Hôm nay,  

Ngày Hội Ngộ 28-6-2008

08/07/200800:00:00(Xem: 288778)
Tác giả: BỒ TÙNG MA

Bài số 2346-16208422-vb3080708

Bồ Tùng Ma là tác giả được trao tặng giải Việt Bút năm thứ hai, 2008. Người nhận giải Việt Bút năm đầu, 2007, là Lê Tường Vi. Đây là giải dành riêng tặng các tác giả đã từng nhận giải thưởng Viết Về Nước Mỹ, sau đó vẫn tiếp tục viết và viết hay hơn cả bài từng nhận giải của chính mình. Bồ Tùng Ma là một trong những tác giả Viết Về Nước Mỹ được đặc biệt quí trọng. Năm 2002, ông nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ với các bài "Ông Mỹ Chết Nhát" và "Ông Ba Đau Khổ". Từ đó tới nay, ông vẫn liên tục góp thêm bài mới. Một trong những bài đặc biệt là "Tái Sinh", như tự truyện của một cựu sĩ quan hải quân, cựu H.O., hiểu ra lẽ "tái sinh" trong sức sống ồ ạt tại Mỹ. Sau đây là bài của tác giả giải Việt Bút năm nay kể chuyện đi họp mặt Viết Về Nước Mỹ.

Ngày 24-9-2007 Diễn Đàn Việt Bút ra mắt thì một ngày sau Hòa Bình, người quản trị của Việt Báo, đã "dán" thông báo, đại khái nói họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ 2008 sẽ được tổ chức tại Rose Center ngày 28-6-2008 . Ai cũng ngạc nhiên thấy ngày họp mặt phát giải thưởng sớm hơn thường lệ hai tháng, nhưng cũng vui vì sẽ có dịp gặp lại các bạn sớm hơn. Riêng tôi, thấy thời điểm này rất thuận lợi vì tháng 8 năm nay tôi có nhiều bận bịu, biết đâu lại lỡ dịp gặp một số bạn mà mình chỉ mới thấy thoáng qua hay chỉ "thấy" trong thế giới ảo internet. Cho đến đầu năm 2008 lòng tôi bỗng nhiên nôn nao một cách kỳ lạ. Tôi mong ngày 28 tháng 6 mau đến như một đứa trẻ mong ngày Tết. Vì vậy mà ngày tháng trở nên dài ra, thấy mình...lâu già, chứ không phải "bóng câu qua cửa sổ". Ở Mỹ tôi chỉ háo hức tham dự có hai ngày họp mặt: Ngày Họp Mặt Khóa 13 Cựu Sĩ Quan Hải Quân và Ngày Họp Mặt Các Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Giữa tháng 5 có nhiều thành viên trong diễn đàn Việt Bút nói nhiều về ngày họp mặt. Có bạn hỏi tôi đã nhận được thiệp mời chưa. Cuối tháng 5 người đầu tiên bàn đến việc thuê khách sạn và ngay cả việc ăn nhậu, đánh bài, ca hát là Thụy Nhã, một bạn trẻ nhất trong forum. Thuy Nhã cho biết đã hẹn với Phương Dung cùng đến Orange County Thứ Sáu 27 tháng 6. Phương Dung còn tiến xa hơn, muốn hú thêm nhiều bạn, thuê luôn một tầng khách sạn, để quậy, khỏi sợ hàng xóm gọi manager. Sau đó Khánh Vân, Thùy Dương, Thanh Mai, Thịnh Hương, Trương Ngọc Bảo Xuân, Lê Tường Vi, Iris, Phạm Hoàng Chương, Vành Khuyên, Duy An và tôi lên tiếng. Ngọc Anh là người rất nhiệt tình với bạn bè trong forum nhưng lại trốn bên Gia Long. Tôi phải nhờ Trương Ngọc Bảo Xuân hú mầy lần, cho đến ngày 14 tháng 6, cô ấy mới chịu xuất hiện. Ngày 12 tháng 6 Thụy Nhã bỗng nhiên làm ...người nhái, lặn đâu mất, gần 2 tuần không lên tiếng. Tôi tưởng có điều gì bất thường nên ngày 24 tháng 6 gởi email nhắc nhở. Chuyện họp mặt lại xôn xao, còn dồn dập hơn khi trước, có thêm các bạn Nguyễn Văn Hưởng, Nguyễn Hữu Thời, Trần Nguyên Đán tham gia. Nhưng Thụy Nhã thì cho đến 26 tháng 6 mới ...trồi lên. Cô ấy lại nhắc nhở tôi rằng có một số bạn ở bắc Cali theo cô xuôi nam, rất muốn gặp tôi vào ngày Thứ Sáu. Tôi trả lời chưa quyết định được có xuống ngày Thứ Sáu hay không. Sau đó tôi nói: "Chiều Thứ Sáu hay trưa Thứ Bảy tôi sẽ xuống. Lúc nào, chỗ nào có đông các bạn là tôi đến". Theo gợi ý của Thụy Nhã, tôi quyết định gặp các bạn trưa Thứ Bảy tại nhà hàng Đồng Khánh. Bạn tôi sẽ chở bà xã tôi xuống Rose Center sau.

Trưa Thứ Bảy trên đường lái xe xuống nhà hàng Đồng Khánh, sau khi ra khỏi freeway, chợt nhớ đến hàm râu chưa cạo, tôi sờ lên cằm. Không hiểu sao chúng khỏe thế, mới cạo hồi khuya mà bây giờ đã lởm chởm. Đi gặp bạn bè phương xa, từng ngưỡng mộ nhau trên net, không lẽ lại để cho mấy sợi râu làm mình ...mất giá. Vậy là tôi cho xe đậu trước một tiệm liquor, định vào mua dao cạo râu. Tôi mới bước ra khỏi xe thì một vị nữ lưu parking enforcement, áo quần tề chỉnh, đã đến ghi giấy phạt. Thông thường trong trường hợp mới đậu xe như thế này, chỉ bị nhắc nhở cảnh cáo mà thôi. Tôi xuống xe chống nạnh nhìn bà ta: "Thank you so much! See you again!". Bà ta trừng mắt nhìn tôi; tôi trừng mắt nhìn lại. Tôi chẳng bao giờ xin xỏ khi bị ghi phạt, trái lại còn đùa cho đỡ... tiếc tiền. Đôi khi bị phạt oan, tôi tự an ủi: "Nước Mỹ đã cưu mang mình quá nhiều, "giúp" chính phủ Mỹ ít tiền phạt cũng chẳng sao". Vậy là tôi thong thả vào trong tiệm liquor xem đủ thứ hàng hóa trước khi mua dao cạo râu vì đã có chỗ đậu xe "đáng giá". Đậu lâu cho...đáng đồng tiền, ít nhất cũng 60 đô. Nếu không có hẹn với các bạn tại nhà hàng Đồng Khánh và không đem theo bộ đồ vest trong xe, thì đậu xe đây cho tới tối càng tốt, vì nơi đây chỉ cách Rose Center chưa đầy 1 cây số.

Sau khi dừng xe tại một nơi đúng quy định và cạo râu sạch sẽ, tôi vào nhà hàng gặp các bạn. Tôi có cảm tưởng như sắp thấy mặt các người thân sau bao ngày xa cách. Ngoài anh Hưởng ngồi ngoài hiên, người đầu tiên tôi gặp trong phòng ăn là Anne Khánh Vân. Khánh Vân chỉ thấy tôi thoáng qua trong kỳ hội ngộ trước, nhưng khi tôi bước vào phòng, cô đã nhận ngay ra tôi. Tôi ngồi vào bàn một cách tự nhiên trong sự tiếp đón thân tình của mọi người mà tôi thấy thể hiện ngay trên nét mặt. Chúng tôi đã nói nói cười cười, bông đùa với nhau như người trong một gia đình. Ngoài những bạn quen mặt như Tường Vy, Thụy Nhã, Khánh Vân, tôi ngạc nhiên thấy Iris và Thanh Mai, không giống như tôi đã nghĩ, nghĩa là trông hai người ở ngoài đời duyên dáng và trẻ trung hơn nhiều. Quen "thấy" Thanh Mai trên net với cái logo lắc vòng hu-la-hup và mấy bài thơ trào phúng của cô còn hấp dẫn hơn cả Hồ Xuân Hương, tôi tưởng Thanh Mai "quậy" dữ lắm, nay không ngờ cô lại hiền như bụt.

Mọi người bàn về những bài viết của tôi. Anh Hưởng nói rất phục trí tưởng tượng phong phú của tôi. Tôi thì lại phục lối viết "có chứng có cớ" của anh Hưởng. Tôi nghĩ đến câu chuyện tôi đã đọc trong Cổ Học Tinh Hoa: Vẽ người khó, vẽ ma quỉ dễ vì có ai thấy ma quỉ ra sao đâu. Tôi viết truyện ngắn cũng như người vẽ ma quỉ.

Sau bữa ăn, tôi nói tôi muốn trả tiền. Tôi nói vậy vì trong Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa trước đây, ảnh hưởng bởi Hải Quân Pháp, ai có cấp bậc lớn thì phải móc hầu bao...Tôi nghĩ mình có "cập bậc" cao vì tôi già nhất trong đám bạn bè này. Ngọc Anh thấy tôi cho tay vào túi quần trong một tấm hình chụp chung với các bạn, nói là tôi đang ...check tiền. Phải, cô ấy đã đoán đúng, tôi sờ túi xem thử tiền có trong trong đó hay để ngoài xe. Nhưng rồi ai cũng phản đối việc tôi trả tiền, nói là xài theo kiểu Mỹ. "Cung kính không bằng tuân lệnh", vậy là chỉ phải chi có 20 đô.

Sau khi đưa Iris đến trường đại học Irvine với con gái, tôi trở lại Westminster. Bị lạc đường nên mãi đến gần 3 giờ 30 chiều tôi mới đến nơi. Tôi vội vàng cho xe đậu vào khu parking vắng vẻ phía sau siêu thị Target để thay quần áo. Sau khi mặc sơ-mi, thắt cà-vạt và khoác áo veste vào, tôi không thấy cái quần đâu cả. Đã để quên nó ở nhà mất rồi. Thật là tai hại! "Có lẽ phải đi mua một cái quần". Tôi nghĩ vậy và vội vàng lái xe đến khu Phước Lộc Thọ. Rất may, trong một tiệm bán áo quần may sẵn, có một cái quần màu sắc y hệt cái áo veste của tôi, có điều eo hơi chật. Không sao, có thể thót bụng vào, không chừng trông mình còn slim hơn. Nếu các bạn để ý thấy tôi bước lên sân khấu với dáng người hơi...cong, thì không phải tôi già đâu nghe, mà tôi đang thót bụng vào. Các bạn thử vào địa chỉ Youtube này xem tôi ra sao: http://www.youtube.com/watch"v=eVmp1WkugZo&feature=related

Tôi cùng bà xã và một người bạn bước vào Rose Center. Tôi giao cho người bạn cái máy quay DVD và theo chỉ dẫn, xuống ngồi cùng với các người nhận giải.

 Tôi vừa nhìn lên sân khấu vừa nhớ lại cuộc điện đàm của tôi và một tác giả Viết Về Nước Mỹ.

"Anh Ma ơi! Tôi đoán anh có thể nhận giải Việt Bút năm nay"

"Không đâu. Hầu hết những bài viết của tôi là truyện ngắn, khó nhận giải lắm"

"Anh Ma ơi! Không phải anh viết truyện ngắn đâu. Anh viết về đời sống thực của anh đó. Anh là ma nên đời sống thực của anh cũng giống ma"

Lời nói trên chỉ là đùa giỡn nên tôi vẫn bất ngờ khi được tin nhận giải Việt Bút.

Ngồi đây tôi cũng nghĩ đến những ưu ái của ban tổ chức giải thưởng Viết Về Nước Mỹ, nhất là anh Nguyễn Xuân Nghĩa, anh chị Trần Dạ Từ-Nhã Ca, đã dành cho tôi và những tác giả Viết Về Nước Mỹ trong mấy năm qua. Tôi không biết nói gì hơn là xin cám ơn.

Viết đến đây tôi chợt nhớ đến Phương Dung. Chắc cô ấy cũng thấy tôi có vẻ lẩm cẩm và ho húng hắng khi ngồi gần. Số là hôm ấy tôi không được khỏe trong người, hơn nữa một tai tôi bị... điếc. Tôi bị điếc không hẳn vì già mà vì một quả B41 đã làm rách màng nhĩ  vào ngày 20 tháng 4 năm 1975. Tôi đã đến bác sĩ làm máy trợ thính nhưng khi thấy mấy ông già, bà già đến đây rồi ra về với hai "con sâu" to tướng trên vành tai, tôi ớn quá. Thà điếc còn hơn mang những "con sâu" đó. Tôi cám ơn Phương Dung đã hướng dẫn tôi "sắp hàng ngồi" và làm "thông dịch viên".

Sau buổi phát giải, người bạn đi theo tôi nói:

"Mầy nhờ tao quay video nhưng tao ham quay đoạn đầu, đến đoạn chung kết thì hết phim."

Tôi nói:

"Có một phần quan trọng như vậy mà mầy lại quên".

Có nhiều dấu hiệu chứng tỏ Thụy Nhã sẽ nhận được giải chung kết và tôi cũng thấy cô ấy rất xứng đáng nhận giải này, nên tôi muốn quay phần chung kết cho vào youtube, post vào diễn đàn Việt Bút, đáp lại sự quý mến của cô ấy đối với tôi. Thế mà anh bạn lại quay hụt phần này. Tôi bực mình nói tiếp:

"Thôi. lỡ rồi, để tao lấy máy và dĩa khác cho mày tiếp tục quay trong phòng ăn". Nhưng trong phòng ăn bạn tôi cũng ít quay, mà có quay cũng cứ nhắm vào tôi và bà xã tôi. Dù sao tôi cũng cám ơn anh bạn. Cầm máy trên tay, thu hình từ xa như vậy, nhưng hình vẫn không bị chao.

Tưởng cũng nên nói thêm là chúng tôi, cùng khóa hải quân với nhau, dù già lão đến đâu cũng vẫn xưng hô với nhau là "Mầy, Tao" . Nhiều người có cháu nội, cháu ngoại, nhưng vẫn thích các bạn gọi mình là "mầy"

"Đã lâu quá không có ai gọi tao là "mầy". Được gọi "mầy" tao sướng quá, thấy trẻ ra."

Trở lại chuyện họp mặt. Chúng tôi ba người tìm một bàn ở góc phía sau để ngồi. Bạn tôi nói:

"Sang năm nhớ gọi tao đi quay video nữa nghe! Tao rất khoái cách tổ chức ở đây. Tao thích nhất là việc chào quốc kỳ Việt Mỹ. Thật là ý nghĩa. Nó làm mình thấy cảm khái, phấn kích,"

"Mầy có để ý đến tên gọi của các giải thưởng không" Cách đặt tên thật là tế nhị" Tôi nói.

"Phải, còn nhiều cái tế nhị khác nữa..."

Bạn tôi nói đến đây thì Kánh Vân, Thụy Nhã, Phương Dung, Tường Vi, Iris, Thanh Mai... kéo đến cùng ngồi vào bàn. Lát sau có thêm Phạm Hoàng Chương. Tôi nhìn Chương và Thanh Mai, nghĩ đến mấy câu thơ hai người họa cho nhau trong forum, thấy vui vui. Đây là lần đầu tiên hai người "chộ" mặt nhau mà tôi cứ tưởng như họ đã quen nhau lâu lắm rồi. Có thể Thanh Mai cũng có cảm tưởng như Phạm Hoàng Chương và tôi đã từng quen nhau. Tóm lại người nào cũng tưởng những người kia quen nhau. Lát sau nữa có thêm Thịnh Hương do Phương Dung đưa đến. Gặp Thịnh Hương, tôi chợt nhớ lại lúc mới vào Rose Center. Số là lúc ấy Thịnh Hương gọi tôi, nhưng tôi chỉ nghe được 2 tiếng "Thịnh Hương", còn những tiếng khác tôi chỉ đoán. Tôi chưa hề gặp Thịnh Hương ngoài đời, cũng không nói chuyện nhiều trên net, nên tôi đoán cô ấy chẳng có gì để nói với tôi ngoài việc hỏi đường, và tôi trả lời bừa là "Cứ hỏi đường đi đến Tượng Đài Việt Mỹ, ai cũng biết". Quả nhiênThịnh Hương đã hỏi đường.

"Chú Ma thật là vui vẻ không ngờ. Nói chuyện tếu quá đi ! " Không biết ai đã nói với tôi như vậy trong lúc ăn uống, và tôi trả lời :

"Tôi mà không điếc, còn nói chuyện nhiều hơn nữa. Tôi rất sợ khi nói chuyện, người ta hỏi mình, nhất là những câu hỏi có liên quan đến con số, thí dụ người ta hỏi mình có bao nhiêu đứa con, mà mình lại dạ thì kỳ cục"

Thừa lúc mọi người xin chữ ký bạn tôi hỏi nhỏ tôi :

"Tao tưởng tụi mình ngồi đây thì không ai đến, không ngờ có nhiều người đến. Thật là vui. À, mà thông thường mấy bà văn thi sĩ không đẹp, sao mấy người này đẹp vậy " Có người thi hoa hậu cũng được"

"Biết đâu vài năm nữa Việt Báo tổ chức thi hoa hậu Viết Về Nước Mỹ". Tôi cười nói.

Lát sau có anh Nguyễn Xuân Nghĩa đến tham gia. Mọi người đưa sách ra xin nhau chữ ký. Tôi đã đem sách tặng và ngay cả sách mua ra để ngoài xe nên không xin chữ ký của các bạn được. Thật đáng tiếc. Cho đến bây giờ bà xã tôi vẫn trách tôi việc này.

Khi đi lấy nước uống tôi gặp anh chị Trần Dạ Từ, Trần Thị Nhã Ca ở lối ra sân sau. Hình như anh Từ có nói :

"Ở hội trường không đủ giờ cho các tác giả nói chuyện."

Lát sau anh Nguyễn Xuân Nghĩa bảo tôi và các tác giả khác đến micro nói vài câu. Bà xã tôi nghe tôi sắp đi "nói vài câu" , bèn can :

"Anh nói giọng nhà quê Quảng Nam, ai mà nghe cho lọt. Thôi,...trốn đi ! "

Tôi đã không trốn. Quả như lời vợ tôi nói, hôm sau về xem lại cái DVD, tôi thấy giọng mình y hệt giọng mấy cán bộ quản giáo trại cải tạo Tiên Lãnh, Quảng Nam. Dù sao tôi vẫn post đoạn video này qua youtube để các bạn xem cho vui

(http://www.youtube.com/watch"v=EjvLE0UEv2Y).

Có sao đâu, "Xấu mặt thì lâu, xấu giọng nói mấy tí."

Chúng tôi lại tiếp tục chuyện trò, chụp hình lưu niệm. Lúc đi restroom tôi gặp một anh sồn sồn. Anh ta nói :

"Tôi cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ. Sao nhóm của anh vui vậy " Nhóm của tôi chỉ có mấy mống mà coi nhau như...người dưng."

"Nhóm của tôi còn ngồi đầu kia nũa. Có người còn lên chức giám khảo" . Tôi nói, chỉ tay về phía bàn cô Trương Ngọc Bảo Xuân.

 Thấy anh ta vui vẻ cười, tôi nói tiếp :

"Giỡn chơi chớ chẳng có nhóm nào cả, chúng ta đều là những tác giả Viết Về Nước Mỹ. Anh cứ vào diễn đàn Việt Bút là vào "nhóm" ngay."

Sắp ra về, tôi cố ý tìm các tác giả Viết Về Nước Mỹ kỳ cựu mà tôi hằng ái mộ như Nguyễn Hữu Thời, Nguyễn Viết Tân...nhưng không thấy đâu cả.

Sau khi chụp hình lưu niệm với các bạn, có cả anh Nguyễn Xuân Nghĩa tham gia, chúng tôi ra về, lòng ai nấy đều cảm thấy bùi ngùi. Tôi nghĩ các bạn khác cũng có tâm trạng như tôi. Nhưng mà các bạn ơi, có hợp thì có tan, có vui thì phải có buồn, có buồn rồi mới có vui được. Xin hẹn gặp các bạn, trễ nhất là sang năm.

Bồ Tùng Ma

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,643,071
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến