Hôm nay,  

Phila Có Gì Lạ Không Anh?

28/09/200800:00:00(Xem: 180264)

Tác giả: Nguyễn Lê

Bài số 2417-16208494-vb8280908

Tác giả Nguyễn Lê đã góp nhiều bài viết đặc biệt. Định cư  tại Philadelphia, PA, ông bà là người đầu tiên mở nhà hàng ăn Việt Nam tại đây. Bài viết về nước Mỹ của ông đề cập tới nhiều đề tài khác nhau, từ kinh nghiệm làm ăn, đời sống xã hội, tới nền nếp gia đình. Riêng những bài viết về kinh nghiệm mở nhà hàng ăn tại Hoa Kỳ rất được bạn đọc quí trọng.

***

Chú em vợ tôi là người gặp toàn may mắn. Lúc còn nhỏ học tà tà, thi đâu đâu đấy. Lớn lên bị động viên, chú tà tà vào binh chủng không quân ngành cơ khí. Việt cộng tiến chiếm Saigon, chú vẫn tà tà ở lại Tân Sơn Nhất sửa chữa máy bay. Qua Mỹ đoàn tụ, chú cùng vợ, 2 con bước lên máy bay thẳng tới Philadelphia rồi Houston. Sau 13 năm định cư tại Houston, chú trở lại Phila thăm nơi đặt chân lần đầu tiên bước vào Mỹ Quốc. Chú hỏi tôi Phila có gì lạ không anh" Câu hỏi của chú làm tôi nhớ lại bài thơ của thi sĩ Nguyên Sa sáng tác cách đây 50 năm "Paris có gì lạ không em"" cách đây không lâu, nhà văn Chu Tất Tiến cũng đặt tên cho cuốn sách mới ra mắt tại quận Cam "Bolsa có gì lạ không em"

Tôi từ từ nói với chú Phila là thành phố của tình huynh đệ (The City of Bortherly Love) là thủ đô cũ của Hiệp Chủng Quốc Hoa kỳ, là thành phố du lịch của Mỹ Quốc. Hàng năm du khách cả trăm ngàn người già trẻ lớn bé từ khắp nước Mỹ và trên thế giới tới thăm thủ đô cũ, ôn lại lịch sử Hoa Kỳ, tới thăm chuông tự do nằm ngay phía trước tòa nhà cựu thủ đô, tới thăm các viện bảo tàng các di tích lịch sử và mới nhất là "Convention Center" tọa lạc ngay cạnh tòa Đô Chánh của thành phố trải dài 1 khu khố theo chiều ngang và 4 khu phố  theo chiều dọc. Convention Center tấp nập quanh năm với các shows trình bày về hoa, xe hơi, thời trang, máy móc, nhà cửa, tiểu công nghệ, hội đoàn các nghề nghiệp..v...v...

Tại trung tâm thành phố mới khánh thành giữa tháng 6, 2008 tòa building vĩ đại: Comcast Center. Một kiến trúc tân kỳ toàn bằng thép trắng và kiếng cao hơn tất cả các cao ốc trong thành phố. Phía trước tòa cao ốc, 1 giải đá bằng hoa cương phun nước thường trực bên cạnh 1 nhà hàng nổi. Bên trong tòa building mát rợi, rộng thênh thang, trước mặt là màn ảnh đại vĩ tuyến rộng 83feet, cao 25 feet phô trương những hình ảnh độc đáo lạ mắt của mặt trăng, trái đất, bãi biển, những hình ảnh trong nhà máy, những bánh xe đan nhau như máy dệt trong chiếc đồng hồ, những hình ảnh nhào lộn trên không trong Cirque du Soleil..v..v...

Phila có đại học Pennsyl-vania nổi tiếng. Khắp nước Mỹ, phụ huynh đến ao ước con em mình được thu nhận vào đại học này. Tốt nghiệp ra, các sinh viên đều nhận được những việc làm lương cao, bổng hậu, các chức vụ điều khiển trong các đại công ty.

Phila đã thu hút các nhà đầu tư địa ốc từ New York xuống khai thác và đã làm giá nhà tại trung tâm thành phố đang từ 200,000 đô vọt tới hàng triệu đô sau năm 2001.

Hồi tưởng lại năm 1975 mới đặt chân tới Phila, hỏi anh bạn du học đã tốt nghiệp tại Mỹ, làm việc tại Mỹ đã lâu. New York City, Washington D.C có gì lạ không anh" Anh bạn đáp đất Mỹ chỗ nào cũng giống nhau. Đi từ tiểu bang này đến tiểu bang khác chỗ nào cũng thấy Walmart, K. Mart, Target. Muốn no bụng đi đến đâu cũng gặp Mc Donald, Burger King. Cà phê, Donut. Mua thực phẩm về nấu đi bốn năm khu phố sẽ thấy siêu thị như Safeway, Super Fresh, Path Mark..v..v.. cần thuốc tây trị nhức đầu cảm cúm đã có Walgreen, C.V.S nhan nhản khắp nơi.

Duyên trời đưa đẩy, tôi may mắn định cư tại Phila, thành phố 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Tòa đô chính của thành phố là trung tâm điểm. Có 2 đại lộ rộng thênh thang trổ từ trung tâm tòa thị sảnh ra khắp bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc.

Thành phố là giao điểm để đi thăm New York City, Washington DC. Sòng bài Atlantic City, New Jersey, tiểu bang Delaware, Maryland, Virginia.

Từ Phila đi New York City bằng xe hơi với tốc độ 75miles/giờ, chỉ 1 giờ 45 phút là được thăm Nữ Thần Tự Do nằm sát ngay bờ biển, tòa nhà Liên Hiệp Quốc cổ kính, China Town vĩ đại với toàn dân đầu đen dạo phố, lác đác mới thấy tóc nâu, tóc vàng. Lên Midtown, khu Time Square quan sát sinh hoạt nhộn nhịp về đêm với đủ sắc dân từ khắp 5 châu dưới muôn ngàn ánh đền của đủ mọi loại quảng cáo.

Cũng từ Phila thăm thủ đô Mỹ Quốc bằng xe hơi cùng tốc độ, chỉ 2 giờ 30 phút là thấy tòa bạch ốc, điệp Capitol, đài tưởng niệm chiến sĩ kỷ niệm cuộc chiến Việt Nam. Đến Washington D.C vào đầu xuân thì được thưởng thức 1 rừng hoa anh đào nở rộ quanh hồ.

Từ Phila lên Mount Pocono vùng trược tuyết mùa đông thần tiên, vùng nghỉ mát mùa hè đông đảo với khí hậu trong sạch của vùng đồi núi.

Xăng tháng 7, 2008 đã hơn 4 đô, 1 gallon. Bà con muốn tiết kiệm leo lên xe bus đi New York City khứ hồi trả có 20 đô. Ngoài vấn đề tiết kiệm tiền xăng còn không phải trả lộ phí dọc đường, đầu óc căng thẳng gữ tốc độ 65miles/giờ.

Phila đi tiểu bang Delaware 1 giờ lái xe. Tới đây tah hồ mua sắm từ vật nhỏ tới lớn như xe hơi không phải trả thuế tiêu thụ.

Phila đi Maryland 2 giờ lái xe, thưởng thức phong cảnh bến tầu Baltimore, shopping giải trí dọc theo bờ sông, phong cảnh nhộn nhịp đẹp mắt, hữu tình.

Phila đi sòng bài Atlantic City, N.J. một giờ lái xe sát phạt trong 15 sòng bài, thiết trí dọc theo bãi biển, đánh bài, bơi lội, coi shows với các ca sĩ, tài tử màn bạc nổi danh.

Một thành phố có đầy đủ các nhà hàng của mọi quốc tịch: Pháp, Nhật, Đại Hàn, Trung Hoa, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Cambodge v.v... một khu phố dạo chơi về đêm, đường South ăn chơi tới 2, 3 giờ sáng kéo dài từ trung tâm thành phố tới tận bờ sông.

Nói về ăn uống giải trí thì tại phố Tàu Phila có tiệm mì vịt nổi tiếng không thua gì mì vịt Lacage Saigon năm xưa, tiệm bánh mì thịt nguội Cường ở South Phila theo ý kiến nhiều du khách từ Paris, Los Angeles, Houston đã qua mặt cả bánh mì Lee Sandwich tại quận Cam, Cali.

Về sinh hoạt báo chí, mấy ông chủ báo khác nhau về chính kiến, lôi nhau ra ba tòa quan lớn Mỹ kiện cáo, bên được, bên thua, phơi bày thành tích thắng kiện trên mặt báo tuần này qua tháng nọ.

Phila năm 1998 và 2008 bà con chứng kiến 2 vụ "xù hụi" và vay mượn tiền trả lời cắt cổ tới 20% tiền lời. Một số bà con có tiền mặt không để nhà băng ham lời cho vay. Các ông bà chủ hụi, vay tiền trả phân cao, cao chạy xa bay, cánh chim biền biệt. Các bài học đau thương đã xảy ra ở Việt Nam 30 năm trước, nay lại tái diễn trên vùng đất cờ hoa.

Phila hiện đang chờ dự luật cho phép mở sòng bài dọc theo bờ sông. Bà con mê tới sòng bài từ các tiểu bang lân cận mong mỏi dự luật thực hiện sẽ không còn phải lặn lội tới sòng bài Atlantic City, N.J để thỏa mãn cơn nghiền tứ đổ tường.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,381,342
Tác giả lần đầu góp bài. Qua bài viết đầu tiên, đã thấy cách ông viết rất tinh tế, chu đáo, nhiều chi tiết sống động. Mong ông tiếp tục viết về nước Mỹ và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing, OKC. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức là một tác giả rất được quí trọng. Mừng ông tiếp tục viết.
Tiếp theo chuyện “Saigon 68” đây là một hồi ức Mậu Thân về khu Thành Nội Huế. Định cư tại vùng Bắc Cali từ 20 năm trước, Deborath Tường Vân là nhân viên Sở Xã Hội San Jose và từng chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời. Cô đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Hồi ức Mậu Thân của Tường Vân là chuyện kể về khu Tây Lộc trong thành nội, nơi phải gánh chịu nhiều tang tóc nhất trong địa ngục Huế Tết Mậu Thân.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1944, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết mới của ông là một hồi ức về trận chiến năm Mậu Thân, khi Đại Đội TQLC do ông chỉ huy được biệt phái theo tướng Nguyễn Ngọc Loan trong trận chiến Mậu Thân tại Saigon 1968.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Nhân thời điểm 50 năm sau trận chiến Mậu Thân 1968 Viết Về Nước Mỹ 2018 sẽ có thêm giải thưởng đặc biệt về “Hồi Ức Mậu Thân”. Sau đây, xin mời đọc một bài viết cũ của tác giả Võ Trang, một kỹ sư điện làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diego, kề từ hồi ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân 1968 tại Gia Hội, Huế, khi tác giả còn là cậu bé 15 tuổi. Bài viết đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009.
Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017. Cho tới nay, với tuổi 89, ông cũng là vị tác giả cao niên nhất trong năm 2018 dự Viết Về Nước Mỹ. Kính chúc ông vui khỏe.
Nhạc sĩ Cung Tiến