Hôm nay,  

Cái Chân Gãy Và Emergency Room

30/08/200800:00:00(Xem: 335852)
Tác giả: Phạm Hoàng Chương

Bài số 2394-16208470-vb7300808

 
Phạm Hoàng Chương là một tác giả viết về nước Mỹ kỳ cựu. Ông đã góp bài và nhận giải thưởng từ năm 2003. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California., và vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị cho Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới của ông.

Nếu bạn có Medicare hay health insurance, bạn không cần phải đọc bài này, vì Medicare hay insurance sẽ thanh toán toàn bộ, hay một phần chi phí nhà thương và bác sĩ săn sóc bạn. Nhưng nếu bạn không có, khi bịnh đi bác sĩ tư trả tiền mặt, mà xui xẻo cần vô emergency room gấp, thì nên đọc bài này rút kinh nghiệm và nhắc nhở cho người khác.

Năm 2003, một đêm khuya nọ tôi lên cơn đau bụng chướng anh ách không tiêu vì ban chiều ăn 3 trái xoài chín, 4 trái bắp luộc và uống một ly đầy nước chanh vắt. Hồi còn trẻ, ăn gì thì ăn, ăn mấy thì ăn, bao tử gan ruột phối hợp tiêu hóa sạch sành sanh, không làm sao hết. Bây giờ 58 tuổi, mặc dù bề ngoài trẻ trung săn chắc như trai 45, 47, bộ máy tiêu hóa đã bắt đầu trục trặc, khi ăn uống phải coi các món ăn có xung khắc không trước khi nuốt vào. Thức ăn bổ béo, của ngon vật lạ bạn bè mời ăn, ngon mấy cũng phải ngẫm nghĩ, phân tích bao nhiêu chất béo, chất chua, tánh hàn hay nhiệt, nếu khó tiêu phải biết quyết liệt từ chối kẻo về nhà mang họa. Chất chua của xoài và nước chanh tạo gas đầy anh ách nên hột bắp lơ lửng trong bao tử không tiêu, mửa không được, đi cầu không ra, làm đau quặn thắt từng cơn. Tôi lọ mọ nấu nước gừng, pha bột nghệ và một ít vỏ quit khô uống một ly nhỏ thì nôn ọc ra được một phần ba, trong người nhẹ hẳn, nhưng bụng vẫn chốc chốc đau quặn đến toát mồ hôi đầm đìa, mình mẩy lạnh ngắt, nằm lăn lộn dưới sàn gỗ. Con trai tôi lo lắng hỏi "ba thấy có cần đi emergency room không, con chở đi". Tôi chịu đựng mãi thấy không xong, gật đầu đồng ý cho nó chở tới Riverside community hospital gần nhà, vô Emergency Room ngồi chờ.

Hồi đó tôi còn đi dạy, có bảo hiểm của Kaiser rất tốt, vậy mà thấy mình còn đi đứng nói năng được, họ bỏ mặc kệ cho chờ đến hơn 2 giờ khuya mới tới rờ bụng, hỏi han, đưa vô phòng chích cho 2 mũi thuốc giảm đau và mấy viên thuốc đau bụng rồi cho về. Lúc đó tôi đã thấy dễ chịu nhiều, có lẽ vì mửa ra được lúc ở nhà và gừng nghệ làm ấm bao tử hơn là nhờ thuốc chích. Vậy mà họ "charge" Kaiser tới 1000$. Kaiser tức tốc bắt ông bác sĩ gia đình tôi cho đi soi ruột, thử phân đủ thứ, khám phá thấy con vi trùng "E coli "gì đó trong bụng, bắt uống thuốc 3 tuần lễ liền. Hồi đó, tôi thấy Community hospital chích có 2 mũi thuốc mà "billed" khủng khiếp như vậy thì thất kinh, thương hại cho Kaiser vì mình ăn uống tầm bậy mà è cổ ra trả, mà cũng mừng may là mình có bảo hiểm. Nhưng vì không phải bỏ tiền túi ra trả, nên cũng thờ ơ không để ý rút kinh nghiệm cho lần sau.

Đầu năm 2006, một tuần trước khi về Việt nam ăn Tết, tôi thình lình chóng mặt té ngã mê man mấy phút trước tiệm phở ở Bolsa vì lượng đường trong máu xuống quá thấp. Lúc đó tôi 61 tuổi, mới về hưu, hết bào hiểm sưc khỏe của sở làm, nhưng rất khỏe mạnh, không hề bị huyết áp hay tiểu đường, cholesterol gí cả, nên ỷ y không mua insurance. Hôm đó, nhịn đói từ sáng đến 8 giờ tối mới ăn, tự nhiên xảy ra triệu chứng đó. Vùng mắc cá bàn chân trái tôi sưng vù lên, đau lắm. Tôi nghĩ mình bị trật gân, chắc một tuần thì hết nên coi thường, chỉ xoa dầu nóng, nhưng phải chống nạng đi. Về Việt nam thì con nuôi tôi là bác sĩ Minh lấy tay khám, nghi là gãy xương, bèn đưa tới clinic của người bạn rọi điện thì quả nhiên có 2 vết nứt ở xương ống nhỏ gần mắc cá, phải đăng bột gần một tháng mới tháo ra. Ăn Tết xong, bốn tháng sau tôi mới trở về Mỹ.

Ở Mỹ, tôi mua bào hiểm PPO rẻ tiền cho cả 2 vợ chồng chỉ có 150$ một tháng, nhưng gần 2 năm mà chả ai đau bệnh gì, trừ một lần tai tôi kêu vo vo, bác sĩ nói chỉ là triệu chứng cảm cúm, charge 160$ mà PPO gọi tới gọi lui mãi 6 tháng sau mới rebate lại cho 50$, bèn cancel PPO. Tháng 2/2008, nghe nhiều người bày, tôi tới bệnh viện Nhân Hòa ở Orange County, apply MSI (bảo hiểm dành cho người nghèo) , trưng bày giấy tờ income giấy tờ đầy đủ, họ nói 2 vợ chồng tôi income dưới 2300$ một tháng nên đơn sẽ được chấp nhận. Ai dè tháng 5 bên County trả lời: "Hồ sơ anh qualify, nhưng anh ở Riverside county thì apply MSIP ở Riverside County, chứ có nhà cửa bên đó mà mượn địa chỉ nhà người em bên Wesminster để xin, không được". Tôi nói nhà hiện đang rao bán mà chưa ai mua, qua ở nhà cô em để chuẩn bị kiếm nhà mua ở Wesminster, họ nói không được, bèn apply ở Riverside County, ở đây cho cái hẹn 28 tháng 8 để interview. Chờ 3 tháng trời nữa mới tới cái hẹn thật là sốt ruột, cứ ngay ngáy lỡ có chuyện gì xảy ra trong thời gian đó thì sao. Quả nhiên, chuyện xảy ra thật.

Tháng 6 năm 2008, nhân ngày Fathers's Day, con trai tôi cho tôi một cái Tivi khổng lồ ( coi DVD và tape luôn) để dưới nhà. Family room đã có Tivi rổi, nên thấy 2 cái chật nhà, tôi gồng mình 2 tay khệ nệ một mình khiêng Tivi mới lên lầu để trong phòng master bedroom. Cái Tivi nặng dễ có đến 100 pounds, tôi ráng sức đỏ mặt ôm, bước từng bước lên thang cấp, vô phòng, đặt lên tủ. Sau đó một ngày thì chân trái đi cà nhắc, qua ngày thứ hai thì sưng vù, đỏ au, ấn chỗ nào cũng thấy đau, tôi nghi là vết gãy xương năm kia bị nứt lại. Con trai tôi mua mấy hộp "medicated patch" nóng và lạnh, có chất menthol, và cuộn ribbon tới đắp và băng bó chân tôi, vết sưng xẹp ngay, nhưng vẫn còn đau. Tôi qua Bolsa gặp bác sĩ bạn học cũ X-ray 35$, anh coi phim không thấy vết nứt nào rõ rệt, nhưng nghe tôi kể trước kia đã một lần bị té nứt ngay chỗ đó, cứ khăng khăng nói bị nứt lại, phải đi bác sĩ chuyên về chân khám. Tôi email về Saigon hỏi con nuôi là bác sĩ Minh, nó cũng nghi là vết nứt cũ bị nứt lại, khuyên tôi phải đi đăng bột. Tôi tới phòng khám bác sĩ Trần-Triều ở Wesminster, cô thư ký nói phải lấy hẹn, 1 tuấn bác sĩ chỉ khám có 1 ngày thứ ba, khám hết 160$, sau đó băng bột hay splinter tính thêm 50$ hay 100$, tùy nặng nhẹ...

Thấy trật gân cái chân có một chút mà tốn trên 200 bạc, tôi xách cái phim X-ray tới nhà ông bạn đông y sĩ dạy khí công rất thân, chuyên môn bấm huyệt gia truyền trị tê bại đau nhức coi thì anh ta nói, "Ồ, chân anh xương đâu có nứt gì đâu, chỉ là gân bị dãn ra sưng thôi. Thoa dầu nóng cho tan máu, băng bó nằm nghỉ, từ từ lành. Nếu có nứt xương đi nữa thì uống calcium, bó chân lại, giữ đừng để va chạm mạnh..Bệnh này gia đình tôi chữa không biết bao nhiêu người rồi. Không có sao đâu." Anh cho chai dầu nóng về xoa bóp lấy và cái nạng sắt để đi lại. Email cho Minh biết, nó hù:

"Chú đừng tiếc tiền, phải đi băng bột ngay, chú mà đi nghe lời nấy ông đông y sĩ, chân lành sẽ thành chân què đó."

 Ông bác sĩ bạn ở Bolsa cũng khuyên nếu chờ lâu quá mới tới hẹn với ông Triều thì thử tới County hospital ở Riverside, vô Emergency Room, họ sẽ làm liền.

- Ông về hưu, low income, chắc chắn họ sẽ tính rẽ hơn bác sĩ tư nhiều".

- Ông bạn đông y sĩ tôi nói chỉ là dãn gân, không có sao đâu.

- Ông đừng nghe lời mấy ông đông y sĩ đắp thuốc tầm bậy, cứ tới bác sĩ Mỹ đăng bột đi, kẻo sau này thành tật, đi cà nhắc suốt đời khổ lắm đó.

Tôi nghe 2 ông bác sĩ tây y hăm dọa đi cà nhắc suốt đời, bèn gọi phone cho Riverside County hospital, họ nói:

- Anh không có bảo hiểm à" Không sao, cứ tới, ở đây chúng tôi không từ chối ai hết.

Yên tâm lái xe qua nhà thương của County nằm ở Moreno Valley, trưa nắng chang chang, khập khiểng chống nạng vô Emergency room làm giấy tờ. Bệnh nhân đông đen, y tá bác sĩ đủng đỉnh qua lại, chỉ lo cho mấy ca cấp cứu, chả ai đề ý tới mình. Ngồi chờ 4 tiếng đồng hồ bàn chân sưng to đau ơi là đau. Y tá tới đo huyết áp rồi bỏ đi. Mãi mới có một bác sĩ tới hỏi han.

- Anh khiệng Tivi to nặng một mình lên lầu" Có vấp té không"

-Không. Tôi để nó lên tủ đàng hoàng. Hai ngày sau chân mới sưng đau. Chụp X-ray bác sĩ nói "fracture" nứt xương. Cách đây hơn 2 năm tôi bị ngã, cũng nứt xương ống chân này.

Bác sĩ nhìn phim, nói "không thấy vết nứt, nhưng tôi sẽ cho chụp lại lần nữa."

Chụp xong, ngồi chờ mãi mới thấy một bác sĩ khác tới nói, "Tôi coi kỹ không thấy vết nứt cũ bị răn lại, mà cũng không thấy vết nứt mới nào. Tuy nhiên, vài ngày nữa tôi sẽ "refer" anh qua Health Center gặp bác sĩ chuyên môn cho chắc ăn. Tạm thời, y tá sẽ bó chặt mắc cá chân anh lại cho an toàn. OK""

Một y tá nam da đen trờ tới, ân cần băng bó bàn chân tôi và tử tế đẩy xe lăn tôi ra gần tới chỗ xe hơi tôi đậu.

Hai ngày sau, họ "refer " tôi qua Health Center. Chỗ này hỏi tôi muốn chọn đi nhà thương nào, Roubidoux, hay Indiana của Riverside. Tôi chọn clinic Roubidoux, vì nó gần sát bên nhà, mới xây và họat động chưa đầy một năm nay. Ở đây thưa thớt bệnh nhân nên họ khám nhanh. Làm giấy tờ xong, họ đưa vô phòng là có bác sĩ tới liền. Đó là một bác sĩ trẻ khoảng 30 tuổi, hiền lành trắng trẻo, người Hoa, tên Geoffrey Leung, theo sau có một cô sinh viên y khoa người Mỹ tập sự theo học nghề. Leung ăn nói lễ phép, ân cần hỏi han, rờ nắn mắc cá và các vùng da lân cận, hỏi tôi đau chỗ nào, bảo tôi ráng bước thử. Tôi không nhích chân được, nói "I can't", Leung làm giấy cho tôi đi X-ray lại. Tôi hỏi anh chàng Radiology technician rọi nhiều lần có hại xương không, hắn nói chất phóng xạ yếu lắm, không sao, và sẽ không có phim chạy ra, mà hình ảnh bay qua Internet, tới một bác sĩ chuyên môn ngồi đâu đó ở Cali "đọc" kết quả. Bác sĩ này sẽ email kết quả về đây cho bác sĩ Leung trong 10 phút.

Tôi ngồi ngẫm nghĩ thán phục nền kỹ thuật y khoa xứ người ngày một tiến bộ siêu đẳng, chắc là đắt tiền lắm, không biết tiền bạc sau này họ tính hết bao nhiêu. Bao nhiêu cũng đành chịu, chứ biết nói sao, lỡ lên lưng cọp rồi thì phải cỡi. Chứ cảnh què quặt nằm hoài một chỗ chịu đau đớn mấy ngày nay tôi cũng đã quá nản rồi. Đang suy nghĩ thì bác sĩ Leung trở lại với cô tập sự, đưa tờ "xác định bệnh", vui vẻ nói:

- Good news for you. Xương anh không có bị nứt gì cả. Chỉ là gân với mấy cái soft tissue nó giãn ra nên gây đau. Không cần làm splinter (nẹp dài kẹp dọc theo ống chân để giữ cho xương khỏi cong) hay casting đăng bột gì cả. Anh có muốn uống thuốc giảm đau, tôi sẽ viết toa...

Tôi vui mừng nói "không cần", cám ơn rồi về. Vết sưng từ từ xẹp, hết đau. Tinh thần sảng khoái, tâm lý vui vẻ biết mình không bị gãy xương nên vết thương cũng mau lành.

Suốt 2 tuần đầu tháng 7 tôi phải chống 2 nạng dưới 2 nách đi lên lầu, xuống lầu, và di chuyển trong nhà. Tuần thứ ba, chỉ cần dùng một cái nạng. Cuối tháng 7 thì 2 chân lên xuống cầu thang không cần nạng, nhưng bàn chân trái vẫn còn yếu, không dám cử động mạnh. Mãi gần giữa tháng 8 hai chân mới hoàn toàn bình thường, cứng cáp nhảy lúp xúp tập thể dục trở lại như xưa.

Sau khi đi X-ray ở County hospital, tôi gọi Heath Department xem có thể walk-in để apply MSIP không, thay vì chờ tới cái hẹn tháng 8. Họ nói "Yes, you can walk in any time". Trời ơi, vậy mà làm mình ngửa cổ chờ cái hẹn gần chết." May mà mình lanh lợi bắt phone gọi cầu may, chứ ngồi im mà chờ chắc khi interview thì chân đã lành đời nào rồi. Một cô worker Mỹ đen sắc xảo coi kỹ các giấy tờ tôi đưa, soi mói hỏi này hỏi kia, có vẻ như sợ tôi nói láo, hay dấu giếm bớt lợi tức.. Khai có 1 cái xe, hỏi gằn lại, "chỉ một cái thôi sao"". Đưa bank statements, có in balance số tiền nằm trong account ở tờ 1, hỏi: "sao chỉ đưa tờ 1, còn tờ 2, tờ 3 đâu"".Chắc là trước đây có nhiều người giả đò nghèo khổ tới xin, rối sau County phát hiện, nên cô này có vẻ nghi ngờ bất cứ ai tới đây xin MSIP.

Tôi thành thật kể hết hoàn cảnh, nào về hưu lợi tức thấp, nào sức khỏe tốt, sang năm 65 sẽ có Medicare, xin MSIP chỉ để phòng chuyện bất ngờ mà thôi, đưa hết 3 tờ chứng minh 3 income khác nhau, 2 cái bank statements 2 nhà bank khác nhau, life insurance, annuity (quỹ hưu tư)... đinh ninh mình sẽ qualify như bên Orange County. Ai dè cô hí hoáy với cái computer bên trong mấy phút trở ra buông thẳng thừng 1 câu:

- You're disqualified for the program. Anh có quỹ hưu tư tới 90 ngàn, có life insurance... Anh bị từ chối.

-"What"", tôi sửng sốt, "income tôi dưới 2300$ , bên Orange county chấp thuận tất cả, chỉ thắc mắc địa chỉ nhà ở, mà sao bên này từ chối""

- Orange khác, Riverside khác. Mỗi county có một policy khác nhau. Đây không phải là program chung của tiểu bang. Nếu anh bệnh vô nhà thương, anh có thể rút tiền trong số 90 ngàn tiền hưu tư của anh ra để trả chi phí nhà thương. Anh không thuộc diện nghèo, không qualify MSIP. Sorry.

Tôi thẩn thờ về nhà thì nhận được cái bill từ Modesto gửi về, charge 224$ công bác sĩ hỏi han vết chân sưng và đọc cái phim X-ray từ Bolsa tôi mang sang. Tưởng chỉ có bấy nhiêu, tôi ký check gửi trả ngay. Được mấy hôm sau thì một bill 685$ nữa từ Emergency Room ở Moreno Valley gửi về, chiết tính như sau:

15$ bandage (băng bó chưn)

361$ DX X-ray (rọi điện)

227$ Emergency Room (ngồi ở phòng cứu cấp)

82$ Pulse oximetry single( đo huyết áp)

Tôi thất kinh gọi con nhỏ gửi bill, trình bày và đòi cắt nghĩa.

- Bác sĩ chuyên về chân ở Orange county tính có 220$, tôi chê đắt, bác sĩ bạn tôi khuyên đi Riverside County hospital rẽ hơn. Đâu ngờ nhà thương nhà nước mà tính khủng khiếp đắt gấp 3 lần bác sĩ tư. Ngồi chờ không mà cũng tính 200 mấy. Mà sao không có 1 bác sĩ phụ trách từ đầu tới đuôi, lại chia ra 2 ba ông tới liếc mắt coi, rồi mỗi ông tính 1 cái bill riêng như vầy"Đây là cách nhà thương làm tiền bệnh nhân nghèo như vầy à"

Nó nói:

- Ông bác sĩ bạn của ông cho information sai rồi. County hospital không bao giờ tính rẽ hơn bác sĩ phòng mạch tư, và cũng không có chữa free cho ai hết. Mỗi bác sĩ mỗi tính tiền, đó là policy của nhà thương. Nếu ông xin được MSIP thì MSIP sẽ trả tất cả chi phí nhà thương cho ông. Nhưng ông bị MSIP từ chối thì phải trả tiền mặt, hay trả góp dần dần mà thôi. Ông còn một cái bill thứ ba nữa sắp tới.

 "Bill nào nữa""Tôi bực tức hét lên. "Ngồi trong Emergency Room chờ 3 tiếng đồng hồ mà cũng tính tiền tới 227$" Rọi X-ray gì mà tới 361$" Đo huyết áp mà cũng tính 82$. My God!"

Mấy ngày sau, quả nhiên tôi lại nhận một cái bill nữa từ Trung tâm quang tuyến ở Pomona charge 33$ tiền chụp phim. Tôi gọi 2 lần để hỏi, không ai trả lời, bèn để message. Đây mới là bills của County hospital và các nơi liên hệ gửi. Còn bills của clinic Roubidoux sát nhà tôi nữa. Lúc đầu, cô thư ký bảo tôi chỉ đóng 5$ vì tôi đã apply MSIP. Sau đó khi tôi tới buồn bã báo cáo bị MSIP từ chối thì cô kêu tôi đem chứng minh income ra để cô thẩm xét mà tính rẽ bớt hay "miễn" trả. Cô Mễ này tên Lopez, tươi cười luôn miệng có vẻ rất tử tế, cô nói, "không có MSIP thì anh phải đóng tiền giấy tờ 30$ thay vì 5$". Tôi đưa 2 cái chứng minh income tiền hưu 1700$ và 108$, cô trả lại bớt cái 108$. Tôi đưa 2 bank statements ra có balance trên 1500$ mỗi cái, cô xem qua, xua tay trả lại hết.

-Anh đưa chi lu bù vậy, không có lợi cho anh.

 Tôi thiệt thà nói:

-Cô tử tế quá, nên tôi không muốn gian dối, tôi muốn tỏ ra lương thiện với cô.

Cô nheo mắt cười nói:

-Đôi khi "lương thiện" quá cũng không tốt, anh hiểu không"

Tôi chưng hửng. Cô hí hoáy một hồi, đưa tôi receipt 30$ rồi nói:

-OK, anh sẽ không phải trả gì nữa hết. That 's all.

Tôi cám ơn, ngỡ ngàng ra về mà lòng dạ hoang mang, không biết Lopez nói thật hay nói giỡn. Emergency Room ở County Hospital "charge" cả ngàn, còn Family clinic này chỉ có 30$ tiền giấy tờ. Tôi nhớ lại trong giấy tờ hồ sơ xin MSIP có nói "Nếu bị County ở Moreno Valley từ chối, thì vẫn có quyền xin lại ở nhà thương địa phương mình điều trị, có thể họ sẽ cứu xét lại và chữa miễn phí." Cả hai nhà thương đều thuộc County, nhưng chắc có quỹ và quản trị tài chánh riêng nên Lopez mới có thái độ dễ dãi như vậy, không phải chỉ tốt riêng với mình thôi đâu. Phải chi mình biết trước thì đã ôm cái chân đau đi thẳng tới Roubidoux ngay cạnh nhà từ đầu, chỉ tốn có 30$, hay gặp bác sĩ Triều chỉ có 200$, đâu có bị "charged" hết cả ngàn đồng như vầy. Đúng là "tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa".

Chuyện này làm tôi sực nhớ đến năm xưa nửa khuya đau bụng gần chết, vô Emergency Room của Riverside Community Hospital bị "charged" hết 1000$ bắt Kaiser phải è cổ trả. Thì ra, nếu ai không có bảo hiểm hay Medicare thì thà đi khám bác sĩ Việt nam tư ở ngoài, trả tiền mặt , từ vài chục đến 2 trăm bạc, chứ đừng bao giờ vô Emergency Room nhà thương công vào ban ngày mà bị "cứa cổ chặt đẹp", kêu Trời không thấu. Ban đêm bệnh nặng gần chết thì OK, "no choice", đành phải đi, hay gọi 911, nhưng ban ngày thì 'never ever ever"... Y tế Hoa kỳ có cái dở, thua Úc, Canada, và nhiều nước Âu châu ở chỗ đó, phải mua bảo hiểm và chi phí điều trị đắt quá, khiến gần đây rộ lên phong trào dân Mỹ trung lưu bị cancer, thay thận, mổ tim...  bay qua Ấn độ, Singapore, Nam Hàn, Israel...  để điều trị mau lẹ mà rẽ vô cùng. Consumer affairs không có quyền can thiệp bắt nhà thương giảm bills xuống cho bệnh nhân khiếu nại, tôi đã thử kêu cứu rồi, nhưng dù sao, được quyền trả góp hàng tháng cũng là quí hơn ở Việt nam rồi. Ăn uống thanh đạm, luyện tập thể dục, khí công, uống thuốc Linh chi và Bổ thận dương của nhà thuốc OPC thường xuyên làm nội tạng sung sức, da dẻ trẻ trung hồng hào như tôi, tưởng không sao, thế mà đâu ngờ có lúc lại bị ngoại thương, trật gân sưng khớp, đúng là con người ta khổ vì có cái thân này, "Hữu thân hữu khổ, phàn nàn cùng ai"...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,722,093
Tác giả tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất, đang phát hành khắp nơi.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, là bài viết bài viết mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất 2018.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016, thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, về trận cháy rừng dữ dội nhất ở Nam Cali, có tên là “Thomas Fire Ventura”.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose. Cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tai Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, tiểu bang California, USA. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông chụp hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện "Bắc Kỳ". Sau đây là bài và hình mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến