Hôm nay,  

Chuyện Tái Ông Thất Mã… Đời Nay

15/09/200800:00:00(Xem: 160086)
Tác giả: Tấn Quân

Bài số 2406-16208483-vb2150908

Tác giả tên thật Nguyễn Tấn Quân,  44 tuổi, cư dân Oklahoma City, OK, hiện là General Ledger Accountant, làm việc tại The Board of Education of Oklahoma. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông cho năm 2007 là những hồi ức về phi trường Tân Sơn Nhất trước và sau ngày 30 tháng Tư 1975. Sau đây là bài viết thứ ba. Mong ông tiếp tục viết.

***

Ông Bà Ngoại tôi có chín người con, Mẹ tôi thứ tám, Dì Ba là người chị lớn trong gia đình sau Cậu Hai, lúc trẻ Dì nổi tiếng xinh đẹp hiền hậu.  Năm 1947 Ông Ngoại tôi được nhận làm y tá, công việc bao gồm khám bệnh, phát thuốc, và chăm sóc cho công nhân cạo mủ cao su tại một đồn điền ở thị trấn Mi-Mốt, thuộc tỉnh Tây Ninh giáp ranh giới với Campuchia.  Cả gia đình ngoại tôi theo Ông Ngoại về sống trong khu vực đồn điền cao su Mi-Mốt, tại đây Dì Ba được một người thanh niên có học thức, con nhà gia thế mến mộ và ngỏ ý tiến tới hôn nhân, Ông Bà Ngoại cũng đồng ý và hôn lễ được diễn ra tốt đẹp. 

Sau đó chiến tranh Việt Pháp xảy ra khắp nơi, đồn điền cao su không còn an tòan, đồng thời viên chủ đồn điền cao su người Pháp bán rẻ đồn điền cho người Việt khai thác, ông Ngoại tôi hết việc làm nên đem cả nhà về Vĩnh Long là quê của Ông Bà Ngoại.  Dì Ba không muốn sống xa gia đình nên cùng Chồng đi theo Ông Bà Ngoại, Dì Dượng có sanh một người con được mấy tháng tuổi thì qua đời, sau đó không bao lâu Dượng Ba bị bệnh ban cua cũng qua đời luôn, đám tang Dượng Ba được cử hành và chôn cất tại Vĩnh Long, để lại niềm thương tiếc cả gia đình Ngoại tôi vì Dượng là một người tử tế có học thức. 

Sau cái chết đột ngột của hai người thân yêu trong một thời gian ngắn khiến Dì Ba suy sụp tinh thần vì thương nhớ không nguôi, Dì xin phép Ông Bà Ngoại cho Dì được vào chiến khu Đồng Tháp Mười tham gia kháng chiến chống Pháp, lúc ấy Dì không có lý tưởng rõ rệt, chỉ muốn đi xa tìm sự bận rộn và mong không gian thay đổi giúp Dì khuây khỏa trong lòng vậy thôi.

Thỉnh thỏang có dịp Dì cũng về nhà thăm gia đình trong những chuyến đi công tác ngoài thành.  Trong chiến khu Dì được sự chiếu cố của khá nhiều đồng đội, trong đó có ông Chính Trị Viên Đại Đội người Bến Tre thuộc Tiểu Đòan 307 khá nổi tiếng thời bấy giờ.  Thời gian sau, Dì nhắn Ông Bà Ngoại vào chiến khu tham dự lễ kết hôn của Dì với ông Chính Trị Viên Đại Đội, lễ cưới được tiến hành theo thủ tục "đời sống mới" khá đơn giản và theo nghi thức bộ đội thời kháng chiến.

Bà Ngoại tôi vào chiến khu dự đám cưới của Dì Ba, Ông Ngoại vì có một thời gian làm việc cho Pháp, mặc dù chỉ là y tá nhưng sợ bị gán tội Việt Gian nên không muốn đi cùng Bà Ngoại.  Dự đám cưới xong trở về Bà Ngoại không được vui, mọi người hỏi thăm Bà chỉ trả lời qua loa và nói rằng: "Không hiểu tại sao con Ba lại ưng thằng đó", có nghĩa Bà không vừa lòng lắm, nhưng thời bấy giờ một người đã có một đời chồng như Dì Ba mà được một người thanh niên có địa vị trong chiến khu đồng ý cưới đã là may mắn lắm rồi, còn đòi hỏi gì nữa.

Năm sau Dì Ba có bầu và sinh một con trai được ông Chính Trị Viên Đại Đội tức Dượng Ba sau của tôi đặt tên Nguyễn Đông Minh, tên được dựa trên hai thần tượng của ông ta lúc bấy giờ là Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh. 

Năm 1954, hiệp định Giơ-Neo được ký kết, Dượng Ba sau được lệnh tập kết ra Bắc, Dì Ba ở lại làm cộng tác địch vận, lúc ấy Dì đang có bầu nên xin tổ chức cho về nhà Ông Bà Ngoại tôi để được chăm sóc và chờ ngày Hiệp Thương Thống Nhất đất nước.  Ngày ấy đã không xảy ra, Dì cũng như hàng vạn người khác đành sống khắc khoải chờ tin chồng. 

Đứa con sau của Dì ra đời dưới sự bảo bọc của Ông Bà Ngoại tôi và được Bà Ngoại tôi đặt tên là Nguyễn Thành Tâm, dưới cái khai sanh với tên cha được bỏ trống cho khỏi bị nghi ngại gây khó khăn.

Thời gian dần trôi, quân đội Pháp và lính viễn chinh rút khỏi Việt Nam,  Mỹ đưa quân vào, chiến tranh vẫn tiếp diễn trên hai miền đất nước, hai anh trai con của Dì Ba nay đã trưởng thành, anh Minh học xong tú tài và gia nhập quân đội Saigon, cấp bậc cuối cùng vào ngày Saigon thất thủ là Trung úy sĩ quan ngành quân cụ, đóng quân tại căn cứ Đồng Tâm-Mỹ Tho.  Anh Tâm cũng học xong tú tài và tiếp tục theo học đại học ngành sư phạm ở Vĩnh Long.
Sau 30.4.75 Dượng Ba sau của tôi trở về từ Miền Bắc, thời gian này ông đã rời khỏi quân đội và chuyển ngành làm giáo viên giảng dạy bộ môn chính trị tại một trường Cao Đẳng ở Hà Nội, thời gian đó Ông có quan hệ với một nữ sinh viên và có chung với nhau một đứa con gái.

Cuộc chiến hai miền đất nước vừa tạm ngưng, nhưng trong căn nhà nhỏ của Dì Dượng Ba tôi chiến tranh vẫn còn tiếp tục.  Dượng trách Dì tôi sao để cho anh Minh tham gia quân đội Saigon, lại làm sĩ quan cấp bậc Trung úy.  Dì ấm ức tại sao Dượng lại có con riêng với người đàn bà khác. 

Dì đổ lỗi cho chế độ quân dịch ở Miền Nam bắt thanh niên phải nhập ngũ, mà Dì không có cơ hội lựa chọn.  Dượng cho rằng đã chờ đợi 20 năm, từ 1954 đến 1974 ở Miền Bắc và cứ ngỡ rằng sẽ không bao giờ còn có cơ hội trở về Miền Nam với Dì nên đành phải đi thêm bước nữa.

Sau đó là cuộc đấu khẩu về ý thức hệ giữa anh sĩ quan Cộng Hòa Nguyễn Đông Minh và người cha gốc Chính Trị Viên Cộng Sản.  Không biết lời qua tiếng lại như thế nào mà vô tình tôi có dịp thấy hai người cầm chiếc ghế đẩu giằng co với nhau, còn Dì Ba thì ngồi khóc tức tưởi vì không thể cản ngăn được sự nóng giận của hai người.

Tôi biết Dượng Ba sau của tôi rất buồn vì đứa con mang hình ảnh thần tượng Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh đã quay lưng lại với lý tưởng của ông. 

"Cọp dữ không bao giờ ăn thịt con", khi chính sách tập trung cải tạo quân nhân công chức chế độ cũ ban hành, Dượng Ba đưa gia đình Dì và hai người anh về Saigon sinh sống, anh Minh được Dượng che chở, đưa đi học tập cải tạo ba ngày tại Saigon và được cấp giấy chứng nhận đã hòan thành khóa học theo qui định dành cho hạ sĩ quan binh sĩ chế độ cũ, trong lúc đó đồng đội cũ của Anh ở các tỉnh Miền Tây phải tập trung cải tạo dài hạn.  Sau này trong gia đình ai cũng khen ông có sự mưu lược, nhờ đó mà con trai không phải đi học tập cải tạo.

Thời gian sau khi chương trình HO được ban hành, anh Minh thấy mình bị bỏ rơi vì bạn bè cũ sửa sọan lên đường định cư ở Mỹ, còn Anh vì không có một ngày tập trung cải tạo nên đành ở lại quê hương.  Anh trách Dượng Ba lươn lẹo làm chi, phải để anh đi học tập cải tạo vài năm bây giờ có cơ hội được đi Mỹ rồi.

Một lần nữa Dượng Ba tôi chứng tỏ tài mưu lược của ông ta, tuy đã về hưu nhưng nhờ quen biết nhiều nên Ông xoay sở cho anh Minh có được Giấy Tạm Tha của Trại Cải Tạo do Bộ Nội Vụ ký với thời hạn cải tạo ba năm hai tháng, vừa đủ tiêu chuẩn đăng ký diện HO.

Không rõ việc đăng ký và thủ tục phỏng vấn ra sao, nhưng thời gian sau anh Minh lên đường sang Mỹ theo diện HO cùng vợ và hai đứa con, một trai 14 tuổi tên Nguyễn Chánh Nghĩa (chắc ý anh Minh muốn nói Anh có chính nghĩa hơn Ba của anh) và một gái 12 tuổi tên Nguyễn Thị Tường Vi.  Trong gia đình lại khen Dượng Ba sau của tôi mưu lược hơn đời.

Định cư ở Mỹ một thời gian giống như bao nhiêu gia đình HO khác, anh Minh và vợ lao theo cuộc sống đi làm kiếm tiền trả nợ nhà cửa, xe cộ, thực phẩm… Hai đứa con đi học trường trung học công lập, một thời gian ngắn đã hội nhập vô cuộc sống Mỹ dễ dàng.  Đứa con trai lớn bắt đầu tập hút thuốc uống bia, trốn học tụ tập đánh bida, hút cần sa, thời gian sau chuyển sang hút xì ke và ăn cắp xe hơi, sau nữa đi cạy cửa ăn trộm nhà người ta, bị cảnh sát bắt đưa vô trại giam, ra tòa kêu án hai năm tù giam.

Vợ chồng Anh Minh than trời trách đất, cứ nói phải chi không ham đi Mỹ, cứ sống ở Việt Nam chắc thằng con trai không đến nỗi hư hỏng phải đi tù. 

Sau một năm tù do hạnh kiểm tốt nên thằng Chánh Nghĩa được giảm án cho về nhà và được giới thiệu đi học sửa máy bay trong trường Vo-Tech dạy nghề, sau 18 tháng học hành chăm chỉ ra trường có việc làm ngay trong phi trường tại thành phố nơi gia đình anh Minh đang cư ngụ, lương khởi sự cao bằng mức lương kỹ sư mới ra trường.  Trong thời gian đi học thằng Chánh Nghĩa có quen với một cô bạn gái học nghề đồ họa Auto-Cad cùng trường, sau khi hai đứa ra trường có việc làm vững chắc, gia đình hai bên tiến hành làm đám cưới.  Khỏi nói sự vui mừng của vợ chồng anh Minh vì đứa con hư hỏng nay đã thành người lương thiện có công ăn việc làm và gia đình đàng hòang, vợ chồng Anh thầm cảm ơn nước Mỹ đã cưu mang gia đình anh.

Đứa con gái Tường Vi của anh Minh bây giờ đang học đại học ngành Nursing, chỉ còn năm cuối là ra trường.  Bão tố trong gia đình nhỏ của Anh lại bùng lên khi đứa con gái một hôm về nhà khóc thút thít với Mẹ, báo tin mình đã mang bầu được ba tháng với một người bạn trai da mầu người bản xứ. 

Niềm vui với sự hòan lương của đứa con trai còn đâu đây, bây giờ gia đình anh Minh phải đương đầu với nỗi lầm lỡ của đứa con gái.  Gia đình Anh sống ở Mỹ chưa được một thập niên nên sự suy nghĩ còn bảo thủ nặng nề lắm, hai vợ chồng tưởng chừng trái đất sụp đổ đến nơi rồi, đã vậy đứa con gái còn bảo thằng bạn trai của nó cũng chối phăng và không thừa nhận đó là con của nó, đồng thời khuyên con Tường Vi nên bỏ cái bào thai và hứa sẽ hướng dẫn đi phá thai (chắc thằng này có kinh nghiệm với đứa con gái khác rồi")

Vơ chồng anh Minh một lần nữa than trời trách đất sang Mỹ làm chi cho khổ tấm thân, con cái hư hỏng, phải còn ở Việt Nam nếu lỡ con gái có bầu lo thu xếp làm đám cưới cũng xong, bây giờ thằng kia không chịu là tác giả của bào thai, nhưng giữ lại thì Anh Chị không dám nghĩ tới ngày phải ôm đứa cháu ngoại không cha, nhất là cái ý nghĩ có đứa cháu ngoại da mầu quả thực chưa từng có trong đầu của Anh Chị.

Nữa năm sau, đứa cháu ngọai của anh Minh chào đời, dĩ nhiên không có cha, Anh Chị ngại kiện cáo lôi thôi tốn kém, đã vậy chưa chắc có tiền Child Support vì thằng kia cũng đang còn đi học, thôi thì con dại cái mang.

Con Tường Vi cũng cứng cáp và trở lại trường học tiếp tục, năm cuối cùng đi thực tập thường xuyên và quen một anh chàng sinh viên nha khoa người Việt cũng đang thực tập cùng trong bệnh viện, tuy biết con Tường Vi đã có con, nhưng anh chàng này xem chừng mê mệt và hứa hẹn sau khi ra trường có việc làm vững chắc sẽ làm đám cưới.

Con gái anh Minh mừng lắm, về nhà báo tin với Anh Chị, chị Minh thì tánh lo xa, hơn nữa giống như chim đã trúng tên, bây giờ gặp cành cây cong cũng sợ.  Chị nhắc dè chừng con gái và khuyên nên thận trọng, bao giờ cưới hỏi đàng hòang hãy mừng, chỉ sợ một lần nữa gặp đứa quen thói trăng hoa thì mẹ con lại trắng mắt ra.

May mắn bạn trai của Tường Vi có cha là bác sĩ chuyên khoa tâm thần, mẹ là bác sĩ nhi khoa, sống ở Mỹ khá lâu, cả hai đều cởi mở và rộng lượng, sẵn sàng chấp nhận Tường Vi là con dâu tương lai, không nề hà hay đặt vấn đề nghi ngại gì hết.  Sau khi hòan tất thời gian thực tập và tốt nghiệp bác sĩ nha khoa, người yêu của Tường Vi được ba mẹ giúp đỡ sang lại văn phòng nha khoa của một người bạn của ba nó vừa nghỉ hưu. 

Sau khi ổn định xong cũng vừa lúc con Tường Vi ra trường có việc làm vững chắc ở bệnh viện cùng thành phố, hai đứa xin phép cha mẹ làm đám cưới.  Đám cưới được diễn ra long trọng và rực rỡ, bên đàng trai chỉ có chú rể là con một nên cố gắng hết sức để có được một đám cưới hòan hảo như ý muốn.

Vợ Chồng anh Minh một lần nữa thầm cám ơn nước Mỹ thật nhiều.  Xin nói thêm là anh Minh có mời Dì Dượng Ba tôi sang Mỹ dự đám cưới đứa cháu nội gái, trong thâm tâm anh Minh chắc cũng muốn cho Cha mình đến Mỹ một lần cho mở tầm mắt và có một cái nhìn công bằng hơn đối với nước Mỹ và chủ nghĩa tư bản.

Chuyện đến đây có thể tạm ngưng được, vì bão đã yên sóng đã lặng, nhưng có một chuyện xảy ra sau đó khiến tôi băn khoăn không biết có nên kể ra không, vì có thể sẽ làm câu chuyện kết thúc không có hậu.

Chuyện là như vầy, sau đám cưới một năm thì Tường Vi có bầu, cái thai lần này hành nó nhiều hơn lần có bầu đầu tiên, không ăn uống được nên thấy thiệt là tiều tụy, nó phải xin nghỉ làm thường xuyên vì bị thai hành, nhưng cái quan trọng và bất ngờ hơn cả là nó khám phá ra chồng nó bắt đầu có quan hệ tình cảm trên mức bình thường với một cô nha tá người bản xứ phụ việc trong văn phòng nha khoa của chồng nó.

Trong lúc tôi đang viết xuống những dòng chữ này thì vợ chồng cháu Tường Vi đã làm hòa trở lại, chồng nó sắp xếp cho cô nha tá người bản xứ nghỉ việc nơi phòng mạch, hứa hẹn sẽ thu xếp êm ấm, mọi việc sẽ tốt đẹp trở lại, và hứa sẽ làm một người chồng người cha gương mẫu trong tương lai.

Cầu chúc cho gia đình anh Minh và Dì Dựơng Ba luôn được bình an, sau một thời gian chịu nhiều thử thách.  Mất đó rồi tìm lại được, may mắn và xui rủi đan lẫn vào nhau, quả thật không thể biết trước điều gì sẽ xảy ra trong tương lai của mình.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,227,211
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Ba truyện kể về “Nhân Duyên” sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo năm Kỷ Hợi 2015.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây là bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của bà.
Chương trình America's Got Talent (AGT) trên truyền hình NBC, ra mắt từ tháng Sáu 2006, tới nay đã trụ được 13 mùa, tiếp tục làm mê mẩn 12 triệu khán giả hàng tuần. Simon Cowell, nhà sản xuất của AGT, vào danh sách báo Time bình chọn 100 nhân vật thế giới tạo nhiều ảnh hưởng nhất. Sang năm 2019. Simon 60 tuổi. Show chung kết AGT The Champions mùa thứ 13, gồm những màn trình diễn hấp dẫn của các tài năng đã thắng giải từ khắp thế giới, được sắp xếp thành 7 chương trình TV, trình chiếu đúng dịp Tết Kỷ Hợi. Riêng chương trình cuối, công bố kết quả AGT 2019, sẽ chiếu ngày Thứ Hai 18/02/19. Sau đây là bài viết của Tố Nguyễn, tác giả lần đầu viết về nước Mỹ và đã nhận giải đặc biệt 2018.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết đầu năm của tác giả.
Thứ Năm tuần này là Ngày Tình Yêu / Velentine Day 2019, đánh dấu đúng 750 năm ngày 14 tháng Hai năm 269, khi Giám mục Valentine bị hoàng đế La Mã Claudius Đệ Nhị cho lệnh chặt đầu, vì làm phép kết hợp các đôi lứa theo nghi thức nhà thờ. Nhân ngày đặc biệt này, mời đọc bài viết thứ ba của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, cựu nữ sinh Trưng Vương, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân Lafayette, Louisiana. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la!
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới về Tết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới sau đây kể về lớp dạy văn chương Việt tại UC Irvine.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài ông viết đầu năm mới Kỷ Hợi.
Nhạc sĩ Cung Tiến