Hôm nay,  

Nước Mỹ Và Vợ Tôi

16/05/200800:00:00(Xem: 252225)

Tác giả: Nguyễn Khánh Vũ

Bài số 2301-16208278-vb6160508

Tác giả Nguyễn Khánh Vũ, kỹ sư điện toán cho một công ty bên Arizona, đã 3 lần tham gia Viết về nước Mỹ. Lần đầu vào năm đầu tiên với bài "Bị lay-off  và tìm việc." Gần đây là bài "Tôi đi dạy Việt ngữ".

Tôi cứ hối thúc hoài mà bà xã không chịu viết. Mới đầu tôi cũng có suy nghĩ, viết thay cho bà xã thì cũng hơi kỳ kỳ, nhưng vì thấy cần viết về một người mà suy nghĩ về nước Mỹ, về sự tự do, về chính kiến đã thay đổi rất nhiều sau một thời gian ngắn sống tại đây, nên tôi viết lén rồi gửi cho Việt báo.

Thời gian qua thật nhanh như người xưa nói "Bóng qua song cửa". Mới đó mà bà xã tôi đã xa gia đình và sinh sống tại Hoa Kỳ hơn mười năm. Hồi xưa, khi nghe bạn bè chế nhạo về ý muốn không thích sống ở nước ngoài, nàng chỉ cười. Tuy không phải là "cháu ngoan Bác Hồ", nhưng có lẽ do nghe hoài từ bộ máy cầm quyền, đọc hoài sách vở trong một xã hội bưng bít thông tin hay thông tin một chiều, về bọn tư bản độc ác, bóc lột người lao động đến tận xương tủy, nàng chưa bao giờ có ý nghĩ sẽ rời Việt Nam, thiên đàng xã hội chủ nghĩa. Nàng bỏ ngoài tai tất cả các câu chuyện, từ đám bạn của nàng, về cuộc sống của người Việt ở nước ngoài, những bọn đĩ điếm bám chân đế quốc theo cách mô tả của Việt cộng lúc đó. Hồi mới quen tôi, khi đó làmột giảng viên tại trường Bách Khoa Saigon, nàng, học viên của một khóa đào tạo kỹ thuật viên ngành điện toán, không hề biết tôi sẽ theo gia đình rời khỏi Việt Nam. Thật ra, ngay chính tôi cũng không hề biết sẽ theo Ba tôi ra đi diện HO, mãi cho đến gần ngày phỏng vấn. Ba Mẹ tôi muốn các con tập trung vào việc học hành chứ không như nhiều gia đình, con cái bỏ học hết trong thời gian chờ đi Mỹ. Ở đời không tin vào số phận cũng không được. Trong khi bạn bè của nàng chạy vạy đủ đường để mong thoát khỏi Việt Nam mà không xong, thì việc nàng đi Mỹ xảy ra rất mau chóng. Mọi chuyện giấy tờ, thủ tục bảo lãnh cho nàng sang Mỹ hết sức thuận tiện, cứ như có phép lạ vậy. "Em qua bên này là tại anh thôi", nàng nói với tôi như vậy, hôm tôi cùng gia đình ra phi trường LAX để đón nàng từ Việt Nam sang. Nghe như vậy, người khác có thể cho đó là lời nói xạo, nhưng tôi tin hoàn toàn. Ngoài định kiến sẵn có về nước Mỹ, cộng với việc là con gái duy nhất, lại xinh đẹp, trong một gia đình khá giả, luôn được cưng chiều và cũng có nhiều cái đuôi bám theo, quyết định ra đi là quả là khó khăn. "Đất nước này quả là thiên đường cho dân nhập cư", nàng đưa ra nhận xét này chỉ sau một thời gian rất ngắn sống ở đây. Nước Mỹ này cho người ta cơ hội tiến thân nếu luôn cố gắng, cầu tiến, không ngại khó. Không đút lót, chạy chọt để xin việc. Hồi đó, mỗi lần tôi được nhận vào làm ở chỗ mới nào, bà xã tôi đều không quên nhắc tôi phải mua quà vô biếu ông chủ. "Bên Mỹ không giống như Việt nam đâu em à!", tôi cười. "Mình không có ai quen, sao mình được nhận vô làm"", nàng thắc mắc. Nghĩ như vậy, nhưng ngay bản thân nàng, chân ướt chân ráo mới sang Hoa Kỳ, cũng đã muốn đi làm, ở nhà cứ than buồn. Ngày ngày nàng tìm đọc các mẫu quảng cáo trên các báo cộng đồng, rồi năn nỉ tôi gọi điện thoại. Một lần, nhìn vẻ mặt ủ dột của nàng bước ra từ một văn phòng nha sĩ trên đường Bolsa, tôi biết ngay là nàng đã bị từ chối. Làm việc ở Mỹ này ở đâu người ta cũng đòi kinh nghiệm, vậy mà nàng không chịu nghe. Sau khi nghe tôi an ủi một hồi, nàng mới phá lên cười rồi cho biết "Em được nhận rồi, thứ hai tuần sau đi làm, sáu đồng rưỡi một giờ. Làm assistant cho nha sĩ. Người ta sẽ hướng dẫn mình. Em mừng quá!". Tôi hồi mới qua, khó khăn lắm mới được nhận vào làm assembler ở tận Riverside với mức lương là $4.25 một giờ. Ngẫm lại, tôi thấy ở đời thiệt khó nói trước được chuyện gì. Sau khi làm được mới hai ngày, bà vợ của ông nha sĩ hỏi thăm và biết nàng còn đang chờ nhận thẻ xanh nên bà ta từ chối cho nàng tiếp tục làm. Vì chưa thể nhận lương bằng check, nàng đề nghị được nhận tiền mặt cho hai ngày làm công nhưng bị từ chối thẳng thừng. "Chị không thể trả tiền mặt vì chị còn phải khai thuế!", bà nha sĩ trần tình. Thiệt là bất công, một nha sĩ giàu có như vậy mà lại nỡ cướp công của người khác. Mà có nhiều nhỏ gì cho cam, chỉ có khoảng sáu mươi đồng! Người ta nói đồng hương giúp đỡ đồng hương nhưng điều đó có lẽ không áp dụng được trong trường hợp này.Trở ngại lớn nhất của bà xã tôi lúc đó là vấn đề ngôn ngữ và có lẽ đó cũng là trở ngại chung cho hầu hết những người mới nhập cư. Tuy có học tiếng Anh trước bên Việt Nam nhưng do không có nhiều cơ hội để tiếp xúc hay thực hành, vả lại cách dạy ở Việt Nam cũng không phù hợp, nên phần lớn người học không tự tin để ứng dụng hay giao tiếp. Nhớ lại những lần đưa bà xã đi shopping, tôi thường trốn đi chỗ khác mỗi khi nàng cần hỏi thăm hay có thắc mắc về hàng hóa. Mới đầu nàng không dám tự hỏi và rất giận tôi. Dần dần một phần do tự ái, một phần vì rất muốn mua món hàng ưa thích, nàng đã làm gan mở lời. Tự thắng bản thân hay tự tin là điều tiên quyết cho mọi sự mà.  Kế đến, là chuyện phải mất một khoảng thời gian khá dài và nhất là sau nhiều lần thay công đổi việc, nàng đồng ý với điều mà tôi đã nói với nàng từ những năm đầu nàng mới qua Mỹ "Đi học là một cách đầu tư rẻ tiền và có hiệu quả nhất ở Mỹ này".  Tôi cứ hối thúc nàng đi học lại nhưng nàng lại thoái thác và nói trước mắt chỉ học Anh văn thôi. Rồi, tối tối nàng và mẹ tôi đưa nhau đi học Anh văn tại trường Golden West College. Đi học một thời gian, nàng trở lại với ý định đi làm. Nhờ Ba tôi quen với chủ bút của một tờ báo Việt ngữ ở quận Cam, nàng được nhận vào làm. Do có kiến thức của một kỹ thuật viên điện toán nên nàng nắm bắt công việc rất mau. Công việc chủ yếu của nàng là đánh máy và sắp xếp bài vở, sử dụng MS Word và Ventura. Làm được một thời gian, nàng phải nghỉ ở nhà để sanh và lo cho em bé. Sau khi con bé con được vài tuổi, tôi lại hối thúc nàng đi học lại. "Em muốn học một nghề gì đó mau mau, ít tốn tiền, rồi đi làm phụ với anh", nàng nói. Và thế là nàng dành trọn khoảng 18 tháng vào việc học và lấy bằng cosmetology tại một trường tư ở gần nhà. Có tấm bằng trong tay chỉ vài ngày, nàng kiếm được việc làm tốt tại SuperCuts, và rồi Great Clips sau đó, trong khi rất nhiều người bạn cùng khoá phải đổi qua làm nail vì tìm mãi không ra việc ở những vùng quanh Little Saigon. Thật ra mà nói, nàng rất có khiếu với nghề này. Chỉ sau một thời gian ngắn nàng đã mau chóng "build" cho mình một lượng khách hàng "ruột" đáng kể. Và dĩ nhiên trong số khách hàng đó, phải kể cả tôi cùng hai nhóc con. Công việc này kể ra khá nhàn nhã đối với nàng. Mặt khác thu nhập cũng khá tốt. Chỉ có một điều tôi không thích là giờ giấc của công việc không cố định tí nào cả. Mỗi tuần, mỗi khác. Nhất là vào nhiều cuối tuần khi tôi và hai nhóc con được nghỉ thì nàng lại bị xếp lịch đi làm. Mấy cha con phải loay hoay với nhau ở nhà mà không thể đưa chúng đi chơi chỗ này, chỗ kia. Tôi cứ thuyết phục mãi và nàng cũng nhận ra sự thiệt thòi của mấy đứa nhỏ nên quyết định ngưng làm nghề này và xin vào làm data entry cho sở di trú ở mãi tận Laguna Niguel. Vì chỗ làm xa, mất gần một tiếng đồng hồ lái xe nên hai vợ chồng phải rời nhà lúc 5 giờ sáng  mỗi ngày để kịp cho nàng vào ca 6 giờ, sau đó tôi quay về công ty ở Irvine. Buổi sáng là thế, buổi chiều còn mệt hơn nhiều. Tôi từ Irvine phải quay ngược xuống Laguna Niguel để đón nàng và thời gian từ Laguna Niguel về lại Westminster thường mất từ 1 tiếng 30 phút hay hơn là chuyện bình thường, do kẹt xe thường xuyên. Cố gắng được hơn sáu tháng, nàng có ý định bỏ việc do mất quá nhiều thời gian và phí tổn cho việc di chuyển vì làm xa và giá xăng tăng hoài. Và rồi, nàng xin vào làm tiếp tục công việc của một data entry cho một công ty dược phẩm khá gần nhà và đồng lương tốt. "Em sẽ tiếp tục đi học vào buổi tối nha", nàng nói với tôi. Năm đầu tiên ăn Tết tại Hoa Kỳ, nàng hỏi tôi lá cờ vàng ba sọc đỏ là cờ gì khi nhìn thấy lá cờ này được treo tại hội chợ Tết cộng đồng" Tôi nói cờ Việt Nam của mình. Nàng không chịu. Nàng nói từ nhỏ đến lớn không nghe ai nói Việt Nam có lá cờ như vậy, chỉ có cờ đỏ thôi. "Sao kỳ vậy, ở trong nước, em thấy cờ khác mà"", nàng thắc mắc. "Thế em có biết tại sao Ba anh đi tù không"", tôi hỏi nàng. Nàng ngập ngừng hồi lâu, rồi trả lời "Em nghe nói hồi trước Ba làm cho Mỹ Ngụy nên sau ngày giải phóng, được đi học tập cải tạo để thành người tốt, chứ đâu phải là đi tù". Tôi hơi giận khi nghe như vậy nhưng hiểu ra ngay vấn đề. Thiệt ra, nàng chỉ trả lời đúng với những gì nàng được dạy hoặc nghe nói từ hồi còn nhỏ. Khi nghe bản quốc ca Việt Nam cộng hòa, nàng cũng không chịu đó là nhận đó là quốc ca Việt Nam. Thanh niên trong nước bây giờ, ngay cả những người sinh ra và lớn lên tại Saigon, thủ đô của miền Nam Việt Nam trước kia, có mấy ai biết được về giai đoạn lịch sử của hai nền đệ nhất và đệ nhị cộng hòa. Có chăng chỉ là những cụm từ, "Mỹ-ngụy", "tay sai cho đế quốc", vân vân... Việt cộng đã và đang cố gắng bẻ cong, bôi xóa lịch sử. Nhưng lịch sử là lịch sử, một lúc nào đó người ta sẽ phải trả lại cho lịch sử tất cả những sự thật thuộc về nó.Và rồi, qua những câu chuyện được kể trong những bữa cơm gia đình, những câu chuyện về các trận chiến oanh liệt với cộng quân từ những người thân yêu, từ bạn bè của Bố Mẹ, và từ chính những nhân chứng sống đã giúp nàng học rất nhiều về lịch sử của miền Nam Việt Nam. "Hàng sống, chống chết",  "Hàng sống, chống chết, cái cục ...", "Thọ râu, tao mà bắt được mày, tao bầm mày ra", "Này nhé, chửi gì thì chửi, đừng chửi Thọ râu nhé, bác Hồ cũng có râu đấy", những câu chuyện chiến tranh sống động của chính bác Thọ, một người bạn từ thuở nhỏ của Bố, hoặc về đại tá Phúc của lữ đoàn Trâu Điên anh dũng, đã làm cho nàng đi từ thán phục này đến thán phục khác. Chuyện về những cố vấn Mỹ trong các đơn vị phải nịnh nọt các đơn vị trưởng ra sao, hoàn toàn khác với những gì mà nàng đã được dạy hồi còn đi học. Chuyện về các chuyến công tác của Bố tại các tuyến đầu giao tranh, hoặc chuyện về việc nhảy toán của người chú vào hậu phương địch ra sao, đã làm nàng như người ngủ mê được đánh thức. Và thế là, nàng đã trở thành một "tuyên truyền viên" tự nguyện về những gì chính nàng nhận thức ra. "Má ơi, má coi cuốn Asia số XX chưa, nói về lính mình hay lắm Má", nàng tíu tít khi gọi về cho gia đình bên Việt Nam. "Hả, gì con, ..., ờ mà mấy đứa nhỏ khỏe không con, con khỏe không"", Má nàng hỏi mau. "Má, má, kiếm coi cuốn Vân Sơn in Taiwan đi Má, coi thấy tội nghiệp con gái Việt nam quá Má, người Việt mình sao nhục quá Má, Việt công sao hèn quá, ác quá Má"". "Hả, đĩa ca nhạc mới hả con, ..., ờ ờ, hôm nào Má coi, mà tụi nhỏ khỏe không con, con khỏe không"", Má nàng lo sợ. "Má à, có gì mà Má sợ dữ vậy"", nàng hơi gắt. "Em à, em ở bên này, em nói ngon quá hén", tôi nhắc. "Ờ, ờ, em quên. Ba khỏe không Má, Má khỏe không"", nàng cười khỏa lấp. Con người ta, sống bị đè đầu, cưỡi cổ riết rồi quen, rồi hèn mà không hay, vẫn chấp nhận. "Phải chi thằng Tây, thằng Tàu, nó ăn hiếp dân mình thì còn hiểu, đằng này, Việt cộng cũng là người Việt nam, sao tồi quá anh hả"", nàng chất vấn tôi. "Việt cộng có lẽ không phải người Việt nam em à, vì Việt cộng theo chủ nghĩa tam vô, vô tô quốc, vô gia đình, và vô tôn giáo đó!", tôi đoán."Mẹ ơi, sao Mẹ nói cờ của Việt Nam mình màu vàng, mà con thấy sách trong thư viện trường con vẽ màu đỏ", con bé lớn hỏi mẹ nó. "Vì Việt cộng họ chiếm được miền Nam của mình nên bây giờ cờ của họ được in trong sách", nàng trả lời. "Mai mốt con lớn Mẹ sẽ giải thích nhiều và kỹ càng hơn cho con, nhưng con phải nhớ là cờ Việt Nam của mình là cờ màu vàng nghe chưa"", nàng hơi gắt. Thiệt là kỳ lạ, những câu hỏi nàng thắc mắc ngày trước thì nay nàng trả lời một cách rõ ràng và chắc chắn với các con của nàng.Tôi xin kết thúc bài viết này bằng câu hỏi mà nàng đã hỏi tôi khi tham gia biểu tình vụ Trần Trường, khi đọc tin có những người lớn tuổi về Việt Nam chạy vạy làm ăn, hoặc khi nghe những lời ca ngợi Việt cộng từ không ít người đang sống ở hải ngoại. "Em từ không biết gì về Việt cộng mà nay em còn hiểu ra Việt cộng là thế nào, sao những người này đã lớn tuổi mà lại không nhìn ra, hả anh"". "Chắc tại, ..., tại anh ... đầu độc em"", tôi cười. Và mong bà xã đừng giận khi đọc bài này trên Việt báo vì chỉ còn vài ngày nữa là kỷ niệm 11 năm ngày cưới rồi!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,636,622
Tác giả lần đầu góp bài. Qua bài viết đầu tiên, đã thấy cách ông viết rất tinh tế, chu đáo, nhiều chi tiết sống động. Mong ông tiếp tục viết về nước Mỹ và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing, OKC. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức là một tác giả rất được quí trọng. Mừng ông tiếp tục viết.
Tiếp theo chuyện “Saigon 68” đây là một hồi ức Mậu Thân về khu Thành Nội Huế. Định cư tại vùng Bắc Cali từ 20 năm trước, Deborath Tường Vân là nhân viên Sở Xã Hội San Jose và từng chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời. Cô đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Hồi ức Mậu Thân của Tường Vân là chuyện kể về khu Tây Lộc trong thành nội, nơi phải gánh chịu nhiều tang tóc nhất trong địa ngục Huế Tết Mậu Thân.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1944, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết mới của ông là một hồi ức về trận chiến năm Mậu Thân, khi Đại Đội TQLC do ông chỉ huy được biệt phái theo tướng Nguyễn Ngọc Loan trong trận chiến Mậu Thân tại Saigon 1968.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Nhân thời điểm 50 năm sau trận chiến Mậu Thân 1968 Viết Về Nước Mỹ 2018 sẽ có thêm giải thưởng đặc biệt về “Hồi Ức Mậu Thân”. Sau đây, xin mời đọc một bài viết cũ của tác giả Võ Trang, một kỹ sư điện làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diego, kề từ hồi ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân 1968 tại Gia Hội, Huế, khi tác giả còn là cậu bé 15 tuổi. Bài viết đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009.
Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017. Cho tới nay, với tuổi 89, ông cũng là vị tác giả cao niên nhất trong năm 2018 dự Viết Về Nước Mỹ. Kính chúc ông vui khỏe.
Nhạc sĩ Cung Tiến