Hôm nay,  

Tấm Ảnh Kỳ Diệu

16/09/200800:00:00(Xem: 208291)
Tác giả: Phúc Thiện Nhựt

Bài số 2407-16208484-vb3160908

Tác giả tên thật là Phùng An, cư dân Westminster, Nam California. Tự sơ lược tiểu sử: trước 1975, Công chức. Từ 1975 đến 1979, bán chợ trời. Năm 1980, vượt biên đến Mỹ. Nghề nghiệp ở Mỹ: Electronic Technician. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông  là  "Cơm Chỉ" đã phổ biến và in trong tuyển tập  "Viết Về Nước Mỹ 2008". Bài mới sau đây là một truyện ngắn với ghi chú: tên tuổi mọi nhân vật trong truyện đều là giả tưởng.

***

Tôi vừa đặt chiếc bánh mừng thôi nôi bé Mi-Mi xuống bàn, bà xã vội ngưng tay nấu, nướng chạy vội lại mở hộp bánh ngắm nghía, khen: "Đẹp, đẹp quá. Họ trình bày như ý em đã đặc. 2 hàng chữ viết thật sắc sảo."Nghe bà xã nói 2 hàng chữ trên chiếc bánh tôi nhìn kỹ thấy 2 hàng chữ đẹp, màu sắc hài hoà, nhưng tôi chưa hiểu ẩn ý hàng chữ: "Kỷ niệm ngày thứ bảy...", ngoài hàng chữ: "Mừng thôi nôi bé Mi-Mi, ngày...  tháng... năm... "

Vừa tròn một tuổi, bé Mi-Mi đã bắt đầu biết nói đôi chữ ngây ngô, giọng bặp bẹ nghe dễ thương, buồn cười. Đã biết đứng nhưng chưa biết đi, càng giống má, trông càng xinh đẹp.

Thấy tôi về, bé ngưng chơi bên cạnh các anh đòi tôi bế. Vừa bế bé Mi-Mi, vừa sắp xếp lại 2 chiếc bàn ở phòng khách chuẩn bị đón ông bà nội, và vài người bạn đồng nghiệp đến chung vui cùng gia đình tôi có đứa con gái toại nguyện như niềm ước mơ.Bất giác, tôi mỉm cười nhớ lại sự việc đã xảy ra trong gia đình gần 2 năm trước như chuyện phim bộ tình cảm Hồng kông . . .

Ngày ấy, cách nay đúng 645 ngày (1 năm, 9 tháng, 10 ngày) một chiều thứ sáu đầu mùa thu, thời tiết không còn nóng gay gắt như mùa hè. Trên đường đi làm về nghĩ đến 2 ngày cuối tuần bên mái ấm gia đình có người vợ hiền, 2 đứa con trai ngoan, hiếu thảo vừa bắt đầu vào trung học, lòng tôi dâng lên một niềm vui toại nguyện. Như thường lệ, những ngày cuối tuần tôi thường đưa gia đình về thăm ông, bà nội và ra biển hưởng không khí trong lành của đại dương. Tuy nhiên, cuối tuần này tôi có chương trình cho 2 đứa nhỏ đi chơi khu Legoland (khu vui chơi dành cho trẻ em, nằm bên trái xa lộ 5 hướng về San Diego), trước khi chúng bắt đầu vào niên học mới.

Nhưng, cuộc sống nhân gian thoảng, hoặc cũng có những bất ngờ ngoài dự tính. Về đến nhà tôi không thấy mấy đứa nhỏ ra mừng ba đi làm về như mọi ngày, không khí trong nhà thật vắng vẻ. Đèn trong các phòng đã mở sẵn nhưng vắng bóng "bà xã" và 2 đứa con. Cảnh tượng quá bất ngờ khiến tâm trí tôi chưa kịp nghĩ việc gì đã xảy ra. Quay ra phòng khách định điện thoại hỏi ông, bà nội, thấy một bức thư để bên cái viễn khiển (remote controller) TV vì "bà xã" tôi biết mỗi chiều đi làm về tôi có thói quen nghe tin tức cuối ngày lúc 6 giờ trước bữa cơm tối.

Vừa hồi họp, vừa phân vân, tôi vội mở bức thư ra xem:

"Anh tương yêu.

Trước tiên, em xin anh tha lỗi đã tự ý quyết địng đưa 2 con xa lánh anh đêm nay. Em biết, chúng nó thương anh và anh nhớ chúng nó lắm, nhưng các con đã nghe lời em.

 Đêm nay em cho chúng nó đi chơi, ngày mai sẽ đưa về nhà ông, bà nội. Anh cũng đừng cho ông bà nội, hay việc làm của em, em không muốn ông bà lo lắng, buồn phiền vì chuyện của chúng mình. Em mong anh hiểu em, sở dĩ em có hành động điên rồ này vì muốn dành cho anh đủ thời gian trọn đêm nay xét lại những gì anh đã làm trong thời gian qua. Tình cờ em nhận được mấy tấm ảnh anh chụp chung với "người nào đó" vừa trẻ, vừa đẹp làm em ghen tức tưởng chừng con tim em vở tung nhưng em đã bình tĩnh chịu đựng vì tương lai 2 đứa nhỏ. Dù số phận em bị phụ bạc, phũ phàng, em không hận anh đâu. Nếu đêm nay anh không tìm được nguyên nhân đã cho em động lực có quyết định táo bạo này, sáng mai anh đến ngân hàng mở hộp an toàn (safe box) anh sẽ biết mọi việc rõ ràng hơn. Sở dĩ em không muốn để những chứng tích ấy ở nhà, em muốn anh có đủ thời gian tự vấn lương tâm. Em cầu mong anh đủ tỉnh táo, khôn ngoan. Hôn anh, Em.

 Tái bút: Em cũng xin lỗi anh sẽ không bắt điện thoại anh từ hôm nay đến trưa ngày mai.

Đọc xong bức thư tôi ngồi lặng thinh như cái xác không hồn, Nhìn vào nhà bếp, nơi hàng ngày đầy ấp tiếng cười, niềm vui của gia đình, giờ vắng vẻ lạnh lùng càng gieo trong tôi sự trống vắng kỳ lạ. Trên bàn ăn vẫn có phần cơm tối dành cho tôi tươm tất.Tôi buông người xuống xô- pha (sofa), tay vẫn cầm bức thư, ngồi lặng thinh nhớ lại trong ký ức từ hiện tại lần về dĩ vãng . . .

Qua Mỹ đoàn tụ theo diện H.O. gần 5 năm, do "ông già" bảo lãnh, dở thầy, dở thợ. Ở lớp tuổi ngoại tứ tuần, với trình độ trung học đệ nhị cấp, tôi có khả năng tiếp tục sự học nhưng tôi bắt tay vào công việc làm để xây dựng mái ấm gia đình, đầu tư vào tương lai 2 đứa nhỏ và để "bà xã" nghỉ ngơi, bù lại thời gian còn ở Việt nam đã hy sinh cho gia đình quá nhiều. Bên ngoài trời đã tối dần, bóng đêm càng làm tôi cảm thấy cô quạnh.

Đã 12 giờ đêm tôi vẫn ngồi tại phòng khách, chưa ăn mà không thấy đói, mệt cả thể xác lẫn tinh thần nhưng không buồn ngủ. Tôi tự kiểm điểm bổn phận làm chồng, làm cha không có gì sai trái. Tâm trí tôi nghĩ ngợi miên man, tự hỏi, tấm ảnh tôi chụp chung với "người nào đó" là ai" Chụp hồi nào" Ai chụp ảnh" Chụp ở đâu" Ai gởi đến" Những câu hỏi thắc mắc cứ lập đi, lập lại làm tôi rối trí. Tôi mong thời gian qua nhanh, sáng mai sẽ ra ngân hàng mở hôp an toàn xem thực, hư như thế nào, việc gì đã xảy ra.

Ngân hàng vừa mở cửa tôi vào ngay khu để hôp an toàn. Cầm hộp an toàn vào phòng riêng, tâm trạng vô cùng hồi họp vội mở ra xem, ngoài những giấy tờ, hồ sơ quan trọng của gia đình, có thêm hai bao thơ, một do "bà xã" tôi viết và một bao thơ do cơ quan chánh quyền địa phương gởi đến. Sau khi trả hộp an toàn vào vị trí cũ, tôi vội đem 2 bức thư ra xe ngồi đọc. Thư vợ tôi viết:

"Anh, Em không ngờ anh thay lòng đổi dạ. Em không biết anh đã lừa dối và phản bội em từ lúc nào" Có lẻ vì em quá yêu anh, đã đặt nơi anh một niềm tin trọn vẹn nên em không hề hay biết sự "đống kịch" của anh. Nhìn tấm ảnh anh chở "người ta" sao hạnh phúc quá! Nét mặt càng hớn hở, nụ cười càng vui tươi của ai đó càng làm lòng em tê tái, quặn đau, anh có biết không"

Chắc anh còn nhớ, lúc trồng cây si trước cổng trường Gia long đón em và khi tình yêu chúng mình vừa chớm nở, lời cảnh cáo đầu tiên của em nói với anh là em hay ghen. Ghen bong, ghen gió cũng sôi nổi; ghen chính xác lòng em lại càng cay đắng, giận hờn, sôi nổi hơn. Anh đã hứa có trăng, có sao làm chứng; thề thốt với em đủ điều, giờ anh đã quên rồi sao"

Sau khi em nhận được những tấm ảnh anh chụp chung với "người ấy", cơn ghen đã làm em đảo điên nhưng vì tương lai 2 đứa nhỏ và danh dự của 2 gia đình nội, ngoại nên em âm thầm chịu đựng để anh tự xử theo lương tâm anh. Em mong anh hãy tự đặt anh vào cương vị em, anh sẽ thông cảm và thấm thía sự đau khổ của em. Em không còn can đảm và đủ ngôn từ nói với anh thêm điều gì nữa. Mong anh hiểu lòng em, tha lỗi cho em. Chúc anh vui vẻ trọn vẹn với nguồn vui mới. Em hôn anh bằng những giọt lệ âm thầm em đã khóc từ khi nhận được những tấm ảnh đã làm tan nát lòng em nên em đã để lại cho anh đó. Hôn anh. Em Thu Hương.

Sau khi đọc thư "bà xã", tôi không còn thần trí để hiểu sự gì đã xảy ra.Tay tôi run run mở thư thứ hai" . . . Trời! Thì ra 3 kiểu ảnh này đã làm vợ tôi nổi cơn "tam bành lục tặc" (ý nói cơn ghen, tức vượt quá sự bình tĩnh, khôn ngoan.)

 Đặt 2 bức thư và 3 kiểu ảnh xuống ghế bên cạnh, tôi từ từ lấy lại bình tĩnh, mỉm cười, sung sướng. Sự sung sướntg của kẻ tội nhân vừa được trắng án. Nhìn đồng hồ mới hơn 10 giờ sáng, tôi tự hưởng sự sung sướng vui mừng này bằng bữa điểm tâm no nê, bù lại từ tối hôm qua chẳng ăn uống gì. Đúng 12 giờ trưa, tôi hồi họp bấm số điện thoại "bà xã". Vừa nghe tiếng tôi hello, chưa kịp cho tôi nói thêm lời nào, nàng đã "ra lệnh": " anh đến gặp ông, bà nội ngay." Bye.

Tôi không biết "bà xã" đã khóc lóc kể lể điều gì với "ông, bà già" nên tôi cũng hơi lo. Vừa bước vô nhà, "ông già" vẫn thái độ ngọt ngào, đềm đạm cố hữu, theo thói quen miền Nam gọi tôi bằng "thằng hai", (gọi theo thứ), có khi gọi bằng "mày" trong tình phụ tử đậm đà. "Ông già" bảo: "Thằng hai, mày ngồi đó". Mặc dù lớn tuổi, đã yên bề gia thất, lúc nào tôi cũng răm rắp nghe lời "ông, bà già" để làm gương và dạy dỗ 2 đứa nhỏ. "Bà già" vẫn ngồi bên cạnh "ông già", 2 đứa nhỏ lục lọi thức ăn trong tủ lạnh nhà bà nội, vừa ăn, vừa nói chuyện líu lo, om sòm ở nhà sau. Không thấy "bà xã" tôi và 2 cô em gái.

Để ly nước trà xuống bàn, "ông già" nói: "Tao nghe vợ mày khóc lóc, kể lể nói dạo này mày sanh tật phải không" Câu hỏi của "ông già" tuy đường dột nhưng tôi cũng đã đoán biết trước thế nào "bà xã" tôi (nguyên cáo) cũng đã tố cáo tội lỗi tôi (bị cáo) cho "ông già" (quan toà), nên không làm tôi ngạc nhiên; trái lại, làm tôi muốn bật cưòi nhưng ráng nhịn, không dám thất lễ để làm gương cho hai thằng con trai. Ông già nói tiếp: "Con cái càng ngày càng lớn, tao tưởng mày cặm cụi lo làm ăn vì tương lai của chúng và vì hạnh phúc gia đình. Vợ mày là con dâu hiền thục, tao với má mày thương nó như con gái. Mày không biết giá trị viên ngọc quý bên cạnh, định buông mồi, bắt bóng. Ngừng một lát, bằng giọng hơi nghiêm, "ông già" hỏi: "Mày chở đứa nào đi trên xe, chẳng những hớn hở, nũng nịu còn đưa chả giò cho nhau ăn trong lúc mày lái xe. Vợ mày nhận được hình ảnh rõ ràng, ghen tức, tối hôm qua đưa 2 đứa nhỏ vào Disneyland chơi, mướn hotel ở lại suốt đêm, không dám cho tao với má mày hay."

Tôi ngồi lặng thinh chờ ý kiến "bà già" trước khi trả lời những câu hỏi của "ông già".

Thấy "bà già" không nói gì, tôi nói: "Thưa ba, má con cám ơn ba, má lúc nào cũng quan tâm đến chuyện gia đình và hạnh phúc của chúng con nhưng chuyện này không đúng như những gì vợ con đã thưa với ba, má.

Chắc ba, má cũng biết, lương ba cọc, ba đồng như con chỉ đủ trang trải mọi chi phí trong gia đình, mặc dù gia đình con đủ điều kiện xin thêm trợ cấp, nhưng con không muốn tạo thêm gánh nặng cho chánh phủ, nếu mình còn khả năng tự lo liệu.

 Từ ngày qua Mỹ, cuộc sống của chúng con tuy không giàu sang như những người may mắn qua trước nhưng cũng tạm đầy đủ. Có một điều làm lòng con suy tư. Con biết vợ con ao ước mua một nhẫn hột xoàn nho nhỏ để vui với vài người bạn học ngày xưa, cùng cảnh ngộ, nhưng tiền lương hàng tháng của con không thể nào dành dụm để thoả mãn niềm mơ ước nho nhỏ ấy của vợ con.

Cuối năm này, kỷ niệm 20 năm ngày thành hôn, con muốn dành cho vợ con một món quà vừa ngạc nhiên, vừa đúng như ý muốn, chắc vợ con sẽ vui lắm. Như ba, má đã biết, ngày cưới của chúng con lúc ấy còn ở Việt nam sau năm 1975, ba đi tù cải tạo, má buôn tảo, bán tần nên không có tiền mua nhẫn hột xoàn. Ngày nay, đời sống văn minh, sung túc ở Mỹ, mỗi lần nhìn ngón tay áp út của vợ con vẫn còn đeo chiếc nhẫn cưới bằng vàng y má mua cho trong ngày thành hôn, lòng con thật xốn xang, vừa buồn, vừa tuổi thân, thấy thương vợ con quá chừng . Con muốn mua cho vợ con chiếc nhẫn khác bằng hột xoàn, giữ chiếc nhẫn cưới vào hộp an toàn làm kỷ niệm vô giá muôn đời của ba, má cho nhưng từng đêm, từng đêm con suy nghĩ mãi không biết dành dụm tiền bạc bằng cách nào và tiền ở đâu để âm thầm dành dụm không cho vợ con biết. Tiền lương hàng tuần của con lãnh bằng chi phiếu do vợ con quản lý thu, chi.

Sau dịp Giáng sinh năm ngoái, vào sở làm con nghe vài chị, em than thở đi làm bằng xe bus phải qua 2, 3 tuyến đường vừa mất thì giờ và dễ bị đi trễ. Thế là: "Hoàng Thiên bất phụ hảo tâm nhân". Thượng Đế đã giúp con ý kiến, hàng ngày chở người đi làm chung xe (car pool), chỉ có cách này mới giấu vợ con để dành tiền được. Con nhẩm tính, nếu mỗi ngày chở 2 người, thuận lộ trình, tiền xăng và thời gian không tốn thêm bao nhiêu nhưng mỗi tuần con sẽ dành dụm được 45 đô la (người ở gần $20, người ở xa $25, giá biểu này lúc xăng còn khoảng trên, dưới 2 đô la). Đến ngày kỷ niệm 20 năm thành hôn con sẽ có đủ tiền mua cho vợ con nhẫn hột xoàn hơn 5 ly, nước F, vỏ bạch kim. Con chỉ tưởng tượng đến ngày ấy lòng con đã thấy vui và vợ con chắc chắn sẽ vui hơn.

Sau khi con thông báo ý định chở người đi chung xe, có cô Cúc và chị Loan cùng ở khu Garden Grove, thuận lộ trình bằng lòng đi chung. Đến hôm nay số tiền con dành dụm được một ngàn đồng, thỉnh thoảng đếm lại con thấy vui vui vì giấc mơ nho nhỏ của vợ con sắp thành sự thật nhưng vợ con nào có hay.

 Những kiểu ảnh ba hỏi con khi nãy vợ con để trong hộp an toàn ngân hàng con đã thấy sáng nay. Đó là ba kiểu ảnh chụp tự động bằng hệ thống cảm ứng (sensor) tại ngã tư đường Brookhurst và Westminster buổi sáng hôm ấy khi con đi làm vượt đèn đỏ. Sở dĩ có sự vi phạm vì thưòng ngày mỗi sáng sớm trên đường đi làm con ghé vào tiệm "Cơm Chỉ" bên đường cho cô Cúc (cô gái trẻ, tánh tình vui vẻ, nói năng lễ độ, hồn nhiên, thưòng ngồi ghế trước) vào mua phần ăn trưa. Hôm ấy, gặp dịp có chả giò cuốn bằng tôm, cua mới đem ra còn nóng hổi, cô mua 2 đồng lên xe ngồi ăn thoải mái và mời con ăn, con từ chối: "Cám ơn cô, tôi không quen ăn sáng sớm", nhưng cô vẫn cầm một cuốn chả giò đưa qua phía con, mời mọc mãi làm con phân tâm chạy vượt đèn đỏ bị chụp hình con không hay. Điều xui thứ 2 là ngày con bị chụp hình trùng ngày chị Loan (người thích ngồi ghế sau) không đi làm nên kiểu ảnh chụp ghế sau trống trơn không có ai ngồi. Kiểu ảnh chụp phía trước thấy con và cô Cúc rỏ mồn một, nhứt là nụ cười cô ta sáng hôm ấy quá duyên dáng và tươi, vui. Cuốn chả giò trong ảnh nhìn cũng hấp dẫn. Đúng là, "hoạ vô đơn chí". Nếu ngày ấy chị Loan đi làm, kiểu ảnh chụp phía sau có người ngồi chắc vợ con đỡ nghi ngờ và bớt ghen tương hơn. Ôi! Thượng Đế ở trên trời cao, có thấu chăng, nỗi oan này còn hơn "oan Thị kính".

Sau khi nghe tôi kể hết nỗi niềm tâm sự, "ông già" uống tiếp ly nước trà, quay qua nhìn "ba già" ngầm nói lên sự thông cảm và hiểu sự thật, lớn tiếng hỏi: "Con hai đâu rồi""

Tôi nghe có tiếng dạ nho nhỏ, cửa phòng ngủ em gái tôi mở ra. Thì ra, nãy giờ 3 chị em âm thầm lắng nghe tất cả những điều "bị cáo" thưa với "quan toà". Nhìn vợ tôi rón rén bước ra, đôi má ửng hồng, tôi không biết vì thẹn thùng hay vì sung sướng. "Ông già" bảo ngồi nhưng vợ tôi không dám ngồi, qua đứng bên "bà già".

Giờ đến lượt má tôi nói: "Thôi, con đừng nghi ngờ, ghen tưong nữa. Nghe nó nói nãy giờ, ba, má biết nó thương con, thương 2 đứa nhỏ lắm, lúc nào cũng lo lắng cho gia đình. Nó ở với ba, má hơn hai mươi mấy năm trước khi sống chung với con, má hiểu tánh tình nó cũng như tánh tình của ba con. Hồi đó thỉnh thoảng má cũng ghen nhưng không có thái độ quyết liệt như con. Tuy má không thấy, nhưng má biết xe díp (Jeep) ba con hồi đó cũng có chở người này, người nọ nhưng ngày nay tụi con vẫn thấy ba, má hạnh phúc sống bên nhau dến tuổi bạc đầu.

Hai đứa đưa 2 đứa nhỏ về cho nó tắm rửa, nghỉ ngơi chiều qua đây má bảo con ba đưa má đi chợ mua thêm tôm, thịt về làm bánh xèo cho ăn.

Để vợ tôi bớt thẹn thùng vì ghen bóng, ghen gió, tôi đúng lên qua phía "bà già" ôm vợ tôi, nói: "Anh xin lỗi em đã tạo nên hình ảnh nhìn không chính trực, tình ngay, lý gian mà giấu em. Anh hy vọng bây giờ em đã hiểu việc anh làm". Bất chợt, tôi hôn nhẹ lên mái tóc vợ tôi làm "bà xã" không phản ứng kịp. Lẽ ra, lớp tuổi của chúng tôi, cử chỉ âu yếm nhau chỉ ở chốn phòng the. Sau nụ hôn, tôi nói: "Em ra nhà sau dọn dẹp, 2 đứa nhỏ lục lọi phá đồ ăn, nước uống trong tủ lạnh của bà nội nẩy giờ. Bảo chúng nó lên chào ông, bà nội và 2 cô anh đưa em và 2 con về."

Sau bữa tiệc bánh xèo tại nhà ông, bà nội, trên đường về tôi nhớ lại lúc đang học trung học ở lớp tuổi dậy thì 14, 15, tôi tò mò thỉnh thoảng lén đọc một vài đoạn trong các loại sách nói về hạnh phúc lứa đôi của ba tôi thường để quên ngoài phòng khách hay trên bàn ăn. Tôi nhớ loáng thoáng có một nhà tâm lý học nào đó viết, tình yêu vợ, chồng sau lần giận hờn nhau, vấn đề chăn gối càng thêm mặn nồng, dễ có cơ hội sanh con gái. Tôi thấy nhà tâm lý học nào đó nói rất đúng vì nhờ sự giận hờn, ghen bóng, ghen gió của vợ tôi hơn một năm trước đây mới có bé Mi-Mi chào đời, hôm nay mới có tiệc mừng thôi nôi.

Ký ức tôi còn đang miên man hồi tưởng về quá khứ bi, hài kịch "ghen tương", tiền hung, hậu kiết. Chuông phòng khách reo báo hiệu ông, bà nội đến kéo tôi trở về thực tại. Hai đứa nhỏ ngưng chơi vui mừng tranh nhau chạy ra mở cửa. Ngoài ông, bà nội và 2 cô em gái, có cô Cúc, cô Hương, cô Cindy, 2 chị, em Mỹ Tiên, Mỹ Hiền, 2 má con chị Bích Ngọc và gia đình chị Loan (người thường ngồi ghế sau khi đi chung xe) cùng đến sau vài phút. Cô Cúc (người ngồi ghế trước đã mời tôi ăn chả giò lúc đang lái xe làm tôi phân tâm, bị chụp ảnh vi phạm luật lưu thông) đặt gói quà bên cạnh chiếc bánh thôi nôi, vừa bế bé Mi-Mi vừa nhìn vợ tôi, nói: "Từ dạo ấy em không dám mời ảnh ăn chả giò khi đưa tụi em đi làm hàng ngày, sợ bé M-Mi lại có em." Vợ tôi mắng thân thương: "Đồ quỷ! Em cứ chọc chị hoài nhé."

Bữa tiệc thôi nôi bé Mi-Mi chuẩn bị xong, mọi người cùng quay quần vui vẻ, bà già tôi bảo "bà xã" lấy cho tôi chén mắm ớt cay đặc biệt, loại ớt hiểm miền Trung để bên cạnh, tôi thắc mắc hỏi, "bà xã" trả lời: "Má bảo em pha mắm cay cho anh đó", tôi ngạc nhiên ngước nhìn "bà già", "ông già" hiểu ý, giải thích: "Hồi tao còn là một sĩ quan trong quân lực Việt Nam Cộng Hoà, vừa trẻ trung, vừa phong độ và hơi . . . đẹp trai. Bận hành quân liên miên, hàng tháng chỉ về thăm "má mày" một vài lần. Lần nào "tao" về, "má mày" cũng làm những món ăn "tao" ưa thích nhưng luôn luôn có đĩa mắm ớt cay.Biết "tao"thắc mắc, "má mày" nói: "Em muốn nhắc nhở anh câu ca dao Đông phương: "Ớt nào là ớt chẳng cay, gái nào là gái . . . ", nói đến đây, "bà già" ngắt lời: "Ông này, chuyện mấy mươi năm về trước mà "ba mày" vẫn còn nhớ". Cả bàn tiệc cùng cười.

Viết đến đây, tôi xin mở dấu ngoặc nói về các máy chụp hình tự dộng điều khiển bằng hệ thống cảm ứng (sensor) tại ngã tư các đường lớn hoặc có nhiều lưu lượng xe cộ ở tiểu bang California để quý đọc giả ở những thành phố nhỏ hoặc những tiểu bang khác chưa có hệ thống máy chụp hình tự đông tại các ngã tư đường lưu ý khỏi phải bị chụp ảnh như tôi. Muốn nhận diện ngã tư nào có hệ thống máy chụp ảnh, quý vị chỉ cần nhìn trước khi đến ngã tư và kế bên đèn báo hiệu (traffic signal controller) có bảng hình chữ nhựt nền trắng, vẽ hình 3 màu đèn báo hiệu, phía dưói có hàng chữ đen "photo enforced" và 4 vị "hung thần" đang đứng rình rập tại 4 góc đường trên cao chót vót của 4 cột đèn báo hiệu. Xe nào "lạng quạng" vi phạm, 4 "tên hung thần" sẽ tặng ngay 3 kiểu ảnh. Một kiểu chụp từ phía trước, kiểu chụp nguyên chiếc xe khi đến giữa ngã tư và kiểu chụp từ phía sau. Giá tiền 3 kiểu ảnh bị chụp, tuỳ mức độ và hình thức vi phạm trên, dưới 350 đô la. Có ngưòi gọi những tấm ảnh chụp loại này là "Tấm Ảnh Oan Nghiệt", quá "tàn nhẫn", giá "cắt cổ". Nếu quý vị nào rủi bị chụp, tuần lễ đó kể như đi làm không lãnh lương. Nói theo chế độ hiện tại ở quê nhà là: "Công tác lao động xã hội chủ nghĩa ." Riêng tôi, nhờ 3 tấm ảnh "được" chụp 2 năm trước, hôm nay mới có sự hiện diện bé Mi-Mi, một bé gái cầu tự, xinh đẹp, dễ thương nên vợ, chồng tôi đồng ý lưu giữ những tấm ảnh ấy như những "Tấm Ảnh Kỳ Diệu" đã cho chúng tôi những kỷ niệm đặc biệt, khó quên.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,230,970
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến