Hôm nay,  

Một Chuyến Về Thăm Quê Cũ

03/08/200800:00:00(Xem: 142855)

Tác giả: Phan Đức Minh

Bài số 2368-16208444-vb8030808

Tác giả:  Cựu Thẩm Phán Quốc Gia, Thiếu Tá Phó Ủy Viên Chính Phủ Tòa Án Quân Sự Mặt Trận Quân Khu I VNCH, đi tù cải tạo hơn 12 năm, định cư tại Mỹ 1992. Ba năm 1995 - 1996 - 1997 liên tiếp đọat  3 giải "Outstanding Poetry Prizes" của các Hội Nhà Thơ Hoa Kỳ và Quốc Tế. Ngày 22 - 6 - 2008 mới đây, đã đọat giải thứ 15 thuộc lãnh vực Văn Học, trong số đó có 5 giải là của Mỹ và Quốc Tế.  Được bầu chọn là : - Member of the International Society of Poets 1997. -Outstanding Figure in Literature 2004 of Asian Community...  ASIA Journal in San Diego.          

    ***

Cách đây ít  lâu, tôi nhất định phải về thăm lại Quê Hương, mồ mả Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ, thăm  vợ chồng người con trai lớn và đưá cháu gái 13 tuổi còn ở lại, đang chờ ngày sang Mỹ đoàn tụ. Đã gần  chục  năm xa cách rồi còn chi nưã! 

Tình trạng sức khoẻ cuả tôi ở cái tuổi ngoài 70, với nhiều thứ bịnh linh tinh sau hơn 12 năm sống gay go, gian khổ trên rừng trên núi, được gọi là "học tâp cải tạo " không đi lúc này thì mai mốt không đủ sức để đi được nưã. Bác Sĩ  gia đình bảo thế !

Đưá con gái út, vưà ra Trường Đại Học và cũng vưà làm Lễ Hỏi, trước khi chính thức làm việc toàn thời gian, nó xin nghỉ 4 tuần để hướng dẫn hai vợ chồng chúng tôi cùng đi.

Từ phi trường quốc tế Los Angeles, chúng tôi lên máy bay cuả Hãng Hàng Không Thái Lan. Nghỉ lại 1 đêm ở Khách Sạn trong khu vực phi trường. Sáng hôm sau chúng tôi lên máy bay Hàng Không Việt Nam về thẳng Đà Nẵng là nơi gia đình người con trai lớn cuả chúng tôi còn ở lại. Gặp lại con trai, con dâu, đưá cháu nội, bà con, bạn bè ra đón ở phi trường, vợ chồng tôi  thật là cảm động. Tội nghiệp đưá con gái út! Nó lo cho chúng tôi đủ thứ, nhất là nó cứ lo cho sức khoẻ cuả tôi. Lúc này nó mới có quyền vui vẻ, mừng rỡ gặp lại người thân bạn bè. Những giọt nước mắt ngắn dài. Đưá cháu nội cứ ôm lấy Bà Nội rồi ôm lấy Cô nó mà khóc.

Chúng tôi về ở nhà người con trai chớ không ở Khách Sạn như ý muốn cuả con cái ở Mỹ khi chúng tôi ra đi, mặc dầu có nhiều khách sạn lớn mà Giám Đốc là người quen, là học trò cuả tôi cũng như học trò cuả con trai tôi (các Giám Đốc cũng cần phải học Anh ngữ trong thời buổi kinh doanh này). Ngay buổi tối, điện thoại từ Mỹ gọi sang       "Bố Mợ khoẻ không" "          - Khoẻ, tuy có ngất ngư chút chút. - Bố thế nào" - Cũng khoẻ. - Bố đang làm gì" - Đang coi báo, sắp   ngủ! - Ngủ ở đâu" - Nằm dưới đất! - Sao lại nằm dưới đất" - À, mà nền nhà gạch bông, trải chiếu rồi để quạt trần, quạt trên tường, quạt dưới đất. Nóng quá thì ngày tắm 4, 5 lần. Bố Mợ không chịu ở Khách Sạn. Ở quây quần với nhau tuy cực mà vui hơn…

Chúng tôi chỉ đi thăm vài chỗ bắt buộc, còn không đủ thì giờ, cứ giao cho người con trai lo liệu: Mời bà con xóm cũ tập họp quây quần tại một gia đình có nhà rộng rãi, nhờ người lo chuyện ăn uống để có dịp tha hồ mà chuyện trò, tâm sự. Vui buồn lẫn lộn. Thật là cảm động. Chúng tôi nói lên lời cảm tạ Ơn Trên đã cho chúng tôi được có được cơ hội như ngày hôm nay mà trước đây 9 năm, chúng tôi không bao giờ dám nghĩ tới. Có những Ông già, bà lão ôm lấy chúng tôi mà khóc, không hiểu thế nào được nưã.

Hôm sau, chúng tôi gồm cả gia đình người con trai lớn, vợ chồng Ông Bà đã từng dậy các con tôi ở bậc Trung Học , tất cả 8 người, bao xe  đi thăm Thánh Địa La Vang. Đường xá khó đi, nhưng khi lên đến đỉnh Đèo Hải -Vân, giưã Đà Nẵng và Huế,  thì phong cảnh thật là tuyệt vời. Chúng tôi quay phim và chụp ảnh như sợ không bao giờ còn trông thấy nó nưã. Thánh Địa La Vang! Thật là cao cả, thiêng liêng, không cách nào nói được.

Trở lại Đà Nẵng, tối hôm sau lại 1 lần họp mặt khác với tất cả bạn bè, con cháu trong khung cảnh đẹp đẽ, thân thương, đầy ắp tình người trong bưã cơm không chỉ ngon vì món ăn, mà ngon vì có tình thương yêu, lâu ngày xa cách. Chúng tôi trong cả cuộc đời không bao giờ dám nghĩ là lại có như hôm nay. Trước khi ăn, gia đình chúng tôi cúi đầu cầu nguyện rồi làm dấu Thánh Giá. Khi nhìn lên, tôi thấy có nhiều bà con lau nước mắt. Có lẽ bà con thương cảm cho chúng tôi đã được Thượng Đế cứu vớt ra khỏi cái cảnh sống trước đó chừng chục năm cũng tại nơi này.

Sáng Chủ Nhật, chúng tôi đi Lễ tại nhà Thờ Chánh Toà Đà Nẵng. Bà con đông quá! Chúng tôi phải đứng dự Lễ ngoài hàng hiên. Khi Ca Đoàn hát, tôi chụp vội vài tấm ảnh, con trai tôi quay phim. Khi xong Lễ, chúng tôi gặp vài Sơ, quen từ xưa cũng có mà lạ cũng có, gặp bà con giáo dân ít nhiều quen biết. Chúng tôi nhờ Sơ dẫn vào phòng thay áo để gặp Cha Xứ, thăm hỏi, tặng qua, và nhắc Cha nhớ thường xuyên xin Lễ cho Maria Theresa Quỳnh Phương, con gái cuả chúng tôi, đã theo Chuá từ ngôi nhà Thờ này, vào đầu thập niên 1980, trong hoàn cảnh xã hội, tôn giáo rất khó khăn, và cháu đã được Chuá gọi về hồi tháng 4 - 1999 trong một tai nạn xe hơi ở Mỹ. Với ước mong được đi phục vụ những người cùng khổ ở những nơi nghèo khó, noi gương Mẹ Theresa Calcutta. Cháu đã vào Dòng Tu La San ở San José được 1 năm nhưng phải trở về với gia đình theo lời khuyên cuả Bác Sĩ vì cháu bị bệnh Suyễn từ khi còn nhỏ. Tuy thiếu sức khoẻ nhưng cháu nhất định vẫn đi học, đi làm bán thời gian, đảm nhiệm công việc giảng dậy giáo lý, Việt Ngữ cho các em nhỏ, hoạt động trong các Hội Đoàn, phục vụ bệnh nhân, người già và trẻ em… Khi cháu mất, thật là một đám tang đông người và nhiều nước mắt chưa từng thấy từ trước tới nay, theo nhận xét cuả bà con đã sống ở vùng này từ nhiều năm trước.

Chúng tôi đến thăm và tặng quà cho trại trông nom các      "trẻ em đường phố" , tặng quà và khuyến khích những phụ nữ có lòng tốt, nhận lãnh trách nhiệm trông nom, hướng dẫn các em với số tiền lương vô cùng nhỏ bé.

Đáp xe lưả vào Sài Gòn, chúng tôi có vài ngày ở đây. Biết ở nhà ai, bỏ nhà ai nên đành phải ở khách sạn. Tất cả bạn bè từng thân quen ở thành phố này, trong đó có nhiều Giáo Sư, Kỹ Sư, Giáo Sư Đại Học      (lại là học trò cũ của tôi, bạn cuả con trai tôi) họp mặt với gia đình chúng tôi trong một không khí trang trọng mà thân tình. Thôi thì lại chụp ảnh, quay phim, cười vui và cả nước mắt. Chúng tôi xin mọi người cầu nguyện cho nhau. Thượng Đế đã đổi đời chúng tôi và cho chúng tôi cơ hội đầu tiên và có lẽ cũng là sau cùng như thế này.

Tối về, đứng trên bao lơn khách sạn, nhìn xuống lòng đường phố đông đặc những người mà lòng tôi bỗng thấy vui mừng nhưng hình như pha lẫn sót xa… khi nghĩ  đến những người trong số đó đang lao mình vào cuộc sống khổ sở, nhọc nhằn, có khi phải bán cả thân mình để kiếm sống.

Đáp máy bay ra Hà Nội, chúng tôi 6 người, đến phi trường Nội Bài lúc nào không hay. Chưa lãnh xong hành lý đã thấy anh chị em, bà con, bạn hữu làm hiệu, vẫy tay, bằng mũ nón, bằng những tấm bià viết chữ cho dễ nhận nhau. Thế là 46 năm, tôi mới trở lại Hà Nội. Phố phường đông đặc những người và xe cộ lớn nhỏ, ngược xuôi, hỗn độn. Tuy bề ngoài theo thời gian, theo sự phát triển dân số, mở cưả phần nào để tiếp xúc với thế giới bên ngoài, mọi sự có thay đổi khá hơn chút ít, nhưng quá chậm và quá nghèo nàn so với thiên hạ, với khả năng và tinh thần vốn có cuả dân tộc Việt Nam.

Chúng tôi ở nhà hai vợ chồng người cháu bên ngoại. Cả hai đều là Bác Sĩ. Chồng là Giáo Sư dậy tại Đại Học  Y Khoa Hà Nội, có người anh ruột cũng thế vì Bố mẹ đều là Bác Sĩ ở Hà Nội từ lâu. Tôi cố tìm hiểu tại sao trong giòng họ lại có nhiều người theo học ngành này như thế thì được biết câu trả lời    " Ở xã hội và thời đại nào, cái nghề này, tuy khó theo đuổi nhưng vẫn có chỗ đứng trong xã hội và ít lôi thôi, rắc rối đối với đời sống chính trị cuả những quốc gia không mấy ổn định". Tôi tin là con cháu, đã nói thật với người thân cuả chúng. 

Chúng tôi đi tắc xi đến nhà người em con Ông Chú ruột, hai anh em cùng là kỹ sư lâu năm, hai cô vợ đều là Bác Sĩ, nhờ điện thoại tập họp tất cả bà con, bạn bè hiện có mặt tại Hà Nội, tối hôm sau gặp nhau tại 1 điạ điểm thật là… Hà Nội. Sau khi chào hỏi, bắt tay, ôm nhau vội vã, ồn ào       (cũng có cả tặng hoa vì nhiều người thuộc giới trí thức trẻ ở Hà Nội), tôi nhìn những khuôn mặt thân thương và đủ cho tôi an tâm xin phép mọi người để nói lên niềm cảm tạ sâu xa đối với Thượng Đế, Đấng thiêng liêng cao cả, toàn năng đã ban ơn phước kỳ diệu cho gia đình chúng tôi cho nên mới có được sự họp mặt lạ lùng, không ai có thể ngờ được như ngày hôm nay. Có những người mà sau hơn nưả thế kỷ tôi mới được gặp lại. Mọi người xúc động, nhất là những người thuộc lớp trẻ. Anh chị em, bà con, bạn bè chuyện trò, chia sẻ với nhau thật là chân tình, thắm thiết. ..  

Rời Hà Nội, bằng xe bao, 6 chúng tôi lại có thêm vài người thân cùng xuống Hải Phòng để thăm một số bà con, bên nội cũng như bên ngoại.

Lại họp mặt đông đủ trong bưã cơm tối thân thương tại một nhà hàng Việt Nam để mọi người có thể cùng nhau chia sẻ nỗi niềm thương nhớ. Bà Chị ruột và Bà Chị dâu cuả tôi đứng trước mặt và hỏi " Ai đây, có nhớ không" " Tôi lắc đầu, chịu chết! Nhận ra sao nổi! Cách đây 54 năm hai Bà là những cô gái xinh đẹp, thiên hạ bảo là Hoa Khôi trong vùng mà bây giờ trước mặt tôi, hai Chị tôi chỉ còn là hai bà Cụ già gần 80 tuổi, mặt mũi nhăn nheo, mồm miệng móm mém. Chúng tôi ôm lấy nhau mà chẳng nói được điều gì. Tôi chỉ nói được " Cảm tạ Thiên Chuá đã cho con gặp lại những người thân yêu như thế này… "  Tôi không thể nói thêm được nưã.

Xe bao chở phái đoàn chúng tôi mấy chục người về tận quê nội và quê ngoại để thăm lại mồ mả Ông Bà, Cha Mẹ. Đường xe chạy phải qua sông, qua phà nhưng đã tráng nhựa nên cũng đỡ khổ. Xe chạy tới chính cái làng Phố Quận cuả tôi, sau 54 năm xa cách,  mà tôi không cách nào nhận ra cho được vì chính sách quản lý, chia cắt đất đai, dân số tăng lên, nhà cưả xây lên chen chúc nhưng nhỏ bé tí ti.

Chúng tôi đi bộ trên con đường ruộng để đi tìm thăm mồ mả Ông Bà, Cha Mẹ. Nghiã điạ ở bên nhà đâu có như bên Mỹ. Đưá con gái út và đưá cháu trai vưà tốt  nghiệp Đại Học ngành Quản Lý Du Lịch cứ phải đi kèm và giữ tay tôi kẻo sợ tôi bị chóng mặt mà té vì nghiã địa lồi lõm, gập ghềnh, cỏ may dính vào hai ống quần lên tới đầu gối. Mộ cuả các Cụ bên nội được bà con tự xây cất tương đối đàng hoàng. Đã sống ở Quê Hương Thứ Hai là nước Mỹ cả chục năm, lòng tôi quả thật vô cùng xót sa khi trông thấy Quê Hương Đất Nước Việt Nam ở những chốn xa thành thị như thế này. Tại sao vậy"  Tôi hiểu chớ vì tôi đã từng đi kháng chiến chống Pháp gần 6 năm, 2 lần bị Tây bắt, nhưng thực ra lần thứ 2 là tôi cố tình nằm lại ruộng lúa chờ cho Tây đến bắt để thoát khỏi hàng ngũ kháng chiến do cộng sản lãnh đạo, mà không làm liên lụy đến người thân, bạn bè, nhất là người anh ruột của tôi đã hết  lòng dìu dắt, che chở cho tôi mà cũng không xong...

Về Tổ Đình cuả dòng họ, trời đất ơi! Ngày xưa nó to lớn,  5 gian nhà ngói như thế mà bây giờ chỉ còn lại chút xiú bằng 1 phần 10 lúc trước. Vị Trưởng Tộc đọc lời trình báo với các bậc tiền nhân là chúng tôi đã tư đất nước Hoa Kỳ, riêng tôi đã 54 năm, nay trở về thăm lại, và góp công, góp sức vào việc bảo tồn truyền thống cuả giòng họ cũng như truyền thống dân tộc. Chúng tôi thắp hương, vái vong linh Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ rồi quay ra chia sẻ với bà con, họ hàng. Khi giúp đỡ bà con, chúng tôi đều nói "Chúng tôi đã được dậy bảo:  hãy chia sẻ cơm ăn, áo mặc, tiền bạc cho những người thiếu thốn hơn các con vì họ đang cần những thứ đó." 

Trong bưã cơm đoàn tụ đông đảo bà con họ hàng, đưá em gái cuả tôi (từng là cán bộ cộng sản, chồng cũng là cán bộ cộng sản từng đi du học ở Đông Au, đã 1 lần từ Bắc vào Nam, theo vợ tôi lên núi thăm tôi trong nhà tù, bóc cho tôi cái bánh chưng, đưa cho tôi ăn) đứng lên, nói trong nước mắt nghẹn ngào  "Anh chị tôi bây giờ đã thành người công giáo, nhưng người công giáo không có từ bỏ Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ như chúng ta vẫn hiểu lầm…"  Nó muốn nói nhiều nưã, nhưng không nói được vì  nấc nghẹn ở cổ và những dòng nước mắt đã làm nó đành đứng im, môi mím chặt lại cố ghìm giữ niềm xúc động.

Chúng tôi về thăm quê ngoại. Những nét nghèo nàn, khó khăn còn nhiều trước mắt. Mồ mả Ông Bà, Cha Mẹ còn có đôi phần phải tu sưả, bồi đắp. Ngôi Tổ Đình cuả giòng họ quá đơn sơ, thiếu thốn giống như cuộc sống cuả bà con trong vùng. Chúng tôi bàn thảo kế hoạch: phải làm, nhất định phải làm để cho bà con có chỗ hàng năm giỗ kị, tưởng nhớ các bậc tiền nhân, để cho con cháu nhớ lấy nguồn gốc cuả mình… 

Cuộc họp mặt nào rồi cũng phải chia tay. Chúng tôi lên xe trở lại Hải Phòng, ở với mấy gia đình các em bên ngoại. Ngày tháng qua mau. Chúng tôi lại phải chia tay nhau trong nuối tiếc, nghẹn ngào và nước mắt để lên xe quay ngược lên Hà Nội, đáp máy bay trở ra Đà Nẵng để chỉ còn vài hôm nưã sẽ trở về đất Mỹ, Quê Hương thứ cuả chúng tôi lúc này. Câu nói ngày xưa trong sách "Quốc Văn Giáo Khoa Thư " cho đến lúc này đâu có thay đổi "Ôi! lúc chia tay, sao mà buồn vậy!"

Buổi tối ở Đà Nẵng, căn nhà nhỏ bé nơi gia đình con trai lớn chúng tôi đang ở, luôn đông nghẹt bạn bè, đủ các giới, tuổi tác, trẻ già. Tối hôm sau là buổi họp mặt cuối cùng dành cho bạn bè cuả con cái chúng tôi và đám học trò cũ còn ở lại Việt Nam. Tôi bảo người con trai " Cứ tập họp tất cả! Có con cái thì dẫn tới luôn!"  Thế là khi chúng tôi đến, học trò cũ, bạn bè các con đông cả trăm người. Chúng bu lại , Chào Bác Chào Thầy! Bác và Thầy còn nhớ chúng con không" Sau mấy chục năm, các cháu đâu còn nhỏ bé như hồi nào, làm sao mà Bác, mà  Thầy nhận ra cho được! Nhà hàng dành hết khu vực bên trên cho đám chúng tôi. Bàn ghế tiếp tục được kê thêm vì số người kéo đến không hạn chế. Buổi họp mặt thật là vui vẻ tưng bừng, trong tiếng tiếng hát, đệm đàn Guitar, chúc tụng, chụp ảnh, quay phim… Tôi nói với đám người trẻ là Cảm tạ Thượng Đế  toàn năng đã cho chúng ta có cơ hội gặp lại nhau như thế này… Có Anh, có chị nói "Bác, Thầy Cô có về như thế này, chúng con mới có cơ hội họp mặt đông đủ như hôm nay. Chớ tuy ở cùng một thành phố mà cả năm chúng con đâu có gặp nhau cho nổi”.

  Khi tôi viết những dòng này thì thư từ, hình ảnh từ Quê Nhà gửi sang cho thấy: mồ mả Ông Bà, Cha Mẹ chỗ nào còn thiếu sót, đều đã được tu bổ, chỉnh trang, xây dựng, khiêm tốn nhưng đàng hoàng. Ngôi Tổ Đình cuả dòng họ bên ngoại đã được xây dựng khang trang, đẹp đẽ đủ chỗ cho bà con trong họ hàng năm họp mặt giỗ kị, tưởng nhớ công đức Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ. Trông hình ảnh bà con đông đảo trong buổi nguyện cầu, tạ ơn trước ngôi Tổ Đình, đọc những lá thư anh chị em, bà con viết sang bên Mỹ cho chúng tôi, những người con xa Quê Hương, Đất Nước, sao mà thấy lòng xúc động! Tất cả chúng tôi, Bố Mẹ, con cái trong gia đình, ai cũng cảm thấy một niềm vui to lớn là chuyến về thăm Quê Hương quả là một món quà vô giá mà Thượng Đế đã ban cho gia đình chúng tôi và cho cả những bà con, thân hữu, bạn bè, bà con làng xóm ở nơi Quê Cha, Đất Tổ xa xôi, mãi tận bên kia quả địa cầu…Xin dâng lời cảm tạThượng Đế, cảm ơn đất nước và nhân dân Hoa Kỳ, cảm ơn tất cả các con, dâu rể đã tạo điều kiện cho chúng tôi có một chuyến  đi không giá nào tính được. Cũng xin cảm ơn bà con, bạn bè thân hữu, các anh chị từng là học trò cũ cuả tôi đã dành cho chúng tôi những giây phút đáng ghi nhớ cho đến ngày không còn có mặt trên cõi đời này nưã…

San Diego, California

Ý kiến bạn đọc
30/11/201703:17:54
Khách
Ngày tháng qua đi. Tình yêu, nỗi nhớ nhung hoài niệm còn đọng lại mãi!
Kính chúc bác tuổi già an khang đầy ân sủng!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,230,970
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây là bài viết thứ tư của bà, về thảm họa Alzheimer’s đang gia tăng khắp thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung . Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu, nơi ông đang làm việc.
Lời giới thiệu: Tôi là một nữ cư dân của California. Mi Thu là tên viết văn của tôi, hàng mi mùa Thu. Thật ra, tên nàylà âm của chữ MeToo, tên của phong trào nạn nhân lên tiếng tố cáo những người đã xâm phạm tình dục. Câu chuyện sau đây là có thật nhưng các tên đã được thay đổi vì hiện giờ tôi không thấy cần phải tiết lộ danh tánh những người trong chuyện. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2017. Bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà. Bài viết đầu tiên kể chuyện từ miền Đông về Little Saigon dự họp mặt liên trường tỉnh Tây Ninh. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến