Hôm nay,  

Chồng Tếch Vợ Ly

24/03/200800:00:00(Xem: 202124)

Tác giả: Mai Hồng Thu

Bài số 2258 -1632-35-vb2240308

Tác giả là cư dân San Jose.  Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là tự truyện của một cô gái Việt tại Mỹ, sử dụng nhiều tiếng lóng vui vẻ của giới trẻ. Bài mới lần này là một truyện ngắn với nhân vật xưng tôi, một chàng từng là ông “chồng tếch”. Mong cô sẽ còn tiếp tục viết thêm và bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.


Cái hồi mới qua Mỹ, nhờ kinh tế đang lên, mới có một tháng là tui xin được việc làm Assembly ở trong hảng điện tử nhờ sự giới thiệu của một người bạn thân hồi còn bên trại tỵ nạn. Nhờ đó mà tui có tiền gởi về cho ba mẹ và các em nhỏ.

Đi làm thì nhiều overtime, về tới nhà thì mệt ngất ngư, ăn xong là tui chui lên giường ngủ, lấy sức ngày mai đi làm tiếp. Vì thế, tui chả có thời giờ và cơ hội đi học, dù chỉ là đi học lớp ESL để trao dồi Anh ngữ. Hơn nữa, trong cái khu vực làm assembly, cái nghề lắp ráp này phần đông chỉ toàn là công nhân tỵ nạn không hà, mà người Việt cũng nhiều. Ông xếp cũng người Việt luôn, nói tiếng Anh thì sợ đồng hương chửi xéo là hách dịch, cho nên cả đoàn người trong nhóm toàn là nói tiếng Việt với nhau thôi hà.

Thế cho nên, cái tương lai sáng lạng nhất của tui, chỉ có thể gọi là càng nhiều overtime thì càng tốt. Cái lương lãnh ra càng nhiều giờ thì càng nặng. Những lúc đó, tui đi gởi tiền về cho gia đình còn ở Việt Nam là những lúc tui vui nhất trên đời. Tui chả biết cái niềm vui nào khác trên đất Mỹ này nữa. Tui tưởng đời tui như vậy là huy hoàng lắm rồi.

Càng làm thêm giờ dài dài, thì chả mấy chốc, tui sẻ có tiền cưới vợ. Mà phải nói, tui có đi đâu ra ngoài đâu mà kiếm bạn gái được. Cũng hên, làm chung với người Việt mình, người bạn thân lại tận tình giúp đở từ ngày tui ở chung với anh ấy, thế là tui quen được cô gái em họ của một người làm chung hảng. Cô ấy cũng mới qua Mỹ sau tui hai năm, và cũng làm assembler ở một hảng gần đó. May sao, hảng tui đang nhận người mới và vẫn tha hồ có overtime, cho nên cô ấy cũng xin qua làm và được nhận. Thế là, tui có cơ hội đưa đón người yêu.

Ngày ngày cứ làm thêm giờ, cả hai cầm tiền đi bỏ vào nhà băng, coi như là dzung dzăng dzung dzẻ rồi đấy... Cuối tuần được nghỉ ngày Chủ Nhật, vui hơn là cùng qua nhà nàng hay ở nhả tui nấu nướng rồi cùng nhau coi phim bộ. Nghĩ ngơi rồi đi ngũ sớm để dưởng sức ngày mai đi cày tiếp. Mà phải nói, cái thời đó, hai chữ "đi cày" nó nghe hay hay làm sao. Ước gì được đi cày triền miên như vậy đó. Chả cần đi học, chả cần bằng cấp, chả cần phải ông này bà nọ làm chi cho mệt óc.

Người yêu tui nói:

-Khi nào anh lên chức được làm Technician thì mình đám cưới nhe anh"

-Vậy thì anh sẻ ráng siêng năng lên vì ông xếp cũng thích anh lắm, chỉ dẫn cho anh rất nhiều. Chắc ngày đó cũng hông xa đâu em yêu ơi.

-Vậy thì ráng lên nhe anh!-

- Ráng liền chứ em, cứ overtime kiểu này, mình có tiền down căn nhà nhỏ rồi đám cưới luôn một lần luôn em ơi.-

- Ừa hén, qua Mỹ đi cày mệt mà lãnh lương thì vui ghê anh ơi

Thế là cái ngày tui chờ đợi cũng đến. Người Technician Việt Nam đả đậu cái bằng Kỷ sư 4 năm và chuẩn bị đổi việc. Trong khi chờ đợi việc làm mới, anh ta chỉ dẫn cho tui rất tận tình. Vì cái sự nghiệp cưới vợ mà tui đã hăng say vừa làm vừa học một cách hăng máu...oop hăng say vô điều kiện. Ai sai gì tui cũng làm hết, chả có câu nệ thắc mắc làm gì. Nhờ thế, cho nên trong hãng ai ai cũng thích tui hết.

Người vợ tương lai cũng rất hãnh diện vì tui. Cái ước mơ chồng Technician vợ Assembler đả sắp thành hiện thực. Cái thời đó, tui ngồi trong cái giếng Production, Khu lắp ráp, cái phong trào các em làm Assembly lấy mấy anh Technician là đẹp đôi nhất rồi. Còn kẹt lắm thì lấy đại một anh cũng Assembly luôn, mà có nhiều overtime thì cũng chả sao. Hai cái check ít nhất là 60 giờ mỗi tuần, được trả giá phụ trội thì dù lương công nhân, nhưng mà thực ra cũng nhiều lắm chứ chả chơi à nha.

Cái ngày tui lên chức lên lương, cũng là cái ngày tui chuẩn bị mua nhà, sắm vợ. Nói sắm nghe cũng chả ngoa chút nào cả. Hồi nào tới giờ, tui chỉ cắm đầu cắm cổ đi làm. Chỉ biết đi nhà băng, đi gởi tiền cho gia đình. Cơm nước thì đả có chủ nhà với người yêu lo, tui có biết mua sắm là gì đâu. Có thời gian đâu mà sắm sửa.

Giờ mua nhà, có vợ... Ôi thôi, khối việc để mà làm. Đành phải giảm bớt làm thêm giờ ít thôi. Nghỉ "đi cày" giờ nào, là tiếc hùi hụi ngày đó. Cứ nghĩ trong lòng, tiền nhiều mà dại gì hông kiếm. Hai vợ chồng, mua nhà, mà chả có mấy khi rãnh rổi ngồi ngắm căn nhà nó ra sao. Về tới nhà là lo cơm nước, rồi lại lăn đùng ra ngủ. Chả có thời giờ và năng lực đâu mà tình tứ với tình tự, ôi cái trò đó, chả vui bằng đếm giờ trên thẻ bấm giờ, và số tiền dành dụm được trong nhà băng.

Thế rồi, cái vụ 911 xảy ra, kinh tế ngày càng suy đồi. Việc làm ngày càng ít. Người bị lay off ngày càng nhiều. Vợ tui phải nghỉ làm ở nhà. Trong thời gian thất nghiệp, nàng đi học làm nail.

Lấy được bằng rồi, nàng đi làm tối mịt mới về. Còn tui, overtime cũng chả còn, còn được đi cày là may phước lắm rồi. Chả lẻ, tương lai, cũng có ngày tui đi học nail hay sao trời. Bây giờ, ai mà chồng tech vợ ly thì coi như, "bốn mắt nhìn nhau, trào máu họng" chứ chả vừa. Cũng rất may là tụi tui cũng chưa cho ra đời cu tí em tèo nào cả. Chỉ lo cắm đầu cày overtime, sợ có em bé, hông có sức mà overtime, nhờ vậy mà bây giờ cũng đở lo.

Đáng lẽ, tui định trở lại trường học lấy cái bằng để dể xin việc. Nhưng hởi ơi, bây giờ đầu óc nó cứng đơ, tóc bạc đả bắt đầu hello chổ này chổ nọ. Tiếng Anh thì ú ớ ngu ngơ, học Anh Văn thôi thì cũng phải ít nhất một hai năm, thôi đành làm... cu li tiếp.

Mà rỏ khổ, giờ này, thân tui còn lo thất nghiệp lên thất nghiệp xuống. Mà giấy bảo lảnh cha mẹ và mấy đứa em đả hoàn tất. Coi như, cả nhả sang đây, việc làm không có, việc để xài tiền thì quá nhiều.

Phải nói, bây giờ có thời gian nhiều, nhưng lại chả có tiền để mà xài. Ngoài tiền trả mortgage và lo ăn uống xe cộ cho cả nhà. Cô vợ nhà tui, lại thêm cái tài shopping học được, cho có chị có em với người ta. Ôi thôi, ngày ngày đi làm, tui chỉ cầu trời khẩn Phật, đừng có tên tui trong cái list lay off hàng tuần. Dù tui làm việc phải siêng năng, một người làm bằng việc hai người, nhưng mà, chắc có ngày tui chưa bị lay off thì cũng bị bịnh tim vì hồi hộp thường xuyên như thế này.

Không phải chỉ cái việc sợ thất nghiệp mà làm tui căng thẳng thế đâu. Tui có tay có chân, làm gì mà chả được. Ở Mỹ này đâu có sợ chết đói đâu chứ. Nhưng mà chỉ sợ, không đua đòi được nổi với người ta mà thôi. Huống chi, bây giờ tui phải lo cho cả nhà ở bên Mỹ. Mà tui cũng mở mắt tỉnh mộng ra rồi. Tui hông muốn mấy đứa em tui phải tẩn mẩn tần mần, cái kiếp cu li, chỉ sáng lạng khi có overtime như tui hồi nào giờ.

Mà rỏ khổ, chả phải chỉ riêng tui, cô vợ làm Nail của tui, cũng tỉnh giấc mộng, đả chẳng còn Vàng như cái thuở ban đầu của hai đứa. Bây giờ nàng ngày nào cũng chưng diện như con công, đi sớm về trể. Nàng hồi nào là vua một cỏi, có một thần dân là tui đây. Bổng dưng ba mẹ tui qua ở chung, ra oai đấng sinh thành, làm nàng ức lắm, mà cũng chả hó hé lời nào. Chỉ đi miết đến tối lắm mới về. Tui cũng chả hiểu đây "là phước hay là hoạ".

Mà ôi thôi, người xưa noi "đã là hoạ, thì hông thể tránh", cho nên, một ngày nọ; Người vợ từ thuở hàn vi, đả chê cái nghề Technician hông có ngày mai của tui. Nàng lẳng lặng bỏ đi không một lời từ giã. Tui đi kiếm miết cũng mỏi chí chồn chân. Vừa định nghỉ ngơi vài bửa rồi đi kiếm tiếp, ai dè, nhận được thư ly dị và đòi bán căn nhà để chia cho nàng phân nửa. Ôi thôi, thế là tui lại đi hết từ căng thẳng này cho đến căng thẳng khác.

Căn nhà đã bán, cả gia đình gồm ba mẹ và ba đứa em và tui phải đi mướn apartment mà ở. Nhờ mấy đứa em tui cũng chịu khó học hành, cho nên tui đành phải chịu cực, mà vui. Không còn cái vui đi cày over time, mà là cái vui, tương lai, trong nhà, chỉ có một mình tui là mang kiếp cu li...

Còn cái tình cái nghĩa, chồng Tech vợ ly, coi như trở thành "xưa rồi Diễm ơi". Bây giờ, các nàng, lúc nào cũng chưng diện ỏng ẹo, để mong lọt vào mắt xanh của mấy anh chàng kỹsư nào đó. Mà chắc cả đời, kiếp này, không thể nào tui kiếm được cái bằng cấp đó. Vì lỡ dại, lúc mới qua, tui ham làm hông ham học..."

Donna Nguyen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,843,555
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến