Hôm nay,  

Tổ Ấm Đa Chủng

04/09/200800:00:00(Xem: 135933)
Người viết: Lưu Thái Dzo

Bài số 2399-16208475-vb5040908

Tác giả tên thật Hoàng Huy Năng, sinh năm 1934, cựu sĩ quan VNCH và cựu tù chính trị, diện HO 5, định cư tại Houston từ 1992, hiện là Uỷ Viên Xã Hội Đoàn Liên Minh Thánh Tâm Giáo Xứ Đức Kitô Ngôi Lời Tập Thể ở Houston. Trước 1975, tại Việt Nam, ông đã cộng tác với nhiều báo quân đội và cho tới nay đã xuất bản 5 tập thơ và 1 tập truyện ngắn tại Hoa Kỳ. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông gửi một loạt 5 bài viết. Sau đây là bài đầu tiên.

***

Gia đình tôi cư ngụ tại khu nhà mang tên "Pheasant Run Village" gần Đại Lộ Bellaire thuộc Thành Phố Houston, Texas. Cư dân làng phần đông là Mễ và Mỹ Đen. Tôi không nắm được con số chính xác về gia đình Mỹ trắng và Việt Nam, nhưng biết chắc hai thành phần nầy thuộc thiểu số.

Tôi đến "cắm dùi" tại làng Pheasant Run chưa được bao lâu thì quen thân với gia đình Ông Bà Mười, cũng đi định cư theo diện HO, qua Hoa Kỳ sau gia đình tôi 5 năm. Vào một sáng Chủ Nhật, tôi đến tham dự Thánh Lễ tại Nhà Thờ Giáo Xứ Ngôi Lời, xa làng khoảng 20 phút lái xe. Lễ xong, tôi gặp Ông Mười ở cuối Nhà Thờ cùng lúc với nhiều giáo dân khác. Tôi chú ý đến Ông Mười vì ông ấy ngồi xe lăn do cậu con trai đẩy và dìu lên xe hơi đậu phía hông Thánh Đường. Tôi quen gia đình Ông Mười từ hôm đó. Nhà ông ở cách nhà tôi khoảng hai "bloc", nhưng khác đường. Ngoài cậu con trai tên Hân mà tôi gặp hôm Chủ Nhật ở Nhà Thờ, Ông Bà Mười còn hai cô con gái . Cô chị tên Hạnh, cô em tên Hiền. Lúc gia đình Ông Bà Mười và gia đình tôi quen thân và bắt đầu lui tới, qua lại với nhau (khoảng cuối năm 2004), 3 người con của Ông Bà chưa có ai lập gia đình hoặc ra riêng. Vì thời cuộc, việc học của 3 đứa bị dang dở, mất căn bản. Mặt khác, trong giai đoạn đầu, tuy gia đình được giúp đỡ theo quy chế tỵ nạn, nhưng thực ra ai cũng băn khoăn, tìm kiếm việc làm để mau chóng thăng hoa cuộc sống mới. Do đó, Hân và 2 em gái anh chỉ cố gắng qua được "Hai năm đại học" mà thôi. Khi ông Mười bất ngờ ngã bệnh, các con ông càng lo lắng hơn về sinh kế chung. Hân đã có công ăn việc làm từ lâu. Anh làm cho một hãng điện tử, với số giờ "over time" khá nhiều. Bà Mười, nhờ vay mượn bạn bè, đã mở được một tiệm tạp hóa nhỏ, với sự tiếp tay luân phiên của hai cô con gái. Riêng ông Mười, khi rời Việt Nam đi Mỹ, sức khỏe ông đã yếu kém sau gần 10 năm ở tù Cộng Sản. Đầu năm 2003, ông bất ngờ bị chứng "nhồi máu cơ tim", phải đi cấp cứu và chữa trị tại bệnh viện một thời gian. Ông thoát chết, nhưng tê liệt 2 chân. Do đó, dù kiên trì luyện tập, ông vẫn không lấy lại trọn vẹn trạng thái bình thường của đôi chân.

Sau khi đến Hoa Kỳ và ổn định vấn đề ăn ở, tôi theo học ESL một thời gian, rồi làm việc "bán thời gian" cho cơ quan RSA (Réfugies Services Alliance). Hiện nay tôi đã nghỉ việc. Tuy nhiên, hằng ngày tôi vẫn giúp đỡ các cháu nội ngoại, đưa đón chúng nó đến trường và về lại nhà. Ngoài ra, tôi còn dành chút ít thì giờ thăm viếng, vấn an những thân nhân, bạn bè đau ốm nằm tại gia hoặc ở bệnh viện hay nhà dưỡng lão. Do đó, thỉnh thoảng tôi mới ghé nhà ông Mười. Thông thường tôi chỉ thấy một mình ông ở nhà, khi ngồi, lúc nằm nơi chiếc ghế nệm lớn "co giãn" để vừa làm ghế ngồi vừa là giường nằm. Chiếc xe lăn để trong góc phòng, không xa chổ đặt ghế. Ông có thể vịn thành giường hoặc vật dụng cố định nào đó để chầm chậm di chuyển đến đích điểm ông muốn. Mỗi lần ghé thăm, tôi gọi điện thoại báo trước để ông nhờ người nhà mở sẵn cửa hoặc ông đích thân lần mò đi mở.

Tôi nhớ một hôm, vào cuối tuần, chiều thứ bảy, tôi thong thả cuốc bộ qua nhà ông Mười sau khi đã điện thoại báo cho ông biết. Không có quà cáp gì , tôi mang cho ông ít sách báo mới mua ngoài phố. Những tập thơ, truyện ngắn do tôi sáng tác, tôi cũng đã đem biếu trong mấy lần thăm trước. Tôi kéo chiếc ghế nhỏ, thấp bên cạnh giường ông , chưa kịp ngồi vào thì một cô gái Mỹ đen từ phía sau bếp xuất hiện, hai tay bưng chiếc dĩa khá lớn đựng tô gì như thức ăn vừa nấu xong, còn bốc mùi thơm phức. Hi ! Cô vừa cất tiếng chào tôi, vừa cẩn thận đặt "chiếc dĩa làm mâm" xuống mặt bàn vuông cỏn con trước mặt ông Mười. Cô nhoẻn miệng cười, nhìn thẳng vào mặt ông và lễ phép nói : "Daddy, please take it!". Có lẽ đoán biết là tôi cực kỳ ngạc nhiên, ông Mười lên tiếng ngay : "Julie là bạn gái của con trai tôi và , trong tương lai, có thể trở thành con dâu tôi. . Nó thường đến thăm và giúp đỡ gia đình tôi. Thằng Hân nhà tôi gặp quen Julie trong Sở làm và ngỏ ý muốn cưới làm vợ. Nhưng tôi và "bà xã" không chấp nhận, không phải vì kỳ thị, nhưng vì Julie không cùng Tôn Giáo với Hân, nên chúng tôi lo sợ hôn nhân tan vỡ...". Ông Mười quay lại phía Julie, chỉ vào tôi và giới thiệu bằng tiếng Việt, rất chậm rãi : "Đây là bác ... Do, bạn của bố, nhà bên kia đường". Julie nói: "Sir, I am very glad to see you!" Ông Mười vừa cất chiếc dĩa giấy đậy tô thức ăn , vừa hỏi Julie: "What do you cook for me"". Julie đáp, vẻ e lệ, ngập ngừng : " Dạ, con ... làm bun... rieu (bún riêu)!". Ông Mười và tôi cùng cười. Tôi lớn tiếng khen Julie: "Congratulation Julie! Cháu rất giỏi ! Ai dạy cháu làm bún riêu vậy"".Julie liến thoắng : "Da, thua bac, me...  anh Han!" Julie cố phát âm cho đúng giọng người Việt. Trong thâm tâm, khi ông Mười chưa giới thiệu, tôi cứ tưởng Julie là y tá được Chính Phủ cung ứng theo chương trình giúp đỡ người tàn tật.

Qua chứng kiến, hoặc nghe nói, hay đọc sách, báo, tôi được biết nhiều thanh niên hoặc thiếu nữ Việt Nam có vợ hay chồng dị chủng. Tuy nhiên, thông thường, trai Việt lấy gái Mỹ trắng, hoặc gái Việt lấy trai cũng Mỹ trắng, chứ không có, hoặc rất hiếm trai Việt lấy gái Mỹ đen như trường hợp Julie "cặp bồ" với anh Hân , con trai Ông Bà Mười.

Ông Mười cho tôi biết:  nguyện vọng của ông bà là cưới cho Hân một cô gái Việt Nam theo đạo dòng. Không cần giàu sang hoặc có bằng cấp cao , nhưng phải phúc hậu, đạo đức, ngoan ngoãn. Tuy không bằng lòng Julie, nhưng ông chỉ nhỏ nhẹ trình bày hơn thiệt với con trai, chứ không hề la mắng nặng lời. Hân nói với bố là Julie sẵn sàng học đạo để kết hôn theo nghi thức Công Giáo. Không thể làm gì khác hơn, ông chấp nhận cho Julie đến gia đình Hân, chỉ đến ban ngày mà thôi, coi như "thực tập làm dâu" một thời gian để thử thách. Thái độ, hành động và lời ăn, tiếng nói của cô gái Mỹ đen khá trẻ, không đẹp, nhưng có duyên thầm, dần dà chiếm trọn tình cảm của bố mẹ cũng như 2 cô em gái Hân.

Hạnh và Hiền thuộc loại con gái nhà lành. Cả hai đều xinh đẹp.Tính tình nhu mì, dễ thương. Là ca viên thuộc ca đoàn Xêxilia, Giáo Xứ Ngôi Lời, hai cô sinh hoạt đều đặn, nhiều cậu trong và ngoài ca đoàn theo đuổi. Nhưng không một ai được diễm phúc "lọt vào mắt xanh" của hai cô, bởi lẽ, theo tiết lộ của bà Mười, cách đây sáu, bảy năm, lúc còn học đại học, hai cô đã quen thân với hai bạn trai cùng lớp, đến Hoa Kỳ theo diện di cư . Đó là Savan, người Mỹ gốc Lào, và Hundato, người Mỹ gốc Đại Hàn. Qua thời gian khá dài tìm hiểu, 2 chàng sinh viên gốc Á Châu kia đã được Hạnh và Hiền chọn lựa, cho vào "chung kết" với điểm "A+". Hai cậu Savan và Hundato đều là Ki tô Hữu Công Giáo trưởng thành và chân chính. Gia đình cả hai thuộc hạng khá giả, nhập cư Mỹ từ nhiều năm trước, cư ngụ tại vùng Sugar Land. Tuy xa, nhưng từ khi "nắm bắt được 2 nàng Việt Nam xinh như mộng", cả hai cậu rất "hồ hởi, phấn khởi", tuần nào cũng sốt sắng lái xe đi dự Thánh Lễ Nhà Thờ Ngôi Lời. Mặc dầu chưa chính thức cầu hôn, nhưng 2 gia đình đàng trai cũng đã lui tới nhà gái, thăm viếng xã giao, và, ngược lại, đàng gái cũng tỏ ra vui vẻ, sẵn sàng chấp nhận những vụ "kết hôn dị chủng"... 

Liên tiếp trong hai tháng trước Đại Lễ Phục Sinh năm 2007, tôi dự Thánh Lễ Chủ Nhật lúc 9 giờ sáng tại Nhà Thờ Ngôi Lời. Xong lễ, lần nào tôi cũng thấy Julie dẫn ông Mười chống gậy , chậm rãi bước ra chỗ đậu xe của những người tàn tật, rồi nàng đích thân lái xe đưa ông về. Tôi chạy đến hỏi julie sao không thấy bà Mười, Hân và 2 cô Hạnh, Hiền đi Lễ. Julie trả lời bằng tiếng Việt khá rành, thỉnh thoảng pha chút ít tiếng Anh. Nàng vui vẻ nói: "Tất cả bận đi làm, nên chia nhau celebrate các lễ theo giờ thuận lợi ngày Saturday và Sunday. Còn cháu mạnh khỏe hơn - Julie vừa nói vừa cười - nên lãnh phần đưa bố đi. Otherwise, cháu phải đến Nhà Thờ 9 giờ sáng để cùng các bạn học giáo lý cho "Lễ Bát Tem" sắp tới"...

*

Tôi được Julie đích thân đến tận nhà trao tay một giấy mời duy nhất của gia đình ông bà Mười, với nội dung ngắn gọn như sau: "Vào chiều Chủ Nhật Lễ Phục Sinh 2007, mời "hai bác láng giềng" đến chung vui với chúng tôi, nhân dịp cháu Julie mới lãnh nhận Bí Tích Thanh Tẩy trở nên con cái Chúa và Giáo Hội Công Giáo, đồng thời, gia đình cũng tổ chức đơn giản nghi thức "đính hôn" cho các cháu Hân với Julie, và Hạnh, Hiền với Savan, Hundato".

Tôi giục "bà xã" chuẩn bị cuốc bộ ( vì quá gần) qua nhà ông bà Mười dự tiệc vui với bà con, họ hàng bốn bên đang hiện diện, cười, nói bằng nhiều ngôn ngữ, nhưng nổi cộm nhất, là tiếng Việt và tiếng Anh . Tiệc "bốn bên" dành cho thực khách thân cận, gồm có : 1/ ông bà Mười - 2/ cậu ruột của Julie - 3/ bố mẹ của Savan - 4/ dì nuôi của Hundato. Thực khách còn lại khoảng 20 người, là bạn bè , thân hữu của bốn bên . Ông Mười, sau nhiều ngày, tháng, được Julie dẫn đến "Trung tâm hồi phục sức khỏe" của thành phố, tập luyện đi, đứng theo phương pháp đòi hỏi, đã gặt hái kết quả tốt : đi lại, xê dịch nhanh chóng, dễ dàng hơn, mặc dù còn phải xử dụng gậy chống. Julie bận áo dài Việt Nam màu xanh nhạt, may cắt sít sao với khổ người không đến nỗi "phì nhiêu" lắm, nên trông khá "bắt mắt". Có thể nói nàng là "Cái Đinh" trong bữa tiệc thân mật, ấm cúng, nhưng không kém phần sang trọng của gia đình ông bà Mười ngày hôm nay. Julie nhanh nhẹn, duyên dáng, chạy lui, chạy tới, bắt chuyện, hỏi han từng người, khi dùng tiếng Anh, lúc tiếng Việt, biết xưng hô theo phong tục, tập quán mỗi đối tượng tiếp xúc. Thực khách ngồi tràn ra cả phía sân sau. Ăn uống theo kiểu "self service". Hạnh và Hiền cười, nói tíu tít, rôm rả bên cạnh hai chú rể tương lai rất đẹp trai của ông bà Mười . Trọng tâm bữa tiệc là ăn mừng "Lễ Bát Tem" của Julie đã được long trọng cử hành đêm Vọng Phục Sinh tại Thánh Đường Ngôi Lời dành cho 30 ứng viên nam nữ, hầu hết là những cặp "chuẩn vợ chồng" sẽ chính thức cử hành Bí Tích Hôn Phối trong một tương lai không xa. Ngoài việc ăn mừng, bữa tiệc còn nhằm mục đích công khai hóa Lễ Đính Hôn dành cho Hân đẹp duyên với Julie, Hạnh và Hiền đẹp duyên với Savan và Hundato.

Tôi và "bà xã" đến chào hỏi từng bạn bè thân quen thường gặp vào những ngày Chủ Nhật hoăc Lễ lớn tại Giáo Xứ Ngôi Lời . Chúng tôi cũng tìm cách làm quen để có thêm bạn mới. Nhà tôi chạy lại ôm hôn Julie và choàng vào cổ nàng xâu chuỗi mân côi, coi như quà tặng mừng ngày nàng gia nhập Đại Gia Đình Công Giáo. Chúng tôi và có lẽ tất cả giáo dân đều yêu thương Julie, xem nàng không những là con dâu thánh thiện, đạo đức của ông bà Mười, mà còn là con dâu đặc biệt của Giáo Xứ Ngôi Lời, đặc biệt vì trong khoảng 4, 5 ngàn "con chiên" vùng South West Houston nầy, từ khi thành lập Giáo Xứ đến nay, chưa có "con chiên" nào, đạo dòng hay tân tòng, là người "bản xứ da màu" . Chúng tôi cũng không quên chúc mừng hai cháu Hạnh và Hiền đã có "hôn phu" đẹp trai và nhất là, đạo đức, biết đàn hát, trong tương lai, có thể gia nhập ca đoàn Xêxilia của Giáo Xứ. Chúng tôi cũng thăm hỏi, "đấu láo" với 2 "Lào Kiều" và "Hàn Kiều" đang cố gắng phát âm một số tên gọi những món ăn quen thuộc của người Việt như: phở, chả giò, nước mắm, v.v...

Bữa tiệc kết thúc trong bầu không khí thân thương vui, nhộn. Trước khi ra về, chúng tôi được ông bà Mười dặn đi dặn lại là trong vòng 6 tháng tới, chúng tôi phải chung vui lần nữa với gia đình ông bà . Đám cưới "ba cặp, bốn họ" sẽ được tổ chức cùng một ngày , đãi tiệc tại cùng một Nhà Hàng, và dĩ nhiên, Thánh Lễ dành cho "đám cưới tập thể" nầy sẽ được cử hành trọng thể tại Giáo Xứ nhà . Nói là đám cưới "bốn họ". Nhưng, nếu tính kỹ , thì phải là "năm họ", vì phía ông bà Mười phải kể là hai họ : ông bà vừa đàng trai ( cậu Hân) vừa đàng gái (2 cô Hạnh, Hiền). Ngày vui được tính toán, sắp xếp theo ý kiến chung của bốn họ, nhưng phần đài thọ tài chánh thì hai họ nhà trai Lào và Đại Hàn giành giật nhau, không khoan nhượng.

Trên đường thong thả đi bộ trở về nhà, tôi vui vẻ nói với "bà xã": đám cưới sắp tới của các con ông bà Mười làm tụi mình nhớ lại đám cưới năm nào của hai con gái song sinh. Hồi đó, một đám cưới "ba họ" đã được tổ chức cùng một ngày, dâng Thánh Lễ chung 2 cặp tại một Thánh Đường và ăn tiệc tại cùng môt nhà hàng. Có khác chăng là gia đình tụi mình chỉ mang danh hiệu là "Tổ Ấm Độc Chủng". Còn gia đình ông bà Mười hôm nay phải được gọi là "Tổ Ấm Đa Chủng"

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,318,756
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến