Hôm nay,  

Những Mùa Hoa Phượng Đỏ

29/07/200800:00:00(Xem: 141232)
Tác giả: Anthony Hung Cao

Bài số 2364-16208440-vb2280708

Anthony Hung Cao tự sơ lược tiểu sử: 38 tuổi, cư dân Nam California, công việc: nha sĩ, đang hành nghề tại Costa Mesa. Ông là tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2008 với một bài viết giản dị cho thấy tấm lòng của người viết: nhìn con trẻ hạnh phúc tại Mỹ, nhớ những tuổi thơ bất hạnh ở quê cũ. Sau đây là phần cuối bài viết mùa hè này  của ông, kể chuyện gặp lại cây phượng vỹ tại  Bahamas, vùng Carribean (hình bên).

***

Gặp lại cây hoa phượng đỏ sau bao năm xa cách, tôi đã viết ở trên là chúng ta thường cho mọi thứ có sẵn quanh mình là một điều tự nhiên, không tỏ thái độ trân trọng và yêu quý những thứ mình đang có.

Đất nước Bahamas có 85 phần trăm dân số là người da đen. Kể chuyện cây phượng đỏ trong xứ da đen này không thể không viết về sự công bằng trong xã hội.

Người tài xế đón chúng tôi ở bãi đậu xe để chuẩn bị chuyến du hành vòng quanh đảo Nassau là ông Phil. Ông trạc tuổi bốn mươi lăm với giọng nói mang nặng âm hưởng của xứ Ăng lê. Chiếc áo sơ mi trắng làm nổi bật nước da đen bóng của ông với chiếc mũ lưỡi trai đội lệch.

"Chào các quý vị. Welcome quý vị đến Nassau, thủ đô của đất nước Bahamas với hơn 300 hòn đảo lớn nhỏ. Tôi là một trong 175 ngàn người dân sống ở Naussa. Tên tôi là Phil. Quý vị có biết Phil có nghĩa là gì không""

Không có tiếng trả lời. Chắc mọi người đang bận rộn ngắm cảnh lạ ở chung quanh với những bãi biển cát trắng muốt và nước trong xanh in bóng những đám mây trắng lững lờ trôi. Những hàng dừa thẳng tắp trồng trên bãi biển với những khách sạn sang trọng quay mặt ra biển để đón những luồng gió mát từ Đại Tây Dương thổi vào. Riêng tôi thì đang mải mê dõi mắt theo...những hàng phượng đỏ.  Không nghe ai trả lời, Phil nói tiếp:

"Phil có nghĩa là niềm vui. Hôm nay tôi sẽ cố mang đến niềm vui cho quý vị bằng cách đưa quý vị đến những thắng cảnh, những di tích lịch sử cũng như đi qua những nơi giàu nhất, trung bình và nghèo nhất ở trên đảo."

Trong khi xe lăn bánh, ông Phil bắt đầu nói về lịch sử của thủ phủ Nassau từ ngày lập quốc đến giai đoạn bị đô hộ bởi Tây Ban Nha, rồi Anh Quốc cho đến ngày dành được độc lập vào ngày 10 tháng 7. Thỉnh thoảng ông kể sơ lược về thân thế của mình. Theo ông, những trẻ em da đen thuộc thế hệ của ông chỉ được đến trường cho đến lớp 6 rồi bị đẩy ra ngoài xã hội để lao vào kiếm sống. Khi nghe ông kể đến đây, trong lòng tôi chợt dâng trào một niềm xúc động cảm thông khi tôi liên tưởng đến những trẻ em ở Việt nam đang bị đồng cảnh ngộ như ông, chỉ khác là cách thức những kẻ cầm quyền thi hành. Ở quê hương Việt nam, tuy không trực tiếp đẩy các em học sinh ra khỏi trường học, nhưng bao nhiêu chi phí cho học đường đang là gánh nặng khiến cho nhiều trẻ em nghèo phải bỏ học rất sớm, và phải lăn lóc vào đời phụ giúp cha mẹ kiếm kế sinh nhai. "Con vua thì lại làm vua" là câu nói rất đúng cho xã hội hiện nay, trong khi những trẻ em nghèo không có đủ điều kiện ăn học thì mãi mãi sống một kiếp đời không có tương lai. Thật là một chính sách "ngu dân" thật tinh vi để dễ dàng cai trị.

Khi ông Phil giới thiệu về những cây phượng vĩ được trồng rải rác khắp nơi trên đảo và nở vào mùa hè từ tháng năm đến tháng chín, tôi hơi tò mò muốn biết xem hoa phượng vĩ ở đây có gắn liền với tuổi học trò như ở Việt nam không. Tôi rất ngạc nhiên khi nghe ông Phil nói:

"Có chứ. Tôi cũng đã từng rất thích loài hoa nầy vì nó như chiếc đồng hồ báo cho bọn nhỏ tụi tôi biết đã sắp được nghỉ hè." Giọng ông chợt trầm buồn. "Chỉ hơi tiếc là mấy đứa trẻ da đen không có học được bao lâu để có những ngày nghỉ hè vui bên những mùa hoa phượng đỏ..."

Khi xe đến khu downtown của Nassau, tôi hơi bị bất ngờ khi nghe ông nói tiếp:

"Đây là khu downtown sang trọng của đảo Nassau. Mặc dù người da đen chiếm hơn 85 phần trăm dân số trên đảo, nhưng họ không được phép sống chung với người thiểu số da trắng ở đây. Bahamas chủ yếu sống nhờ kỹ nghệ du lịch và ngân hàng. Những công ty du lịch do những người da trắng làm chủ. Những người da đen chỉ được thuê để lái taxi, làm hướng dẫn viên hoặc gác cửa cho những ngân hàng..."

Tôi thôi không còn hứng thú ngắm nhìn những hàng cây hoa phượng phượng đỏ vô tri, vô giác được trồng dọc bên đường mà lúc nãy ông Phil vừa kể về những kỷ niệm ngắn ngủi của ông với tuổi học trò. Tâm trí tôi vẫn còn sửng sốt trước những gì mình vừa mới nghe được từ ông Phil. Cái tính "nổi loạn" thấy sự bất bình rút đao (quên, không có đem theo vì không được mang theo vô phi trường) tương trợ của tôi chợt nổi lên. Đợi đến lúc xe dừng lại ở một trạm nghỉ, tôi mon men đến gợi chuyện với ông Phil:

"Sao người dân da đen chiếm đến hơn 85 phần trăm mà họ không đứng lên đòi quyền đối xử công bằng trong xã hội như ở bên Mỹ vậy. Ông có nghe về ông mục sư Martin Lurther King không"

"Chúng tôi có được học về ông và rất ngưỡng mộ về những việc tranh đấu của ông cho người da màu ở nước Mỹ trong thập niên 60." Đôi mắt ông Phil sáng lên khi nhắc đến vị mục sư khả kính này. "Tuy nhiên có lẻ người dân ở đảo và dân Bahamas có bản tính bẩm sinh là hiền hòa nên họ bằng lòng với những gì mình đang có, cũng như không muốn những cuộc đấu tranh về màu da làm xáo trộn xã hội và ảnh hưởng đến kỹ nghệ du lịch ở đây."

Có lẻ sống ở Mỹ đã lâu với những tự do, và công bằng trong xã hội mà mình đang được thừa hưởng, tôi không đồng ý với cách suy nghĩ của ông Phil. Người Việt tị nạn chúng ta đến sau năm 1975 có được cái may mắn là chế độ đối xử kỳ thị về màu da đã bị xoá bỏ. Sống trong một đất nước dân chủ và bình đẳng đôi khi chúng ta không bày tỏ lòng biết ơn đầy đủ đến những người da đen như mục sư Martin Luther King đã tranh đấu để mang đến sự đối xử bình đẳng không chỉ riêng cho người Mỹ da đen gốc Phi Châu, mà cả những người Mỹ da vàng gốc Á Châu của chúng ta. Hãy thử tưởng tượng nếu chúng ta đến định cư ở Mỹ vào những năm 50 hay 60, những cụ già phải bị dồn ngồi ở phía sau mỗi khi lên xe bus hay những người mới đến Mỹ không hiểu tiếng Anh có thể bị đánh đập hay bị phạt nếu chẳng may đi vệ sinh mà vào lầm nhà vệ sinh chỉ dành riêng cho người da trắng. Ở những trường trung học, chắc chúng ta sẽ không thấy những cái họ Việt nam được đứng thủ khoa nhiều như bây giờ. Và có lẽ cộng đồng chúng ta không có được cơ hội để phát triển về nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị và xã hội như hiện nay nếu trong xã hội vẫn còn sự phân biệt kỳ thị chủng tộc.

Nhìn thẳng vào đôi mắt của ông Phil, tôi nắm chặt bàn tay như là đứa học trò đang hùng biện trước cô giáo "bí thư" năm nào:

"Ông Phil à. Ông có nhắc đến kỹ nghệ du lịch ở đây, mà phần lớn được vận hành bởi những người da màu như ông. Ông có biết câu chuyện của bà Rosa Park không""

Ông Phil lắc đầu tỏ ý không nhớ hay không biết. Tôi nói tiếp:

"Bà Rosa Park là người phụ nữ da đen đầu tiên dám chống lại người da trắng bằng cách không nhường ghế của mình trên xe bus, để sau đó dẫn đến cuộc tẩy chay của người da đen làm tê liệt cả hệ thống giao thông của Mỹ lúc đó. Đó cũng là một tấm gương về hành động đấu tranh bất bạo động dẫn đến sự xóa bỏ bất công đối xử về màu da ở Mỹ. Nếu ông và những người lái xe taxi ở đây làm một cuộc đình công trên toàn quốc, biết đâu có thể làm thành một làn sóng nhận chìm sự đối xử bất công về màu da ở đây không chừng..."

"Cám ơn thật nhiều về lời khuyên của bạn." Ông Phil chợt nắm chặt lấy cánh tay tôi, trước khi nói tiếp. "Tôi hứa sẽ bàn với các bạn đồng nghiệp về chuyện quan trọng nầy."

Những người khách trong đoàn du lịch đã lần lượt kéo lên xe nhưng ông Phil vẫn còn đứng đó suy nghĩ đăm chiêu dưới tàn một cây phượng vĩ. Một cánh hoa phượng rơi xuống vướng trên mái tóc đã chớm bạc của ông, nhưng ông cũng không buồn đưa tay lên nhặt lấy. Tôi thầm mong cánh hoa phượng rơi này sẽ giúp cho ông và những người bạn của ông chợt thức tỉnh để đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp hơn cho thế hệ ông và những thế hệ da màu mai sau trên đất nước Bahamas xinh đẹp này. Lát nữa đây khi đưa tay nhặt lấy cánh hoa phượng rơi trên mái tóc, ông sẽ nhìn nó kỹ hơn và nó sẽ nhắc cho ông nhớ về những mùa hè ngắn ngủi của tuổi học trò của ông. Nó sẽ giúp cho ông thêm nghị lực để đấu tranh cho những thế hệ con cháu của ông có những quãng đời học trò dài hơn của ông trong một xã hội bình đẳng.

"Cánh phượng ơi, ngày xưa ngươi đã rơi trúng đầu tôi để cứu tôi khỏi bị phạt đứng ở sân trường. Mong sao ngươi có phép nhiệm màu cứu giúp cho những người dân da màu ở đây". Tôi thầm cầu mong. "Mong sao cho mùa phượng đỏ năm nay sẽ như ngọn đuốc thắp sáng niềm tin đấu tranh cho tự do, dân chủ ở ngay chính quê hương tôi, để người dân không bị phỉnh lừa trước chút vật chất dư thừa mà bọn tư bản "đỏ" đang ban bố cho họ, để họ bằng lòng trước cuộc sống vật chất hiện tại mà quên đi có những thứ quan trọng hơn trong cuộc sống: Đó là một xã hội tự do và dân chủ khi con người thật sự được làm người, được cất lên tiếng nói và viết lên những điều mình muốn viết mà không ai cấm cản hay cho là "lạc đề".

Tôi không kịp hỏi họ của ông Phil. Nhưng biết đâu vài chục năm sau khi tôi trở lại đất nước này với những đứa cháu, chắt, sẽ có một quảng trường hay một công viên nào đó được mang tên của ông. Và những công ty du lịch, những ngôi biệt thự sang trọng, những tòa nhà ngân hàng sẽ có những chủ nhân là người da đen. Lúc đó chắc chắn tôi sẽ xin chính phủ Bahamas trồng thêm một cây phượng đỏ cạnh bên bức tượng khắc tên ông, để những mùa hoa phượng đỏ mai sau có thêm nhiều ý nghĩa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,213,090
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm mợt bài viết mới cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Lần trước, là cửa hàng bi da. Bài mới, làm Shop May Công Nghiệp, thêm phần mở trung tâm giải trí.
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến