Hôm nay,  

Phi Công Đi Xem...bói

17/08/200800:00:00(Xem: 128707)

Tác giả: Nguyễn Văn Sang

Bài số 2380-16208456-vb8170808

Tác giả là cựu phi công trực thăng, vượt biển, hiện định cư tại Geneve, Thụy Sĩ. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là những hồi tưởng sống động khi tác giả vừa có dịp đến thăm nước Mỹ.

***

Thế là tôi đến Mỹ lần này là lần thứ nhì.

Lần đầu mãi hồi xa lắc xa lơ khi mới vừa hai mươi tuổi, tóc còn xanh và đời tươi vui trải dài trước mặt, gọn gàng và đẹp trai trong bộ đại lễ Không Quân, qua đây học lái máy bay, đầu ngẩng cao và bước đi hùng tráng như đang diễn hành.

Bây giờ cũng lại đến Mỹ, nhưng tóc đã muối nhiều hơn tiêu, lưng hơi khòm, chân tay run run, bóng dáng điển hình của một "mầm non nghĩa địa"!

Sau hơn 30 năm rồi, tôi mới tìm được Lộc và các bạn cùng khoá 69 ngày xưa, cũng nhờ cái internet, chứ nếu không thì biết đâu mà tìm khi tôi trôi nổi tuốt bên Thuỵ Sĩ, nơi mà chỉ có một nhúm người Việt.

Tuy chỉ là bạn ở quân trường Nha Trang, nhưng tình bạn của chúng tôi rất khắng khít, chưa qua tới Mỹ mà các bạn bè đã hô hào tụ tập gặp mặt tại ba nơi, đó là: Little SG, San Diego và ngược lên hướng bắc tới tận San Jose.

Mà cũng rất lạ kỳ khi cuộc đời tôi, những ngã rẽ quan trọng, những bèo mây tan hợp đều được báo trước bằng những màn ... đi coi bói.

Cũng xin được nói rõ, tôi với Lộc cùng là người Công Giáo, mà giáo lý đạo này dạy rằng cấm tin vơ thờ quấy. Chúng tôi lại rất ngoan đạo, những ngày cuối tuần đi phép ra phố Nha Trang, việc đầu tiên là phải đi lễ ở nhà thờ, rồi mới song song bước đều như đang "cơ bản thao diễn" trên đường Biệt Thự, Độc Lập hay Duy Tân dọc theo bãi biển Nha Trang.

Việc tin vào bói toán nhiều người cho là để dành riêng cho đàn bà con gái, hoặc những người cùng đinh hay hạng người ngu dốt tin thờ những tà thần, ấy vậy mà tôi -một người đạo gốc, đạo dòng, lại thuộc binh chủng Hào hoa phong nhĩ- mà lại đi tin bói toán thì cũng là điều hy hữu!

Nhắc đến Nha trang, tôi nhớ có lần Lộc và tôi bị mấy con yêu nữ Hippy yé yé vọt xe Honda qua mặt rồi còn quay lại hét vang:

-Coi oai thế mà túi lại rỗng tuyếch!

Tủi! Nhưng nghĩ lại sao các em nói đúng thế!! Đời SVSQ lương tháng it ỏi, ghé vào quán, uống ly nước dừa là sang quá rồi, tiền đâu mà mơ được dẫn em đi nhà hàng hay nhảy đầm này nọ.

Mặt đỏ bừng vì tức, sau đó Lộc rủ tôi đến bãi biển Đồng Đế nhậu thịt...chó (ở đây có khu định cư Ba Làng). Tôi gốc Bắc kỳ nhưng nói ra ít ai tin, đây là lần đầu tiên tôi biết đến món cầy tơ, "giời ơi ngon kể gì", có xuống Âm Phủ, cũng đòi lên nhậu tiếp.

Cái tính tin bói toán cũng bị di truyền chứ không phải tôi bị ai rù quến: Tôi bị mẹ tôi truyền lại đấy ạ.

Một lần về phép từ Đà Nẵng, tôi và nàng vừa bước chân ra cửa đi "rước đèn ngoài phố" chiều Chủ Nhật, mẹ gọi giật lại:

-Đi đâu đấy" Có biết gần tới giờ lễ rồi không"

-Thưa mẹ, chúng con xem lễ buổi sáng rồi!!

Mẹ tôi kêu lên kinh ngạc:

- Giê su Ma, lạy Chúa tôi! Xem một lễ mà đủ à!!!

Như thế quí vị cũng hiểu bố mẹ tôi là những con chiên rất .. rất ngoan đạo, đi nhà thờ hàng ngày, quen các cha các cụ cũng lắm, thế mà phải cái tội, thích đi xem....bói!

 Đến đời tôi, đúng là mẹ nào con nấy, tôi mê bói còn hơn mê gái.

Bây giờ tuổi già xế bóng, định có lần đi xưng cái tội này mà cứ quên hoài. Chắc Chúa lòng lành vô cùng, cũng không chấp nhất cái tội này đâu vì đối với riêng tôi, nghĩ nó chẳng tai hại gì đến ai, ngoại trừ "ai kia" làm đến Tổng thống hay Tướng chỉ huy mặt trận mà tin thầy bói thì đúng là chí nguy, chí nguy!

Ra trường, Lộc được lái máy bay khu trục trông anh dũng quá, còn tôi bản tính lè phè, phải đi cầm cần lái cái cối xay, bay tạch tạch xè ... như đàn bà đái.

Đến năm 1973 tôi thuyên chuyển qua ngành cứu thương, đó là phi đoàn 257 Cứu Tinh thuộc SĐIKQ.

Tánh tôi vốn không bon chen, chẳng ham bắn giết gì ai, bây giờ ngồi trực ở Phi đoàn, hễ đâu gọi thì đi tản thương cho các đơn vị Bộ binh, máy bay nào rớt thì vào vùng để cứu liền để đúng câu "thiệu" của Trung Tâm Huấn Luyện KQ là "Không bỏ anh em, không bỏ bạn bè".

Trời miền Trung vào mùa mưa bão luôn luôn xấu, mây xám như chì. Phi hành đoàn ngồi vêu mõm lên hút thuốc lá, bỗng thằng Hiền nắm lấy bàn tay tôi lật qua lật lại, tôi hỏi:

-Mày làm trò gì vậy, bộ tính coi bói cho ông phỏng" Ông cóc có tin đâu!

Trong bụng tôi như mở cờ, vì trúng tần số rồi, nhưng nói vậy coi thằng kia bảo sao. Nó im lặng chăm chú coi bàn tay tôi một lúc rồi phán:

-Sang à, mày có nhiều con gái hơn con trai, số mày phải đi tù và tương lai được xuất ngoại lần nữa.

Tôi tức khí. Mẹ, thằng này nó làm như nó là Lốc Cốc Tử Tiên sinh không bằng, vì tôi đã có 2 thằng con trai rồi, mà nó nói tôi có đông con gái hơn, có nghĩa là tôi sẽ có trên 5 đứa con hay sao" Nó trù ẻo tôi, chứ với mức lương Tr/uý, tôi làm sao nuôi cả bầy con như vậy"

Nó còn bảo tôi phải vô tù nữa giời ạ! Tôi lái máy bay tản thương thì có tham nhũng hay buôn lậu cóc gì được mà đến nỗi phải ngồi tù"

Còn nó nói tôi có số xuất ngoại lần nữa(") Thôi đừng có mà mơ! Bộ Mỹ nó cho tôi đi học lái pháo đài bay B52 hay sao"

Tuy tôi nói ngoài miệng tỏ ra không tin, thế mà thằng Hiền vẫn xoay qua nói về quá khứ và tương lai của vợ tôi, mà nó nói đúng hết mới ghê chứ, không lẽ rồi ra tôi phải vào tù thật à.

Tôi giựt tay lại, văng tục:

-Mẹ, mày cứ nói như thánh sống, còn mày thế nào, lên tướng không"

Nó buồn buồn:

-Số tao là số chết chém!

Tôi rùng mình.

Không bao lâu sau, máy bay tôi rớt ở Bình Định hồi tháng 3 năm 1975. Vào trại tù Vĩnh Thanh, tôi nghe người ta kể lại, máy bay thằng Hiền hết xăng, đáp xuống gần một làng "Giải Phóng", du kích ùa ra đen như bọ, hai cây đại liên bắn tụi nó gục cũng nhiều, nhưng số đạn có hạn, chiều đó cả Phi Hành đoàn bị du kích bắn chết mấy người còn thằng Hiền bị chém nhầu bằng mã tấu!

Ngược thời gian về khoảng "Mùa hè đỏ lửa" năm 72, chiến trận Vùng I trở nên rất khốc liệt. Bao vùng chỉ có Không Đoàn 51 Chiến Thuật gồm 3 phi đoàn trực thăng UH trải mỏng từ Quảng Trị vào đến Quảng Ngãi, mà không ngày nào không có tin PHĐ bị bắn rớt.

Tôi đang ở Phi Đoàn 239 bay hỗ trợ Bộ Binh ở phía nam Đà Nẵng. Hôm ấy là ngày 24 tháng 8 năm 72. Sở dĩ tôi còn nhớ mãi đến ngày hôm nay là bởi vì đó là sinh nhật 1 tuổi của đứa con đầu lòng, vợ tôi căn dặn:

-Chiều nếu bay về sớm, anh nhớ chạy ra chợ Hàn mua ít món nhậu để mời anh em đến lai rai mừng sinh nhật con nghen.

Nhiệm vụ của 4 chiếc Slick là chở thực phẩm, đạn dược vào tiếp tế cho một Trung Đoàn Bộ Binh ở Quế Sơn, rồi di tản thương binh về Đà Nẵng.

Chuyến đầu vì bất ngờ nên VC phản ứng chậm chạp, chúng tôi hoàn thành phi vụ tương đối an toàn, ngoại trừ một chiếc lãnh mấy lỗ AK.

Chuyến thứ hai chắc chắn gay go nên Tr/uy Leader nói:

-Anh em hãy cẩn thận, bay theo tôi sát ngọn cây, ráng làm cú chót rồi về.

Bốn chiếc lặc lè theo nhau cất cánh, đầu chúi xuống, đít nhỏng lên trời vì chở nặng, chúng tôi rời mặt đất cách nhau 20 giây.

Tôi lái chiếc số 4, vừa sát chân núi, ngóc lên lấy độ cao để sửa soạn đáp thì một quả đạn phòng không trúng thân máy bay nổ cái đùng,  nghe tiếng Lâm, xạ thủ hét lớn trong máy: "Tàu cháy rồi Thiếu uý"

Tôi bấm máy: "Báo cáo Lead, tàu tao trúng đạn, break trái".

Tôi lấy hướng trở ra Quốc lộ, từ cao độ khoảng 1000 ft, hạ collective, bay theo hình chữ chi với vận tốc tối đa, tàu rung mạnh như trong cơn bão. Nhìn từ xa, tôi thấy một bãi cỏ nhỏ bên suối nước, cạnh đó là đồn ĐPQ nên quyết định "thảy lỗ" vào đó, chứ không đáp xuống đường lộ được vì dân chúng chạy loạn dầy đặc trên đường. Tôi kéo ngược cyclic, cần collective kẹt cứng ngắc chắc hệ thống thuỷ điều tiêu rồi. Tàu chạm đất, hai càng skid bẹt ra và mọi người phóng ra khỏi thân tàu, ai cũng bị cháy phỏng nhưng không đến nỗi nào. Chỉ vài giây sau là nó phát nổ và tôi cũng nghĩ là phép lạ chứ có khi nào trực thăng cháy trên trời mà mọi người còn sống sót!

 Quần áo mặt mũi chúng tôi cháy trọm trẹm, nám đen, chưa lấy lại được bình tĩnh thì ông Trung tá cố vấn Mỹ nhào xuống bốc tụi tôi bay thẳng về Bịnh Viện Dã Chiến, sau đó Th/uy S. thế chỗ ông mà bay vào di tản Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn thì bị B40 bắn cháy ngay tại bãi đáp, gần 3 tuần sau mới lấy được xác ra.

Từ hồi đầu tháng 8 năm 1972, tôi đã xin được căn nhà trong khu gia binh, nên đem vợ con ra Đà Nẵng, khi vào thăm tôi trong nhà thương, cô ấy kể như sau:

-Hôm mới ra đến đây sợ anh lo lắng nên em không dám nói, chứ khi còn ở SG, bà thầy bói nói rằng chồng cô sắp có đổ máu, nếu phúc đức tổ tiên nhiều, thì sẽ qua khỏi, hoặc giả cô đang có bầu thì cũng thoát được tai nạn.

Chẳng biết do phúc ông bà, hay vợ tôi có bầu mà tôi chỉ bị phỏng rám má hồng mà thôi, các cơ quan đoàn thể khác còn nguyên xi. Hú hồn.

Sau khi ăn Tết Nguyên Đán, thấy tình hình chiến trận càng ngày càng dữ dội, đi hành quân không yên lòng nên tôi cho vợ con về SG, đúng một tháng sau, ngày 28.3.1975 Đà Nẵng mất.

Trước đó căn cứ Chu Lai đã di tản rồi, nên máy bay trực thăng không còn có thể tiếp tế nhiên liệu để bay vô đến Phù Cát hoặc Nha Trang được nữa, vì thế hầu hết chúng tôi bị rớt dọc đường, vì hết nhiên liệu khi không còn cách phi trường Phù Cát bao xa. Tôi bị bắt ở quận Hoài Thanh, tỉnh Bình Định.

Hai tuần sau 30.4 75 chưa nhận tin tức gì cuả tôi, vợ tôi quá lo lắng nên đi xem...bói và lần này xem loại "Cậu mà xưng là cô"

Cô ỏn ẻn nói:

-Tôi thấy một chiếc máy bay từ trên trời lao xuống, mọi người chạy nhanh ra khỏi phi cơ, và thấy người ta mặc quần áo gì kỳ cục lắm, trút bỏ hết và vứt ra xa!

Sau này nghe kể lại, tôi biết rất đúng như thực tế đã xảy ra.

Vợ tôi quay quắt đi tìm cả thày bói sáng lẫn mù, có ông kia chỉ vào một cái ô vuông nhỏ xíu trên bàn tay của bả rồi nói chắc như đinh đóng cột:

-Chồng bà hiện nay đang ở tù!

Chính vì tin vào điều rằng tôi- Thằng Cậu Cả - còn sống mà cả gia đình tôi lưỡng lự không đi Phước Tỉnh, cha mẹ tôi đành ở lại với con dâu và hai cháu, dù họ hàng đã nhắn tin nhiều lần là phải xuống đó gấp để ra khơi.

Tôi tin rằng có bàn tay Thiên Chúa sắp đặt cho cuộc đời tôi, cũng như cuộc vượt biên đầy cam go nhưng cũng được tới bến bờ.

 Bây giờ an cư lạc nghiệp ở xứ sở Thuỵ Sĩ rất an bình này, tôi xin cảm ta ơn ngài.

Genèv, Switzerland

Ý kiến bạn đọc
29/11/202109:26:12
Khách
cialis without a doctor prescription <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis price</a>
18/11/202117:53:48
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">buy cialis usa</a> generic cialis
01/11/202116:45:50
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis tadalafil & dapoxetine</a> buy cialis online
13/10/202105:51:51
Khách
cialis online <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis dosage</a>
06/10/202104:15:32
Khách
https://cialiswithdapoxetine.com/ buy cialis online
08/08/202112:54:10
Khách
clorquine https://chloroquineorigin.com/# hydroxychloroquine 200
07/04/202120:50:05
Khách
tadalafil 40 mg from india https://elitadalafill.com/ tadalafil pills
26/02/202115:47:03
Khách
https://genericviagragog.com generic viagra 100mg
01/03/202019:55:59
Khách
Propecia Gestacion http://viacialisns.com/# - buy generic cialis online Finasteride <a href=http://viacialisns.com/#>Cialis</a> Cheapeast Stendra On Line
14/02/202005:19:53
Khách
Viagra Generico Bonifico http://cheapcialisir.com - Cheap Cialis Zithromax 3 Day Dose <a href=http://cheapcialisir.com>Cialis</a> Il Cialis Fa Male
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,551,977
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến