Hôm nay,  

Tấm Bia "30-4"

01/04/200800:00:00(Xem: 211838)

Người viết: Nguyễn Văn Hưởng

Bài số 2266 - 1620843-vb3010408

Sapy Nguyễn Văn Hưởng, cư dân San Diego,  là tác giả đã hai lần nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Lần thứ nhất là bài  “Hoa Ve Chai”, giải bán kết năm 2001. Năm 2004, ông nhận thêm giải chung kết với  bài “Giọt Nước Mắt”, chuyện kể về việc một kiến trúc sư gốc Việt là tác giả bản vẽ Đài Tưởng Niệm trong Trung Tâm Học Viện Thời Chiến Việt Nam Bang New Jersey. Nhân dịp tháng Tư trở lại đánh dấu 33 năm ngày Saigpon xụp đổ,  ông góp bài mới kể thêm về chuyện cũ. Mong Sapy Nguyễn Văn Hưởng tiếp tục  viết thêm.

Lúc bắt tay chào từ biệt ông Sibley Smith, tôi đã buột miệng hứa là sẽ cố viết một bài về những điều ông vừa kể cho chúng tôi nghe, nhân chuyến viếng thăm Trung Tâm Học Viện Thời Chiến Việt Nam Bang New Jersey.

Chính vì lời hứa ấy mà bài viết mang tên "Giọt Nước Mắt" được tôi cưu mang, ôm ấp mãi cho đến ngày nó "chào đời". Để có thêm chất liệu và cũng muốn được dịp làm quen với một kiến trúc sư Việt Nam trẻ tuổi, tài ba. Tôi e-mail cùng điện thoại sang New Jersey, nhờ ông Smith giới thiệu tôi với ông Nguyễn Hiền, nhưng chờ mãi vẫn không nhận được hồi báo.

Chỉ mỗi cái tên "Hien Nguyen" thôi, cũng khiến tôi bận tâm, không biết bỏ dấu sao cho đúng. Bởi tôi không thích đổi ngược họ tên theo lối Mỹ. Tôi muốn viết và đọc tên người Việt Nam phải luôn đúng theo cách gọi của người mình. Cuối cùng tôi đành phải cố gắng nhớ lại rồi viết ra mọi điều cảm nhận được từ lời ông Smith, cùng những gì tôi được tai nghe mắt thấy sau hơn hai giờ ngắn ngủi viếng thăm Trung Tâm Học Viện Thời Chiến Việt Nam Bang New Jersey.

Ngoài lời hứa cùng ông Sibley Smith ra, tôi còn nhận lời viết bài cho tờ đặc san Thủ Đức San Diego, dự tính phát hành vào cuối tháng 10 năm 2003. Chính sự thúc hối của Alfa Phan Anh Dũng, người đặc trách phần bài vở, in ấn của tờ đặc san, đã khiến "Giọt Nước Mắt" phải "tuôn ra" trên giấy.

Trước khi trao bài cho Alfa Phan Anh Dũng, tôi đưa "Giọt Nước Mắt" nhờ mấy người bạn văn hay chữ tốt xem lại giúp. Đọc xong có người khuyên tôi nên gửi "Giọt Nước Mắt" cho báo chí trên Little Saigon, để bài viết được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng người Việt. Nghe theo lời khuyên ấy, tôi gửi "Giọt Nước Mắt" đến Việt Báo, một tờ báo duy nhất tôi từng có quan hệ qua việc gởi bài dự thi "Viết Về Nước Mỹ" từ năm 2001. Thế là tôi lại phải viết một bài khác "trả nợ" cho đặc san Thủ Đức San Diego.

Nhờ vậy, đúng một tuần lễ sau, bài "Ông Thầy" chào đời để thay cho "Giọt Nước Mắt" đã "bị" gởi đi dự thi.

 *

Khi hay tin "Giọt Nước Mắt" được bình chọn vào chung kết với 11 bài khác. Tôi liền in "Giọt Nước Mắt" gởi tặng và khoe cùng vài người bạn thân quen. Mấy ngày sau, một anh bạn thường hay đọc và có nhiều thiện cảm với mấy bài tôi viết, gọi điện thoại đến nhà chia sẻ:

- Tôi nói thật ông đừng buồn nhé, "Giọt Nước Mắt" ông viết quá khô khan. Theo tôi đây là bài ông viết tệ nhất từ trước đến giờ. Tôi không hiểu sao bài ấy lại lọt vào chung kết!

Tôi không buồn mà còn cám ơn lời phê bình hết sức chân thành của anh bạn. Điều này giúp tôi nhận ra, nếu không có sự đồng cảm thì khó có thể hiểu nhau được.

Vì thế, lúc cô em út tôi hỏi xin bản dịch tiếng Anh bài "Giọt Nước Mắt", tôi đã không gởi cho em. Bởi em tôi rời Việt Nam lúc mới lên 7 tuổi đầu, nền tảng Văn Hóa Việt trong em còn quá ít ỏi, thì làm sao cảm nhận hết những gì tôi muốn giãi bày. Tôi đành phải hứa với em:

- Khi nào về San Diego chơi, anh sẽ đọc và giải thích tường tận cho em nghe, thì em mới hiểu rõ mấy điều anh viết.

Tôi không dám mơ "Giọt Nước Mắt" được trúng giải, tôi chỉ mừng vì biết mình có chút khả năng và tự tin thêm, để tiếp tục đeo đuổi cái đam mê viết lách. Thói quen viết lách này cũng giúp cho cuộc sống của tôi thêm nhiều ý nghĩa và không còn sợ bị dư thừa thời gian trong tuổi về hưu.

Thật hết sức bất ngờ, lúc tôi đang bon bon lái xe trên xa lộ, chợt tiếng chuông điện thoại reo vang. Người phụ trách giải thưởng Việt Báo gọi xuống báo cho tôi biết, "Giọt Nước Mắt" đã trúng giải chung kết. Sở dĩ tôi được báo trước vì ủy ban phát giải muốn mời các nhân vật trong bài viết, về Little Saigon làm khách danh dự trong buổi lễ trao giải thưởng. Bởi không liên lạc được với ông Nguyễn Hiền, nên tôi chỉ có thể gởi đến tòa báo số điện thoại cùng e-mail của ông Sibley Smith, rồi ngỏ lời xin phép cho tôi được đón tiếp mấy vị khách quý ấy nếu họ nhận lời.

Chủ Nhật 30-5-2004 ngày phát giải thưởng. Qua hôm sau thứ Hai 31-5-2004 lại nhằm ngày lễ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ, nên ông Sibley Smith, Giám Đốc Trung Tâm Học Viện Thời Chiến Tranh Việt Nam và bà Kelly L. Watts, Giám Đốc Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam Bang New Jersey không cách nào có thể bay về Little Saigon được. Riêng ông Nguyễn Hiền hứa sẽ có mặt đúng ngày hôm ấy. Nếu cả ba vị cùng đến tham dự thì quá vinh hạnh cho tôi, nhưng với sự hiện diện của một mình ông Nguyễn Hiền, cũng đủ thỏa mãn những khao khát trong tôi. Điều vui mừng nữa là tôi đã bỏ dấu đúng tên ông, chỉ thiếu mỗi chữ lót. Giờ đây, tôi xin được gọi ông bằng trọn cái tên Việt Nam, Nguyễn Trọng Hiền.

*

Một tuần trước ngày phát giải thưởng, nhân dịp đi ngang qua Little Saigon, tôi ghé vào tòa báo thăm nhà thơ Trần Dạ Từ. Ông căn dặn tôi về soạn một bài phát biểu dài khoảng 5 phút, ông còn khuyên nên cầm giấy đọc cho trang trọng. Tôi tán đồng ngay vì cũng muốn tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra, gây ảnh hưởng không tốt cho một chương trình đã được sửa soạn công phu. Tôi xin ghi lại ra đây nguyên văn mấy điều tôi muốn thưa cùng mọi người trong buổi nhận giải:

Kính thưa ban giám khảo,

Kính thưa toàn thể quí vị,

Hôm nay tôi rất lấy làm hân hạnh được lên đây nhận giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ Năm Thứ Ba 2003. Với tổng trị giá phần thưởng lên đến 30 ngàn mỹ kim, theo nhận xét riêng tôi, đây là một giải thưởng lớn nhất về thi viết của người Việt Nam hải ngoại cũng như quốc nội hiện nay, ít ra là trong lãnh vực tài chính.

Tôi biết trong hơn ba năm qua, có nhiều quý vị đã âm thầm hy sinh tâm huyết, thời giờ, tiền bạc... để cho giải thưởng này được tiếp tục phát triển. Tôi hết sức cảm phục những quý vị đó.

Tại sao tôi được cái vinh dự này" Nhìn lại tôi nhận thấy:

- Có lẽ vì tôi là người thích đọc sách báo. Qua trang Việt Báo online, tôi đã đọc hầu hết các bài quý vị gởi dự thi Viết Về Nước Mỹ. Nếu tôi không học hỏi được gì qua các bài viết ấy, tôi tin chắc đã không có "Giọt Nước Mắt" hôm nay.

- Tôi là người thích đi đó đi đây, vì vậy mới có chuyến đi vòng quanh nước Mỹ vào năm 2002, sau ngày tôi chính thức xin nghỉ hưu. Nhờ vậy chúng tôi mới có mặt tại bang New Jersey, rồi qua sự quan tâm đặc biệt và sự trình bày khúc chiết của ông giám đốc Sibley Smith, giúp tôi thưởng lãm được một công trình kiến trúc Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam mang đậm nét Văn Hóa Việt Nam. Về đến nhà, lời ông Sibley Smith, hình ảnh giọt nước mắt được kiến tạo bởi vị kiến trúc sư trẻ Nguyễn Trọng Hiền luôn quyện mãi trong tôi. Rồi như có một động lực thôi thúc tôi phải phơi trải cảm nghĩ của mình lên giấy trắng để người Việt mình biết về một nơi mà nét đẹp Văn Hóa Việt Nam được người Mỹ trân quý, nơi có một người Viêt Nam đã làm rạng danh tổ quốc Việt Nam, nơi mà tôi nghĩ người Việt nào ghé thăm chắc cũng được tiếp đón ân cần và niềm nở như tôi.

Kính thưa ban giám khảo.

Tôi được biết rằng có tới hàng ngàn bài viết dự thi, cho nên quý vị giám khảo đã rất vất vả trong việc đánh giá và bình chọn. Càng khó khăn hơn vì có quá nhiều bài rất hay và ẩn chứa nhiều ý nghĩa. Tôi thiển nghĩ, sở dĩ "Giọt Nước Mắt" được quý vị chọn là nhờ sự đồng cảm với một công trình mang đậm nét văn hóa, phong tục, tập quán quê hương thân yêu trên xứ người. Tôi xin đặc biệt cám ơn ban giám khảo đã dành cho "Giọt Nước Mắt" cái vinh dự ngày hôm nay.

Kính thưa toàn thể quý vị.

Phần tôi, tôi không dám nhận là xứng đáng. Người xứng đáng chính là vị kiến trúc sư đã tạo ra giọt nước mắt, là ông Sibley Smith, là ban giám đốc Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam Bang New Jersey; những người đã phát hiện ra thiên tài Nguyễn Trọng Hiền.

Tôi nghĩ, trong thời gian ông Nguyễn Trọng Hiền suy tư để "hình thành"ra giọt nước mắt; khi ấy chắc tâm hồn ông phải gắn liền với quê mẹ. Những gì tôi viết ra chỉ là mấy điều cảm nhận hết sức sơ lược, bởi tôi chưa một lần được hân hạnh tiếp xúc với ông Nguyễn Trọng Hiền, nên không có cách gì đi sâu đi sát vào tâm hồn tác giả đề án được.

Vì vậy tôi chỉ dám nhận là người có chút công ghi chép lại cái đẹp đẽ, cái cao quý của một viên ngọc để trình lên quý vị cùng thưởng lãm. Tôi ước mong quý vị đón nhận "Giọt Nước Mắt" như là một đứa con tinh thần chung của người Việt Nam sống tha hương.

Giọt nước mắt ông Nguyễn Trọng Hiền đã tạo ra để khóc tổ tiên người hiến đất. Tôi cũng muốn lấy giọt nước mắt ấy để khóc những chiến sĩ, những đồng bào đã hy sinh, những người còn đang bị giam cầm vì tranh đấu cho lý tưởng Tự Do và nhất là khóc cho quê hương, cho dân tộc Việt Nam mãi cho đến nay vẫn chưa có Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền thực sự.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cám ơn và xin kính chào ban giám khảo cùng toàn thể quý vị.

*

Vì chương trình thay đổi vào giờ phút chót, nên những gì tôi soạn sẵn đã không có dịp trình bày. Bạn bè tôi tiếc cho việc tôi không được nói đôi lời trong lúc lên nhận giải. Phần tôi, không thấy có điều gì để tiếc vì những tràng pháo tay, những gương mặt chăm chú lắng nghe ông Nguyễn Trọng Hiền phát biểu khiến tôi vui mừng vì nhận ra: "Giọt Nước Mắt" đã được nhiều người đón nhận.

Tôi rất cám ơn ban tổ chức đã sắp xếp cho tôi ngồi chung bàn và được trò chuyện cùng ông Nguyễn Trọng Hiền trong suốt bữa tiệc. Qua đó tôi nghiệm ra rằng, việc tôi không được trao đổi trước với ông Hiền trước ngày hình thành "Giọt Nước Mắt" lại chính là một điểm son, giúp tôi kiểm chứng những điều ông Sibley Smith nói là hoàn toàn đúng với sự thật. Tôi cũng hiểu thêm, tấm lòng quý mến người Việt Nam một cách đặc biệt nơi ông Sibley Smith, phát sinh ra từ sự cảm phục về những sự việc ông Nguyễn Trọng Hiền đã đóng góp vào công cuộc xây dựng Đài Tưởng Niệm Bang New Jersey.

Vì thời gian tôi lưu lại Đài Tưởng Niệm quá ngắn ngủi, không đủ để ông Sibley Smith diễn tả tất cả những điều muốn nói. Ngoài ra còn nhiều điều sâu kín trong lòng vị kiến trúc sư trẻ Nguyễn Trọng Hiền, mà chỉ riêng mình ông mới có thể giãi bày một cách cặn kẽ. Nhân đây, tôi xin viết thêm vài mẩu chuyện có liên quan đến Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam Bang New Jersey và người vẽ kiểu ra nó mà tôi vừa mới được biết thêm.

*

Ông Nguyễn Trọng Hiền bằng xương bằng thịt tôi được tiếp xúc trong buổi lễ phát giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ Năm 2003, cao quý và xứng đáng hơn ông Nguyễn Hiền trong "Giọt Nước Mắt" mà tôi mô tả rất nhiều.

Qua sự tìm hiểu của những người phụ trách giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ, tôi được biết thêm, ông Hiền sinh trưởng tại đất Bắc trước ngày bố mẹ ông di cư vào Miền Nam, trong một gia đình danh gia vọng tộc. Bên họ ngoại, thuộc dòng dõi thi hào Nguyễn Du, còn thân sinh ông là bác sĩ Nguyễn Tấn Hồng, nguyên Bộ Trưởng bộ Thanh Niên Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa vào thập niên 1960.

Hỏi đến việc dâng hiến 5,000 mỹ kim tiền thưởng ngay sau khi nhận giải, ông Hiền cho tôi biết sự việc ấy đã khiến hầu hết mọi công nhân xây cất tình nguyện đóng góp phần lương của mình vào việc xây dựng Đài Tưởng Niệm.

Trả lời về việc ấy xong, ông hỏi tôi:

- Ông Sibley Smith có kể cho anh Hưởng nghe tấm bia nào được dựng trước tiên trong 366 tấm hay không"

Tôi nhìn ông lắc đầu, ông nói tiếp:

- Tôi đã căn dặn nhà thầu thi công, phải cho tôi biết trước ngày giờ gắn tấm bia đầu tiên. Tuy không ai hiểu rõ ý tôi muốn, nhưng họ đã làm đúng theo lời tôi căn dặn. Tấm bia đầu tiên tôi chọn chính là tấm khắc tên những chiến binh New Jersey hy sinh trong ngày 30-4. Tôi đã đo đạc kỹ lưỡng, đặt tấm bia này quay mặt đúng về hướng nước Việt Nam, để tưởng nhớ ngày đau thương nhất của quê cha đất tổ và của dân tộc mình.

Tôi ngậm ngùi theo từng lời ông Hiền kể. Làm sao người đến chiêm ngưỡng Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam Bang New Jersey có thể nhận ra điều bí ẩn này nếu ông Nguyễn Trọng Hiền không "mở lòng" mình ra"

Ông Hiền không chỉ để lại "Giọt Nước Mắt", mà ông còn gởi gấm cả hồn thiêng sông núi vào công trình sáng tạo của mình.

Một lần nữa tôi xin tri ân ông Nguyễn Trọng Hiền về tất cả những gì ông cống hiến cho Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam Bang New Jersey.

SAPY NGUYỄN VĂN HƯỞNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,703,909
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả tên thật Trần Thị Hậu. trước 1975 học ở Trưng Vương, Văn Khoa, từng tham gia viết bài cho các Đặc San của trường, các báo Thiếu Nhi, Tuổi Hoa, Tuổi Ngọc.
Tác giả 44 tuổi, cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation;
Định cư tại Mỹ từ 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville,
Tác giả đã dạy Anh Văn ở Cao Đẳng Sư Phạm quê nhà. Từng giảng dạy Việt ngữ tại Học Viện Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng. Hiện đang giảng dạy Việt ngữ tại Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside).
Đây là một chuyện ma có thật trong khu mộ dành cho người gốc Việt, người Nhật, người Tầu tại một nghĩa trang ở Honolulu, Hawaii, nơi có bản sao kiến trúc đền Byodo-In nổi tiếng của Nhật Bản.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California,
Từ San Jose, tôi đón xe đò Hoàng xuôi Nam. Từ hôm cùng với mấy đứa con của Hà bí mật bàn tính chuyện tổ chức buổi lễ sinh nhật thứ 60 cho Hà ở San Diego, tôi rất nôn nóng chuẩn bị cho chuyến đi này.
Tác giả là một chuyên gia từng làm việc tại nhiều vùng tại Hoa Kỳ. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Hoa Phượng Florida,” và “Hoa Xoan Bên Thềm Cu.”
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC, Phi Luật Tân, gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Nhạc sĩ Cung Tiến