghe Hương nói chị Lý đã dọn đi mất. Cha Liên lại trưa trưa chiều chiều về nhà cơm nước như xưa. Người giúp việc trong nhà giờ đây là một bà bác đã có tuổi vì Mẹ đã thề là không bao giờ thuê những cô giúp việc trẻ tuổi nữa. Nhưng đã muộn!

Bề ngoài Mẹ Liên tha thứ cho chồng để giữ một mái ấm cho các con nhưng trong mẹ như có một gì đó tan vỡ. Mẹ nàng không còn chút tin tưởng nào dành cho ông chồng yêu quí của mình cả. Mà cũng đúng, khi người ta đã ăn ngon được một lần thì cái lòng nó cứ thèm thuồng và tìm cách để được nếm thêm lần thứ hai, lần thứ ba...Ông chồng của Mẹ cũng không ngoài cái thế thường đó và đã làm cho bà đau khổ hết lần này đến lần khác.  Từ cái lần vượt rào đó ông bắt đầu cho những bữa trốn cơm tìm phở, bún bò, bún riêu, bún ốc&cho đến cuối đời.

Mẹ nàng hay tâm sự những đau khổ của bà cho con gái lớn biết. Bích Liên rất bất nhẫn nói:

- Tại sao Mẹ không ly dị Ba quách cho xong. Nếu sau này chồng con mà phản bội là con chia tay ngay!

- Mẹ không muốn các con mất cha. Thà là Mẹ mất chồng!

Bích Liên lại quan niệm khác. Đối với nàng, vợ chồng là phải tuyệt đối trao cho nhau cả tâm hồn lẫn thể xác. Nàng tâm niệm nếu chồng mình mà phản bội thì a-lê-hấp! Chia tay ngay! Có con rồi cũng mặc! Con cái có thể có thêm một người cha hoặc một người mẹ khác, rồi cũng quen thôi. Không thể hy sinh cả một đời để gắn bó với một con người bạc tình như thế được. Nhưng tốt hơn cả là đừng để tình trạng đó xảy ra!

Mẹ Bích Liên chỉ cảnh báo nàng về việc "lùa cọp về nhà", "nuôi ong tay áo". Nhưng Bích Liên còn lo xa đến "vịt trời", đến "yêu nhền nhện" nhan nhản đầy đường phố ở Việt nam nên nàng rất hạn chế về thăm quê hương vì thứ nhất tốn tiền, thứ hai dễ mất chồng. Ở Việt nam ngày nay, nghe nói càng ngày càng có nhiều kiểu ăn chơi lạ đời, hấp dẫn để câu khách như nhất dạ đế vương, massage Thái, bia ôm, cà phê võng, tắm tiên, hớt tóc thanh nữ... Mấy người đàn ông Việt kiều cứ thì thầm truyền miệng những gì họ đã nếm được sau những ngày thăm viếng quê hương cho bạn bè nghe và mấy ông bạn thì cứ vừa nghe vừa nuốt nước miếng mơ màng.  Có nhiều ông mỗi lần về có vợ tháp tùng theo nhưng vẫn tìm cách vượt rào đi thử món lạ, có ông còn khoe vừa tới sân bay Tân sơn Nhất đã tìm cách tàng hình. Nghe mà chán.

(còn tiếp một kỳ)

THANH MAI

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,474,077
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến