Hôm nay,  

Nước Mỹ Với Các Loài Động Vật

22/10/200800:00:00(Xem: 133320)

Tác giả: Khôi Nguyên

Bài số 2439-16208516-vb4221008


Tác giả cho biết ông sinh năm 1942. Trước 1975 là sĩ quan trong QLVNCH; Cấp bậc:  Đại úy. Chức vụ:  Đại hội trưởng tác chiến thuộc Bộ Binh Chủ Lực Quân. Đến Mỹ:  năm 1996 theo diện H.O., hiện định cư tại tiểu bang  Idaho; Nghề nghiệp:  cook at hotel. Trên đường lái xe đi làm về nhà, tôi thấy một chiếc xe cần cẩu đang nhấc một người lên đọt cây cao làm việc gì đó.  Về nhà tham khảo với mọi người trong gia đình, thì mới rõ là một tổ chim con, bị gió lay mạnh rơi xuống đất, police đi tuần hành phát giác, liền kêu xe cần cẩu đến để giúp đưa tổ chim ấy lên lại đọt cây cũ, cho chim mẹ săn sóc chim con. 

À! Thì ra thế, một việc làm rất công phu! Đó là chuyện chim. Còn thêm chuyện rắn nữa.  Một hôm nọ, xem trên truyền hình, tôi thấy cảnh một  bà trong gia đình kia, thấy một con rắn nằm trong bathroom, bà ta sợ quá, liền cho 1 cú phone đến police. Tức tốc mấy phút sau thì police đến.  Người police nầy đã đánh thuốc mê vào con rắn và bắt nó mang đi, nghe nói chỉ nhốt vào một bụi cây nào đó chứ không giết hại nó.

Ở Mỹ ta thấy có rất nhiều vịt hoang, coi chúng rất mập mạp. Vịt hoang có thể bay rất xa, và chúng thường sống ở những nơi có nước hoặc ẩm thấp.  Trong một vài ngày lễ, người Mỹ thường mua popcorn thả cho chúng ăn, cũng như những người Mỹ thường mua các thức ăn bán ở chợ để trên cành cây cho chim chóc hoặc các loài sóc đến đó để ăn tha hồ. 

Tôi có một người bạn Mỹ, ông ta trước đây là một cựu chiến binh, đã từng chiến đấu với tôi ở mặt trận Tây Nguyên.  Hôm ấy, ông ta mời tôi đến nhà chơi, ông ấy dẫn tôi ra vườn và chỉ cho tôi thấy rất nhiều vịt.  Chúng bay trên không, chúng lội trên ao lạch, chúng đi khệ nệ, hoặc nằm la liệt trên nền cỏ, kể cả nhiều vịt con nữa.  Tôi không biết liền hỏi ông ta: Vịt anh nuôi hả!  Ông ấy trả lời:  Không! Đây là vịt hoang.  Ông ta còn chỉ cho tôi thấy nhiều ổ vịt trong lùm cây với nhiều trứng. 

Hình như dân Mỹ không hoặc rất ít ăn thịt vịt kể cả trứng vịt.  Có hôm trên đường phố, một bầy vịt chừng chục con tự nhiên xuất hiện, vịt mẹ lẫn vịt con, chúng đi lại rất tự nhiên vô tư, có con nằm nghỉ ngay giữa đường.  Lẽ tất nhiên, là tất cả xe phải dừng lại, một vài người lại phải ra khỏi xe, để đuổi vịt đi thì đoàn xe mới có thể di động được.Ở Mỹ, một vài nơi, các thú rừng như nai, hươu... thường băng qua đường bất tử, các nơi nầy thường có bảng ghi chú, để mọi tài xế có thể lưu ý đề phòng.

Hồi tôi mới đến Mỹ, đi nhà băng, nhưng đến sớm quá, nhà băng 9 giờ mới mở cửa.  Tôi ngồi chờ ngoài vỉa hè, bỗng nghe thấy một con gì cắn đau đau nhột nhột phía sau đít mình, liền quay lại, thì  thấy một chú sóc đang nhởn nhơ quanh trên mình.

Một hôm nọ, tôi đang ngồi sau nhà, bỗng thấy một con chó cao lớn đi đến phía mình, thấy sợ, nhưng trông nó có vẻhiền lành rất dễ làm bạn, thì yên tâm. Con chó đến ngồi cạnh chân tôi, tôi âu yếm lấy tay vỗ về vào đầu nó, nó há hốc thè lưỡi dài đỏ lòm ra thở hổn hển, tôi nghĩ rằng chắc nó đói, liền vào nhà lấy một đùi gà chiên, đưa ngay mồm cho nó ăn, nhưng than ôi nó lại ngoãnh mặt đi không ăn.  À! Kỳ lạ nhỉ, chó mà không ăn thịt thì ăn gì nhỉ! Tôi thoáng mắt nhìn ra ngoài đường, thấy một bà già, đang cầm cái gì giống như dây xích, bà ta đang hối hả bước nhanh và đưa mắt nhìn 2 bên đường, tôi biết là bà nầy đang đi tìm chó chăng! Tôi chạy ra hỏi và báo cho bà ta hay để vào dẫn chó về.

Nhà tôi có làm một cái chái để nấu ăn ở sau nhà, vì nấu nướng trong nhà, mùi bốc lên khó chịu.  Mấy hôm kho thịt hoặc cá ở ngoài chái, tôi quên đem vào nhà, sáng ra, tôi thấy một con mèo hoang to tướng đang ngồi gần soong thịt cá.  Tôi ngỡ là mèo đã xơi hết cả thịt trong soong rồi, nhưng không, cái đó cũng lạ!  Không những thế, mà mèo vẫn ung dung ngồi lim dim mắt dịu hiền dễ thương. Khi tôi đến gần và vỗ về vào nó!  Cách xa nhà tôi ở chừng mửa mile có một con lạch dẫn đến một cái ao.  Xung quanh ao cỏ đuôi chồn mọc um tùm.  Nước ao hơi đục và chảy lờ đờ, trên mặt nước có mọc những đám cỏ giống như rong rêu!  Tôi đoán rằng ao nầy chắc có nhiều cá, nhất là cá trê, theo kinh nghiệm đi câu cá của tôi lúc ở Việt Nam.

Tôi bèn làm 1 cái trang, mua một cần câu, đào giun đất và đến ao để câu cá trê. Đến ao, tôi dùng cái tràng quậy dưới nước cho bùn lên, móc giun vào lưỡi câu và thả xuống nước.

Quả thật! Trúng mánh, hôm ấy tôi câu được nhiều cá trê.  Nhưng một anh chàng police từ từ đi đến vào phía tôi!  Tôi hoảng hồn, biết ngay là có gì không may xẩy đến cho mình rồi đây.

Police hỏi tôi:

- Ông đang làm gì đó.

Tôi trả lời:
- Tôi đang câu cá trê

- Ông làm gì trông lạ đời quá!

Tôi giải thích cho người police rõ là cá trê thường ở dưới bùn, cho nên tôi phải quậy bùn lên mới có thể câu được cá trê.

- Bao nhiêu cá trê mà ông đã câu được.

- Độ chừng 20 con.

Người police cho tôi một ticket, nộp phạt 50 dollars và bảo nếu lần sau còn đến đây câu như thế nữa, sẽ bị phạt 200 dollars và đưa ra tòa.

Ôi! Cha mẹ ơi!  Thật là xui xẻo cho tôi!  Mà cũng tại mình làm ẩu.  Liền cuốn gói ra về và nguyện lần sau không dám đến câu cá ở đó nữa.  Đây cũng là một bài học cho tôi, sống trên đất Mỹ nầy, tuy là nước tự do thật, nhưng nó có luật lệ của nó!  Phàm đi câu, hoặc đi săn, phải mua bằng và nó được ấn định nơi chốn và số lượng, chứ không phải săn bắn hay câu cá bừa bãi được!

Thú vật đối với dân Mỹ rất được yêu thương và tôn trọng do đó hình như loài vật ít sợ người.  Xe hơi cán chó bất cứ trường hợp nào, xe hơi vẫn lỗi.

Nuôi chó mèo trong nhà, đôi khi người ta mặc cả áo cho chúng.  Chó mèo nằm ngủ với người và ngồi trong xe là chuyện thường.  Người ta dẫn cho đi chơi và thậm chí cả lúc dẫn cho đi cầu nữa.  Nuôi chó và mèo rất tốn kém, vì phải mua thức ăn riêng cho nó, và mỗi năm phải dẫn đi bác sĩ ít nhất là 1 lần.  Nuôi chó mèo mà không đàng hoàng, cũng có thể bị đưa ra tòa.

Hèn chi trên đất Mỹ không thấy có việc ăn nhậu thịt chó, mèo, chim, chuột, rắn… như ở VN ta.  Có chăng là ăn thịt "hot dog" mà thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,341,893
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây là bài mới ghi chép sơ lược ngày 30 tháng Tư năm xưa.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ. Bài mới của ông, tuy không phải chuyện nước Mỹ nhưng là chuyện trong lòng người Việt tị nạn cộng sản tại Mỹ thường nghĩ tới, được viết về việc Saigon bị đổi tên với lời ghi trân trọng: Để kỷ niệm 30 năm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư trên đất Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Tampa, Florida, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới của ông mở đầu bằng câu “Đôi khi tôi nghĩ, viết về một nơi chốn khác, cũng là một cách Viết Về Nước Mỹ.” Cách viết đối chiếu chi tiết tinh tế của tác giả cho thấy không chỉ đúng như ông nghĩ mà còn làm hiện rõ cả tính cách người (hơi hơi) Mỹ gốc Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Maui là hòn đảo du lịch nổi tiếng của Hawaii. Du ký vui được cùng viết bởi “Ba Bà Ca Li”, ba tác giả thân quen với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả là một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, sinh trưởng ở Bếntre, sang Mỹ năm 1973, đã về hưu từ lâu và đang định cư ở Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, được chấm giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông viết về bà Mẹ hơn 100 tuổi và tâm trạng tế nhị, phức tạp của người con khi cầu nguyện cho Mẹ thân yêu.
Nhạc sĩ Cung Tiến