Hôm nay,  

Quên Quên…. Nhớ Nhớ

18/06/200800:00:00(Xem: 152500)
Người viết: Phan Kim Nhàn
Bài số 2329-16208306-vb4180608

Tác giả sinh năm 1939 tại Saigon, cựu học sinh Yessin Đà Lạt, tốt nghiệp Nữ Hộ Sinh Quốc Gia Saigon 1962. Qua Mỹ theo diện HO cuối năm 1989, tốt nghiệp Physchistric Technician 1992 tại Mission College/ CA, hiện đã nghỉ hưu  tại San Jose. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của bà.

Hôm nay tôi lại quên uống Fosamax, thuốc trị bịnh rỗng xương (O'steoporosis) mà bác sĩ cho uống mỗi tuần một viên.

Tôi thường bắt đầu uống thuốc trên vào ngày thứ hai đầu tuần cho dễ nhớ- vào buổi sáng sớm sau khi bước xuống giường thì uống khi bụng đói với thật nhiều nước và sau đó phải đi đứng vận động cơ thể ít nhất là 30 phút rồi mới ăn sáng. Vậy mà tôi cứ quên ngày và lần lần thụt lùi ngày đến bây giờ thì bắt đầu uống vào ngày Chủ Nhật. Rồi sẽ thụt lùi nữa vì đầu óc tôi lúc này hay quên lắm!, Ủa" Chùm chìa khóa cửa mới đây, lại bỏ đâu rồi" Lại đi tìm… đến khi sờ vào túi áo thì ra nó nằm đây mà không chịu lên tiếng.

Hôm qua đi chợ Lion có 2 con sư tử thật lớn, khi nào hẹn gặp ai thì đều hẹn ở chỗ này cho dễ tìm nhau kẻo chỗ đông người dễ bị lạc lắm nhất là vào ngày cuối tuần hay ngày lễ, ngày Tết thì ôi thôi chen chân không lọt vì người Việt Nam ta rất là đông.

 Thung lũng hoa vàng điện tử San Jose này rất là hiếu khách, các rạp hát tuần nào cũng có chương trình ca nhạc kịch quy tụ các ca sĩ thần tượng trong nước và ngoài nước, hay cải lương Hồ quảng, ai thích môn gì thì đi chỗ đó, lúc nào cũng đông nghẹt người xem. Ủa quên, xin lỗi bạn, tôi định nói là tôi đã gặp bạn trong khu chợ Lion, bạn đã chào hỏi vui vẻ gọi tên tôi và kể chuyện này kia với tôi rất là thích thú và tôi cười vui trả lời bạn, cho đến khi chia tay nhau, trên đường về tôi tự hỏi thầm tên bạn là gì nhỉ" Tôi biết là tôi quen biết bạn, lâu ngày gặp gỡ lại mà tôi không dám gọi tên bạn vì sợ lộn tên người khác làm bạn buồn tôi!

Sáng nay tôi đang nấu món ăn, thì điện thoại reng, vội bắt phone lên nghe, À, bạn thân ở Pháp gọi qua nói chuyện, lâu ngày gặp bạn hiền, thế là hết thời tiết đến chuyện con cháu, chuyện bạn bè vui quá… quên tắt bếp…tôi đã làm cháy không biết bao nhiêu nồi niêu xong chảo rồi. May là chưa cháy nhà…
Ngày trước tôi thuộc về nhóm người luôn luôn nhớ, vì vậy mà tuy lớn tuổi rồi (trên 5 bó) mà tôi vẫn còn cắp sách đến trường học lại. Ở Mỹ này sách rất nhiều và dày nặng, phải mua cái xe kéo sách theo đi học, trông cứ như là Hotesse de l'air, để tìm một nghề mưu sinh!!!

Ở sở làm, tôi được bầu là "Employee of the month" bạn coi có le lói chưa"

Nhưng bây giờ, buồn thay! Tôi lại thuộc về nhóm hay quên mới chết chứ" Mới vừa chợt nghĩ phải làm chuyện gì thì lại quên ngay và te te đi làm chuyện khác, vì vậy mà phải ghi vào tờ lịch treo tường công việc cần thiết phải làm cho khỏi quên! Vậy mà vẫn quên! Vì có thèm nhìn lên tờ lịch đâu mà nhớ.

Đó có phải là một chứng bịnh không" Đi hỏi bác sĩ thì bác sĩ cho biết đó là bình thường đối với tuổi của tôi!
Trái lại chuyện ngày xưa sao tôi lại không quên" Những chuyện đau lòng, chuyện buồn phiền của thời tuổi trẻ tôi muốn quên đi, muốn vứt bỏ đi thì lại nhớ và nhớ rất nhiều…

Nhiều đêm không ngủ được, trằn trọc thao thức thì đầu óc tôi lại trở nên sáng suốt và khúc phim dĩ vãng hiện về rõ rệt trong tâm trí tôi làm tôi nhiều lúc cảm xúc rơi nước mắt khóc!

Ôi, những ngày xưa hoa mộng đâu còn nữa" Những khi tan trường về, anh đã chờ đón nơi cổng trường, những lúc vội vàng trao thơ xanh ép vào trang sách học trò, trước khi sắp hàng vào lớp.

Ngày đó anh học thi tú tài II còn tôi thì đang học thi Brevet, tiệc tất niên gọi là: "Gala Lycée Yersin Dalat" họp mặt ăn uống xem ca vũ nhạc kịch do học sinh trong trường trình diễn.

Năm đó anh và em trai được chọn để đóng vai anh em sinh đôi trong chuyện "Trầu Cau" và tôi được chọn đóng vai nữ trong hoạt cảnh ca nhạc này. Ban tổ chức muốn đem văn hóa truyền thống VN ta để các giáo sư người Pháp xem cho biết: miếng trầu là đầu câu chuyện. Tục lệ cưới xin của VN ta không có trầu cau là không nên duyên chồng vợ được.

Buổi hát rất thành công. Sau đó là phần dạ vũ theo truyền thống của người Pháp.

Bài luân vũ đầu tiên anh đã dìu tôi nhẹ nhàng theo điệu nhạc, từ đó chúng tôi thân nhau và xây biết bao mộng đẹp. Hẹn khi ra trường có sự nghiệp sẽ xây dựng tương lai.

Thời đó, nhạc phẩm Pháp "Trop Jeune" do Sylvie Vartan rất là thịnh hành, tôi vẫn thường thủ thỉ hát nhắc nhở anh là

"Trop Jeune Encore pour  vivre à deux"
"Trop Jeune encore pour être heureux"

Bây giờ thì không biết "anh còn nhớ hay anh đã quên""

Anh, ngày nay đã già thật sự rồi phải không" Đã đầu bạc, mắt mờ, răng long, da mồi, lưng còng, gối mỏi" Và…và tôi cũng già rồi đâu còn trẻ đẹp, duyên dáng như xưa. Vậy mà tôi vẫn cứ muốn biết là anh có còn nhớ gì không" Nếy còn nhớ thuở ban đầu lưu luyến ấy,  chúng ta sẽ bắt vòng lịch sử, vòng thời gian quay lại từ đầu. Trở lại cái thời mà chúng ta bỡ ngỡ, ngu ngơ trước ngưỡng cửa tình yêu, của "Ngày xưa Hoàng Thị" để tôi được hỏi  nhỏ anh là "bây giờ chúng ta có "đủ già" để tìm lại nhau không"

Mấy chục năm trôi qua rồi mà tôi vẫn còn nhớ như chuyện vừa xảy ra ngày hôm qua- Ước gì "yesterday once more" anh nghĩ và ước gì anh sẽ tìm, anh sẽ đem lại hạnh phúc cho đời tôi, ôi hai tiếng hạnh phúc mà tôi đã đánh mất khi xa anh vì bốn chữ "môn đăng hộ đối" mà suốt cuộc đời sau này tôi vẫn không thể nào tìm lại được.

Ước gì tôi đừng nhớ những chuyện đáng quên và quên đi những chuyện không đáng nhớ thì tốt biết mấy.
Cho những ngày tháng còn lại này, tâm hồn tôi thanh thản.

Nhưng không hiểu sao" Mỗi ngày trôi qua, mỗi chặng đường đi qua, tôi vẫn mong mỏi được nhìn thấy lại anh, dù chỉ một lần thôi, trong đám đông xa lạ kia!

"Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy
Nghìn năm hồ dễ mấy ai "quên"""

PHAN KIM NHÀN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,679,638
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến