Hôm nay,  

Lấy Chồng Homeless

18/03/200800:00:00(Xem: 189661)

Tác giả: Dương Thịnh
Bài số 2252 -1626-29-vb3180308

Tác giả tên thật Dương Công Thịnh, sinh năm 1945, một H.O. còn mang thương tích vì mìn nổ trong trại tù cộng sản. Ông hiện là cư dân Westminster, vùng Little Saigon, đã góp một số bài viết về nước Mỹ  đặc biệt, thường chú ý tới đề tài quan hệ giữa Việt kiều và quê cũ. Sau đây là bài viết mới của ông, một chuyện tình lạ trong phố Việt tại Mỹ.

Nhìn cảnh 3 cha con đang ngồi trên bộ ghế sofa chỉ trỏ, đùa giỡn nói cười vui vẻ trước màn hình TV đang trình chiếu bộ phim hoạt họa Tom ... Jerry, hình ảnh chú mèo to lớn run rẩy, sợ hãi trước chú chuột bé tí, làm 3 người họ cười rũ rượi. Chị Thu cảm thấy vui sướng, ấm lòng hơn bao giờ hết. Chị không ngờ và không bao giờ nghĩ tới là mình lại có được một mái ấm gia đình lý tưởng hạnh phúc như ngày hôm nay. Một tổ ấm trên thuận dưới hòa, con cái ngoan, học giỏi. Chồng thì hiền lành, thương yêu vợ con, chăm sóc gia đình, và biết dậy dỗ con cái. Chị tự mỉm cười nghĩ lại câu chuyện cách nay 7 năm về trước.

*

Trước kia chị đã từng lập gia đình với một người thanh niên lớn hơn chị 5 tuổi. Năm đó chị mới có 19 tuổi, cái tuổi bắt đầu bước vô ngưỡng cửa đại học, cái tuổi mộng mơ, cái tuổi mới lớn muốn tìm hiểu dủ mọi thứ. Trong một tiệc mừng đám cưới, chị đã quen được với một chàng trai vui tính, ăn nói duyên dáng. Sau đó là những ngày hẹn hò liên tục. Chị đã bỏ lỡ chuyện học hành, mải lo vui chơi, cha mẹ có nói nhưng cũng không thể nào ngăn cấm được. Năm sau chị thúc hối cha mẹ làm đám cưới. Vì chiều ý con và cũng không muốn cho cuộc tình này kéo dài sẽ không tốt về sau , nên cha mẹ chị đã chấp thuận mặc dầu trong lòng ông bà không mong muốn tí nào, vì con còn qúa trẻ

Sau ngày đám cưới, hai vợ chồng chị sống thật hạnh phúc, vui vẻ. Chồng chị lại là người rất chiều chuộng vợ, đi đâu gặp bạn bè đều khen vợ mình là đẹp là giỏi, có món ngon vật lạ gì cũng không quên đến vợ. Mọi người đều khen chị là người thật diễm phúc. Chị thật mãn nguyện.

Vì học hành chẳng ra sao, lại không có bằng cấp nên chị đã đi học làm tóc, nails, cái nghề ở xứ Mỹ này dễ kiếm ra tiền. Qủa đúng như vậy! Sau khi đã đậu hai ngành này, chị kiếm được một chỗ làm rất tốt, đông khách, toàn Mỹ trắng tiền công và tiền tip rất cao; do đó cuộc sống của gia đình chị càng ngày càng khá hơn, tốt đẹp hơn. Chị đã tưởng rằng cuộc sống hạnh phúc của chị từ đây càng ngày càng tăng hoa kết trái, bền vững lâu dài; dù rằng từ khi lấy nhau đến giờ đã mấy năm rồi chị vẫn chưa sanh nở lần nào. Nhưng không, dạo này công việc làn ăn của chồng chị lại tỏ ra không khá, anh thuờng bị cho nghỉ việc, ví anh không có tay nghề cao. Anh chỉ làm Assemble cho các hãng điện tử, lương không đủ chi tiêu trong gia đình. Trong tình trạng này chị đã khuyên anh nên tạm thời ở nhà ít lâu trong nom gia đình, một mình chị có thể cáng đáng nổi việc ăn ở; từ từ mai mốt đây xem có công việc nào tốt rồi hãy tính sau.

Từ đó, mỗi khi chị đi làm là anh lại lái xe ra mấy quán cà phê, rủ mấy thằng ban ngồi đấu láo, nhìn ngắm mấy em hở đùi hở ngực châm trà, ngồi la cà mấy tiếng đồng hồ mới về. Cứ mỗi lần chị gọi phôn về thì ư nhu là anh đang ngồi trong quán. Hết cà phe rồi lại tới karaoke. Tuần nào cũng như tuần nấy kéo bạn bè về nhậu hò hét inh ỏi, hàng xóm phải kêu cảnh sát tới warning. Có lần vì có công việc cần, chị phải về nhà để lấy giấy tờ, mở cửa vào nhà thấy anh dẫn gái về nhà ngủ, chỉ giận run người nhưng vẫn nhẫn nhịn cho qua. Như thể được đà, càng ngày anh càng làm tới, nhiều lúc chuyện chẳng có gì anh cũng gây chuyện sinh sự, đập phá đồ đạc, rồi moi móc tiền bạc. Một lần vì không chịu nổi sự qúa quắt này, chị đã cự lại liền bị anh bóp cổ. Sự việc đến nước này chị đành đi bác sĩ chứng thương, làm đơn xin ly dị.

Từ ngày ly dị chồng, chị sống một cách rất thảnh thơi, ngao ngán hết chuyện đời; tuy có hơi buồn. Có nhiều người vợ bỏ hay bỏ vợ hoặc dã ly dị muốn tục huyền với chị. Có người còn độc thân cũng muốn xin kết hôn, nhưng chị đều thối thác. Một lần đã lầm lở chị không muốn có lại lần thứ hai. Những lới nói ngọt ngào tỏ tình, những cử chỉ săn đón nịnh bợ, những món qùa lấy lòng, chị đã từng nghe qúa nhiều trước đây, giờ nghe lại chị cảm thấy sao mà nó gỉa dối, vô duyên, trơ trẽn làm sao ấy! Nhất thời chị không thể nào chấp nhận được.

*

Trước đây chị không bao giờ uống cà phê, không hiểu sao bây giờ chị đâm ghiền. Có phải vì nỗi buồn trống rỗng hay cần phải có ly cà phê để đánh tan đi giấc ngủ trong khi làm tóc, làm móng cho khách" Chắc cả hai! Cứ mỗi buổi sáng trước khi đi làm chị đều phải vô tiệm ăn mua thức ăn, ly cà phê dùng cho một ngày. Tù ngày ly dị chồng đến giờ mấy năm nay chị đâm ra lười nấu nướng, mà có nấu cho một người ăn chỉ thêm dính nồi dính chảo, chẳng bõ công! Vả lại chị đi làm tới 9-10 giờ đêm mới về tới nhà, lái xe đường xa mệt mỏi, làm việc mệt nên chỉ muốn tắm rửa, nghe nhạc đi ngủ.

Cả tháng nay, không hiểu sao chị có một nỗi buồn vu vơ, trong lòng như thiếu vắng nhớ nhớ một cái gì ấy, làm cho chị cứ phải để tâm nghĩ tới! Hay là tại người ấy"
Như mọi buổi sáng bình thường, chị bước vô nhà hàng ăn quen thuộc để mua đồ ăn. Chị thấy một thanh niện, vóc dáng khỏe mạnh, diện mạo sáng sủa, tóc dài tới vai, quần áo luộm thuộm, mặt mũi lem luốc đang ngồi đọc sách phía ngoài cửa tiệm, bên cạnh dựng cây đàn guitar. Anh cúi đầu đọc sách một cách say mê, không hề ngó ai. Trước mặt anh có để một cái mũ, trong đó chị thấy có vài đồng bạc giấy và tiền cắc.Chị ra vô nhà hàng này nhiều lần, chưa từng thấy anh bao giờ, chắc có lẽ anh từ đâu tới mới "định cư" ở đây. Sau khi mua đồ ăn xong ra ngoài, chị cũng bỏ vào mũ anh 2 đồng. Tò mò chị liếc vào cuốn sách xem anh đang đọc gì, một cuốn truyện bằng tiếng anh.

Ngày qua ngày, tháng qua tháng. Có lần chị thấy anh đọc sách, có lần thấy anh chơi đàn. giọng ca anh rất hay trầm ấm. Anh hát những bài ca đều mang tâm trạng như người thất tình. Đặc biệt anh không chìa tay xin ai cả, ai muốn bố thí thì bỏ tiền vào nón, anh cũng chẳng ngửng đầu lên nói một lời cám ơn. Anh cũng không hút thuốc, cà phê hay ăn nói tục tằn, chửi thề như những người homeless khác Mỗi lần đi mua đồ, chị không bao giờ quên "tặng" anh dăm ba dồng.

Vào buổi sáng kia, chị không thấy anh ngồi đó nữa, không hiểu sao lòng chị như sợ hãi, đưa mắt ngó quanh quất tìm kiếm. Nhìn trong góc phía xa, chị thấy một thân hình đang nằm co quắp ngủ, túi ngủ chùm kín đầu, nhưng chị biết là anh, vì trong góc tường có dựng cây đàn, cạnh đó là cuốn sách toán học. Chị đi lạj gần, nhưng không dám nhìn lâu vì thấy hơi kỳ kỳ. Chị bỏ 5 đồng trên cuốn sách của anh và bỏ đi. Trên đường lái xe tới chỗ làm việc, chị cứ mải nghĩ về anh, tự đặt câu hỏi: không biết có phải anh bị bệnh hay vì lý do nào khác mà không thể dậy nổi, khi ấy trời đã sáng, mọi cửa tiệm dã mở cửa bán hàng. Lúc đi làm về chị lại lái xe tới cửa hàng, không thấy anh còn ở đó nửa, người chị nóng nhu lửa đốt, chị cuống cuồng hoang mang như mất người thân. Chị lái xe quanh khu vực buôn bán chẳng thấy hình bóng anh đâu, đầu óc chị rối bời, bất giác hai dòng lệ chẩy trên gò má, chị đưa tay gạt lệ mà trong lòng chẳng hiểu vì sao.


Sáng sớm mai chị ra sớm, cũng chẳng thấy hình bóng anh đâu. Chị phôn cho chủ tiệm, nói là hôm nay chị bận việc phải đi làm trễ. Thế rối chị lái xe quanh các khu vực buôn bán, chợ búa của người Việt hy vọng sẽ tìm đuợc anh, nhưng vẫn biệt vô âm tín. Người chị như thẫn thờ. Rồi cả mấy tháng trời trôi qua, ngày lại ngày mòn mỏi trông đợi, không nhìn thấy anh mỗi ngày chị như thấy nhớ nhớ, thiếu thiếu một cái gì đó, làm cho chị bồi hồi xao xuyến.

Trong khi chị đang dần dần mất niềm hy vọng, và từ từ lãng quên thì bất ngờ không biết ở đâu anh lại lù lù chui ra, đóng đô ngay nhà hàng cũ. Gặp lại anh, chị mừng rỡ khôn xiết và cũng chẳng cần e ngại giữ ý tứ gì nữa. Chị hỏi anh: "Sao lâu qúa không thấy anh ở đây nữa và bấy lâu nay anh đã đi đâu"" Gặp lại người thường cho tiền mình, anh cũng mừng, cho biết: "Tôi nằm bệnh viện hơn tháng nay. Ngày nọ tôi đang di trên đường thì ngã lăn ra ngất xỉu, nguời bên đường gọi 911 , xe cứu thương đưa tôi vào bệnh viện cấp cứu. Sau khi khỏi bệnh tôi gặp người bạn Mỹ homeless rủ đi thủ đô Washington chơi, thăm viếng thắng cảnh, ở đó một thời gian lạnh qúa nên lại về đây."

Càng nói chuyện với anh chàng này, chị càng thấy anh ăn nói rất có duyên và là người có trình độ học vấn cao. Chị bạo gan đề nghị để chị chở anh về nhà chị, cắt tóc, tắm rửa, thay quần áo. Lúc đầu anh ngần ngừ chẳng biết tính sao. Chị cũng không tiện thúc hối. Cuối cùng anh gật đầu.

Sau khi tắm rửa, cạo râu, cắt tóc, thay quần áo (của chồng cũ chị để lại) trông anh chàng cũng bảnh bao, đẹp trai ra phết. Ai nhìn vào không thể nào nhận ra anh chàng Homeless bệ rạc trước kia. Rồi chị cũng nhờ anh trông coi, chăm sóc nhà cửa trong khi chị đi làm. Anh không từ chối. Điều làm chị sung sướng nhất là anh có cuộc sống rất ngăn nắp, thứ tự, sạch sẽ. Anh còn biết nấu nướng đồ ăn, mỗi lần chị đi làm về thấy nhà cửa rất tươm tất, gọn gàng , lại có cơm canh sẵn sàng, lòng cảm thấy vui vui. Từ đó chị không còn đi mưa thức ăn ở ngoài nữa. Nhận thấy anh rất ham đọc sách, chị mua nhiều sách báo về nhà, bất cứ loại sách báo gì anh cũng đọc dù Việt hay Mỹ. Anh chỉ có cái tội là hay nói lảm nhảm một mình, nhiều lúc chị thấy anh ngồi thừ mặt suy tư như đưa hồn về cõi xa xăm nào đó, chị tới gần mà anh cũng không hay.

Để gần nơi làm việc và cũng để tránh sự dị nghị của bà con, bạn bè, chị dọn về thành phố núi, nơi có ít người Việt cư ngụ.

Sau này chị mới biết nguyên nhân nào đã đưa đẩy anh đi vào con đường homeless.

*

"Năm, 1975 cha mẹ anh gửi anh cho một người bà con đi vượt biên bằng đường thủy, lúc ấy anh mới 12 thuổi. Qua đến Mỹ, anh cố gắng học hành để khỏi phụ lòng cha mẹ. Anh ra trường Highschool với điểm cao, được chuyển thẳng lên Đại Học và chọn môn học về Quản trị Kinh doanh.

Có bằng cấp trong tay anh xin việc rất dễ dàng. Cứ 2 tháng một lần anh đều gởi thùng qùa về cho gia đình bán, để tiêu pha và trang trải nợ nần ngày anh ra đi. Cuộc sống của anh tưởng chừng không có gì thay đổi, nhưng một "biến cố" xẩy ra đã làm thay đổi số phận của anh: anh đã mê muội trên con đường tình ái.

Anh đã theo đuổi, yêu say đắm một người con gái làm cùng sở, cô ta mới vào làm việc được mấy tháng nay. Cô gái có một nét đẹp thùy mị, xinh xắn, dễ thương. Anh đã bị hớp hồn ngay ngày đầu tiên khi cô ta mới tới làm việc. Điều măy mắn đến với anh có được dịp làm quen với người con gái, là anh đã được ông chủ đề nghi anh giúp đỡ, chỉ dẫn cho cô những vấn đề gì cô không hiểu trong công việc, vì cô là nhân viên mới. Dần dà anh đã yêu cô ta lúc nào không hay. Anh đã đêm nhớ ngày mong. Nhớ những ngày lễ lớn trong năm, ngày sinh nhật của nàng, ngay cả ngày lễ tết cổ truyền dân tộc Việt Nam để anh có dịp tặng hoa, tặng qùa rủ người đẹp đi chơi.

 Nhân dịp ngày lễ cuối năm, sở có tổ chức Party cho tất cả nhân viên vui chơi, anh đã bạo dạn tỏ lời cầu hôn cùng nàng nhưng đã bị từ chối khéo, chỉ coi anh là bạn. Sau này anh mới biết là nàng đã có bạn trai làm cùng sở nhưng khác phòng và họ sắp làm đám cưới, điều này trong sở ai cũng đều biết chỉ riêng anh thì không.
Qúa tuyệt vọng, chán chường, trong một giây phút thiếu suy nghĩ, anh đã làm một quyềt định điên rồ: uống thuốc tự vận. Vì uống thuốc qúa liều nên anh đã bất tỉnh. May nhờ có người bạn cùng sở tới nhà chơi đã phát giác kịp thời đưa anh đi bệnh viện làm CPR hồi sinh, rửa ruột. Anh đã được cứu thoát kịp thời, giữ được mạng sống, nhưng đầu óc lại có vấn đề. Kể từ ngày đó anh không còn hoạt bát, lanh lợi như xưa. Công việc lại có phần trễ nải, hết phạm lỗi lầm này đến lỗi lầm khác, cuối cùng anh bị cho nghỉ việc.

Ở nhà buồn chán, nghĩ vẩn nghĩ vơ, bạn bè không ai thăm hỏi, lui tới. Anh đi lang thang ngoài đường, sáng đi tối về, dần dà 1-2 ngày mới về nhà một lần, 1 tuần về một lần; sau cùng anh không còn thiết tha gì đến nhà cửa nữa. Anh đã thực sự gia nhập đội ngũ "Cái Bang"

*

Nhờ công việc làm tóc, nails chị Thu quen rất nhiều người thuộc đủ mọi giới, mọi ngành nghề trong xã hội. Trong lúc làm việc cho khách, chuyện trò qua lại, chị có đề cập dến trường hợp muốn cứu giúp một người đang mắc bệnh tâm thần. Không ngờ lời yêu cầu của chị được mọi người sốt sắng sẵn sàng giúp đỡ, trong số đó có 2 vị: một là Bác Sĩ trị về bệnh tâm thần và vị kia là khoa trưởng Dược Khoa. Họ đã tới nhà thăm hỏi, khám bệnh và cho thuốc.

Nhờ uống thuốc và tập thể dục đều đặn anh Homeless của chị đần dần khá hơn rất nhiều. Trước kia anh như người sống trong mộng, hồn vía để đâu đâu, sống bên cạnh chị mà coi chị như "chiếc bóng bên đường" không bao giờ quan tâm hay hỏi thăm đến một câu. Bây giờ anh đã khác hẳn, sống thực tế nhiều hơn. Anh dã biết khen chị hôm nay mặc bộ quần áo đẹp, bữa khác có mái tóc đẹp. Chị đi làm về cũng hỏi được vài câu: có mệt không" Có đông khách không" Có chuyện gì vui buồn không" Nhất là anh dã biết nhìn thẳng vào mắt chị mỗi khi nói chuyện. Chị nghĩ: Anh đã "sống" lại rồi!

Thấy tâm trí của anh tạm ổn định, chị liền đưa anh đi làm lại toàn bộ giấy tờ mà anh đã làm mất hay đã bị anh chàng Cái Bang nào móc túi. Một điều may mắn là anh còn nhớ lại được số An Sinh Xã Hội nên việc làm lại giấy tờ cũng không khó khăn gì bao nhiêu, chỉ thời gian hơi lâu mà thôi.

Để đánh dấu ngày anh được coi như lành bệnh (theo nhận định của Bác sỹ) chị đã tổ chức ngày sinh nhật cho anh. Chị đã mời tất cả những khách hàng đã từng giúp đỡ hay khuyến khích chị trong việc chữa trị cho anh. Họ tất cả rất hân hoan đến tham dự. Trong bữa tiệc một người đã đưa ra một offer: Hiện trong xưởng của chồng bà ta đang thiếu một nhân viên làm kế toán tài chánh, vì người làm cũ xin nghỉ dọn đi Tiểu Bang khác. Bà có ý muốn anh làm công việc này. Nhìn anh, chị hồi hộp, lo sợ không biết anh có làm nổi không" Không biết anh sẽ trả lời ra sao đây" Thật không ngờ anh trả lời rất trôi chẩy, lại còn pha trò làm mọi đều cười ồ. Chị thở phào nhẹ nhõm.

Thế là anh có việc làm. Những ngày đầu tiên anh đi làm chị lo lắng hết sức, không hiểu sẽ có chuyện gì xẩy ra cho anh không". Hỏi anh, anh chỉ mỉm cười. Mấy tháng sau bà khách offer job có dịp gặp lại chị và báo một tin mừng: "Chồng bà khen anh làm việc đắc lực, rất giỏi. Không chừng nay mai sẽ cất nhắc anh lên làm chỗ cao hơn" Nghe thế, chị khấp khời mừng thầm.

Cũng ngày hôm đó anh đã chính thức nghỏ lời cầu hôn, đeo nhẫn cưới vào tay chị, cái ngày mà chi hằng mong mỏi từng giây từng phút .Cái ngày mà...

-Em đang suy nghĩ gì vậy"

Câu hỏi đã kéo chị trở về với thực tại. Anh Homeless và các con đã đứng sau lưng chị hồi nào mà chị không hay. Chị ngước mắt nhìn chồng, nhìn con mỉm cười sung sướng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,170,398
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2019. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Đây là bài viết cho năm mới của ông.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới là truyện kể cuối năm dễ làm mềm lòng người.
Tác giả lần đầu đến với Việt Báo Viết Về Nước Mỹ, bài và hình ảnh do thân hữu chuyển đến bằng eMail. Mong Huyen Lam sẽ bổ túc địa chỉ liên lạc và tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. Bài đăng 2 kỳ
Đêm Giáng Sinh, mời đọc bài kể về thùng quà đặc biệt nhận từ bưu điện Mỹ. Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Giáng Sinh.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông chụp hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện "Bắc Kỳ". Bài và hình ảnh mới nhất là chuyện tác giả đi làm tình nguyện viên tại Trung Tâm Cứu Trợ nạn nhân của đám cháy Thomas vừa được thành lập tại Los Angeles.
Tác giả là một cựu du học sinh Nhựt Bổn, từng nhập Nhựt tịch, và có tên Nhựt là Yasushi Takasaki. Trước 30 Tháng Tư 1975, ông là chuyên viên Văn phòng Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia VNCH, hiện cùng gia đình tái định cư tại Vancouver, Canada, từng làm Telemarketer của 2 hãng điện thoại Mỹ. Năm 2012, ông góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên, Thiên Đàng Còn Xa. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến