Hôm nay,  

Hạt Bụi Trong Mắt

13/04/200800:00:00(Xem: 183090)

Tác giả: Huyền Thoại

Bài số 2274-16208251-vb8130408

Huyền Thoại là bút hiệu mới của Thịnh Hương, tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ, được nhiều bạn đọc  rất quí mến. Bài mới viết của cô kể chuyện là chuyện đậu xe và bị một bà Mỹ vịt bầu gây lộn, mắng “You bitch! Go back to where you belong!” Để coi, tác giả của chúng ta đáp lễ...

Tôi sống ở Pleasanton, một thành phố tương đối mới mẻ ở vùng Đông Hồ (East Bay), miền bắc California. Theo cái gia tài tiếng Anh học đại của tôi, "bay" là một cái vịnh, chứ không phải hồ (lake), nhưng tôi vẫn thấy thích "Đông Hồ" hơn là "Đông Vịnh", vì Đông Hồ nghe có vẻ nhẹ nhàng và... thơ mộng hơn.

Mấy năm trước một chị bạn của tôi từ Minneapolis sang chơi. Lúc đó là đầu mùa xuân, hoa lá ở Pleasanton vừa đâm chồi nảy lộc, nắng vàng bắt đầu sưởi ấm cỏ cây, chị bạn tôi thích lắm, khen nức nở: " Pleasanton là ton of pleasant!". Vâng, "ton of pleasant" vào mùa xuân, nhưng khi tháng tám trở lại, thì &ôi sao mà nóng thế! Nhiệt độ có ngày lên tới cả trăm độ F chứ chẳng chơi! Nhưng dù có nắng cỡ nào cũng chẳng bằng tiểu bang Texas, nơi nhiều người trong giòng họ tôi hiện cư ngụ.

Ở Pleasanton, nhưng cái job của tôi lại nằm tuốt bên San Francisco, nên mỗi ngày tôi phải mất hai tiếng đồng hồ "commute" giữa nhà và cái&nồi cơm. Hai tiếng đồng hồ cũng là nhờ hệ thống xe BART, chứ nếu lái xe "chăm phần chăm" thì tệ nhất cũng phải mất bốn tiếng, hai chiều! Từ nhà, tôi lái xe tới bến xe BART, khoảng 7 miles, trả một đồng parking, gần năm đồng tiền vé, rồi leo thang lên thềm ga chờ xe tới. Vào giờ dân chúng đi làm và tan sở, gọi là peak hours, cứ mười lăm phút có một chuyến xe. Ngoài ra, cứ hai mươi phút có một chuyến, bắt đầu từ 4 giờ sáng đến 12 giờ 15 đêm. Vào các ngày lễ lớm như July 4th, Christmas và New Year, giờ giấc được nới rộng thêm một chút.

Bước vào xe, kiếm chỗ ngồi, tôi lấy sách ra đọc, một "xa xí phẩm" mà tôi ít được hưởng ở nhà, vì nào là nấu nướng cho đấng phu quân kén ăn, nào là chăm sóc cho một mãnh vườn nho nhỏ xinh xinh! Trong lúc đọc sách tôi thường bị những tiếng reo của cell phones chung quanh làm phiền. Nhiều người sao mà lắm chuyện nói, từ lúc bước vào xe đến lúc tới bến họ nói không ngừng! Vừa xong chuyện với người này, lại thấy gọi ngưòi khác, hoặc người khác gọi! Liên tu bất tận. Có nhiều người không nói chuyện cell phone, mà lúi húi chúi đầu vào computer, gõ gõ, bấm bấm. Rõ là nghiện internet tới chỉ!

BART là chữ viết tắt của Bay Area Rapid Transit, xử dụng những toa xe hình thức như xe lửa, chạy bằng điện và được điều khiển bởi một hệ thống điện tử từ trung tâm. Người " tài xế" xe BART , được gọi là conductor, ngồi quan sát những diễn biến và báo cáo về tổng đài để xin điều chỉnh hoặc xoay trở trong những trường hợp bất thường. Dao mới bắt đầu dùng xe BART đi làm tôi cũng hơi&ơn ớn khi xe chui vào đường hẩm hình ống nằm dưới nước, nối liền các tỉnh của Đông Hồ với San Francisco và phi trường quốc tế SFO. Nhưng may thay, qua hai ba lần động đất, những tuyến xe BART chẳng hề bị hư hao, và cái ống tube nằm sâu dưới vịnh vẫn an toàn , chẳng hề hấn chi. Trong khi đó, cầu thì gẫy, xa lộ thì sập!

Thường thường tôi lái xe đến bến đậu xe khoảng sáu giờ rưỡi sáng, vì sau giờ đó, có rất ít chổ đậu xe. Có vài lần đi sau 7 giờ, tôi chạy tới chạy lui, chạy lên chạy xuống bảy tám vòng, đỏ mắt khô môi mà không kiếm được chỗ đậu. Đành phải lái xe ra ngoài phố, đậu lề đường, đi bộ trở lái bến xe, mỏi chận, mòn cả giầy dép. Bởi vậy, dù công việc không bắt buộc phải vào sở đúng giờ giấc nhất định, tôi cũng luôn luôn đúng giờ.

Đêm qua tự nhiên tôi bị mất ngủ không biết lý do. Sợ ông chồng mất ngủ theo vì bà vợ trăn qua, trở lại, tôi bèn&len lén ôm gối chăn ra nằm ngoài family room, ba giờ sáng mới nhắm mắt ngủ được. Sáu giờ sáng ông chồng dậy đi làm. Nghe ổng đánh răng súc miệng om xòm, tôi giật mình, dây luôn. Ra tới bến xe BART là 7giờ 20. Biết là không dễ gì còn chỗ đậu xe, nhưng tôi cũng ráng cầu may, lái thẳng xuống những dãy trong tận cùng. Ô kìa, có lẽ hôm nay ông trời đi vắng hay nhiều người call sick mà tôi chợt nhìn thấy hai chỗ trống liền nhau ngay trước mặt. Đang chuẩn bị cho xe vào chỗ trống trước xe thì từ phía tay phải tôi một chiếc xe Cavalier ào ào phóng tới và lu ngay vào chỗ tôi đã chọn. Có lẽ người lái xe đó không thấy cái parking spot kế cạnh vì bị chiếc xe truck che khuất, hay dù có thấy, nhưng bà ta không thích đậu kế bên một chiếc xe to lớn kềnh càng nên lựa đúng cái parking spot ngay trước mũi xe tôi. Vì đem xe vào gấp quá nên bà đậu méo xẹo, méo đến độ không thể nào méo hơn. Biết thế nào bà ta cũng phải de xe đậu lại cho ngay ngắn nên tôi từ từ đưa xe mình vào cái parking spot kế bên. Phãi vô ngay thôi, vì chỉ cần chậm mấy giây, biết đâu lại có kẻ đến sau nó giành mất cái chỗ đậu xe trong những giây phút nóng bỏng như thế này thì lại tức phát ách lên được!

Vừa đậu xe xong, chưa kịp tắt máy thì cái bà Mỹ trắng lái xe Cavalier đó bấm còi inh ỏi. Tưởng bà ta cần gíup chuyện gì, tôi nhấn nút hạ cửa sổ mở rồi hỏi:

- Do you need help"

Xe tôi là xe SUV, xe bà lại thấp nên tôi phải cúi xuống để nghe bà trả lời. Bà chẳng vặn cửa sổ xuống mà trợn trừng nhìn tôi, miệng tía lia những gì tôi chẳng nghe được. Nhìn vẻ mặt giận giữ của bà ta, tôi hơi ngạc nhiên, không hiểu mình đã làm gì đến nỗi người đàn bà to béo kia hung hăng đến thế, nhưng tôi cũng tỉnh bơ, trỏ vào hai tai và lắc đầu trả lời:

- I don't hear a thing!

Bà phảy tay, quay mặt đi, ra điều "không nghe thì thôi!"

Tôi thu gom xách tay, khăn quàng và áo lạnh, đủng đỉnh xuống xe rồi bấm chìa khóa tự động. Lúc đó bà Mỹ mập đã de xe lại ngay ngắn. Bà ta đến trước mặt tôi, quát lên:

- Didn't you see that I was trying to back up"

Dựa vào vẻ tức tối của bà, tôi xin dịch: "Bộ mi không không thấy là ta đang định de xe ra hả"". Tôi bực mình lắm lắm vì cái vẻ trịch thượng và lời lẽ vô lý của mụ, nhưng cũng ráng giữ giọng bình thường:

- Tôi thấy chứ! Nhưng bà có vấn đề gì với tôi vậy"

- Vấn đề gì" Vấn đề gì hả" Đáng lý mi phải de xe lại cho ta lui ra chứ! Mi bắt ta phải chờ mi hết vài phút, bây giờ ta trễ mẹ nó chuyến xe rồi. Có nghĩa là ta đi làm trể hết hai chục phút. Đó, vấn đề là đó đó!

Tôi tức quá, cãi lý:

- Tại sao tôi lại phải de xe cho bà lui ra" Trong khi bà de tới de lui, lỡ có ai đến chiếm chỗ của tôi thì sao" Bà thật là vô lý! Việc bà đậu xe méo mó hay đi làm trễ đâu có phải là lỗi tại tôi!

- Mi nghĩ mi là ai" Mi đậu xe chình ình giữa đường đi, làm sao ta vào cho ngay ngắn được, hả"

- Tại bà hấp tấp, tại bà chạy mau cho nên mới phải de đi de lại.

Bà mập phóng cho tôi một cái nhìn nảy lửa:

- Bao nhiêu chỗ ngoài kia sao mi không đậu, lại cứ phải đậu chỗ này" Về học lại cách lái xe đi nghe chưa! Đồ ngu!

Tôi sùng quá, nổi quạu:

- Chỗ này là chỗ chung, bà có quyền gì mà nói" Thế sao bà không đi chỗ khác mà đậu, lại còn phải hạch sách tôi" Bà mới là người cần phải đi học lại, chứ không phải tôi à nghe! Tôi đậu có một phát là xe ngay ngắn, còn bà, de tới de lui mà còn lớn lối! Ai ngu, bà hay tôi"

Mụ gầm lên như cọp trúng đạn:

- You bitch! Go back to where you belong! (Đồ chó! Cút về xứ mày đi!)

Vừa nghe xong mấy tiếng này, tự ai dân tộc của tôi ùn ùn nổi dây. Tôi chạy đến cản không cho bà ta bỏ đi:

- Ê, bà nói ai là chó" Bà đuổi ai" Nghe này, bà sinh sống ở đây ra sao, tôi chẳng kém bà (I belong here as much as you do!). Ngoại trừ bà là con cháu người da đỏ, còn không, thì bà củng như tôi, cũng đến từ một nơi nào đó! Đúng không" Nếu bà am hiểu lịch sử, bà phải biết vì sao người Mỹ đến Việt Nam, và tại sao người Việt Nam có mặt bên Mỹ. Không phải là tự dưng người ta đến đây dành ăn !

Bà vịt bầu ngúng nguẩy quay đi sau khi ném vào mặt tôi một cái nhìn tóe lửa. Vừa đi, bà vừa lôi trong túi áo ra chiếc cell phone và gọi ai đó. Có thể bà gọi sở làm, cho biết bà sẽ đến trễ. Có thể bà gọi người nhà bà ra phá xe tôi. Nghĩ vậy tôi hơi lo. Nhưng làm sao bây giờ" Không lẻ lại đem xe đi chỗ khác" Mà chắc gì đã kiếm ra chỗ" Lại nữa, làm như thế thì... hèn quá! Tại sao mình lại lo sợ viễn vông như vậy"

Ỡ bến xe BART luôn luôn có cảnh sát canh chừng. Thôi thì đành phó mặc cho... số phận đẩy đưa! Có gì thì đã có bảo hiểm. Trả tiền bảo hiểm bao năm, họ chẳng bao giờ tốn đồng xu nào vì tôi. Nếu sự thật có phũ phàng như tôi sợ, thì& cũng là dịp họ&trả nợ cho tôi!

Trong lúc người đàn bà hung dữ lấy cell phone ra khỏi túi áo, hình như có vật gì rớt ra và văng xuống đường. Lúc đi ngang, tôi lượm lên xem. Thì ra đó là cái bọc nhựa hình chữ nhật nho nhỏ, trong đó có thẻ nhân viên và bằng lái của bà ta. Tôi nghĩ bụng, "Cho mày chết nhé! Lát nữa không có thẻ mà vô sở, lúc về không có bằng lái, rủi bị cảnh sát thổi thì ráng mà lãnh đủ nghe con!". Tôi thầm nghĩ, vứt bà nó vào thùng rác, cho mụ khốn khổ, cho mụ đáng đời. Đang vui sướng vì có cơ hội trả thù thì hình ảnh ông bà bảo trợ lại nhảy múa trước mắt làm lòng tôi chùn xuống.

Hơn 30 năm trước, gia đình tôi, gồm hai vợ chồng và hai đứa con, được ông bà York nhận bảo lãnh đem ra khõi trại tị nạn. Ba tháng đầu. ông bà nuôi gia đình tôi trong nhà, ngày ba bữa đầy đủ. Sau khi xin cho chúng tôi được tiền trợ cấp, họ mướn cho chúng tôi một căn nhà trong khu low-income, nhưng rất an toàn. Ông York khuyên vợ chồng tôi:

- Lãnh trợ cấp để mình lấy đà tập đi. Thoát khỏi welfare sớm chừng ào hay chừng đó. Nếu cứ bám vào welfare, mình khó làm lên sự nghiệp.

Với sự giúp đỡ của ông bà trong vấn đề di chuyển, học lái xe và tiếng Anh, gia đình tôi ổn định rất mau. Ông bà cho vợ chồng tôi mượn tiền mua xe second-hand, chẳng tính tiền lời. Từ đó đến nay, ông bà là một phần của gia đình chúng tôi. Lễ tết, sinh nhật hay bất cứ dịp gì cũng đều cùng nhau chia xẻ. Một thời gian sau khi hai con ra trường và có việc đàng hoàng, chúng tôi gom tiền mua nhà. Hôm đến ăn mừng tân gia, ông bà cho biết đang chuẫn bi đi du lịch Châu Âu, chúng tôi liền đề nghị biếu ông bà tiền vé. Ông cười hiền lành:

- Cám ơn anh chị và các cháu có lòng tốt, nhưng xin đừng bận tâm cho vợ chồng tôi. Chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ cho chuyến du lịch này từ ba năm nay, nên chẳng thiếu thốn gì hết.

Tôi thay mặt cho cả nhà, giải thích:

- Không phải chúng tôi nghĩ ông bà thiếu thốn, nhưng đây chỉ là một dịp cho chúng tôi được đền đáp phần nào công ơn của ông bà trong nhiều năm nay.

Bà York nắm tay tôi, gật đầu:

- We understand, and we appreciate your thought, but&

Ông York tiếp lời vợ:

- Nếu muốn trả ơn cho vợ chồng chúng tôi, cách tốt nhất là anh chị và hai cháu " PAY IT FORWARD", làm ơn cho người khác. Mình làm ơn cho ai, đừng mong họ đền ơn. Hãy mong họ tiếp tục làm ơn cho người khác. Thế giới này nhờ đó may ra mới có hòa bình và hạnh phúc.

Tôi quyết định rượt theo bà vịt bầu trước khi bà vô cổng. Vì nếu không gặp bà hôm nay thì sẽ hơi mất công, cả cho tôi, lẫn cho bà. Khi đã đi ngang hàng với bà, tôi lên tiếng. " Excuse me, you..."

Quay sang thấy tôi, bà đứng phắt lại, la lên:

- What do you want from me" Are you stalking me" Are you harassing me" I am calling the police! (Mi muồn gì" Mi theo ám ta hả" Mi quấy nhiễu ta phải không" Ta gọi cảnh sát cho mà coi!)

Nghe bà la thét lớn như vậy, nhiều người dừng chân, trố mắt nhìn thăm dò. Có vài người nhìn tôi với ánh mắt khó chịu hoặc khinh bỉ. Vừa xấu hổ, vừa giận, tôi la lớn:

- Phải đó, bà gọi cảnh sát đi, gọi ngay bây giờ đi! Gọi cảnh sát, để tôi được nói với họ là bà lái xe dở hơn tôi nên bà ghét tôi. Gọi họ để tôi nói cho họ biết bà gọi tôi là đồ chó và đuổi tôi cút xéo về xứ, để họ biết bà là kẻ kỳ thị cỡ nào! Gọi đi, gọi cảnh sát để tôi nói cho họ biết sau khi bà nhục mạ tôi, bà đánh rớt vài món đồ cá nhân, tôi nhặt được đem lại cho bà, để bị bà kết tội quấy nhiễu. Gọi đi! Gọi đi!

Bà ta giằng phắt lấy cái bọc plastic trong tay tôi, vừa quay đi vừa nói:

- Forget the police. I don't have time. I am late for work!

Mấy người bàng quang hồi nãy nhìn tôi với cái nhìn "dirty look" thì giờ đây lắc đầu, bảo tôi:

- Cái bà đó kỳ khôi thiệt! Không biết nói câu cám ơn!

Tôi nhếch mếp cười buồn, nói nhỏ: "That's alright. It's fine with me."

Hôm đó ngồi trên xe BART tới sở làm tôi cảm thấy buồn man mác. Hơn ba mươi năm lìa bỏ quê ra đi, tôi đã trở lại ba lần. Cả ba lần, không lần nào tôi tìm được quê hương ngày xưa. Tất nhiên tôi không buồn vì những thay đổi ngoại cảnh. Ở đâu cũng vậy, nhiều khi những thay đỗi môi trường lại trở nên cần thiết. Không ai muốn mãi một quê hương nghèo nàn, rách nát, chậm tiến. Nhưng những thay đổi tôi thấy là những điều làm tâm tư tôi rướm máu. Những buổi tối đi chơi tôi thấy những tấm thân trẻ thơ sớm trở thành đàn bà. Tôi đã trở nên người lạ ngay trên quê hương của mình. Tôi như người ngoại quốc trong nơi mình sinh ra và lớn lên. Mỗi lúc ở khách sạn, tôi phải giao nộp passport cho người ta giữ. một điều chẳng bao giờ xảy ra tại những nước trên thế giới mà tôi đã có dịp tới thăm.

Bà vịt bầu bảo tôi "go back to where you belong". Tôi belong nơi này, tôi đã chọn nơi này, dù sự chọn lựa chẳng khởi đầu bằng tự nguyện. Ở đây, tinh thần tôi thoải mái, vật chất tôi đầy đủ. Dù thỉnh thoảng người ta xúc phạm tự ái, làm tủi thân kẻ tha hương tìm lẽ sống. Dẫu vậy, những lần buồn phiền này chẳng thường xuyên. Cứ như những hạt hụi thỉnh thoảng rơi vào mắt làm mình khó chịu trong giây lát. Rồi xong. Rồi đâu lại vào đó. Tôi nghĩ vậy, và cái hình ảnh xấu xí của bà vịt bầu không làm tôi khó thở nữa.

HUYỀN THOẠI

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,625,641
Tác giả đã góp nhiều bài viết đặc biệt và đã được trao tặng giải thưởng Việt Về Nước Mỹ. Ông sinh năm 1951, du học Nhật trước 1975. Đến Mỹ năm 1981. Hiện là cư dân Irvine, Nam California. Công việc: Kỹ Sư Điện tại một hãng trong cùng thành phố. Đây là bài viết mới nhất
Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù.
Tác giả là cư dân Huntington Beach. Những Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô là “Chuyện Vui Sầu” ký bút hiệu Khánh Doãn đã được phổ biến từ tháng Tư 2011.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas.
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville California, đã từng tham gia VVNM năm 2018
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University.
Nhạc sĩ Cung Tiến