Hôm nay,  

Hội Nhập

18/04/200800:00:00(Xem: 213881)

Người viết: Karen N. Nguyễn

Bài số 2278-16208255-vb6180408

Karen N. Nguyen , sinh năm 1962, trưởng nữ trong một gia đình H.O., hiện là một dược sĩ, làm việc và cư trú tại Virginia. Cô đã góp nhiều bài đặc biệt cho giải thưởng viết về nước Mỹ và đã đã nhận một trong 4 giải chính Viết Về Nước Mỹ 2004. Năm 2006, Karen viết “Tuyệt Tự”, câu chuyện về cái bướu lạ của phụ nữ, với nhiều thông tin mới, được đông đảo bạn đọc theo dõi. Sau đây là một bài viết ngắn của cô.

Lớp học chiều cuối năm im như tờ. Cả trăm đứa sinh viên ngồi trong giảng đường cắm cuối làm bài kiểm tra. Rán lên, rán lên, chỉ một tiếng rưỡi đồng hồ phù du nữa thôi, rồi semester sẽ chấm dứt, rồi sẽ có gần một tháng nghỉ đông để phục hồi sinh lực cho mùa semester mới. Rán lên, cô sinh viên Việt Nam đã tự nhủ như vậy trong khi chờ giáo sư phát đề thi. Một trăm câu hỏi trắc nghiệm, mỗi câu một điểm. Câu này chọn cách trả lời A, câu này cách trả lời C, cây bút chì trên tay cô gái di động qua lại lên xuống trên tờ giấy, tô hết cái ô hình tròn này đến cái hình tròn khác. Rán lên, rán lên...

Sau gần nửa tiếng đồng hồ, ông giáo sư đứng lên bục giảng bất chợt lên tiếng, kêu sinh viên chú ý nghe. Cả lớp ngước nhìn lên. Hôm nay tôi cho thêm câu hỏi bonus 10 điểm, ông giáo sư nói, rồi bắt đầu viết lên bảng: Hãy kể tên những con nai kéo xe của Santa Claus. Ồ, đám sinh viên cười hân hoan, câu này dễ quá, thầy đúng là am hiểu tụi em, Christmas đến mà cho câu hỏi bonus này là đúng điệu rồi.

Dễ quá" Cô sinh viên Việt Nam ngẩn người ra trước câu hỏi bonus trên bảng. Ông già Noel có bao nhiêu con nai kéo xe kìa" Sáu con, tám con, mười con" Cô nhớ có xem mấy đoạn phim hoạt họa về ông già Noel, có thấy mấy con nai kéo xe, nhưng tên của chúng ư" Mấy con nai cũng có tên à" Cô lắc đầu, chịu thua. Câu hỏi bonus này cô không có câu trả lời.

Sinh viên bắt đầu lục tục đứng lên nộp bài. Đứa nào cũng nôn nóng được thoát ra khỏi giảng đường để về nhà, bắt đầu kỳ nghỉ đông kéo dài 4 tuần lễ. Ông giáo sư cho một tiếng rưỡi để làm bài, nhiều đứa chưa làm đến 45 phút đã đứng lên, nộp bài, rồi nhanh chân bước ra khỏi lớp. Bài này tớ có ăn con C đi nữa thì tớ cũng pass môn này, một anh chàng sinh viên sau khi nộp bài xong lúc đi ra nói với người bạn như vậy. Hahaha, ăn 10 điểm bonus sao mà dễ quá xá... Tiếng cười và tiếng bước chân của mấy người bạn học xa dần, xa dần.

Cô sinh viên Việt Nam nhìn quanh. Lớp chỉ còn chừng chưa tới hai chục đứa ngồi lại. Cô nhìn xuống tờ giấy bài thi của mình, rồi nhìn đồng hồ. Còn tới nửa tiếng nữa mới phải nộp bài. Cô nhìn lại mấy câu hỏi, rồi kiểm tra mấy câu trả lời của mình. Xong  xuôi, cô vẫn còn thời gian. Bây giờ cô bắt đầu lục lọi trong trí xem cô có nhớ gì về những con nai kéo xe của ông già Noel hay không. Ồ Rudolph! Đúng rồi, Rudolph, tên của con nai có cái mũi đỏ sáng như bóng đèn đứng ở đầu của đoàn nai kéo xe cho ông già Noel trong một đêm tuyết mịt mù. Cô nhớ ra rồi! Rudolpho the red-nosed reindeer, has a shiny shiny nose... Âm dài bài hát bắt đầu văng vẳng trong đầu cô. Cô gái viết xuống giấy tên con nai duy nhất cô biết: Rudolph.

Cùng lên nộp bài với cô sinh viên Việt Nam là một anh sinh viên gốc Liên Xô. Ra khỏi lớp, cô hỏi anh bạn có biết câu trả lời cho câu bonus hay không. Anh sinh viên gốc Liên Xô lắc đầu, cười trừ. Chắc cả lớp có hai đứa mình không biết câu trả lời thôi, anh bạn nói.

Về lại ký túc xá sinh viên, cô sinh viên Việt Nam gặp một cô bạn người Mỹ khá thân ở cùng dãy, đánh bạo hỏi bạn mình về những con nai kéo xe của Santa Claus. Xui cho mày rồi, cô bạn nói. Rudolph là con nai extra, Santa Claus mượn dùng đỡ thôi, chứ không phải là con nai kéo xe chuyên nghiệp cho Santa. Santa có 8 con nai, cô bạn nói, rồi kể tên chúng vanh vách: Dasher, Dancer, Prancer, Vixen, Comet, Cupid, Donder,and Blitzen. Tên của những con reindeer này phát xuất từ bài thơ khá nổi tiếng viết từ năm 1922 của Clement Clarke Moore, cô bạn nói.

 . . .

Thời gian rồi trôi qua... Mười mấy năm trời sau khi qua Mỹ, cô sinh viên Việt Nam ngày nào nghe nhạc Mỹ không thấy hay, xem phim Mỹ nghe đối thoại không hiểu gì hết, đọc báo Mỹ không biết sao tờ báo dày như vậy mà người ta có thể đọc lướt hết mục này đến mục khác nhanh đến như vậy, bây giờ đã đổi thay. Cô ra trường, có việc làm, lương khá, job vững. Vốn tiếng Anh của cô tăng trưởng theo thời gian, cô xem phim, nghe nhạc, nghe tin tức bằng tiếng Anh không trở ngại gì hết. Nghe bạn đồng nghiệp kể chuyện tiếu lâm, cô hiểu và cười theo. Những chuyện giao tế bằng tiếng Anh bây giờ với cô chẳng có gì khó khăn cả. Ngày xưa lúc mới qua Mỹ, cô và những nhân vật cô gặp trong mơ đều nói tiếng Việt. Bây giờ trong nhiều giấc mơ, những nhân vật cô gặp trong mơ nói tiếng Anh với cô, và cô trả lới bằng tiếng Anh. Rồi cô lập gia đình với một người Việt Nam và có một đứa con gái kháu khỉnh. Cô bé ở nhà thì bố mẹ buộc phải nói chuyện bằng tiếng Việt, đến trường thì nói tiếng Anh.

. . .

Ngày thứ bảy bố mẹ ở nhà với bé. Mẹ nấu thức ăn trong bếp, còn bố thì chơi với bé. Bố lấy mấy đồng tiền ra, dạy bé cách đếm, Con có thấy không, đồng này là đồng 1 cent có màu vàng vàng, còn gọi là đồng penny. Đây là đồng nickel, 5 cents. Đó là đồng dime, 10 cents. Đồng tiền bự thật bự kia là đồng quarter, 25 cents. Bố đưa mấy đồng tiền cho bé xem, giải thích giá trị mấy đồng tiền và chỉ cho bé cách đếm, Bố xếp nhiều loại tiền cắc kế bên nhau, hỏi bé xem tổng số là bao nhiêu! Bé đếm đúng phong phoóc, không sai lần nào hết. Mẹ ở trong bếp nhìn ra, nghe bố và bé đếm tiền và nghe bố khen bé đếm giỏi, mẹ cũng cười hân hoan. Bé biết đếm như vậy, thì bé đến trường sẽ không gặp trở ngại gì hết, mẹ nghĩ trong đầu.

Tuần lễ sau đó, mẹ đến trường đón bé. Cô giáo của bé gặp mẹ, nói với mẹ là bé ngày thường học giỏi lắm. Mà sao hôm đó bài tập cô giáo cho làm ở lớp bé không làm được. Bài tập gì vậy, mẹ hỏi cô giáo. Tập đếm, cô giáo nói, bé đếm không được. Sao kỳ vậy nè, mẹ nghĩ trong đầu, bố dạy bé tập đếm tuần trước, bé đếm vanh vách, trúng hết trơn, mà sao bây giờ bé lại không làm như vậy ở lớp" Về đến nhà, mẹ hỏi bé sao hôm nay trong lớp bài tập đếm bé làm không được. Bé lấy tờ giấy bài tập ở trong lớp ra, đưa cho mẹ. Hai con mắt đen của bé nhìn mẹ, nửa như tạ lỗi, nửa như trách móc:

"I don't know who these guys are, mom..."

Mẹ nhìn tờ giấy bài tập của bé. Hóa ra là cô giáo in trên tờ giấy bài tập hình của mấy đồng tiền cắc, nhưng cô không in mặt của đồng tiền có chữ one cent, one dime như bố thường dạy bé. Những đồng tiền trong bài tập, mặt đồng tiền toàn là hình của các ông tổng thống Mỹ, hèn chi bé nói với mẹ là bé không biết "mấy ông này" là ai hết. Bố và mẹ quên không chỉ cho bé ở nhà, chỉ lo để ý đến mặt kia của mấy đồng tiền cắc thôi, hèn chi bé làm bài không được...

Karen N. Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,793,256
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến