Hôm nay,  

Tình Muộn

19/07/200800:00:00(Xem: 216089)
Tác giả: Nguyễn Duy-An

Bài số 2356-16208432-vb7190708

Nguyễn Duy An  là người Á châu đầu tiên đảm nhiệm chức vụ Senior Vice President của National Geographic. Năm 2006, ông là tác giả nhận giải Chung Kết  Viết Về Nước Mỹ. Bài mới nhất của ông làmột chuyện tình: nàng là y tế tại Mỹ, nàng là một thấy giáo miền quê ờ Việt Nam.

***

Vừa đạp xe vô sân, tôi rất ngạc nhiên khi nhìn thấy cửa khóa bên ngoài. Không biết ông ngoại dẫn cháu Hồng đi chơi ở đâu. Hồi trưa, trước khi đạp xe đi thăm đám mạ non xem bao giờ cấy được, tôi đã định đưa con đi gởi cho dì Liên như mọi ngày thì cha vợ tôi xuống thăm. Thấy tôi sắp sửa phải ra ruộng, ông nói cứ đi, để cháu ở nhà chơi với ông. Ông muốn xuống nhà tôi một buổi cho yên tĩnh chứ trên nhà mấy bữa nay tiệc tùng, khách khứa liên miên mệt quá.

- Cha đi rứa mẹ không nhằn cho à" Tôi hỏi cha tôi.

- Nhằn chi" Bà nớ lại còn muốn cha đi chơi mô đó cho chị em dâu nhà họ tâm sự chớ "có ông nhiều khi cứ nói ngang, nỏ giống ai cả!"

- Rứa con nhờ cha một bữa.

- Anh ăn nói hay chưa nạ. Ông chơi với cháu ngoại chớ có phải người dưng nước lã chi mô mà nhờ với cậy. Đã nói với anh bao nhiêu lần rồi mà không chịu nghe, cứ sống cái cảnh gà trống nuôi con như ri cực khổ quá. Với lại anh còn trẻ... Lo kiếm người chắp nối đi rồi cha mẹ lo cho.

- Con biết cha mẹ thương con như con ruột, nhưng con sợ cái cảnh "mẹ ghẻ con chồng" sẽ làm cháu Hồng khổ... Với lại hai cha con quấn quít với nhau mấy năm ni cũng quen rồi cha nạ. Mấy năm đầu con tưởng không chịu nổi, nhưng nhờ cha mẹ và các cậu các dì thương cháu.

- Tuỳ anh... Mà anh Nam này, coi bộ cô giáo Liễu cũng thương anh với cháu đó.

- Chúng con chỉ là bạn học hồi trước thôi. Và chị ấy cũng sắp sửa trở về Long Khánh lấy chồng rồi.

- Rứa mà cha cứ tưởng! Cha mẹ chỉ tiếc là không còn đứa mô chớ không thì gả luôn cho anh... Thấy anh cứ lui cui một thân một mình nuôi cháu, cha mẹ thương đứt ruột đi mà nỏ biết mần răng cả. Đằng nào thì em Hương cũng đã mất 5 năm rồi. Anh phải nghĩ đến tương lai cho mình chớ. Anh để cháu về trên nớ ở với ông bà cũng được chơ lậy.

- Con xin cha... Con đã mồ côi từ nhỏ, cháu Hồng đã mất mẹ rồi, con không muốn cháu mất luôn cả cha. Con cũng biết là cha mẹ thương con, nhưng...

- Thì cha chỉ bàn rứa thôi. Anh đi rồi về sớm, chiều rảnh lên nhà ăn cơm cho vui.

Tôi gởi cháu cho ông ngoại rồi đạp xe ra ruộng. Tôi chỉ có mấy sào ruộng là của hồi môn của Hương từ ngày chúng tôi cưới nhau, chứ tôi là người từ xa "bị đày" về đây dạy học thì ruộng với vườn ở đâu mà có! Năm đầu vợ chồng tôi "lớ ngớ như mán rừng", không biết bắc mạ, cấy lúa hay nhổ cỏ chi cả. Hương mang tiếng là người "miền quê" nhưng được cha mẹ cho đi học từ nhỏ, nên cũng chẳng khá gì hơn tôi. Hai vợ chồng một buổi đi dạy, một buổi lăn lộn với đám ruộng mà "cười trong nước mắt với mồ hôi!" Những việc người ta làm một vài buổi là xong, còn tới tay vợ chồng tôi thì cả tuần cũng chưa đi tới đâu. Thỉnh thoảng các cậu, các dì lại phải tới làm giúp một bữa cho kịp vụ mùa với người ta... Hơn một năm trời hạnh phúc bên nhau, chúng tôi mòn mỏi đợi chờ đứa con đầu lòng. Nhưng than ôi, ngày con gái tôi chào đời cũng là ngày vợ tôi nhắm mắt xuôi tay! Sau mấy ngày đau đớn chuyển bụng nhưng không sanh được, bác sĩ ngoài Huyện đã cho giấy cấp tốc đưa vợ tôi về bệnh viện Thành Phố, nhưng cũng chỉ kịp cứu lấy con tôi, còn Hương đã tắt thở ngay trên bàn mổ. Chôn cất vợ xong, cả tháng sau tôi mới được phép đón đứa con gái còn đỏ hỏn về nhà làm "kiếp gà trống nuôi con!" Tôi lây lất sống như kẻ mất hồn, cứ tưởng cả cha lẫn con đều không qua khỏi... Nhưng nhờ ơn trên, và sự giúp đỡ của cha mẹ và anh chị em của nàng, cũng như bà con chòm xóm trong làng, tôi gượng gạo sống qua ngày, và con gái tôi mỗi ngày "một lớn như thổi", theo kiểu nói của bà ngoại cháu. Cả giòng họ ngoại thay phiên nhau đến nhà tôi trông nom cháu, ngày cũng như đêm suốt hai năm trời... Mọi người thực tâm coi tôi là người trong nhà chứ không phải là rể nữa, nên tôi cũng nguôi ngoai phần nào nỗi cô đơn.

Cứ suy nghĩ vẩn vơ, tôi chạy quá ruộng mình lúc nào không hay. Như một thói quen từ mấy năm nay, cứ mỗi lần đặt chân xuống ruộng tôi lại ngước mắt nhìn trời nói nhỏ với Hương: "Cô bé về phụ anh làm mà nuôi con"! Thỉnh thoảng tôi cũng chở con gái ra ruộng, ra nghĩa địa và kể cho cháu nghe về nàng. Tôi nhớ vợ bao nhiêu thì lại càng thương con gái bấy nhiêu. Tôi cũng là đứa con mồ côi, nhưng tôi chỉ mồ côi lúc đã hơn 16 tuổi, còn con gái tôi mồ côi khi vừa lọt lòng mẹ. Và đó chính là lý do tôi không bao giờ nghĩ tới một người đàn bà khác. Tôi dành tất cả tình thương cho con để bù đắp phần nào sự mất mát của cháu. Những khi lòng mình bị giao động vì một bóng hình nào đó, tôi chỉ cần nhìn vào con gái, hoặc nghĩ tới lúc cháu cất tiếng khóc chào đời bên cạnh tấm thân không còn hơi thở của Hương là tim tôi lại đóng băng. Bạn bè tôi ngạc nhiên. Cha mẹ vợ tôi ngạc nhiên. Anh em họ hàng ngạc nhiên. Chỉ có con gái tôi là không thắc mắc gì cả. Cháu an phận vui chơi với gia đình bên ngoại, và tối tối nằm thỏ thẻ những câu chuyện không đầu không đuôi với tôi, rồi cha con ôm nhau ngủ... Đã 5 năm rồi, từ ngày vợ tôi nhắm mắt xuôi tay!

*

Mở cửa bước vào nhà, một tờ giấy từ khe cửa rớt xuống ngay chân, tôi vội cầm lên:

"Anh Nam kính mến, bác Khanh có việc phải về nên em ở lại làm babysitter (người giữ trẻ). Buồn quá, em đưa cháu Hồng ra Ngãi Giao chơi rồi chiều về nhà bác Khanh luôn. Sao cả tuần nay anh không đưa cháu lên thăm ông bà ngoại" Anh không muốn gặp lại Hiền nữa sao" Em Hiền..."

Mấy giòng chữ nguệch ngoạc của Hiền làm tôi khó xử. Tôi không ngờ cô em họ Việt Kiều của gia đình bên vợ lại sành tâm lý như vậy. Cô bé hiểu ngay lý do tại sao mấy ngày nay tôi cố tình không đưa con về ngoại vì không muốn gặp nàng, hay nói đúng hơn là tránh mặt mẹ nàng!

Chuyện xảy ra tối Thứ Sáu tuần trước. Hôm đó tôi đưa con gái về ngoại vì mự Trinh về thăm gia đình sau gần 10 năm theo chồng qua Mỹ theo diện H.O. Nghe nói chú Thỏa bây giờ yếu lắm nên không về được, chỉ có mự và cô con gái mới ra trường trở về thăm lại quê hương... Tôi chưa bao giờ gặp gia đình chú vì lúc tôi quen và cưới Hương thì gia đình chú đã đi Mỹ được mấy năm rồi. Vừa lên tới nơi, con gái tôi đã tuột xuống khỏi xe chạy vùn vụt vô nhà vì thấy mấy đứa anh chị em họ đều có quà và kẹo bánh cầm tay, cháu chạy vội vào vì sợ mất phần. Trời mới chập choạng tối, tôi đưa xe đạp ra dựng bên góc hè nhưng cũng chưa vào vội vì thấy nhà đông người quá. Đã lâu lắm rồi, tôi không còn hứng thú gì với những bữa tiệc tùng hay tụ họp đông người, vì thấy người ta sum họp, tôi lại càng cảm thấy mình cô đơn!

- Con chị Hương đây hả bác" Cháu xinh quá... Cháu tên chi" Qua đây dì Hiền cho quà.

- Dạ cháu tên Hồng, cha nói cháu là hoa hồng nhung đó... Cha dặn không được lấy quà của mấy o.

- Đây là dì chớ có phải o mô nà.

- Để tý cháu hỏi lại cha đã.

- Sao vậy"

- Cha nói lấy quà của mấy o rắc rối lắm, nếu thương mẹ thì không được nhận quà của mấy o, về cha buồn.

Tôi nghe tiếng bà ngoại cháu phân trần:

- Mự mi coi đó, thật nhìn thấy cháu là thương con đứt từng khúc ruột. Cha hắn cũng vì thế mà cứ lủi thủi một mình mãi. Nhà tui dục hắn kiếm người chắp nối...

- Thì cũng ba bảy hăm mốt ngày thôi. Đàn ông mà chị!

Tôi đoán chắc người vừa nói là mự Trinh vì nghe giọng lạ lắm. Tự nhiên tôi mất cảm tình với mự, mặc dầu chưa một lần gặp mặt.

- Tui thì nghĩ khác mự nà. Bây giờ tui coi Nam như con đẻ chớ có còn là rể nữa mô, vì đàng nào cháu Hương cũng mất được 5 năm rồi!

- Thời bây giờ quân nớ ra rứa cả chị ơi. Con Hiền nhà em đó, cũng 25 rồi mà cứ đỏng đà đỏng đảnh. Thật nghĩ mà cứ tức anh ách trong bụng. Bác sĩ, kỹ sư, rồi nha sĩ, luật sư chi cũng có cả...

- Mẹ...

- Chớ tau nói không phải à" Mấy năm trước thì nại cớ là muốn học cho xong. Bây giờ ra làm y tá rồi cũng chê bác sĩ. Tau thật không hiểu được mi nữa. Con với cái chi mà cứng đầu cứng cổ. Học ra y tá thì lấy chồng bác sĩ là nhất rồi mà còn kén chọn chi nữa không biết.

- Thôi, răng mự lại nói xấu cháu Hiền rứa" Thời mình khác, thời ni khác chớ lậy... Cháu Hồng sang ngồi chơi với dì Hiền đi. Có chi bà ngoại chịu, không phải sợ chi cả. Dì Hiền cũng như dì Liên.

- Rứa à bà" Cháu thấy lạ nên sợ cha...

Nói rồi con bé chạy tọt vô lòng Hiền, không biết quen biết lạ gì nữa. Tôi vừa bước tới cửa, thấy thế cũng hơi ngượng ngùng... vì Hiền đang ôm con bé vào lòng vỗ về, ôm ấp như hai mẹ con. Tôi lại nghĩ đến Hương và thương cho nàng không được một lần ôm con vào lòng. Mắt tôi hơi nhòa đi, hình như có giọt nước mắt lẻ loi trên khóe mắt. Hiền ngước mắt ra cửa, bốn mắt chạm nhau, tim tôi như muốn ngừng đập khi nhận ra hai mắt Hiền cũng ngấn lệ. Không biết nàng xót thương người chị họ đã qua đời, hay nàng thương hại cho hoàn cảnh của cha con tôi. Trong một phút ngỡ ngàng, tôi cứ tưởng người đang vỗ về cháu Hồng là vợ mình. Tim tôi đập mạnh, càng lúc càng dồn dập... Chúng tôi cứ thế sững sờ nhìn nhau. Trong nhà cũng không còn ai lên tiếng nên tôi nghe tiếng tim mình đập mỗi lúc một lớn hơn, tưởng chừng như tiếng trống tan trường tôi vẫn nghe mỗi ngày khi đứng lớp. Tôi muốn quay đi nhưng không làm sao thoát khỏi sức quyến rũ từ đôi mắt ngấn lệ của nàng. Đôi mắt ấy như có một sức mạnh thôi miên khiến tôi bất động... và tim tôi như đang vỡ nát trong lồng ngực! Rồi tiếng mự Trinh kéo tôi về với thực tại:

- Cháu Nam đây à chị"

- Nam vô chào mự đi con. Còn cháu Hồng thì đang làm nũng với dì Hiền đó. Ngồi chơi nói chuyện chờ mấy đứa tê đến rồi ta bắt đầu.

- Dạ... Con chào mự. Cha mô rồi mẹ"

- Mới đi mô đó.

Tôi lững thững vào nhà như kẻ mất hồn. Tôi cũng không nói gì nhiều suốt bữa tiệc, và cũng không dám liếc mắt nhìn Hiền. Con gái tôi thì ngược lại. Bé Hồng ríu ra ríu rít bên dì Hiền chứ không nhõng nhẽo bà ngoại và dì Liên như lúc bình thường. Liên là em kế của Hương và là người gần gũi bé Hồng nhất trong số các cậu các dì. Thêm vào đó, Liên có cái tiệm bán tạp hóa tại nhà nên cũng tương đối thong thả và thoải mái hơn nên tôi thường gởi cháu Hồng ở đó mỗi ngày, lúc đi dạy hay ra ruộng, cũng như khi phải đi đâu xa. Hình như Liên và Hiền cùng tuổi và chơi thân với nhau từ nhỏ...

- Bé Hồng có dì Việt Kiều rồi không thèm dì Liên nữa ha"

Liên chọc bé Hồng, rồi quay sang nói thầm mấy câu vào tai Hiền. Tôi không biết Liên nói gì, liếc mắt nhìn qua, chỉ thấy hai má Hiền từ từ đỏ mọng như mầu cà chua đang chín tới, và cặp mắt cũng hướng về phía tôi. Tôi hoảng quá, vội vàng quay đi chỗ khác vị sợ lại bị "thôi miên"...

Tiệc tàn. Tôi chào mọi người xong, quay ra không thấy bé Hồng đâu cả. Đang định lên tiếng gọi thì dì Liên nó đến bên nói nhỏ vào tai tôi:

- Dì cháu nó đang thơ thẩn ngoài vườn chờ trăng lên vì 10 năm nay Hiền không nhìn thấy ánh trăng. Thấy hai dì cháu nó quấn quít bên nhau, em nghĩ chắc hai người có duyên có nợ với nhau đó.

Nói rồi Liên nháy mắt và mỉm cười, quay mặt vội vàng đi xuống bếp. Tôi không ngờ dì Liên nó có ý nghĩ táo bạo như vậy. Tôi ngượng chín người, vội vàng bước ra sân.

- Cha... Tối nay con ở đây ngủ với dì Hiền được không"

Từ trong nhà bước ra, mắt tôi còn chưa quen với bóng tối nên không biết tiếng con gái mình đến từ đâu. Tôi chỉ phỏng chừng rồi hướng mắt về hướng đó, nhỏ nhẹ:

- Con phải để cho dì nghỉ chứ. Bà với dì đi máy bay mấy ngày mới về tới, con quấy như vậy thì hư quá... Về rồi mai cha đưa lên chơi.

- Dì Hiền nói con xin phép cha mà.

Tôi chẳng biết nói gì hơn, chậm rãi bước về hướng con gái, thấy nó đang dặc dặc tay Hiền, và nói tiếp:

- Dì xin cha cho cháu đi.

Trời tối và cũng không có ai ngoài bé Hồng nên tôi không sợ cặp mắt thôi miên của Hiền nữa:

- Bé Hồng ngoan nào. Về cha đọc chuyện cổ tích cho con nghe.

- Dì Hiền! Hay dì về nhà cháu ngủ đi! Về nghe cha đọc chuyện, cha đọc hay lắm.

Tôi ngượng chín người lại khi nghe con gái nói... Tôi nghĩ chắc Hiền cũng thế, nhưng không ngờ nàng rất bình tĩnh:

- Anh Nam cho cháu ở đây với em, không sao đâu. Chỉ tội cho anh trở về thui thủi một mình.

- Chỉ sợ cháu nó quấy mự và Hiền thôi, chứ anh thì...

Tôi chưa nói hết câu, bé Hồng đã reo lên:

- Vậy cha cho phép rồi nhá. Để con vô nhờ dì Liên soạn giường để con nằm chung với dì Hiền.

Nói rồi bé Hồng chạy vụt vô nhà. Tôi định từ giã Hiền để về, nhưng miệng không mở được và chân cũng không cất bước được, còn đôi mắt thì như dán chặt về phía khuôn mặt "dễ thương" của Hiền mặc dầu chẳng nhìn thấy rõ trong bóng đêm. Phải mấy phút sau tôi mới nghe Hiền thỏ thẻ:

- Anh Nam thương chị Hương và hy sinh cho cháu quá nhỉ. Chả trách gì cả họ ai ai cũng quý mến anh. Bây giờ gặp mặt em mới thấy anh quả là một người đàn ông đặc biệt. Bé Hồng tuy mất mẹ nhưng có được người cha như anh cũng bù đắp được thật nhiều.

- Cũng nhờ các cậu, các dì và nhất là ông bà ngoại thương...

Thế rồi nàng và tôi đứng cuối hiên nhà, vừa ngắm trăng lên vừa tâm sự hơn tiếng đồng hồ... 

Đêm ấy, về nhà tôi trằn trọc suốt đêm không ngủ được. Đã 5 năm rồi tôi không mơ tưởng đến bóng hình một người con gái nào khác, chỉ dồn hết tình thương lo cho con. Nhưng bây giờ...  cứ nhắm mắt là tôi lại hình dung ra cặp mắt mơ huyền của nàng lúc mới vừa gặp mặt. Chẳng lẽ tôi đã thương nàng"

Tối Chúa Nhật, lúc trở lại để đón con gái về, tôi mới biết Hiền đã dẫn bé Hồng xuống nhà dì Liên chơi từ trưa. Thay vì lấy xe đạp về ngay, tôi bước chầm chậm về phía cuối nhà, nơi hôm trước hai đứa đứng tâm sự... Tôi cũng không nhớ đã đứng bao lâu trong bóng tối. Tới lúc nghe tiếng nói hơi lớn vọng ra từ trong nhà tôi mới chợt tỉnh, bước vô hiên lấy xe ra về. Nhưng chưa kịp lên xe, tôi nhận ra trong nhà đang bàn tán về mình bèn lặng lẽ đứng nghe:

- Anh chị giúp em với chứ con Hiền nó cứng đầu cứng cổ lắm, em biết làm sao! Bên đó bao nhiêu người theo đuổi, nó không màng tới... Đành rằng em không chê trách chi thằng Nam, nhưng hắn đã là đàn ông góa vợ, không biết con ni ăn phải bùa mê thuốc lú chi mà lại phải lòng...

- Mự bình tĩnh lại một tý. Tui có thấy chi khác mô nà! Chắc cháu Hiền chỉ thương con bé Hồng côi cút. Chớ mấy bữa ni cũng nỏ thấy anh Nam lên...

- Anh chị không biết mô. Hiểu con gái không ai bằng mẹ. Nó đã nói với em rồi... Hôm trước hai đứa nó đứng ngoài vườn tâm sự cả buổi tối đó. Nó đã nói với em là nó thương anh Nam. Nếu hợp thì nó sẽ bảo lãnh Nam và cháu Hồng sang Mỹ, hoặc nó về đây ở...

- Không phải tui binh rể, nhưng nếu như tui còn đứa khác, tui cũng gả cho thằng Nam luôn.

- Anh chị khác, nhà em khác chớ! Em nhất định phải ngăn cản, nhưng em cần anh chị giúp khuyên cháu với. Ai đời lại chê bác sĩ, luật sư bên Mỹ, về đây phải lòng một thằng góa vợ thì coi răng được!

Nghe tới đó, tôi không còn hồn vía nào để đứng lại, nhẹ nhàng dắt xe ra đường chạy thẳng về nhà. Vừa vào sân tôi đã thấy Liên đang ngồi đợi trên hè, còn bé Hồng thì đang ngủ vùi trong lòng Hiền:

- Anh đi mô dừ mới về" Gớm, em với Hiền chờ cả buổi tối.

- Anh xin lỗi hai dì. Anh lên ngoại định đón cháu về...

- Cũng tại con Hiền ni. Em nói để mời anh sang ăn cơm chiều luôn cho vui, nó không chịu, cứ bảo để chị em tâm sự cho thoải mái. Em cứ sợ anh chạy lên cha mẹ, mà thật đúng như vậy.

Tôi mở cửa. Hiền bế cháu Hồng vào giường như một người mẹ săn sóc cho con. Tôi nghe tim mình muốn nghẽn nhịp đập. Liên nói nhỏ vào tai tôi:

- Con Hiền nó phải lòng anh. Em cũng mừng, nhưng mự không chịu. Có điều nó cứng lắm, nó tâm sự với em cả buổi chiều nay... Cùng lắm nó về Việt Nam ở.

- Anh cũng mới nghe lỏm được cha mẹ và mự Trinh bàn nhau trên nhà. Dừ nhờ Liên đưa Hiền về đi. Anh không muốn Hiền mang tiếng, và...

Tôi nín bặt vì Hiền vừa từ trong buồng bước ra, ánh mắt vẫn đắm đuối nhìn tôi. Tôi sợ ánh mắt của nàng, nên hững hờ lên tiếng:

- Anh cám ơn Liên và Hiền đã lo cho cháu mấy ngày nay.

Hiền vội vã bước ra sân như để trốn tránh một việc gì, Liên cũng đứng lên theo. Tôi thẫn thờ nhìn hai người xa dần mà nghe tim mình như rạn nứt từ từ. Tối hôm đó tôi ôm con gái vào lòng mà tưởng nhớ một mùi hương vẫn còn phảng phất đâu đây... Tôi không trốn chạy được lòng mình, nhưng tôi cũng không biết xử sự làm sao cho phải. Suốt cả tuần tôi không dám chở cháu lên ngoại, chỉ dẫn qua gởi cho dì Liên, và tôi biết chắc chắn mỗi ngày Hiền vẫn qua lại săn sóc trông nom cho con gái tôi tại nhà Liên. Mới hôm rồi Liên đã nhẹ nhàng trách tôi:

- Anh đừng làm khổ Hiền thêm nữa. Nó đang một mình bênh vực cho tình yêu hai người.

- Anh không đến nỗi tệ như Liên nghĩ, nhưng anh cần một thời gian để xác định lòng mình, và anh cũng muốn Hiền suy nghĩ chín chắn hơn chứ không phải chỉ hành động theo một phút bốc đồng.

- Em hiểu anh nhiều lắm anh Nam à. Đã bao nhiêu năm nay em vẫn cầu xin cho anh có được tình yêu mới; cho dẫu cha mẹ hay chính em phải cưu mang cháu Hồng để anh có được một gia đình khác, em cũng sẵn sàng, và em nghĩ anh cũng hiểu cha mẹ thương anh như con ruột.

- Anh biết chứ Liên, bằng không làm sao anh chịu đựng được cho tới bây giờ. Có điều, chuyện của anh và Hiền còn qúa sớm, anh chưa xác định được lòng mình.

- Hiền nó cũng hiểu, và vì thế nó càng thương anh và cháu Hồng nhiều hơn. Em chơi với Hiền từ nhỏ, nên em hiểu tính nó. Em nghĩ anh cũng nên sống cho mình nữa đừng vì con mà đọa đày chính anh, vì dầu sao cũng còn có cha mẹ và bọn em lo cho cháu... Nhưng với Hiền thì em không sợ điều đó, vì nó thương bé Hồng còn hơn em nữa.

- Cám ơn Liên... Nhưng anh cũng phải đè nén tình cảm một thời gian.

- Tuỳ anh, nhưng đừng làm Hiền khổ thêm.

*

Xé vụn tờ giấy, tôi tắm rửa vội vàng rồi đạp xe lên nhà Liên. Người mở cửa cho tôi lại chính là Hiền:

- Anh Nam! Anh trốn Hiền cả tuần nay. Sao vậy"

- Anh xin lỗi Hiền. Anh đã nói với Hiền hôm trước...

- Hiền biết... Cha mới gọi điện thoại về. Mẹ không vui lắm nhưng cũng không phản đối quyết liệt nữa. Mẹ đã nói bé Hồng gọi mẹ là ngoại hai rồi. Em mừng quá xuống đây chờ anh, không dám một mình xuống nhà...

- Nhỡ may anh đi thẳng lên ngoại thì sao"

- Hiền biết anh sẽ lên đây. Liên cũng nói vậy.

- Sao hai người đọc được hết suy nghĩ của anh vậy"

- Gần anh bao nhiêu năm nay, con ni đi guốc trong bụng anh đi ra mà lỵ.

Tiếng dì Liên từ đâu đó vọng ra... Tôi đến gần khẽ nắm tay Hiền:

- Anh yêu em Hiền ạ! Anh không dối được lòng mình. Anh cám ơn em đã dám hy sinh tất cả vì anh và bé Hồng.

Hiền không lên tiếng, chỉ nhẹ nhàng nép sát vào lòng tôi, như để nghe những nhịp đập rộn rã của tim tôi. Tôi vòng tay ôm nhẹ vai Hiền, mắt hướng lên trời... và trong bóng đêm hình như tôi nhìn thấy bóng dáng của Hương hiện về, miệng mỉm cười hài lòng với tình yêu của tôi và Hiền. Tôi cúi xuống hôn nhẹ lên mái tóc thơm mùi dạ lý của Hiền và thì thầm trong gió thoảng: "Hiền ơi! Anh yêu em, cho dẫu có muộn màng, nhưng em đã đến cho tình yêu của Hương với anh được trọn vẹn, cho bé Hồng có mẹ..." Tôi biết Hiền không nghe được, nhưng hình như nàng hiểu được tất cả. Hiền ngước mắt âu yếm nhìn tôi, thỏ thẻ trong tiếng nấc: "Em yêu anh! Tuy tình mình đến muộn, nhưng em sẽ thay chị Hương săn sóc cho anh và bé Hồng trong quãng đời còn lại".

Nụ hôn đầu trao nhau trong vội vàng, e thẹn...

Nguyễn Duy-An

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,601,534
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến