Hôm nay,  

19 Tác Giả Sẽ Nhận Giải Viết Về Nước Mỹ 2008

23/05/200800:00:00(Xem: 121064)

 

Như thời biểu đã được phổ biến từ đầu năm, họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ 2008 cùng lúc với giải Bé Viết Văn Việt của thiếu nhi Việt Báo và Giải Mầm Non của Little Saigon Television- sẽ khai diễn ngày Thứ Bẩy 28 tháng 6, 2008 tại nhà nhà hát Wesminster Rose Center, California.

Giải Thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ khởi sự từ Tháng Năm năm 2000 và hiện đang tiếp tục sang năm thứ 9. Tính tới nay, đã có 9,142 bài tham dự. Trong số này có 2,355 bài đã được biên tập, phổ biến và tiếp tục mỗi ngày đều có thêm bài mới trên các ấn bản Việt Báo và Việt Báo Online. Sách Viết Về Nước Mỹ đã phát hành được 9 cuốn, mỗi cuốn 640 trang.

Riêng trong năm nay, có 315 bài viết đã được biên tập và phổ biến. Để bảo đảm tính khách quan và công khai, giải thưởng Viết Về Nước Mỹ quyết định từ nay hàng năm sẽ mời thêm các tác giả kỳ cựu từng nhận giải thưởng tham gia ban tuyển chọn chung kết. Người đầu tiên nhận lời mời năm nay là tác giả Trương Ngọc Bảo Xuân.

 Sau đây là danh sách Ban tuyển chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2008:

1. Nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa, trưởng ban.

2. Trương Ngọc Bảo Xuân, tác giả đã nhận giải Chung Kết năm 2001.

3. Nhà văn Nhã Ca, chủ nhiệm sáng lập Việt Báo.

4. Hoà Bình Lê, Tông quản trị hệ thống Việt Báo.

5. Phạm Quyến, giám đốc xuất bản.

Theo kết quả phiên họp ngày 19-5-2008 của Hội Đồng Tuyển Chọn Chung Kết, có 19 tác giả đã được bình chọn cho các giải thưởng trị giá 35,000 mỹ kim, gồm tiền mặt và tặng phẩm.

Sau đây là danh sách các tác giả và bài viết đã được bình chọn:

6 Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ

1. Nguyễn Quang, bài “Thần Đồng”

Tác giả Nguyễn Quang, cựu sĩ quan, cựu tù cải tạo, đến Mỹ theo diện H.O. từ 1990 và là cư dân quận Cam. Vì không an lòng khi phải hưởng trợ cấp xã hội, ông chấp nhận làm mọi việc nặng nhọc, kể cả trở thành “thần đồng” trong một lớp học đặc biệt dành cho người tàn tật. Chuyện được kể bằng một giọng trực tiếp và vui vẻ hiếm có.

2. Trần Huyền Chi, bài “Không Bao Giờ Quên.” Tác giả sinh năm 1959, là bà mẹ của 4 người con, cư dân Virginia Beach, tiểu bang VA, làm nghề nail. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là tự truyện của người vượt biển năm 90’, khi trại tị nạn đã chính thức đóng cửa thanh lọc, với nhiều chi tiết thật sống động, xúc động về đảo tị nạn: từ sinh nở tới cảnh thanh lọc, tự thiêu...

3. Thuyền Nhân, bài “Cái Bướu Não.”

Tác giả là TCL. 54t, cựu quân nhân VNCH, vượt biển, vào trại tị nạn Songkhla - Thái Lan 2/80, định cư ở Texas từ 6/80, ngụ tại Garland TX, là nhân viên hãng Alcatel-Lucent, Plano TX. Bài viết kể về trường hôp một người em bị chứng bướu não.

4. Văn Văn, bài “Tôi Và Nước Mỹ Xa Vời.”

Bài viết được gửi từ trong nước Việt Nam, viết về nước Mỹ bằng cái nhìn xa vời. Tác giả là một giáo viên dân Kinh 5, Rạch Giá, Kiên Giang, tự mô tả mình là “Thày giáo trường làng, cuộc sống hiện nay y chang câu thơ xưa của Cao Bá Quát: “Một thày một cô một chó cái / Học trò dăm đứa nửa người nửa ngơm nửa đười uơi!”

5. P.N.T., bài “Chuyện Tình Buồn.”

Tác giả là một thầy giáo từ Việt Nam, đi dạy đã gần 30 năm, qua Mỹ theo diện ODP. Đang làm manager tại một Trung Tâm dạy kèm sau giờ học. Bài viết kể về một mối tình Việt-Mỹ tốt đẹp từ thời chiến tranh tại Việt Nam, kết thúc bằng cuộc chia tay lặng lẽ trên đất Mỹ. Bài viết mới của ông lần này có kèm lời cuối bài: “Gửi tặng những cuộc tình buồn.”

6. Cát Biển, bài “Một Nơi Gọi Là Miền Của Hi Vọng.”

Tác giả định cư tại Philadelphia từ 1975, tốt nghiệp Kỹ Sư Điện và MBA. Đã giữ chức vụ Engineering Director tại BEI ở Little Rock, AS. Các công ty phục vụ: Exxon, McDonnell Douglas, Boeing, Physical Optics. Tác phẩm: Trùng Khơi Sóng Vỗ (thi tập, 2002). Bài viết là một tự truyện về tiến trình hội nhập đời sống Mỹ, với nhiều kinh nghiệm quí.

* 12 tác giả vào Danh Sách Chung Kết

1. Nguyễn Thế Thăng, bài “Người Việt gốc Mỹ”

Tác giả định cư tại Oregan từ 1992, diện HO 13. Công việc: Sỹ quan điều hành tổ thông dịch viên của Lực Lựơng Phòng Vệ thuộc Vệ Binh Quốc Gia, Oregan; Cấp bậc Thiếu Tá. (Oregon Army National Guard/State Defense Force/Interpreters Team/X.O) (ORANG/SDF/ Interp.Team /XO). Bài viết là chuyện về một người bạn cựu chiến binh Mỹ tự xưng là “người Việt gốc Mỹ.”

2. Trần Đông Nam, bài “Con Tàu Định Mệnh Và Hải Tặc”

Tác giả là cư dân San Jose. Bài viết là chuyện kể về chuyến tàu vượt biển khởi hành từ Rạch Giá ngày 13 tháng 7 năm 1981, từng chịu hai lần bị hải tặc cướp bóc, hãm hiếp, giết chóc. Nhân chứng là kẻ sống sót duy nhất trong số 53 thuyền nhân trên tàu, nhờ bám được miếng ván trôi trên biển và được tàu dầu của Mỹ vớt.

3. Kim Trần, bài “Người Yêu Tôi: Một Con Nghiện”

Sinh năm 1983, học ngành sư phạm tại Cal State Fullerton, người trẻ tuổi nhất trong 12 tác giả vào chung kết Viết Về Nước Mỹ 2005. Bài viết của Kim Trần là chuyện kể sống động và xúc động về người tình sa chân vào ma tuý, được viết với lời cảnh báo “Đừng đùa với ma tuý. Hãy Dừng Lại Khi Chưa Quá Trễ.”

4. Trần Quốc Sỹ, bài “Ngã Rẽ Cuộc Đời”

Tác giả định cư tại Nam California từ 1975, Kỹ sư cho Rainbow-Mykotronx Inc. Torrance. “Nghề tay trái” của ông là giảng viên traffic school tại National Traffic Safety Institute (NTSI). Bài viết kể về quyết định rời bỏ nghề kỹ sư làm mướn để mở trường Diamond Traffic Safety School, tại Westminster, California.

5. Thanh Mai, bài “Ép Con Học Hành Quá Sức”

Tác giả qua Mỹ từ 1993, hiện là Electronic Technician của Honeywell Minnesota. Bài viết của cô kể về tấm lòng của người mẹ điồng thời cho thấy sự chăm sóc đặc biệt mà hệ thống y tế và giáo dục của nước Mỹ dành cho trẻ em chậm phát triển và kém thị lực.

6. Vinh Quan Kỳ, bài “Ngả Rẽ Con Đường”

Tác giả bài viết này thuộc thế hệ người Mỹ gốc Việt thứ hai: sinh trên đất Mỹ, còn ở tuổi đôi mươi. Bài viết nguyên bản Anh ngữ đã được chính tác giả tự chuyển sang Việt ngữ để chia sẻ với ông bà ngoại, những người đã bỏ công giúp Vinh học tiếng Việt.

7. Trần Văn Giang, bài “Từ Người Tị Nạn...”

Tác giả là cư dân Orange, California, nghề nghiệp: Kỹ sư Điện, hiện là “Sr. Application Developer” cho Los Angeles County. Bài viết là một hồi ký đặc biệt về cảnh đổi tên, đổi đời, trong những ngày đầu từ trại tị nạn đến vùng đất định cư.

8. Anthony Hung Cao, bài “Con Búp Bê”

Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ bằng một bài viết giản dị nhưng xúc động. Câu chuyện cho thấy tấm lòng của người viết: nhìn con trẻ hạnh phúc tại Mỹ, nhớ những tuổi thơ bất hạnh ở quê cũ. Anthony Hung Cao tự sơ lược tiểu sử: 38 tuổi, cư dân Nam California, công việc: nha sĩ, đang hành nghề tại Costa Mesa.

9. Xuân Đỗ, bài “Hắn Và Cuốn Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm”

Đây là tên cuốn sách về một nữ bác sĩ Hà Nội chết trong cuộc chiến tranh Nam Bắc đang được Hà Nội đánh bóng, bản anh ngữ vừa xuất bản tại Mỹ, đang làm thành phim. Tập nhật ký này do một hạ sĩ quan thông dịch miền Nam lưu giữ. Sau 8 năm tù tại trại Gia Trung, anh hiện là cư dân Little Saigon. Người viết lại chuyện này, Xuân Đỗ, 66 tuổi, một HO định cư tại Riverside, hiện là Guest Teacher cho Colton Joint Unified School District (nam California).

10 Võ Tâm Huy, bài “Nước Mắt Phương Xa”

Vượt biển và định cư tại Hoa Kỳ từ 1981, Võ Tâm Huy thuộc lớp tuổi 30 , cùng tuổi với cộng đồng Việt tại Mỹ. Bài viết là một tự truyện: chuyện nhà mà cũng là chuyện tình, có bóng ma chiến tranh, có bão tố hải tặc, nhưng sau cùng là nước mắt hạnh phúc.

11. Thuy Nhã, bài “Chuyện Của Cây Vông”

Năm 20 tuổi, Thụy Nhã viết “Thư Em Gái: Anh Ơi, Hãy Trở Về”, bài viết đầu tiên đã ấn hành trong sách Viết Về Nước Mỹ 2000. Hai năm sau, nhận giải bán kết 2002. Sinh năm 1980, định cư tại Hoa Kỳ 1995, tốt nghiệp Psychology và Nursing tại Utah, cô hiện làm việc tại San Francisco. “Chuyện Của Cây Vông” có thể coi là một hồi ký tiêu biểu cho thế hệ “thế hệ... một rưỡi” của người Mỹ gốc Việt, gồm lớp tuổi sinh sau chiến tranh tại Việt Nam nhưng trưởng thành tại Mỹ.

12. Nguyễn Trần Phương Dung, bài “Cám ơn Em, Cám Ơn Peace Corps”

Tác giả sinh năm 1972, rời Việt Nam năm 10 tuổi, hiện là cư dân Florida, phụ trách “Đào Tạo Tài Năng” (Talent Development) cho công ty Cisco. Viết Về Nước Mỹ năm thứ 8, cô góp 10 bài viết đặc biệt và là một trong 10 tác giả được đọc nhiều nhất trên Việt Báo Online. Bài viết kể về “Người Con Gái Việt Nam và Sứ Mạng Hòa Bình tại Phi Châu”.

Trong số 12 tác giả vào danh sách chung kết kể trên, sẽ có:

- 1 giải Chung Kết, với phần thưởng gồm 10,000 mỹ kim và tặng phẩm,

- 2 giải vinh danh tác giả tác phẩm, mỗi giải gồm 1,500 mỹ kim và tặng phẩm;

- 9 giải danh dự, mỗi giải gồm 500 mỹ kim và tặng phẩm.

* Giải Việt Bút 2008

Ngoài danh sách kể trên, ban tuyển chọn cũng đã bình bầu một tác giả đặc biệt cho Giải Việt Bút 2008 với phần thưởng là 2,000 mỹ kim. Đây là giải đặc biệt mới được thành lập từ năm 2007, dành cho các tác giả kỳ cựu tự vượt được chính mình, khi có bài viết mới hay hơn những bài đã từng nhận giải thưởng. Người nhận giải Việt Bút năm đầu tiên 2007 là tác giả Lê Tường Vi. Danh tính tác giả giải Việt Bút năm nay cùng chi tiết về các giải thưởng khác sẽ được công bố trong buổi họp mặt phát giải thưởợng ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ 2008 vào chiều Thứ Bẩy 26 tháng 8, 2008.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,601,534
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến