Hôm nay,  

Moi Thùng Rác

21/08/200800:00:00(Xem: 296963)
Tác giả: Trương Tấn Thành, WA

Bài số 2384-16208460-vb5210808

Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005.

***

Không biết hắn mắc cái bịnh moi thùng rác này từ hồi nào.  Có lẽ từ hồi bị đói ăn trong các trại tù vượt biển"  Thời đó bị nhốt hơn một năm ở trại Bà Bèo tỉnh Tiền Giang, mỗi lần thiên hạ có thăm nuôi là hắn lại ra xọt rác để lượm mấy trái chuối héo, trái ớt dập của thiên hạ vứt đi.  Có lẽ vì vậy mà trở thành một thói quen mà khi qua tới bên Mỹ này hắn vẫn còn.

Bên Mỹ này không có những xọt rác dơ bẩn tồi tàn và ghê tởm như các trại cải tạo mà là những cái dumpsters, loại thùng rác to lớn, cao chứa được cả mấy bộ xa lông.  Bên này có danh từ rất tượng hình và chính xác để gọi những người đi lục loại những thùng chứa rác đó là dumpster diver, kẻ "lặn" vào thùng rác để xới tìm đồ còn xài được.

Hồi mới qua khi còn ở apartment hắn nhờ lục lọi mà có được cái bàn nhỏ, cái ghế con để ngồi học bài.  Lúc đó nhìn những bộ xa lông thiên hạ toong vào thùng mà hắn ước môt ngày nào đó mình có căn nhà để chở về mà xài.  Bảy, tám năm sau hắn cũng mua được một căn nhà nhỏ và cũng có vợ đàng hoàng như mọi người.  Tuy vậy cái thói moi tìm trong thùng rác vẫn không bỏ được.

Gần nơi hắn ở rất nhiều cơ sở thương mại, chợ búa lớn như Macy's, Home Depot, Big Lots, Lowe's, Fred Meyer, Safeway, v.v… và v.v…, tha hồ cho hắn đi xới tìm.  Thiên hạ đi chợ để mua sắm, còn hắn vừa đi mua vừa để mắt vào mấy cái thùng rác đó để xem có thứ gì đem về xài được không.  Năm rồi khi lục trong thùng rác ở tiệm bán tạp liệu Big Lots hắn lôi ra được ba cây trúc để trang trí trong nhà bằng nhựa còn mới tinh, giá mỗi cây là $19.99 bị vất bỏ chỉ vì mấy cái chậu bị bể.  Lần khác hắn chở về được hai bao phân bón cây kiểng ở chợ Fred Meyer bị bỏ vì bị rách bao.  Mùa đông rồi mới thấy là nhờ thu lượm rác mà hắn để dành được cả trăm đồng.  Số là nơi xưởng đóng bàn ghế và khung cửa có hai cái thùng sắt để bỏ những mẩu cây vụn có sơn nguệch ngoạc chữ "Free" thiệt lớn để ai lấy dùm thì cảm ơn để họ khỏi phải đi đổ tốn tiền.  Cứ cuối tuần là hắn lại đến chở về chất đống để đốt cả mùa đông.  Chẳng những vậy mà còn lựa được mấy khúc cây cưa thẳng thóm, những tấm ván xẻ rất ngay để đóng lặt vặt chung quanh rào nữa.  Trong khi đóng cái hàng rào phía sau nhà mình, anh Thọ, láng giềng của hắn đã phải qua cầu viện mấy thanh gỗ mà hắn đã chọn lựa đem về.  Lần đó hắn được vợ khen quá xá. 

Có lần hắn nhặt thu được cả baby car seat còn mới nữa!  Vợ hắn hỏi là mình chưa có con, cái car seat này đem về đây để làm gì vậy.  Hắn trả lời tỉnh bơ là để chở mấy đứa cháu con dì Tư đi chơi.  Vợ hắn chỉ biết cười xòa.  Khi còn làm ở trường học hắn thấy giấy má xài thật là lãng phí - các bài tập chỉ in có một mặt sau khi học trò làm xong là vứt vào sọt đi đổ ra thùng rác.  Là một mọt sách hay ghi chép nên hắn thấy tiếc quá nên vẫn thường… nhào vô thùng rác để lấy về ghi viết mặt trang bên kia.  Hắn lại hay thích vẽ nên chọn mấy tờ quảng cáo khổ lớn, giấy láng để dùng mặt bên kia mà vẽ vời cho thỏa thích.  Còn viết, gôm, có khi cả hộp màu xài dở học trò vứt vào sọt rác trong lớp, hắn đem về xài không hết.  Hắn rất khoái cái câu tiếng Anh là "make something out of nothing", xin tạm dịch là "Tạo có từ không".  Chính từ suy nghĩ này mà hắn đi đâu cũng dòm kiếm thùng rác trước.  Rất may là hắn không bị xe tông khi mắt cứ láo liên tìm kiếm hay bị cảnh sát hỏi khi lui cui bên thùng rác.

Có người nói rằng ai mà đi lượm nhặt đồ đạc trong thùng rác mà về xài vậy.  Họ có cái lý của họ.  Có lẽ là khi nói đến "rác" thì ai cũng nghĩ đến thứ đầu tôm xương cá theo nghĩa của chữ "garbage" chứ không nghĩ đến đồ đạc phế thải theo nghĩa "disposal materials".  Theo như hắn nghĩ thì vật dụng gì còn xài được mà lại "free" thì cứ đem về nhà xài đỡ phải mua dù nó nằm trong thùng rác.

Mùa đông năm rồi hắn ngồi nhìn lửa cháy vàng tươi ấm áp trong lò sưởi từ mấy khúc củi mình lượm về, nhìn mấy cây trúc đem về từ Big Lots để kế lò sưởi chập chờn trong ánh lửa thật là nên thơ, hắn lấy tờ giấy recycle từ lớp học viết hai câu thơ “thất ngôn” lên mặt sau: 

Ai ơi thùng rác nhiều đồ lắm.

Của bỏ sao ta không lấy xài"

Viết xong hắn đọc lai hai câu thơ đầu gật gật có vẽ đắc ý rồi bắt đầu suy nghĩ coi mình sẽ đi viếng "kho vật liệu miễn phí" nào ngày mai đây.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,305,573
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến