Hôm nay,  

Uýnh Lộn Với Mỹ

20/03/200800:00:00(Xem: 168210)
  • Tác giả :

Người viết: Phạm Hoàng Chương

Bài số 2254 -1628-31-vb5200308

Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.

Cung Quan lộc tôi trong tử vi có Sát, Phá, Tham, Binh hình tướng ấn, Khoa Quyền Lộc mã, sách tử vi nào cũng nói là cách làm quan võ, nhưng cung Nô (giáp và nhị hợp với cung Quan) lại có Xương khúc, tả hữu, khôi việt, nên lại làm nhà giáo nho nhã, đông học trò giỏi, có khiếu văn chương nghệ thuật, vẽ vời, ca hát. Làm nhà giáo nhưng trong người vẫn tiềm ẩn bản chất nóng nảy cương trực của dân nhà binh, phù suy không phù thịnh, thấy việc bất bình hay ra mặt chống đối chỉ trích, nên trong đời cũng có nhiều lần xích mích với thiên hạ, hay bị tiểu nhân hãm hại. Vì có những sao võ cách, tôi cũng một thời học võ Karate ở Huế, mang đai đen, trở thành đấu thủ xuất sắc nhất nhì của lớp, đấm đá giao hữu với các môn phái khác võ ta võ Tàu thời còn sinh viên, cũng có một thời vào quân đội làm sĩ quan cấp úy, thượng tay hạ cẳng với mấy chú lính "búa" ba gai dưới quyền trong đơn vị trước 1970.

Qua tới Mỹ, tưởng an phận quên hết dĩ vãng đất nước thương đau, lo học hành, làm lụng kiếm tiền sinh sống cho yên thân, cũng vẫn thỉnh thoảng đụng độ với dân bản xứ mất dạy, hống hách, ỷ to xác, cấp bực cao, muốn ăn hiếp mình.

Năm 85, chân ướt chân ráo mới qua, mua được cái xe cũ đi làm machine shop, đậu trong một shopping center, tình cờ gặp một thằng da ngăm ngăm như Mễ xuất hiện, chẳng quen biết gì mình, tự nhiên ra vẻ trịch thượng hất hàm mắng mình:

-Eh, you, why did you come here" Go back to your country!

Tôi sửng sốt nhiều hơn là tức giận, nghĩ bụng chắc thằng này khùng, hay tại mặt mình hiền lắm hay sao mà nó vô cớ dám khiêu khích như vậy, bèn nghiêm mặt mắng lại:

-What do you think you are" Is this your country"

Thằng "chó chết" ngồi vô xe, lái đi, còn mắng với lại một câu:

-Go home!

Luật pháp Mỹ cấm kỳ thị chủng tộc, chắc là thằng này không biết luật, hay trước đây bị dân da vàng cạnh tranh nghề nghiệp, dành mất job ngon, nên ghét lây tất cả dân Á đông chắc. Tôi cũng không giận, chỉ tự dặn lòng phải cẩn thận, bên này không mấy ai "welcome" những kẻ tỵ nạn da vàng mũi tẹt như mình, có điều họ không nói ra đó thôi.

Những năm học ra teacher thực thụ, đi dạy trường tiểu học công lập Mỹ ở California sau 1990, cũng bị bọn phụ huynh Mỹ Mễ kỳ thị, xin hiệu trưởng đổi con qua lớp khác có thày cô bản xứ dạy, lấy lí do này lí do kia,nhưng chính yếu là kỳ thị cái mặt da vàng của mình. Hiệu trưởng có khi chiều ý, mà cũng có khi không, vì biết kỳ thị là trái luật, nhưng tôi cũng khỏi cần. Cha mẹ đứa học trò đã có thành kiến, không ưa mình thì về nhà thế nào cũng nói xấu mình cho con nó nghe, làm đứa nhỏ cũng chẳng kính trọng gì mình, thêm khó chỉ huy lớp học. Chỉ cần ráng sức dạy cho học trò giỏi, điểm thi lên lớp cuối năm cao,vài ba năm là họ dần dần sẽ thay đổi cái nhìn về mình.

Năm 1994, tiểu hạn tôi có sao "phục binh" xung chiếu vô Đại hạn đóng cung Quan lộc có Tướng quân bị Tuần, vì tánh hay chỉ trích những việc trái tai gai mắt mà tôi gặp rắc rối với một học trò Mỹ trắng vu cáo tôi tát tai nó và một cô giáo Mỹ đen cùng đám tutors phụ giáo tiểu nhân cấu kết hãm hại ở trường, bèn xin nghỉ việc, lên Fresno và San Jose xin việc.

Trong khi chờ đợi, tôi học khóa nurse assistant rồi làm cho một nursing home ở Redlands, có y tá đủ các giống dân: Mễ, Phi, Mỹ đen, Vietnam, Korean... lương có 5$50 một giờ. Cô y tá giám đốc Donna và cô personnel director Mỹ trắng tên Debbie thì đàng hoàng, tử tế, nhưng một hôm thứ bảy Debbie gọi năn nỉ tôi lên làm giúp cho tầng 2, vì nhiều trợ tá "call off", gọi vô xin nghỉ ở nhà có việc . Tôi cả nể lái xe lên làm, được sắp làm dưới quyền một cô y tá LVN Mễ tên Kimberly còn trẻ, đáng tuổi con tôi, cái mặt cũng đẹp, mà hống hách "kênh kênh"thật khó ưa. Tôi nói thẳng hôm nay không phải ngày làm việc của tôi, chỉ vì nể Debbie mà lên làm, nhưng chỉ làm tới 2 giở chiều thôi. Nó khó chịu lắm, gọi Debbie, nói nó cần tôi đến 6 giờ tối. Debbie cũng nói như tôi, nên nó bực mình lắm. Tôi để ý thấy một cô nurse assistant Mỹ đen thậm thụt to nhỏ với nó lúc chia số bệnh nhân cho tôi và nó tắm rửa. Nó giao tôi cái list bệnh nhân tôi phải take care, thấy tới những 13 người, tôi khiếu nại ngay:

-Cô đưa tôi dư một người, một shift ở đây trợ tá chỉ phải take care tối đa có 12 thôi. Tại sao cô bé kia chỉ lo có 11 người.

Con bé Mỹ đen liếc nhìn tôi, rồi nhìn Kim. Kimberly có vẻ tức lắm, vì tôi hay cãi trước mặt con Mỹ đen. Tôi cũng khỏi cần. Tới lúc tắm cho ông già Mỹ to con phòng 23 xong, đỡ đứng dậy thì mới hay ông này hai chân bại xuội không đứng được, mà sàn nhà tắm thì lênh láng ướt, tôi đành rán sức đỡ lưng ông ngồi dậy nhưng yếu sức trợt chân, té ngã ra đất thật đau, lôi theo ông bệnh nhân to mập té theo. Tôi nhìn ra cửa thấy con bé Mỹ đen liếc vô nhe răng cười khoái chí. Té ra nó to nhỏ với con Kim lúc nảy là chuyện giao ông già mập tê liệt 2 chân này cho tôi săn sóc, và con Kim đồng ý mà không dặn dò báo trước cho tôi cẩn thận gì cả. Như vậy là nó phe đảng với con bé Mỹ đen hay nịnh nọt nó,và "chơi" tôi để trả thù vụ hay cãi. Con Mỹ đen còn kê mũi hít ngửi trên tóc ông già coi có hôi không, làm như thanh tra, coi tôi có làm ăn dối trá không, mà Kimberly cũng để yên không nói gì, làm tôi gai tinh, tức lắm, nhưng cố dằn xuống, để ý coi thử động thái hai "thày trò" này ra sao, vô tình hay cố ý "chơi" tôi đây.

Thấy nó giao một bà già Mỹ trắng cho tôi tắm, bà này mắc cỡ, kêu rêu không chịu cho nam y tá thay áo quần, nó hét vang lên ép bà phải vâng lời. À, té ra con này không lễ phép kính nể người già, không dịu dàng khả ái như mấy con y tá Phi. Một điểm xấu.

Trong phòng ăn đông nghẹt các ông bà cụ ngồi xe lăn, nó để yên cho bọn trợ tá vừa đút ăn vừa cãi nhau inh ỏi, khiến hai cụ già bịt hai tai lại, rên rỉ than phiền ồn quá điếc tai. Làm xếp mà không biết điều khiển nhân viên, càng bết, không đáng phục chút nào. Hai điểm xấu.

Tôi 'clean up" xong xuôi cho mấy cụ đàn ông xong, coi đồng hồ thì chỉ còn 5 phút tới 2 giờ, là giờ tôi phải đi để còn làm job khác. Kimberly thấy tôi không chịu ở lại làm thêm, kêu tôi sao không cạo râu cho mấy ông già, tôi lạnh lùng nói:

"Xin lỗi cô, mấy ông này cầm nhẵn thín mà cạo cái gì" Tôi đã báo trước 2 giờ là 2 giờ tôi phải "sign out", phải đi. Cô đừng có kiếm chuyện. muốn cạo thì hãy kêu mấy người shift sau làm tiếp. I am done.

Kimberly tức lắm, mím môi lại;

-Anh lên office với tôi. Tôi phải "write you up", viết báo cáo lên trên mới được.

Tôi vô phòng, thấy nó hí hoáy viết cái gì đó rồi đưa tôi đọc để ký tên. Tôi vừa liếc qua mấy hàng chữ, máu nóng đã dồn lên mặt, thấy nó dựng đứng câu chuyện, nói tôi bỏ về ngang xương, để mấy ông già còn dơ dáy... Chỉ vì tự ái, thù hằn cá nhân mà dám vu cáo mình như vậy, tôi nổi cơn sùng không kiềm chế được. Máu nóng trào lên mặt, cơn giận tôi bừng bừng nỗi dậy, tôi nắm tờ giấy xé toạc làm hai, rồi làm tư. Con bé sợ hãi, có lẽ chưa bao giờ thấy cấp dưới dám làm như vậy với mình, vùng chạy ra khỏi cửa, kêu cứu ầm ỹ. Tôi rượt theo, hét vang lên:

- Liar. Liar.. ... What do you think you are"

Tôi xông tới, muốn tát cho nó mấy cái rồi ra sao thì ra, nhưng một mụ y tá người Mễ sồn sồn ở đâu chạy tới dang 2 tay ra, xun xoe đứng che con bé, chạy qua chạy lại như chơi rồng rắn, cản không cho tôi xấn tới. Tôi thấy dáng điệu bà này tức cười, nhếch miệng phì cười , bấm thẻ, rồi bỏ về. Con gái tôi có bằng B.A, làm nurse cấp cao R.N còn chưa thấy chi,huống gì con bé này học hành bao nhiêu với cái bằng y tá LVN 2 năm mà hống hách oai quyền với tôi. Tôi ngồi vào bàn computer, đánh một cái statement thật tỉ mỉ dài 2 trang, hôm sau vào gặp bà xếp Donna, trình bày sự việc trước mặt con bé mất dạy và xin nghỉ việc.

-Tôi nói thật cho bà biết, có 2 chỗ khác trả tôi $6.50 nhưng tôi thích không khí làm việc ở đây nên không "quit". Nhưng nếu ở đây mà phe đảng kiểu này là tôi đi ngay.

Bà này biết tôi có bằng Master về giáo dục, chăm chú lắng nghe hai bên, trách nhẹ con bé mấy câu, công nhận nó có lỗi thiên vị, có khuyết điểm thù cá nhấn, nhưng nhấn mạnh tôi là cấp dưới, không được phép tấn công cấp trên như vậy. Tôi lãnh check đứng dậy, không quên ngoái nhìn Kimberly hăm dọa một câu cho hả tức:

-OK, you are O.K here, mày có bà xếp bênh vực. Nhưng ngoài đường, chưa chắc mày được an toàn đâu nghe con.

Bà Donna nghe vậy, nói có vẻ hăm dọa:

-Có lẽ tôi phải gọi báo cho L.A.P.D (Cục cảnh sát ở L.A) biết về vụ này.

Tôi bỏ ra cửa, cười gằn:

-Go ahead!

Một tháng sau, tôi nhận được một offer job dạy trên San Jose, trả 40 ngàn một năm. Tôi cũng nhận được từ Department of Nursing ở Sacramento một lá thư nói LVN Kimberly tố khổ tôi nhiều chuyện và đòi tôi giải thích, vì họ muốn nghe cả hai phía. Tôi đánh một lá thư dài, kể lể ngọn ngành gửi lên, và 1 tuần sau, họ trả lời là không treo bằng nurse assistant của tôi, nhưng nếu trong tương lai, tôi còn tái phạm thì sẽ cứu xét lại vụ này. Tôi cười khì, quăng cái license trợ tá vô thùng rác, lên San jose dạy thêm 10 năm nữa, rồi xin về hưu. Lúc đó là năm 2005, lương tôi vừa đúng 70 ngàn.

Tưởng về hưu là yên thân tu hành, dẹp sạch tham, sân, si, không lý đến chuyện đời, ai ngờ lại một chuyện xảy ra làm kích động cái máu "võ biền" trong người tôi.

Năm 2006 môt tối, tôi tới Blockbuster mướn DVD phim về coi. Chọn được phim, tới quày sắp hàng chờ check out, thấy có 3 người trước tôi và một bà Mỹ trắng sau lưng đứng chờ. Trong lúc chờ đợi, đọc thấy cốt chuyện phim này không hay lắm, ngẫm nghĩ muốn đổi phim khác, bèn nhờ bà Mỹ trắng sau lưng "save' dùm chỗ đứng trên waiting line. Bà ta vui vẻ:

-OK.

Tôi loay hoay mất 5 phút, chọn được phim khác ưng ý, khi trở lại chỗ đứng thì đã thấy bà Mỹ trắng chiếm mất, không chịu lùi xuống nhường tôi. Tôi lấy làm lạ, Mỹ mà sao lại có người bất lịch sự như vậy kìa, tỉnh bơ nuốt lời hứa, nhứt là đàn bà nữa, bèn ôn tồn nói:

-Tôi nhờ bà để dành chỗ cho tôi mà"

-"Tại anh đi "shopping around" lâu quá, mất chỗ ráng chịu."bà ta cong cớn.

Tôi thấy mụ này ngang ngược quá, không đàng hoàng chút nào, nổi sùng lên, bước tới đứng chắn trước mặt mụ. Mụ cũng không vừa, chen lên đứng trước tôi. Tôi đá vô khủyu chân mụ một cái cho bõ ghét. Thế là mụ la quay lại, la oai oái:

-You will be sorry. I 'll call my husband.

Tôi để mặc cho mụ bước ra ngoài mách chồng, đứng yên chờ checkout. chốc chốc liếc ra cửa coi thằng chồng mặt mũi ra sao. Một lúc thằng chồng khổng lồ bước vào, khoảng 45, 50 tuổi, dáo dác nhìn coi ai là thủ phạm 'xúc phạm' bà vợ yêu quí của mình. Hắn to béo núc ních, đeo kính cận, và cao hơn tôi một cái đầu. Tôi giả đò thản nhiên không thèm để ý tới. Béo phục phịch dễ có tới 300 pounds như thế này thì không đáng sợ, chỉ là phường "hữu dõng vô mưu", "vai u thịt bắp", tôi nghĩ thầm. Lúc đó có đông người nên hắn không dám làm gì, chỉ hầm hầm nghiêng đầu ghé tai tôi nói:

-You're a punk, ha" (Mày là đồ du côn hả")

-"Your wife is the same"(Vợ mày cũng vậy thôi), tôi nhếch mép trả lời.

-See you outside. (Giỏi ra ngoài chơi)

Tôi bĩu môi không thèm nói lại.

Lúc tôi bước ra ngoài đêm đen, vừa chui vào ghế xe toan đút chìa khóa vô rồ máy thì thoáng có bóng người tiến lại gần tạt ly nước lạnh vào mình, Tôi giựt mình nhìn ra thì thấy thằng chồng to béo lúc nảy. Thấy chơi trò bênh vợ, trả thù như trẻ con, tôi tức mình bước ra, chạy tới xe truck to của hắn, lấy hai nắm tay cứng đập ấm ấm liên hồi lên nắp hood xe, hét lên inh ỏi dằn mặt hai vợ chồng hắn đứng gần đó. Thằng to béo xông tới, tôi vội vàng xuống tấn, thủ thế trụ một chân, một tay ngoắc nó tới gần:

"Come on!"

Đã nhiều năm tôi không dợt võ và tập luyện tay chân gân cốt, cũng hơi lo, nhưng thấy tôi thân pháp nhanh nhẹn, tay co tay duỗi, chân trụ chân nhớm, thằng to béo có vẻ hơi chột dạ, đứng ngẫm nghĩ một lúc. Tôi chỉ cần nó xông tới là lăn mình xuống đât ngay trước chân nó, thế nào thằng to xác này cũng vấp ngã lăn kềnh ra. Ai dè nó chạy về, leo lên xe truck lái tới đậu cái xịch, chắn ngay sau lưng xe tôi, cản không cho tôi đi thoát. Như vầy nếu tôi có đánh thắng nó ngã đài, leo lên xe, cũng không làm sao thụt lui lại để chạy ra đường cái. Đánh nó đau gây thương tích thì nó liều đánh lại, rồi 2 bên cứ dằng co như vậy ở đây mãi, cảnh sát tới cũng phiền. Chắc phải đánh vài ba đòn ra uy rồi nhờ thiên hạ gọi cảnh sát tới can thiệp thôi. Lúc đó có hai ba khách hàng trong tiệm hiếu kỳ chạy ra xem.

Để trỗ tài "nhỏ con không sợ khổng lồ ăn hiếp", cho thiên hạ biết tay dân Viêt nam bé nhỏ, tôi nghiêng mình phóng chân đá vào bụng nó thật nhanh, nhưng đưa cao quá đà nên chân còn lại mất thăng bằng, làm tôi ngã xòai ra đất. Vội vàng ngoái cổ nhìn, nhổm người đứng bật ngay dậy. Thằng to béo vụng về đưa tay ra chộp tôi. Tôi gạt cánh tay hắn ra, tính nắm vặn một vòng nhưng bàn tay phốp pháp quá nên tôi nắm không hết, vội thả ra, ngồi xụp ngay trước chân hắn. Thế là thằng hộ pháp luống cuống, vấp chân, ngã chồm ra trước nằm xóng xoài. Thiên hạ bu lại năm sáu người reo hò ầm ỹ. Có kẻ la,"gọi police, gọi police". Tôi chỉ muốn tỏ ra cho đám đông biết mình bị tấn công trước, và chỉ đóng vai tự vệ nên đứng yên chờ hắn đứng dậy.

Hắn xông tới hai tay ôm chầm lấy mình tôi, xiết chặt lại. Anh chàng clerk cao lớn làm trong tiệm chạy ra can "Stop fighting. Come on.." . Hắn vẫn không buông tay. Mặt hắn kề sát mặt tôi, hơi thở phì phò. Tôi lòn tay mặt lách lên thò ra mặt hắn, lây ngón tay trỏ móc cái kiếng đeo mắt hắn quăng ra xa rơi xuống đất, rồi hai ngón giữa và trỏ chìa ra như sắp đâm chọc vào gần 2 mắt hắn. Hắn gan lì không chịu buông ra.

-You want to get blind or not" Let go of me!

Thằng to béo không chịu buông, chỉ ngoảnh mặt đi hướng khác, có lẽ biết tôi chỉ dọa chứ không làm. Đúng vậy, tôi làm sao đủ can đảm chọc 2 ngón tay vào 2 mắt hắn, nếu nó mù thì tôi ân hận suốt đời, mà cũng không yên thân với pháp luật, đây là xứ Mỹ chứ đâu phải ở Việt nam mà chơi đòn giang hồ. Đành chịu trận đứng trong vòng tay núc ních của hắn, khẽ xoay mình thúc cùi chỏ vô bụng nó, kêu mấy người xung quanh gọi giùm cảnh sát.

Miệng nói vậy mà biết cũng chẳng có lợi gì, Mỹ với Mỹ thì nó bênh nhau thôi, mình chỉ là người thiểu số. Câu chuyện thực ra cũng không có đáng gì mà phải ăn thua đủ tới mức theo cảnh sát vô bót làm chi. Vả lại, thằng béo này cũng không đến nỗi hung ác gì, chỉ là gà trống bênh gà mái, cho bà xã hài lòng, đâu có muốn rắc rối với cảnh sát, có cả đống nhân chứng xung quanh, gây thương tích cho người nhỏ bé như tôi thì rõ ràng chỉ có bất lợi cho nó thôi.

Vài phút trôi qua thì thằng "bị thịt" sợ cảnh sát sắp tới, thả tôi ra, bỏ về xe truck cho bà vợ leo lên, lái thụt lùi ra xa. Một anh Mỹ đen đứng coi thấy cái kiếng rơi trên mặt đât, chạy tới cúi xuống dòm rồi lượm lên đem lại cho hắn. Tôi cũng về xe mình, rồ máy lùi lại chạy ra đường về nhà. Tôi cũng đã nhân đạo không cố tình ném mạnh cái kiếng, hay dẫm chân lên, cho vỡ ra để trả thù cái ly nước tạt vào mình. Chắc nó cũng thừa hiểu điều đó. Mong rằng lần sau nó cũng nên suy nghĩ trước khi muốn gây hấn với người Vietnam.

Suốt một tuần sau đó, mình mẩy tôi ê ẩm vì cái xiết chặt như trăn quấn của tên Mỹ hộ pháp. Bàn tọa và một bên đùi tôi cũng đau rêm vì té ngã sau cái đá quá cao mất thăng bằng. Tôi đã không tự liệu sức mình 35 năm nay không luyện võ, không biết mình đã ngoài 60, không còn sức lực đấu "bách chiến bách thắng" như thời còn sinh viên ở Huế nữa. Mà bên xứ này, có giỏi võ cũng không qua khẩu súng. Kẻ bị thua núp trong bụi ban đêm bắn lén mình chết bỏ mạng như không, võ giỏi mà làm gì. Phải chi tôi mang con dao Trung cộng mua ở Lào Cai năm ngoái theo trong xe, bấm cái tách, lưỡi thép sáng loáng bật vụt ra, vung vẩy qua lại trước mặt thì thằng Mỹ "vai u thịt nhão" khổng lồ này đã không dám bênh con vợ tai ngược, hất ly nước tạt vào xe tôi. Âu cũng là rút ra một bài học cho lần sau, khỏi phải dùng đến sức lực, đấm đá, đến nỗi phải ê đít sưng đùi, rêm mình rêm mẩy hơn một tuần lễ...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,305,992
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ. Năm 2016, bà nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm với bài “Bốn Ngọn Đèn Cầy”. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ.
Với bút hiệu Trần Như Nguyện, tác giả hiện là phóng viên truyền thông cho một số báo Việt và Đài Truyền hình tại Hoa Kỳ. Định cư Mỹ 27 năm, nhưng đến 2017 lần đầu tiên tham gia Việt Báo và đã đoạt giải Đặc Biệt VVNM 2018 với tác phẩm " Mẹ Lúa, cơn bão Harvey ". Sau một năm vắng bóng, nay cô xuất hiện lại với bài viết thứ tư dự thi.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn. Bài đăng 2 kỳ, bắt đầu bằng “Chuyện Con Bé Tuổi Mùi”. Mong bà tiếp tục.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm trước khi ông còn ở Việt Nam và đã nhận giải đặc biệt 2005. Hiện tác giả đã an cư tại Hoa Kỳ và đây là bài thứ hai ông viết từ quê mới.