Hôm nay,  

Cám ơn Hàm Trần và “Vượt Sóng”

25/03/200800:00:00(Xem: 291344)

Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình

Bài số 2259 -1633-36-vb3250308

Tác giả đã dự viết về nước Mỹ từ 2002 với nhiều bài viết  đặc biệt. Ông là cựu sĩ quan VNCH, cựu tù chính trị, đến Mỹ theo diên HO và hiện định cư tại Greenville SC. Bài viết mới của ông là chuyện kể  về phim Vượt Sóng, không phải chuyện trong rạp chiếu bóng mà chuyện trong đời sống bình thường, giữa tác giả bài viết và một khán giả người gốc Đức tại Mỹ.

Viên Manager người Đức, ông B.J. đến gần tôi và nói:

 "Cám ơn anh đã cho tôi mượn DVD này. Phim này rất hay nhưng tiếc rằng tôi chỉ mới biết về thảm cảnh của thuyền nhân khi được xem DVD này. Khi còn học đại học ở bên Đức, chúng tôi chỉ chú trọng đến lịch sử của các nước phương Tây mà thôi."

 Trong lúc nước Đức còn trong tình trạng chia đôi thì ông B.J. sống ở bên Tây Đức và ông đã được thở không khí tự do trong khi đồng bào của ông sống ở Đông Đức đã phải sống trong chế độ độc tài nghẹt thở.

 Tôi trả lời:

"Như ông thấy đấy, cảnh tài tử chính trong phim khi vượt trại tập trung cải tạo tới được bờ suối thì bị lính canh Cộng sản bắn chết một cách lạnh lùng.

 Cái cảnh tàn bạo này có khác gì cảnh người dân Đông Đức khi vượt bức tương ô nhục Bá Linh bị lính canh  Đông Đức bắn chết đâu.  Chỉ vì họ đã bị nhồi sọ nên tin rằng người đi tìm tự do là có tội, là kẻ thù nên phải bị bắn chết dù là đồng bào của họ.  Dù Ở Đông Đức hay ở Việt Nam, Cộng Sản đều có chung một bản chất đó là sự tàn bạo dẫn đến sự giết người một cách mù quáng, vô cảm."

 Ông manager hình như cũng đồng ý với nhận định của tôi nên tôi chỉ thấy ông im lặng không trả lời.

 Cách đây lối một năm, khi phim  "Vượt Sóng" được trình chiếu liên tục ở Cali thì ở bên South Carolina này tôi chú tâm theo dõi diễn tiến của các buổi trình chiếu kèm theo số người tham dự qua Internet và thầm mong nếu không vì việc làm níu kéo, tôi sẽ bay ngay về Cali để coi .

 Thế nhưng mong ước là một chuyện còn làm được hay không thì lại là chuyện khác và hình như tôi cũng có duyên với phim này nên khi phim được trình chiếu ở Atlanta thì gia đình tôi và gia đình cháu tôi đã tức tốc chạy xe xuống Atlanta để coi liền.

 Greenville, South Carolina cách Atlanta lối 137 miles, khi chúng tôi vào tới rạp thì phim đã chiếu được ít phút, tuy trễ nhưng cũng còn kịp chán.

Phải nói là phim đã nói lên được sự thật và có những đoạn trong phim đã làm người xem cảm động đến rơi lệ, đâu đó trong rạp có những tiếng khóc thút thít cho cảnh khổ của người trong phim.

 Đến lúc đó tôi mới chợt hiểu ra, ai đó đã tiên liệu được sự cảm động của khán giả nên đã để sẵn hộp giấy lau mặt để phục vụ những khán giả khi họ không cầm được nước mắt. Trong Kiều có câu "Khéo dư nước mắt khóc người ngày xưa."

Quả thực, đạo diễn họ Trần đã có tài làm cho khán giả phải rơi lệ cho cảnh khổ của người ngày nay chứ không phải của "người ngày xưa" nữa!

Chuyện phim “Vượt Sóng” kể về một gia đình sĩ quan VNCH sau ngày 30 tháng Tư, cò đủ ba thế hệ: Bà nội do Kiều Chinh đóng, người con người chồng người cha do Long Nguyễn đóng, người vợ do Diễm Liên đóng và đứa cháu nội do bé Nguyễn Thái Nguyên đóng. Câu chuyện đau lòng của từng người, từng thế hệ, xen kẽ nhau làm khán giả xúc động. Mọi diễn viên đều đã diễn xuất sắc như thật, làm khán giả xúc động. Được vậy, hẳn là do chuyện phim và tài ba đạo diễn. Là người thuộc lớp tuổi ra đời sau cuộc chiến, để làm được phim này, Hàm Trần cho biết ông đã phỏng vấn hơn 400 người để tìm hiểu câu chuyện thực của họ. Nếu con số được phỏng vấn nhiều hơn,  kịch bản của phim này chắc sẽ còn có nhiều tình tiết hay hơn, sống động hơn nữa.

Những người Việt tự do tị nạn trên khắp thế giới ai mà chẳng có một phần mảnh đời của mình được thể hiện qua các nhân vật trong phim dù rằng họ đã đến được bến bờ tự do dưới bất cứ hình thức nào như  vượt biên, vượt biển, đoàn tụ gia đình, HO, bảo lãnh của thân nhân, hôn nhân v... v...

 Cái hay của đạo diễn là làm cho người xem thấy được sự ghê rợn, sự tàn bạo của chế độ cộng sản  đã khiến cho người dân phải chạy trốn khỏi thiên đường cộng sản và nếu "cái cột đèn mà không bị chôn xuống đất thì chắc chắn là nó cũng đi luôn cùng với những người vượt biên rồi"!

 Khi ra về, tôi chợt có ý nghĩ nếu như phim này được chuyển qua DVD thì hay biết mấy vì quanh tôi có biết bao nhiêu người Mỹ, là hàng xóm cũng có, là bạn đồng nghiệp cũng có, đã không hiểu tại sao người Việt lại phải bỏ nước ra đi sang định cư ở nước Mỹ xa xôi này, cách xa Việt Nam thật là xa, xa lắm vì có một biển Thái Bình ngăn cách.

 Khi đọc tin trên Internet, được biết phim sẽ được chuyển qua DVD tôi liền cho chợ Á Châu hay và yêu cầu chợ đặt hàng để tôi có dịp mua một đĩa dành đề coi thì phải đến lần thứ 2 tôi mới mua được vì lần đầu chợ đã bán hết ngay chỉ ít ngày sau khi khi hàng về tới.

 Nếu sau năm 1954, những người miền Nam bộc trực trong lúc nói chuyện với đồng bào di cư ruột thịt Miền Bắc của mình đã hỏi "Sao ở ngoải độc lập không ở mà vô Nam làm chi"" thì phim "Chúng tôi muốn sống"  đã làm tròn nhiệm vụ trả lời của nó .

 Bây giờ phim "Vượt Sóng" cũng đã làm nhiệm vụ tương tự khi khán giả vừa là người Việt thuộc thế hệ thứ nhất, thế hệ một rưỡi, thế hệ thứ hai vừa là những người địa phương nơi người Việt định cư.

 Các cụ ta có câu  "Trăm nghe không bằng một thấy" hay "Mắt thấy, tai nghe" nên những người Mỹ bạn của tôi, điển hình là ông B.J., như đã kể ở trên, khi có dịp xem phim này, sẽ hiểu tại sao người Việt lại có mặt trên quê hương của họ.

Bây giờ tôi xin phép trở lại với đoạn đầu của bài viết ,như để khẳng định nhận xét của mình, ông manager hỏi tiếp:

"Bọn cướp Thái bắt các cô gái làm gì vậy""

Tôi trả lời:

"Như ông đã biết, họ bị chúng thay phiên nhau hãm hiếp, bắt cóc hay hãm xong rồi giết vì trong phim không có cảnh này."

Thậm chí đàn ông cũng bị chúng giết nữa vì tụi cướp biển Thái này là một bọn cuồng dâm và cuồng sát khi chúng biết nạn nhân của chúng đã không có phương tiện để chống trả cũng như tự bảo vệ mình.

 Có lẽ những cảnh này quá man rợ và làm đau lòng người xem nên đạo diễn đã không cho vào phim chăng"

Trước khi đi vào đoạn kết tôi cho rằng việc công ty phát hành phim không cho trình chiếu phim này ở Greenville, SC là một sơ sót rất lớn vì thành phố này là một trong hai thành phố lớn thuộc miền cao nguyên của tiểu bang South Carolina.

Tại đây có 2 cái chợ Việt Nam dĩ nhiên là số người Việt sống tại nơi đây phải khá đông để 2 cái chợ này có thể tồn tại cho đến ngày nay, đó là chưa kể đến số người Việt ở các thành phố lân cận nữa.

 Ngoài ra, cũng còn cần đề cập đến số khán giả người Mỹ nữa, họ cũng muốn tìm hiểu về cuộc chiến này và cũng muốn biết tại sao người Việt lại có mặt trên đất nước tự do và trù phú này.

Một lần nữa, cám ơn đạo diễn Hàm Trần, người đặt chân đến Mỹ lúc mới 4 tuổi, khi lớn lên đã tìm hiểu "tại sao cha anh mình đã có mặt trên đất Mỹ" và đã có tài làm sống lại một giai đoạn lịch sử bi hùng của những người Việt bỏ nước ra đi tim tự do của hơn ba thập niên trước.

Ước mong sẽ được coi những tác phẩm điện ảnh đặc sắc và sống động khác của ông.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,180,623
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến