Hôm nay,  

Khủng Hoảng Tài Chánh

26/10/200800:00:00(Xem: 110591)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

 

Tác giả: Đào Như

 

Bài số 2443-16208520-vb8261008

 

 

 

Đào Như là bút hiệu của Bác sĩ Đào Trọng Thể, cư dân Oak Park, vùng Chicago, IL. Trước 1975, ông là một quân y sĩ phẫu thuật ở Việt Nam. Định cư tại Hoa Kỳ, ông là chuyên gia về bệnh tâm thần, và đã thành lập một câu lạc bộ đặc biệt để sinh hoạt và trợ giúp nhiều đồng hương và các cựu chiến sĩ VNCH, cựu tù nhân cộng sản. Ông đã góp cho giải thưởng Việt Báo nhiều bài  viết giá trị và nhận giải vinh danh tác phẩm Viết Về Nước Mỹ 2005.  Bài viết sau đây có tựa đề đầy đủ là “Một Cái Nhìn Chính Xác Về Khủng Hoảng Tài Chính mở đầu bằng lời ghi của tác giả, nguyên văn:

 

Với các bạn trẻ: Với sức khái quát của những người ngoài 70, chúng tôi quan niệm rằng các thế hệ trẻ ViệtNam ở hải ngoại, nhất là ở Mỹ, luôn luôn quan tâm đến những thay đổi, biến động xã hội, kinh tế, chính trị của thế giới quanh mình. Vì ý nghĩ đó, mới có bài viết này coi như một cố gắng để chia sẻ cùng các anh chị...) -Đào Như.

 

***

 

Khi tôi viết những dòng này lúc 11 giờ sáng ngày thứ Bảy, 11/tháng 10,2008, cũng là lúc Tổng thống Bush đang họp bàn với các nhà lãnh đạo tài chánh của nhóm G7, và của nhiều quốc gia khác tại Thủ đô Washington, trong quyết tâm tìm ra kế hoạch đối phó và ngăn chận cho bằng được cơn khủng hoảng tài chánh, hầu để trấn an các nhà đầu tư (1). Chúng ta thử khảo sát sự giao động của Stocks qua sự biến động của Dow Jones từ đầu tuần, thứ Hai ngày 6/10 đến nay. Khoảng thời gian chỉ vỏn vẹn 6 ngày, có người tưởng chừng nó dài gần bằng một thế kỷ, kể từ năm Đại Khủng Hoảng 1932- Great Depression- đến nay. Biến động của Dow Jones nội trong ngày thứ Sáu song thập, 10/10, đầu ngày Khối lượng của Dow có lúc gần kề 7000, làm cho thiên hạ kinh hoàng, các nhà đầu tư như sống trong ác mộng. Trong suốt 112 năm lịch sử của của Stocks, chưa có tuần lễ nào kinh hoàng như tuần vừa rồi và chưa có ngày nào mà biến động khủng khiếp như ngày thứ Sáu, 10/10/08! Cuối cùng nó được vực dậy vào giờ chót của ngày 10/10, ở khối lượng 8451.19.(2). Đó cũng là chỉ số của Dow Jones vào ngày thứ bảy 11/10/08.

 

Sau một tuần lễ đầy biến động tài chánh trên toàn thế giới và phố Wall, Mỹ, đã khiến một mình Dow Jones thôi, chưa kể các thị trường cổ phần khác, đã mất 2,400 điểm, với giảm sút 18% khối lượng, tương đương 8,400 tỷ Mỹ kim.

 

Có nhiều người, trong đó có TNS McCain ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa, than phiền sở dĩ có tình trạng tài chánh tệ hại như hôm nay là do lòng tham không đáy của nhóm tài phiệt phố Wall. Điều đó đúng, nhưng chúng ta cũng nên nhớ rằng chính những nhà tài phiệt ở phố Wall cũng là nạn nhận của chính họ. Họ cũng mất mát hay mất nhiều hơn những người khác! Như vậy, chúng ta có câu hỏi: hàng chục Trillions Mỹ kim trong cổ phần thị trường (in Stock Market Value) biến mất, nhiều trillions Mỹ kim của quĩ Hưu trí, của quĩ Tiết kiệm, và một tài khoản to lớn nhiều ngàn tỷ Mỹ kim mà người dân trả góp tiền mua nhà (mortgage), tiền thuộc quĩ dự trữ của các ông chủ hãng xưởng để trả lương nhân công, tất cả đồng loạt biến mất. Hơn 8,400 tỷ của Dows Jones qua một tuần biến động vừa rồi cũng biến mất...

 

Vậy những số tiền to lớn ấy hiện giờ ở đâu, ai là kẻ đắc thủ số tiền ấy" Có phải những con'mèo mập của phố Wall'" (fat cats on Wall Street), những tên trùm dầu hỏa Saudi Arabia" Hay nó đang nằm trong tay của Chính phủ Trung Quốc" Ngày nào đó ta có thể đòi lại được chăng" Hay số tiền to lớn ấy biến mất chỉ vì nó biến mất! Nó không bao giờ trở lại (3)...Những câu hỏi đó đã vây khốn chúng ta trong những tuần lể qua. Trả lời những câu hỏi ấy cũng là mục đích chính của bài viết này!

 

 Có một điều có thể làm cho chúng ta thất vọng nếu có ai đó nói cho chúng ta hay là số tiền to lớn đó không 'thực' như 'Cash', tiền mặt, chúng ta đang có trong túi hay trong checking account.

 

 1- GS Robert Shiller, nhà kinh tế học của Viện Đại học Yale giải thích:

 

 "Khi ta có ý niệm rằng ta vừa mất một khoản tiền lớn trong cổ phần thật sự không có gì có thể chứng minh khoản tiền ấy là có thật. Trị giá của cổ phần không giống như tiền mà ta có- Trị giá của cổ phần chỉ là một ước tính. Khỏan tiền ta có trong cổ phần chỉ có thực trong trí tưởng của chúng ta mà thôi".

 

 "The notion that you lose a pile of money whenever in the stock tanks is a "fallacy". The price of a stock has never been the same thing as money- It's simply the best "guess" of what the stock is worth! It's in the people minds" (4)

 

 GS Shiller lấy ví dụ:

 

"...một người có ý định bán nhà, họ định giá với người môi giới là họ sẽ bán cái nhà của họ với giá $350,000. Một tuần sau cái nhà ấy theo thời giá lai tăng lên $400,000. Như thế người chủ nhà có ý nghĩ là mình vừa mất $50,000. Nhưng số tiền mất ấy chỉ là ông nghỉ nó như vậy dựa trên những chứng liệu xác đáng là thời giá, nhưng số tiền $50,000 ấy lại là không có thật, nó chỉ có trong trí tưởng của ông ta mà thôi.

 

 Vậy thì khị ta có đầu tư một số cổ phần trong Thị trường Địa ốc chẳng hạn, trong mấy mươi năm qua trị giá cổ phần cứ phình to mãi như bong bóng, nhưng trong gần một năm qua trị giá cổ phần của của thị trường địa ốc bị tụt thấp đến 20%, thì xem như ta mất hết 20% số tiền cổ phần mà ta đấu tư trong đó (sau khi nó đã phình to). Nếu thị trường địa ốc không còn đủ khả năng điều hành nữa vì trị giá cổ phần của nó xuống thấp hơn 20% - đến mức nó bị tê liệt luôn, đi đến phá sản, thì chúng ta mất hoàn toàn tiền của chúng ta đầu tư trong đó. Ta tuyên bố ta mất một số tiền lớn sau khi mấy mươi năm đầu tư trong thi trường địa ốc. Điều đó đúng vì nó thể hiện rành rành trên Account Statements! Nhưng trong thực tế, số tiền lớn ấy không có thật, đó chỉ là ước tinh tri giá cổ phần mà ta có!(sau khi nó phình to).

 

 2- GS Dale Jorgenson, Giáo sư kinh-tế viện đại học Harvard cũng có những giải thích tương tự:

 

 "Chừng nào mà bạn còn nghĩ rằng số tiền mà bạn bị mất trong cổ phần thị trường giống như số tiền, bạc mặt (cash) mà bạn đang có trong ví của bạn thì lúc ấy bạn vẫn còn vấp phải những sai lầm lớn."

 

 " Still, you run into trouble when you think of that potential money as being the same thing the cash in your purse or your checking account. That's a big mistake!"..

 

 Và GS Jorgenson giải thích cặn kẻ:

 

 ...Then chốt giải mã vấn đề là như thề này: Bây giờ rũi trong túi bạn hết tiền. Không sao. Bạn vẫn còn tiền cho bạn sống, nếu cách đây một năm bạn bán cái nhà bạn sở hữu, hay bạn rút tiền từ một cổ phần nào đó mà bạn có. Bạn để dành cất giữ số tiền ấy ở một nơi nào đó, bây giờ hết tiền, bạn lấy ra mà tiêu dùng. Sở dĩ được như thế là vì cách đây 1 năm thị trường địa ốc và cổ phần bạn có, chưa sụp đổ. Nếu bạn hết tiền xài trong lúc này, mà bạn hy vọng rút tiền trong quĩ hưu trí ra để tiêu dùng, bạn sẽ thất vọng là vì bạn không hưởng một đồng nào từ quĩ hưu trí cả, vì quĩ hưu trí vừa biến mất, phá sản... Nếu bạn đem tất cả tiền bạc của bạn có, đầu tư trong nhiều cổ phần tài chánh (fianacial stocks), nếu chẳng may hiện tại trị giá tất cả cổ phần tài chánh này sụt đến 80%. Bạn cũng phải chấp nhận chừng ấy mất mát về phần bạn!

 

GS Jorgenson nhắc lại cho ta nhớ thời xa xưa loài người không hề băn khoăn về vấn đề trị giá đồng tiền mà họ có. Trước thế kỷ thứ 9, trước khi đồng tiền giấy ra đời ở Trung Quốc, nhân loại dùng đồng tiến cứng (solid money), như đồng tiền vàng 'gold coins', giá trị của nó được bảo đảm bằng vàng thật. Vào thời ấy, loài người bị mất tiền chỉ vì lý do đơn giản và cụ thể là: họ xài hết tiền, kẻ nào đã đánh cắp, họ đánh mất ở đâu đó, hay bị mất trong những thiên tai như bão, lụt, hỏa hoạn... Ngày xưa tiền ai, trên tay người ấy. Nhưng thời nay đồng tiền được trị giá trên nhiều nền tảng khác nhau, có nhiều loại tiền khác nhau: Mỹ kim, Bảng Anh, Yen Nhật, Nhân dân tệ TQ, tiền Đồng VN... và nó cần phải luôn luôn di động (lưu lượng) như dòng nước. Lưu lượng đồng tiền càng xiết, càng nhanh kinh tế càng phát triển, đồng tiền càng sinh ra nhiều lợi lộc. Đông tiền không di động, nằm mãi trong túi của người sở hữu là đồng tiền yếu lôi theo sự yếu kém của nền kinh tế.

 

Thời nay người có tiền luôn luôn phải biết làm cho đồng tiền di động mạnh, càng mạnh càng sanh lợi, bằng cách đầu tư số tiền mình có: mua cổ phần, đầu tư trong quĩ tiết kiệm, hay trong quỹ hưu trí... Họ lên mạng theo dõi sự tăng trưởng của nó. Họ thấy phấn khởi vì nghĩ rằng nếu họ bán nó vào lúc nó được phình to, họ sẽ có một đống tiền to lớn. Nhưng họ cũng biết rằng họ cũng phải chấp nhận rũi ro, mặc dầu rũi ro xẫy ra ở nhiệp độ rất thấp. Ví dụ như hiện thời, sau mười mấy năm ăn nên làm ra, bong bóng Cổ Phần Địa Ốc bị vỡ vì quá căng, cách đây hơn mấy tháng, lôi theo sự xáo trôn kinh tế, tài chánh hay sự sụp đổ của những thị trường cổ phần khác. Trị giá cổ phần của họ đương nhiên cũng tụt xuống tệ hại. Họ sẽ bán đổ bán tháo cổ phần của họ với bất cứ giá nào trước khi nó phá sản (before they go to chapter eleven)! Dĩ nhiên họ sẽ thấy rằng họ mất mát một số tiền rất lớn tương đương với số tiền họ đọc thấy trên Account Statements của họ cách đây mấy tháng! Vậy thì cách đây mấy tháng, khi họ đọc Account Stements trên cổ phần của họ, họ thấy họ sở hữu một khối tiền lớn như thế, họ cũng phải nghĩ rằng "thấy dzậy nhưng không phải là dzậy"! Họ có thể mất sạch một cách bất ngờ, không kịp trở tay. GS Jorgenson quả quyết:

 

 "If you once thought your investment portfolio was as good as "a suitcase full of twenties", you might suddenly suspect that it's not!".

 

 Và ông ta lý luận:

 

 "Đúng theo lý luận, bạn vừa mất một khối tiền. Nhưng không có nghĩa là có ai đó thủ đắc số tiền đó của bạn. Và bạn phải biết là bạn sai lầm, khi bạn cứ nghĩ là trên thế giới có một khối lượng tiền-của (wealth) nhất định, chuyển lưu từ nhóm người này sang nhóm người khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác, từ định chế này sang định chế khác, như cơn thủy triều khi lên nơi này thì xuống nơi kia ...".

 

 Và ông ta quả quyết rằng:

 

 "Khối tiền-của (amount of wealth) trên toàn thế giới, như ta thấy trong biến cố này, nó chỉ bị sụt giảm. Và ông cảnh giác chống lại ai nghĩ rằng khi họ mất một tài khoản trong thị trường cồ phần là phải có ai đó đắc thủ, chiếm lĩnh tài khoản đó, có thể là những những tên trùm giàu sụ đầu cơ cổ phần (wealthy stock speculators) muốn làm giàu thêm bằng cách âm mưu làm cho thị trường cổ phiếu tụt giốc. Jorgenson xác quyết mỗi khi thị trường cổ phiếu tụt giốc, khủng hoảng tài chánh xuất hiện, thì những con mèo mập ở phố Wall cũng như những tên trùm đầu cơ cổ phần cũng đều bị sạt nghiệp, cũng bị lột trần như ai (losing their shirts). Dĩ nhiên những kẻ này sống phè phởn xa hoa khi thi trường cổ phần còn trong thời kỳ hưng thịnh, phấn chấn, chưa bị sụp đổ.(5)

 

  Vậy thì ta thấy gì hàng chục ngàn tỷ trong Thị trường Trị giá Cổ phần (Stock Market Value), trong Khối lương vốn của các công ty cổ phần như Dow Jones, như NYSE..." Nó hư hư thực thực, sắc sắc không không! Nếu bảo nó "không", tại sao có nhiều cá nhân phải tự vận, nhiều xã hội tiêu vong, có khi cả một chính phủ sụp đổ vì nó" Hãy nhìn lại thời Đại Khủng Hoảng, Great Depression, 29-32, cả thế giới tang thương vì nó! Nếu bảo nó 'thực'. Thì bây giờ nó ở đâu" Ai đắc thủ nó" Và có ai đã thực sự sờ đựợc nó chưa" Hay người ta chỉ thấy nó trong trí tưởng, trên nhưng mảnh giấy ước lệ với những hàng chữ và hàng số dài nhằn mà người ta gọi là Account Statements. Account Statements chỉ là một manh giấy báo cáo cho bạn hay bạn là người sở hữu một lượng cổ phần trị giá hàng tỷ đô la. Nhưng bạn có thể bán những cổ phần để lấy bạc mặt (cash), được hay không, là một chuyện khác. Nhất là trong thời buổi này, trị giá của mọi cổ phần đang tụt giốc!

 

 GS Jorgenson quả quyết:

 

 "If you once thought your investment portfolio was as good as a suitcase full of twenties, you may suddenly suspect it's not"!

 

 Thế mới hay, "thấy dzậy nhưng không phải dzậy"! Chúng ta hãy trở lại với GS Robert Shiller của Viện Đại học Yale:

 

 "Khi ta có ý niệm rằng là ta được hay mất một khoản tiền lớn trong cổ phần, thật sự không có gì minh chứng là khỏan tiền là có thực, đó chỉ là ảo tưởng (a fallacy). Trị giá của cổ phần không giống như tiền mặt (cash) mà ta có. Trị giá của cổ phần chỉ là một ước tính (guess). Khoản tiền ta có trên cổ phần chỉ có trong trí tưởng của chúng ta mà thôi."!

 

Trong cuộc địa chấn tài chánh hôm nay, không thể bảo ai được, ai mất. Tất cả thể giới đều chung một số phận, ai cũng chịu đựng mất mát. Có kẻ mất nhiều hơn, có người mất ít hơn.. Nó là cơn phong ba thổi qua địa cầu, những cây đại thụ bao giờ cũng bị thiệt thòi, tai hại nhiều hơn, những quốc gia phát triển có nền kinh tế, hệ thống tài chánh lớn hơn thì bị khủng hoảng, mất mát trầm trọng hơn. Chúng ta nên nhớ hàng chục ngàn tỷ Mỹ kim mà Thế giới và Mỹ mất trong trong cuộc địa chấn tài chánh hôm nay, là mất vĩnh viễn, không bao giờ trở lại. Hay nói theo quan điểm của Dale Jengerson: "that's a permanent loss because those folks are not coming back"!

 

 Trong buổi họp với các nhà lãnh đạo tài chánh của nhóm G7, và các quốc gia khác tại thủ đô Washington, Tổng thống Bush đã kêu gọi sự hợp tác tòan cầu (Collaborative action) để ngăn chận suy thoái tài chánh hiện tại. Ngày thứ hai 13/10 cũng trong buổi họp tại Washington, bộ trưởng tài chánh Mỹ, Henri Paulson, khuyến cáo trước các nhà lãnh đạo kinh tế của G7 và các quốc gia khác:

 

 "Chủ nghĩa cô lập và chính sách Tự bảo hộ chỉ làm cho tình trạng khủng hoảng lan rộng mà thôi -Isolizationism and protectionism could worsen the spreading financial crisis..." .

 

 Chúng ta thấy, không phải chỉ có Mỹ mới bỏ ra 700 tỷ Mỹ kim để hà hơi tiếp sức cho cơ chế thị trường vận hành trở lại. Ngay cả tại các quốc gia trong Cộng đồng Âu, EU, cũng bỏ ra một số lượng cũng gần bằng Mỹ để cố chận đứng cơn suy thoái tài chánh của quốc gia họ. Các nước Nga, Trung Quốc, Nhật, Singapore... cũng có hành động tương xứng như vậy.

 

 Như vậy ngăn chận suy thoái và phục hồi kinh tế tài chánh hôm nay là nghĩa vụ quốc tế chớ không phải riêng ai. Điều đó minh xác một lần nữa, trong cơn biến đồng tài chánh hôm nay, tất cả mọi người đều chịu đựng những mất mát, đều chung một số phận, không có vấn đề kẻ được người mất./.

 

 Đào Như

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,643,071
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến