Hôm nay,  

Bẩu Mỹ Có Gì Lạ Không Em?

10/08/200800:00:00(Xem: 78485)
Tác giả: Đào Như

Bài số 2373-16208449-vb8100808

Tác giả Đào Như, bút hiệu của Bác sĩ Đào Trọng Thể ở Chicago, vừa có thêm bài mới viết về bầu cử Tổng Thống tại Mỹ.

Cách đây hơn nửa thế kỷ, Saigon cũng có mùa bầu cử rôm rả. Ngày ấy, có hoạ sĩ Phạm Tăng vẽ tranh hý hoạ bầu cử trên nhật báo Tự Do. Trong tranh, hai bà mang bầu hỏi nhau "Bầu ai đó chị" Bầu ai đó chị"" Cũng Saigon năm xưa có thơ tình Nguyên Sa mang tựa đề "Paris có gì lạ không em"". 

Trong bài viết về bầu cử Mỹ của ông Đào lần này, nhân vật chính là Paris Hilton. Theo tinh thần thi ca và hí hoa kể trên, tựa đề "Bầu Cử Tổng Thống Mỹ-2008 có gì lạ không em"" có thể tạm rút gọn thành câu thơ bẩy chữ "Bầu Mỹ có gì lạ không em""

***

Hỏi thăm về bầu cử Tổng Thống Mỹ 2008  là câu hỏi thường tình của những người Việt có chút để ý đến đời sống chính trị tại Mỹ. Họ có thể hỏi người yêu của mình câu hỏi đó trên đường phố, trong tiệm ăn hay trong quán càfe, quán Starbucks, ở bất cứ khu phố nào ở San Jose, ở LosAngeles, ở Saigòn, ở Hà nội, ở Paris, ở Berlin, ở London, ở Copenhague, hay ở Moscova, trên đường Bolsa của Little Saigon, ở San Francisco, ở New York, hay trên khu phố Argyle ở Chicago... Và, tôi xin mạn phép người yêu của các bạn trả lời rằng Bầu cữ Mỹ-2008 có nhiều "chiêu" lắm, có thể gọi là 'siêu chiêu', vì các ứng cử viên biết lợi dụng tối đa khả năng truyền thông của thời đại, của thế kỷ! Các bạn có thể tin rằng có việc: Paris Hilton, một siêu sao nổi tiếng bê bối vừa tuyên bố là:

 "Mình sẽ ra tranh cử chạy đua vào Nhà Trắng kỳ này để đối đầu với ứng cử viên Cộng hòa John McCain "".

 Và cô cũng thong thả để lập kế hoạch chọn ứng cử viên Phó tổng thống, runningmate của mình. Cô bảo:

 "Mình đang cân nhắc Rhihana"!

 Sau khi nhắc đến ca sĩ Rhihana, cô bảo:

 "Mình sẽ gặp lại các bạn tại Nhà Trắng! Ồ! Mà mình quên đi, mình sẽ cho sơn nó thành màu hồng. Tạm biệt..."

 Với sư nghiệp chính trị dường ấy, Paris Hilton, quả thật vượt quá tầm cỡ của Hilary Clinton! Đời mấy ai học được chữ ngờ!

*

 Vào ngày 30/7/08, để phục vụ chiến dịch tranh cử, nhóm vận động của ứng cử viên Cộng Hòa John McCain, tung ra một Clip, một đoạn phim, trong đó họ so sánh đối thủ của họ, Barack Obama, với hai người đẹp nổi tiếng là bê bối: Britney Spears và Paris Hilton. Clip đó có tên là "Celeb". Trong đó họ xen kẽ lẫn lộn một cách khéo léo cảnh ông Obama viếng thăm Âu Châu trong tuần vừa rồi (23-27/7/08) với những thước phim của Paris Hilton. Trong Clip ấy, ban vận động của ông McCain mô tả ông Obama, UCV/DC, như là kẻ say mê đắm chìm trong trong sự tung hô ở nước ngoài hơn là giải quyết các vấn đề nội bộ trong nước Mỹ! Trong Clip có đoạn họ phê phán ông Obama:

 "Ông ta là người nổi tiếng nhất thế giới hiện nay, nhưng liệu ông ta có sẵn sàng lãnh đạo đất nước được hay chưa""

 Lúc đó ông Barack Obama đang vận động tranh cử tại Missouri, ông cho rằng clip trên chỉ cho dân chúng thấy thái độ tiêu cực của UCV/CH, John McCain, và ông Obama nói tiếp:

 "Dường như ông McCain không có điều gỉ tích cực để nói về tôi."

Bà Kathleen Hall Jamieson, GS Đại học Pensylvania cho rằng đoạn phim ấy thiếu sức thuyết phục vì ông Obama thực sư là một ngôi sao nhưng ông không có gì để có thể gọi là ông giống hai ngôi sao Britney Spears và Paris Hilton cả!
*

Để trả đũa nhắm vào nhóm vận động bầu cử của ông McCain, vào ngày 5 tháng 8/08, Paris Hilton cũng cho phát hành một đoạn phim (Clip), trong đó Paris Hilton diện một bộ đồ tắm gợi cảm, nằm trên một ghế dài, và cô bóng gió bôc bạch:

 "Mình là Paris Hilton và mình cũng là một ngôi sao. Mình không sinh ra trong thời đại cổ như ai, và cũng không hứa hẹn về sự thay đổi nào như một ai đó... ".

 Cô còn thỏ thẻ tiếp:

 "... Chính người đàn ông mặt đầy nếp nhăn và tóc bạc trắng ấy đã sử dụng hình ảnh của mình trong chiến dịch tranh cử của ông ta. Và điều đó với mình có nghĩa là mình đang vận động tranh cử chạy đua vào Nhà Trắng. Mình cảm ơn ông ấy về sự ủng hộ của ông ta. Và mình muốn tất cả cử tri nước Mỹ biết rằng mình sẵn sàng tranh cử"..!

 Paris Hilton cũng đưa ra chiến lược tranh cử, về chiến lược năng lượng, nàng dư kiến:

 "Chúng ta có thể khơi dầu ngoài khơi ở mức độ giới hạn với sư giám sát chặt chẽ để bảo đảm cho môi trường. Ngoài ra mình cũng đề ra chính sách giảm thuế để Detroit sản xuất xe hơi chạy bằng điện".

 Và cô cũng dõng dạc tuyên bố:

 "Như vậy là vấn đề khủng hoảng năng lượng đã giải quyết xong, và gặp lại các bạn trong cuộc tranh luận sau.."... 

 Để các bạn và người yêu của các bạn thưởng thức trọn vẹn Ứng Vử Viên Tổng thống rất 'hót' Paris Hilton, trong cuộc chạy đua Nhà Trắng năm 2008, xin mời các bạn theo dõi hai Clips phim sau đây:

 http://www.welt.de/english-news/arti2291486/Paris_Hilton_hits_back_at_McCain_.html

http://www.welt.de/vermischtes/arti2291718/Paris_Hiltons_Rache_am_Republikaner_John_McCain_.html

 Đến độ này thì phải công nhân Paris Hilton chẳng những là một siêu sao mà còn là một Siêu Ứng Cử Viên Tổng Thống -2008. Hình như cả nước Mỹ và thế giới đều nhầm rồi! Ai cũng bảo Bà Hilary Clinton là nữ ứng cử viên tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mỹ. Đâu có phải dzậy! Kỳ này cũng có cả Paris Hilton nữa chứ. Nếu chẳng tin thì quí vị hỏi thử ủy ban vân động bầu cử của John McCain hay hỏi chính ông John McCain xem sao"..Chính miệng của Hilton nói kia mà: "mình cảm ơn ông ấy về sự ủng hộ của ông ta"! ./.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,277,985
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến