Hôm nay,  

Sắp Hàng Mua Gạo

01/06/200800:00:00(Xem: 323638)

Tác giả: Trương Tấn Thành, WA

Bài số 2313-16208290-vb8010608

Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005.

Bị nằm trong cơn sốt tăng giá nông phẩm, lúa gạo tôi cũng thấy mình bị à nóng lây.  Từ việc thấy bà con người Việt mình ở địa phương tôi ở ùn ùn đi mua gạo, nhất là gạo Thái lên giá vùn vụt, tôi ráng bỏ công theo dõi xem có thật hay là chỉ do mấy anh Ba gian thương lại dở cái trò tích trữ để đầu cơ như xì thẩu Tạ Vinh hồi đó bên quê nhà.  Từ việc theo dõi tin tức trên đài truyền hình đến việc đọc các bài báo phân tích về kinh tế, lúa gạo của anh NXN trên Việt Báo, tôi nghĩ là mình nên "đích thân ra chiến trường" để rõ thực hư.

Thường thường tôi ra mua gạo, rau cải và vật gia dụng ở chợ bán sỉ có tên là Cash & Carry vì giá nới hơn các chợ bán lẻ khác.  Sở dĩ chợ này có tên tạm dịch là Trả Tiền Mặt và Mang Hàng Về vì họ gần như là không nhận tiền trả bằng checks và credit cards.  Đa số khách hàng của chợ này là các chủ quán ăn và các tiệm bán cà phê mà số đông là người Đại Hàn.  Nơi địa phương tôi ở đa số các cây xăng, tiệm bán tạp hóa và các nơi uốn tóc, hấp tẩy quần áo là của người Đại Hàn.  Số nhà thờ của người Đại Hàn ở đây cũng rất nhiều.  Họ sống rất đoàn kết và tích cực tương trợ lẫn nhau.

Bữa Chúa Nhật hôm đó tôi vào chợ Cash để xem coi có gạo hay không để biết giá mà mua.  Không thấy bao gạo nào hiệu Homai cả.  Xin được nói thêm là từ hồi qua Mỹ đến giờ tôi bắt chước anh Khánh chỉ ăn loại gạo hiệu Homai, được trồng và sản xuất tại Mỹ này.  Loại gạo này không thơm, rất khó nấu và không thơm như gạo Thái nhưng giá một bao nặng 50 pounds hồi hai tháng trước thì có hơn 16 đồng!  Giờ nghe nói một bao gạo Thái lên tới cỡ 40 đồng!  Nghe nói mà nóng lạnh!  Tôi đi lại hỏi một nhân viên trong chợ thì họ nói là đã bán hết chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ mà phải sắp hàng nữa.  Tôi hỏi như vậy thì chừng nào gạo Homai về nữa thì cô cho biết là thứ Ba này và cô dặn tôi là phải đi sớm để sắp hàng!  Tôi nghỉ trong bụng là cha chắc gạo lên giá thiệt rồi.  Về nhà hỏi lại mấy người quen thân thì biết trong các chợ chỉ bán hàng sĩ cho hội viên và lúc nào cũng không thiếu hàng như chợ Costco thì bây giờ gạo cũng không còn.  Trời ơi bà con thính tai, nhanh chưn thiệt!

Sáng thứ Ba hôm đó tôi ráng đi ngủ sớm để sáu giờ rưởi có mặt sắp hàng vì chợ mở cửa lúc bảy giờ.  Trời mấy lúc rày đã vào xuân từ lâu mà lại lạnh rét như mùa đông.  Khi tôi đến thì đã thấy có hơn bảy người đứng sắp hàng trước cửa rồi.  Kiểm lại mấy khuôn mặt thì thấy toàn là bà con xứ củ sâm nhà ta không!  Thấy tình hình căng thẳng như vậy tôi liền đứng nối đuôi vào hàng.  Mày bà Đại Hàn nói líu lo, lăng xăng kéo xe bốn bánh của chợ để tính "làm ăn lớn", chất cho thật nhiều bao.  Chừng hơn mười phút sau tôi nhìn lại thì "cái đuôi" đã dài gần hai chục người.  Điểm mặt thì chỉ có tôi và hai vợ chồng người Việt còn bao nhiêu là dân "kim chi" hết.  Thế mới biết là họ đánh hơi gạo giỏi như thế nào.

Gần bảy giờ bà quản đốc chợ mở cửa ra nói với mọi người:

- Hôm nay mỗi người chỉ được bán hai bao vì tuần rồi có tình trạng chen lấn giành giựt qua mất trật tự không được chút nào cả.  Mọi người hiểu chứ"

Tôi nghe nói vậy mà bổng thấy nhột vì tình trạng "thiếu văn minh" đó, có lẽ của "quí ông quí bà kim chi" này, vì mình cũng là dân Á Châu.  Rồi cửa mở.  Mọi người lần lượt kéo xe vào để một nhân viên chợ bỏ hai bao lên xe.  Khi ra tính tiền thì tôi được nói là giá là hơn mười tám đồng một bao.  Tôi về tới nhà lúc hơn bảy giờ rưỡi, lật đật gọi điện thoại báo cho mấy người thân quen để họ đi mua vì số gạo có hạn.

Tôi tiếp tục theo dõi tin tức và nghe các lời tường trình, tường thuật của các chuyên gia về kinh tế và lương thực.  Trong cuộc phỏng vấn một chuyên viên lương thực của Liên Hiệp Quốc về vấn đề cứu trợ nạn nhân bị bão xoáy ở Miến Điện trên đài KCTS 9, bà này có đề cập đến tình trạng mất mùa vì bị thiên tai sẽ gây ảnh hưởng rất trầm trọng đến việc sản xuất lúa của xứ này cũng như sẽ làm giá gạo khắp mọi nơi sẽ lên cao nữa.  Thiên tai, mất mùa, lãnh vực nông nghiệp bị coi nhẹ, nông dân phải bỏ ruộng đồng lên tỉnh kiếm sống, giá nhiên liệu thay xăng, tất cả những yếu tố đó đẩy giá gạo trên toàn cầu tăng đến mức chóng mặt.

Sau khi thu thập được những tin tức trên tôi thấ là mình cần phải đi mua thêm gạo để trữ vì "tích cốc (để) phòng cơ" vậy.  Cuối ngày đó tôi gọi điện thoại ra chợ Cash để hỏi xem chừng nào gạo về nữa thì biết là sáng mai.  Tôi lại quyết định dậy sớm để đi sắp hàng mua nữa.

Sáng hôm sau trời vẫn lạnh, tôi lái xe đến thì thấy đã có một số người, đa số vẫn là người Đại Hàn.  Tôi vào nối đuôi gần một bà người da đen và một bà Đại Hàn.  Bà da đen nói là đi mua gạo cho người bạn và khi bà ở Louisiana bà thường ăn gạo.  Tôi quên nói là hôm trước có người bạn nói với tôi rằng lần này chợ Cash sẽ phát vé ticket cho mỗi người và chỉ được mua có một bao thôi.  Tôi nói là làm gì có chuyện đó.  Tới chừng bà Đại Hàn nói là anh phải đi lấy ticket đi thì tôi mới biết đây là điều có thật! Tôi chạy lại lấy một ticket và được cho biết là mỗi người hôm nay chỉ mua được có một bao và giá là hai mươi mốt đồng mấy chục xu!

Cửa mở.  Mọi người nối đuôi vào bên trong.  Tôi thấy chồng gạo chỉ bằng nữa lần trước, tuy người mua sáng nay ít hơn lần trước nhưng chỉ một loáng sau là chỉ còn vài bao.  Tôi đi xem mấy loại gạo khác thì có loại bao nhỏ hơn mà giá vẫn là cỡ mười tám đồng.  Còn loại gạo thơm mùi bông lài jasmine thì giá hơn ba mươi lăm đồng.  Trên đường lái xe về nhà tôi nhớ lại lời phỏng đoán của bà chuyên viên về lương thực của Liên Hiệp Quốc  là trong tương lai nếu tình trạng xấu hơn nữa thì giá nông phẩm có thể tăng lên năm mươi tới sáu mươi phần trăm.  Tôi mong là mình đã nghe lầm.

Tôi không ngờ là mình sống gần hai chục năm ở xứ này giờ lại phải sắp hàng đi mua gạo tuy không vì đói nhưng là vì sợ giá cứ tăng cao.  Nghe nói là ở Châu Phi dân đói nổi loạn.  Ở Việt Nam ta một vài tỉnh cũng bị đói, giá gạo lên quá cao, đời sống dân chúng đã cực khổ lại thêm bội phần lầm than.  Nghĩ vậy tôi tự nhủ với mình rằng:

Gạo nào giá rẻ cứ ăn,

Chẳng cần gạo Thái, gạo thơm, gạo lài

Chắc các bạn cũng đồng ý với tôi như vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,270,221
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến