Hôm nay,  

Một Mảnh Đời

16/07/200800:00:00(Xem: 147427)
Tác giả: Trần Thiên Thịnh
Bài số 2353-16208429-vb4160708

Tác giả Trần Thiên Thịnh vượt biển đến được trại Pulau Bidong, Mã Lai. Sau 7 năm vất vưởng, ông bị cưỡng bách hồi hương. Thêm 3 năm tuyệt vọng ở Việt Nam, ông được tái phỏng vấn và tới Mỹ khi đã 30 tuổi. Với bài “Phước Lai, Con Bà Phước” Trần Thiên Thịnh đã nhận giải danh dự  viết về nước Mỹ 2007. Sau đây là bài viết mới nhất.

*

Nhìn vẻ bên ngoài, không ai nghĩ rằng hắn mang trong người một phần dòng máu Việt Nam. Tiếp xúc với hắn lần đầu, khó ai có thể có được chút cảm tình. Tiếng Việt hắn nói chữ đực, chữ cái. Phải khó khăn lắm hắn mới lắp ráp xong một câu. Tiếng Anh, hắn nói không đầu, không đuôi. Từ ngữ hắn xài trong một câu phần lớn là "f... " và "sh... ". Lâu lâu lại đệm những tiếng như "you know", "I mean"... cho thêm phần quan trọng, và như để tăng thêm sự hiểu biết của hắn.

Những ngày cuối năm nay, tôi không trở lại thành phố cũ. Nơi đã để lại trong tôi không ít nỗi đau đời người. Ở lại nơi này, lang thang qua những cánh đồng tuyết trắng, những khách sạn sòng bài, những quán bar. Tôi muốn cảm nhận người bản xứ nơi đây họ đón mừng năm mới như thế nào" Và tôi đã gặp hắn.

Vừa bước ra khỏi phòng vệ sinh, hắn từ đâu như muốn bổ nhào vào người tôi. Sau đó vội vàng nói lời xin lỗi và chạy vào bên trong. Sau này, khi đã quen thân hắn mới kể cho tôi nghe nổi khổ của hắn lúc đó. Số là, lúc đó hắn không thể phân biệt được phòng nào dành cho quý ông và phòng nào thì dành cho quý bà" Bởi vì, từ trước đến giờ, những sòng bài hắn đã đi qua, người ta thường để "Women" dành cho quý bà và "Men" để dành cho quý ông. Theo suy nghĩ giản đơn trong đầu của hắn, nơi nào bảng hiệu có chữ dài thì dành riêng cho đàn bà. Còn nơi nào bảng hiệu có chữ ngắn là dành cho đàn ông. Ở khách sạn sòng bài này thì khác, người ta để "Ladies" dành cho đàn bà và "Gentlemen" để dành cho đàn ông, cho nên hắn không biết nên đi bên nào. May cho hắn gặp tôi vừa bước ra nên đinh chắc là đúng nơi hắn cần đến để giải quyết vấn đề hắn đang cần giải quyết, sau nhiều giờ miệt mài với những con bạc.

*

Hắn chưa kịp ra đời thì ba hắn có lệnh rút về nước, và cũng biệt tăm kể từ ngày đó. Chưa một lần, hắn được nhìn thấy mặt người. Hắn ra đời, là kết tinh của một cuộc tình không phân biệt chủng tộc, của những năm tháng chiến tranh trên quê hương Việt nam. Mẹ hắn phải mang thêm một hệ luỵ nghiệt ngã, kể từ ngày hắn chào đời. Làng trên, xóm dưới ai cũng gọi mẹ hắn là "Me Tây". Người ta ai cũng nhìn mẹ con hắn với những cặp mắt khinh miệt. Giả như có một chút thiện cảm nào đó thì cũng chỉ một cái nhìn ái ngại mà thôi. Gia đình ông bà ngoại cũng ruồng bỏ mẹ hắn từ khi hắn có mặt trên cõi đời. Những gì còn sót lại trong ký ức tuổi thơ qua lời hắn kể lại, mẹ hắn phải mang con đến một nơi chốn cùng sâu để tìm kế sinh nhai. Tránh đi những ánh mắt nhìn chứa nhiều ác cảm của bà con thân thuộc. Cũng như tránh cho gia đình ông bà ngoại hắn thoát khỏi những lời đàm tiếu, dị nghị của người thân, của xóm làng.

Mẹ con hắn cứ thế mà sống với nương rẫy, với bản làng không quen. Nhờ vào tấm lòng đơn sơ của những con người quanh năm chỉ biết đến núi rừng, bản tính cũng như lòng dạ của họ đơn sơ như cây lá trên rừng, như nước chảy dưới suối. Không một chút tị hiềm vướng bận trong cuộc sống giản đơn như bản làng của họ. Cũng chính nhờ vào lòng thương xót và sự chở che của những con người như vậy mà mẹ con hắn phần nào quên đi nỗi đau quá khứ. Hắn cũng được mẹ cho đến lớp học như những trẻ con trong bản, nhưng hắn chưa biết đọc xong, viết thạo một câu chữ Việt thì cô giáo người Kinh của bản đã đi chầu Thuỷ Vương sau một lần qua suối để đến trường. Từ đó, bản làng nơi này không còn tiếng ê a học vần của lũ trẻ con. Cũng không còn ai đủ can đảm băng rừng vượt suối đến nơi này để xóa mù chữ cho dân bản. Cũng từ đó, hắn lớn lên với nương rẫy, với những cây cung, chiếc bẫy mà hắn học được từ những người dân trong bản. Niềm vui của bản dân nơi này là chia nhau những đố lúa, củ khoai vào mùa thu hoạch. Hơn chút nữa là chia nhau những phần thịt thú rừng mà họ săn bắt được.

Cuộc sống của mẹ con hắn sẽ bình yên, sẽ không bị chia lìa như hắn phải cam chịu hiện tại nếu như những người thành phố không tìm đến với bản làng, với mẹ con hắn cách đây hơn hai mươi năm. Bởi vậy, cuộc đời này không biết đâu mà lường. Có những điều là hạnh phúc của người này thì cũng có thể một bất hạnh đối với người khác. Như trường hợp của mẹ con hắn là một điển hình.

Đời sống bình yên của bản làng hắn bỗng trở nên xôn xao náo nhiệt. Người thành phố lên xuống tấp nập hắn chưa bao giờ thấy, mà mục tiêu chính là gia đình mẹ con hắn, hay chính xác hơn là bản thân hắn.

Chưa bao giờ mẹ con hắn cảm nhận được sự quý mến từ những con người xa lạ như lúc này. Chưa bao giờ hắn được những người không phải mẹ nó cưng chiều đến vậy. Sau này hắn mới nhận chân ra rằng cái giá mà mẹ con hắn phải trả là sự chia lìa tình mẹ con.

Cuối cùng rồi ngày đó cũng đã đến. Người ta đến, đưa cho mẹ nó một ít tiền và dắt hắn đi, nói là sẽ giúp hắn tìm được cha và hắn sẽ có một cuộc sống sung túc hơn, thoát khỏi cuộc sống bần hàn nơi bản làng mẹ con hắn đang sống, và hơn nữa hắn mẹ hắn sẽ được nương nhờ nơi hắn sau này. Thương con, không nỡ xa lìa nhưng vì tương lai mai này của hắn. Nghĩ vậy, nên mẹ hắn đành gạt nước mắt để hắn ra đi. Đâu ngờ đó là lần cuối cùng mẹ con còn nhìn thấy mặt nhau.

Người ta đưa hắn về Sài gòn, nơi lần đầu tiên trong đời hắn đến, sống trong một gia đình giàu có, tiện nghi đầy đủ. Hắn được mọi người chăm sóc cẩn thận từ bước đi cho tới giấc ngủ, nhất cử nhất động. Đi đâu cũng có người nhà đi theo, muốn làm gì cũng có người canh chừng. Đôi khi hắn cũng cảm thấy bực bội, hắn nhớ mẹ hắn, nhớ những ngày săn bắt trên nương rẫy. Hắn muốn tìm về, dù chỉ một lần để thăm lại mẹ hắn. Người ta không cho, cứ lần lữa hứa là mẹ con hắn sẽ được gặp nhau tại nơi này. Nhưng lời hứa đó không hề xảy ra cho đến ngày hôm nay.

Sau một thời gian chờ đợi hoàn tất thủ tục phỏng vấn và y tế, cuối cùng thì hắn và gia đình gần mười người được chính phủ Hoa kỳ chấp thuận cho nhập cư dưới chương trình nhân đạo. Hắn đâu ngờ rằng, nhờ hắn mà gia đình này có được tấm thông hành đi Mỹ, cho đến khi gặp lại những đứa đồng cảnh trong trại tị nạn Bataan, Phi Luật Tân.

Hắn trở thành người cô đơn, bơ vơ lạc lõng ngay từ khi vừa đặt chân đến đất Mỹ. Người ta đã bỏ rơi hắn, ra đi không một lời chia tay sau khi hoàn tất thủ tục định cư. Dường như người ta cố tình chạy trốn hắn như trốn chạy một của nợ đã ám ảnh họ trong quá khứ. Mà nguyên căn là những tháng tạm cư trong trại tị nạn trên đất Phi. Hắn đã nghe theo lời của những đứa bạn, xin tiền gia đình chủ để ăn chơi theo chúng bạn. Chỉ vì điều đó, mà hôm nay người ta vội quên đi chính mẹ con hắn phải hy sinh tình mẫu tử để cứu gia đình họ thoát khỏi quê hương đọa đày Việt Nam. Người ta vội quên chính nhờ hắn, gia đình họ mới có cơ hội đặt chân đến mảnh đất được mệnh danh là thiên đường trần thế này.

Trong nỗi cùng đích của tuyệt vọng, chung quanh không một người thân có thể nương nhờ. Đời hắn bắt đầu như chiếc thuyền nan, lênh đênh trên sóng đại dương. Chữ nghĩa và vốn học không có, hắn không thể định hướng được cuộc đời trước mặt. Số phận của hắn được an bài bởi những người bao vây chung quanh hắn. Trí óc non nớt của hắn luôn nghĩ rằng con người tất cả đều lương thiện như những người dân bản, nơi hắn đã sống qua và lớn lên. Đâu thể nào hắn hiểu được mỗi lời tốt lành người ta dành cho nó là một miếng mồi, một cạm bẫy lớn để trói buộc cuộc đời hắn vào với tù tội, với biết bao hệ luỵ sau này. Chính những dã tâm của con người, những cạm bẫy đã đưa hắn đi qua hết nhà tù này đến nhà tù khác, để rồi cuối cùng ngày hôm nay hắn phải sống một cuộc đời lây lất của một tội phạm.

*

Hắn không hỏi tôi tại sao lại đến thành phố buồn hiu hắt, mùa đông chỉ có tuyết và tuyết này. Nhưng hắn lại hỏi tôi có biết tại sao hắn chọn nơi đây để nương náu cuộc đời"

Tôi làm sao biết được tại sao!

Hắn kể:

Những năm tháng trong tù, hắn suy nghĩ nhiều lắm. Hắn nhớ đến hình ảnh của mẹ hắn những ngày trên nương rẫy. Đã từ lâu, hắn đã bị cuộc đời này vùi dập nên không có khả năng để tự mình nhớ ra rằng hắn đã từng có một người mẹ trong cuộc đời này. Không biết, giờ này người mẹ của hắn sống chết nơi nào. Chính vì thế nên sau lần ra tù cuối cùng, nhờ sự giúp đỡ cuả một vị mục sư, sau khi nghe hắn tâm tình về quãng đời đã qua. Ông đã đưa hắn đến nơi này, một nơi chốn mà ông cho là bảo đảm để không còn gì có thể lôi kéo hắn vướng lụy vô con đường cũ. Nơi đây, không ai biết hắn là ai để hắn có thể yên tâm mà làm lại một con người mới.

Trong hơi men chếnh choáng, hắn đột nhiên hỏi tôi.

Anh nghĩ em như thế nào"

Như thế nào là thế nào" Tôi hỏi lại hắn.

Anh có nghĩ em là đồng bào của anh không" Hai chữ "đồng bào" đã từ lâu tôi mới được nghe lại. Chí ít cũng đã hơn mười năm, kể từ ngày tôi rời khỏi những trại tị nạn.

Tôi hỏi hắn sao lại hỏi như vậy.

Hắn thành thật. Bởi vì từ khi đặt chân đến nơi này, hắn không biết hắn là ai. Mọi người không gọi hắn bằng tên mà chỉ kêu hắn là thằng "em đi". Vô tù, cai tù cũng như tù nhân Mỹ thì gọi hắn là thằng Asian. Hắn không biết ai là người anh em, ai là máu mủ, ruột thịt của hắn nơi xứ sở này.

Nhìn vẻ thảm thiết đến tội nghiệp của hắn, tôi thành thật bảo hắn rằng: Sự thực lúc mới gặp hắn lần đầu, tôi không bao giờ nghĩ rằng hắn là một người Việt Nam. Nhưng sau đó, và nhất là ngay lúc này đây hắn nhất định là một đồng bào đối với tôi. Bởi vì theo tôi nghĩ, hắn mang trong người một phần máu của người Việt Nam, được sinh ra từ một người mẹ đã là con gái của nước Việt. Không có lý do gì để tôi không chấp nhận hắn là anh em cả. Bản thân hắn và mẹ hắn đã gánh chịu quá nhiều sự bất công trong cuộc sống, hệ lụy từ những quan niệm xưa cũ để rồi xô đẩy con người đến chốn tận cùng. Hắn không thể nào phải hứng chịu them sự bất công nào nữa.

Tôi chợt nhận ra hai giọt nước mắt lăn dài trên má hắn. Hắn chồm qua ôm lấy tôi nói một hơi như sợ không thể nói hết.

Cám ơn anh. Cám ơn anh đã coi em là người anh em. Bao nhiêu năm đi tìm kiếm, đến bây giờ em mới cảm nhận được một tình cảm giửa con người với con người.

Từ đó, hắn kể cho tôi nghe hết tất cả những lần vào tù ra khám của hắn. Những chiến tích chém giết trước đây của hắn do sự mưu mô của những con người khôn mãnh, lợi dụng sự ngây thơ và sự cả tin để đẩy hắn đến con đường nghiện ngập, buộc hắn phải làm những công việc phi pháp dẫn đến tù ngục, đốt cháy cả tương lai của hắn. Những con người đã từng sống và làm giàu trên chính máu và nước mắt của hắn, cũng đã không ít lần đã dẫn hắn đến gần huyệt lộ. Chỉ còn chôn xác hắn là chưa bởi vì số mạng hắn lớn.

Bây giờ, nếu như có thể có một ước mơ thì hắn muốn làm gì với ước mơ đó. Tôi hỏi hắn.

Hắn đáp: Nếu như có thể được thì hắn chỉ muốn được sống và được mọi người coi hắn như một con người bình thường. Kế đến là hắn muốn trở về quê cũ để mong tìm gặp lại người mẹ thân yêu đã chia cách hơn hai mươi năm nay, giờ đây không biết sống chết nơi nao trên mảnh đất đã sinh ra hắn.

Tôi nói với hắn rằng, kể từ giờ phút này hắn đã là một con người bình thường trong xã hội này rồi. Một xã hội tiến bộ như đất nước hắn và tôi đang sống, họ phân định công tội rất rõ ràng. Thời hạn cho một con người có thể làm lại và trở thành một con người tốt thường là khoảng 10 năm, miễn sao con người đó biết sống một cuộc sống phục thiện. Sau đó, những hệ lụy trước đây đều được xóa bỏ. Không giống như quan niệm đời cha vay thì bắt đời con, đời cháu phải trả hay tru di tam tộc như người Việt Nam mình. Vì vậy việc trở lại làm một con người mới trong xã hội này không có gì lấy làm khó. Tôi nói với hắn nên tin tưởng vào cuộc đời này để sống.

Còn về việc tìm kiếm lại người mẹ xa cách bao lâu cũng không khó lắm. Điều trước tiên là hắn cần phải chuẩn bị một ít lộ phí, cũng như cần một thời gian để về lại Việt nam, đến những nơi trước đây mẹ hắn đã từng sống qua. Hỏi thăm những người đã sống lâu ở những nơi đó thì thể nào cũng có người biết. Cần thiết, tôi sẽ nhờ bạn bè và anh em tôi còn ở Việt nam có thể giúp hắn tìm đến những nơi hắn muốn. Điều quan trọng là sự quyết tâm tìm kiếm nơi hắn.

Đưa hắn ra phi trường. Tuyết bên ngoài đang rơi làm trắng cả một khoảng trời. Cái băng giá của tuyết, nỗi cô đơn đang gặm nhấm tâm hồn. Liếc nhìn sang hắn, khuôn mặt rạng rỡ và nao nức cho một chuyến đi, một ước mơ mà hắn sắp đạt được, dẫu kết quả sau cùng có là thế nào đi nữa. Tôi cảm thấy hồn mình phần nào ấm lại. Tôi thầm cầu nguyện Ơn Trên ban cho hắn được bình an và may mắn trong chuyến đi này. Hơn thế nữa, tôi cầu xin cho hắn thỏa được ước mơ trong đời. Tìm gặp lại người mẹ thân yêu, mẹ con được trùng phùng.

Trần Thiên Thịnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,180,623
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Tiếp theo, từng bước, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.
Tác giả là một cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đã nhận giải tác phẩm xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2006 với truyện kể về hai chàng sĩ quan Mỹ gốc Việt thuyền nhân: "Thế và Tôi." Sau đây là bài mới nhất của chàng.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp, dựng ngiệp rồi giữ nghiệp trên đất Mỹ. Sau đây, thêm bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà là chuyện về những kỷ vật của một cô học trò Đà Nẵng buổi giao thời.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài viết mới của Đoàn Thị cho tháng Tư năm nay là một chuyện tình. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Nhạc sĩ Cung Tiến