Hôm nay,  

Kiếp Không Nhà

07/03/200800:00:00(Xem: 174336)

Người viết: Nguyên Phương

Bài số 2242 -1620-19-vb6070308

*

Tác giả vượt biển, định cư tại Mỹ từ 1982, hiện cư trú tại miền Đông và làm việc trong một cơ quan chính phủ. Với bài viết "Lời Cám Ơn của Mẹ Tôi", Nguyên Phương đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2007. Bài viết mới của Nguyên Phương lần này là một chuyện tình.

*

Tôi không nhớ rõ từ khi nào, nhưng có lẽ từ những ngày bắt đẩu mùa thu, trời trở lạnh, trên đường đến sở tôi bỗng để ý đến chiếc ghế ngồi chờ xe bus, có một người đàn bà tôi nghĩ chắc là to lớn lắm, bà ta ngồi trên ghế quấn một cái chăn thật to, cả bà ta và cái chăn có lẽ chiếm đến 1/3 cái ghế dài đó, bên canh lăn lóc một cái walker. Hôm nay vừa lạnh lại vừa mưa, bà ta vẫn ngồi đó tay cầm thêm cái dù nhưng chắc không thể nào che nổi thân hình to lớn của bà. Một vài ngày đầu khi tôi chợt nhìn thấy bà tôi đã không để ý vì nghĩ rằng bà ta chờ đón xe để đi làm nhưng ngày nào cũng thấy hình như bà ngủ ngồi trên chiếc ghế, tôi hơi có một chút bâng khuâng khi nghĩ rằng có lẽ baÀ ta không có nhà, là những người homeless.

Trí óc tôi bỗng quay về quá khứ nghĩ đến chuyện của vài người tôi đã gặp họ khi họ đang lâm vào tình trạng không nhà.

Hôm đó một buổi sáng như thường lệ, tôi là người đầu tiên đến mở cửa văn phòng, thấy một người lạ ngồi gục đầu trước cửa, tôi thấy rờn rợn người không biết họ còn sống hay đã chết. Vội vã tôi đi tìm người giữ an ninh cho building, tôi và ông ta cùng nhau trở lại, ông ta lay người lạ dậy, thì ra một chàng thanh niên khỏang độ 30 tuổi, hắn ngẩng mặt lên, cặp mắt đỏ ngâu không biết vì thiếu ngủ hay vì say rượu. ông gác dan hỏi "tại sao anh ngồi ở đây"" bằng một giọng lè nhè ngái ngủ hắn trả lời "tôi tìm bà Ngọc", tôi không muốn để hắn vào văn phòng vì lúc đó mới chỉ có một mình tôi nhưng ông gác dan đồng ý cho hắn vào ngồi đợi bà Ngọc đến.

Tôi ngồi làm việc mà tim nhẩy loto, chỉ mong có một người khách nào vào cùng ngồi với tôi, được một lát cô Tuyết đến nhưng nhìn thấy hắn, cô cũng lấm lét ra về hẹn ngày hôm sau sẽ trở lại.

Hắn nằm ngủ cuộn mình trên chiếc love seat, tôi không muốn làm việc nứa, nói với hắn tôi có việc cần đi, nên mời hắn ra ngòai ngồi chờ, hắn đứng dậy uể ỏai bước đi. Tôi đành ra xe lái một vòng quanh quẩn chờ bà Ngọc đến mới giám vào.

Khi bà Ngọc đến thì hắn đã bỏ đi. Tôi tả hình dạng cho bà nghe, bà nhận ra đó là một thanh niên vô gia cư, thường đến kiếm bà mượn tiền, hoặc đôi khi xin thức ăn.

Bà Ngọc kể lại hắn là con một gia đình danh giá, nhưng vì làm biếng học, chơi bời hút sách bị cha mẹ đuổi ra khỏi nhà, hắn lang thang, khắp nơi, đến những nhà người quen với cha mẹ hắn nhờ giúp đỡ, nhưng hắn nghiện ngập nên bao nhiêu tiền nhận được hắn tiêu xài hết cho cần sa, rồi ngày tháng qua bà Ngọc cũng không biết hắn làm sao sống được nhưng vì lòng nhân hậu nên thỉnh thỏang bà cũng giúp hắn đôi chút, bà nói

- cô đừng sợ hắn, hắn hiền khô, bây giờ đã cai thúốc nhưng không có nghề nghịệp gì nên đã trở thành homeless

- Hắn có được ở trong shelter không mà sáng nay em thấy hắn đến đây ngủ vùi như người thiếu ngủ kinh niên.

- Hắn có xin nhưng shelter chỉ là chỗ họ cho ở tạm thời không phải muốn ở bao lâu cũng dược, họ sẽ chuyển đi nhiều chỗ và hắn đã không đi theo nên hiện thời hắn không có chỗ ở..

Bà Ngọc tiếp tục kể cho tôi nghe chuyện đời tư của hắn

- Từ con trai út của một gia đình có tiếng tăm, nhưng cha mẹ không chịu được khi hắn hut cần sa, sau nhiều lần khuyên nhủ, và sau nhiều lần hắn đã ăn cắp tiền của cha mẹ để chi tiêu cha mẹ hắn đành đuổi hắn ra khỏi nhà. Lang thang vất vưởng, đã có lần hắn phải vào trung tâm cai thuốc, sau khi ra khỏi trung tâm chứng nào tật nấy, hắn lại bị trở lại lần thứ hai, và lần này thì hắn bỏ được hút sách. Một lần chị gặp hắn ngồi xin ăn ở một trung tâm Việt Nam, hắn nhận ra chị, nhưng không một chút xấu hổ, hình như hắn không còn lương tri nữa, hắn đến xin tiền chị, chị cũng ráng giúp đỡ hắn chút đỉnh. Thế rồi hắn biết chị làm việc trong văn phòng này nên thỉnh thỏang hắn vẫn đến đây. Đôi khi con người thật của hắn thức tỉnh, hắn tỏ ra ăn năn hối cải muốn xin việc làm, nhưng vì bản tính lười biếng, tấm thân bệ rạc nên không chỗ nào muớn hắn lâu cả.

Hắn ra vào shelter như cơm bữa, nhưng cô biết không" ở shelter chỉ là nơi để ngủ thôi, sáng họ cho một bữa ăn sáng rồi phải ra khỏi trung tâm và khăn gói lên đường đi tìm việc, chiều tối mới được trở lại để ăn bữa tối và ngủ, nghe hắn kể có những hôm bị nằm ngay cạnh nhà cầu thì không sao ngủ được, vì người người ra vào và tiếng giựt nước chấy làm phá giấc ngủ, trong căn phòng rộng lớn họ chia ra từng phần một cho mỗi gia đinh ở một khỏang rộng tùy theo nhân số trong gia đình.

Câu chuyện cắt ngang vì có khách đến tôi phải ra làm việc,

Từ hôm đó lâu lâu hắn lại lừng khừng đến ngồi "ám quẻ" vì thấy hắn bẩn thỉu đầu cạo trọc nên ai cũng sợ và tôi rất phiền, nhưng ông gác dan dặn dò nếu có chuyện gì cứ gọi ông sẽ vào liền.

Sau vài lần như vậy hắn lân la truyện trò cùng tôi, Một ngày hắn mang đến vài bịch thật to nói với tôi là cho hắn gửi ở đó. Tôi không giám nhận chờ chị Ngọc tới vì chị là bạn thân của bà giám đốc, chị sẽ nói giùm. Hắn nói đó là bịch quần áo của hắn, tôi sợ có sung đạn gì trong đó, khi chị Ngọc đến chị cũng ngán, cuối cùng chị gọi ông gác dan, ông đem hết bỏ vào trong kho, chờ hắn đến lãnh về.

Có khi hắn mang cá về nướng nhờ trong oven của phòng chúng tôi, bà giám đốc thấy bèn nói nhẹ yêu cầu hắn không được xử dụng cái văn phòng của bà như nhà của hắn được...

Chỉ vì tật lười biếng, vì sự lôi kéo của bạn bè xấu mà hắn phải kéo lê một kiếp sống không nhà, lang thang vất vưởng, hắn đã tự chọn con đường cho hắn đi. Tiếc thay nếu hắn chịu khó nghe lời dậy bảo của đấng sinh thành thì cuộc đời hắn chắc chắn không phải như thế.

*

Vào một buổi chiều mùa đông, ngòai trời đang u ám. Loan đến nhờ tôi xem hộ một số giấy tờ Loan cần điền để xin tiền bệnh cho chồng nàng tôi ngạc nhiên khi giấy chứng nhận bệnh lý lại là của một bác sĩ chữa bệnh ngòai da, Loan giải thích:

- Vâng đó là điều hơi lạ nhưng nguyên nhân gây ra bệnh chính là vì mụn nhọt, mụn nổi đầy người chồng em đã làm bác sĩ chuyên khoa về da cũng không thể nào trị được và qua nhiều thử nghiệm ông đã kết luận là những mụn này do stress mà ra, và anh không còn khả năng làm việc nữa.

Tôi lắc đầu không hiểu

- Vì lý do đó bác sĩ đã ký giấy chứng nhận cho anh để đi xin tiền bệnh

Tôi chưa bao giờ biết rằng sự suy nghĩ, thất vọng đã đưa con người đến bệnh họan từ thể chất đến tinh thần.

Khi hỏi đến địa chỉ nhà, Loan ngâp ngừng

- Chúng em không có địa chỉ, không có nhà.

Tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Bằng một giọng trầm buồn, Loan nói

- Chúng em ở trong shelter. Câu chuyện khá dài nếu chị có thì giờ em xin kể để chị nghe.

Em được chồng em bảo lãnh từ Việt Nam qua hơn một năm, mặc dù anh Vũ đi làm khá tiền nhưng em vẫn muốn đi học về ngành y tá để có thể có cơ hội đi làm, để có thể tiếp xúc với thế giới bên ngòai, một thế giới ở ngòai cái thiên đường, cái tổ ấm của chúng em. Chúng em mua được một căn nhà khá lớn cho một gia đình chỉ có hai vợ chồng, một chiếc xe Lexus để anh Vũ đi làm, một chiếc Camry để em đi học. chúng em xây mộng, vẽ vời một tương lai thật đẹp khi gia đình thêm tiếng cười của trẻ thơ. Chúng em sắm những bộ ghế khảm xà cừ thật đắt tiền cho xứng với căn nhà mới mua. Dàn nhạc thật lớn âm thanh nổi, TV với màn hình thật to. Thêm một chiếc giường Hồng Kông&. Nói chung là chúng em sắm tòan đồ đắt tiền, quần áo em đầy trong closet, nữ trang của em không đếm nổi&.

Thật ra thì lương anh Vũ không đủ cho sư tiêu xài như vậy, nhưng xứ Mỹ là một xứ tự do, tất cả chỉ để phụng sự cho sự ham muốn của con người, mà sự ham muốn thì không bao giờ ngừng. Em nhớ ngày còn ở Việt Nam em chỉ có một mơ ước là được đi Mỹ để sống gần chồng, và để được hưởng bầu không khí tự do, chỉ cần một cuộc sống thanh đạm nơi đó với em đã là thiên đường rồi.

Nhưng khi qua đến nơi những đòi hỏi, những ham muốn đến với chúng em lúc nào không hay, ngân hàng luôn luôn chờ đợi để cho những người có credit tốt vay mượn, mượn nợ càng nhiều, điểm credit càng cao. Mua được căn nhà xong thì bao nhiêu nhu cầu khác theo nhau kéo đến. Không cần phải có sẵn tiền mới sắm sửa đươc, chỉ cần có một số tiền để down payment, là có thể mua được nhà lớn với builder danh tiếng, chỉ cần vài tiếng đồng hồ điền vào một lô giấy tờ là mang ngay được một chiếc xe mới tình về nhà. Nhưng sau đó thì cứ è cổ ra mỗi tháng mà trả nợ, xe mình chạy nhưng cũng chưa phải là của mình, title còn ở tận đâu đâu cho tới khi mình trả hết nợ cả vốn lẫn lời. Nhà cũng vậy, chúng em đi đâu cũng hãnh diện vì căn nhà, mỗi khi em nói đến căn nhà em phải kèm theo tên của builder nó mới sang. Thú thật với chị thời đó em mê man với những nhu cầu vật chất, em thấy nghề nail kiếm nhiều tiền, em bỏ học theo học làm nail cho mau kiếm thêm tiền, nhưng rồi đang học dở dang...

Giọng Loan bắt đầu nghẹn ngào, tôi lấy giấy Kleenex đưa cho nàng và lặng yên chờ nghe nàng kể tiếp

-  Rồi, hãng anh Vũ sa thải bớt nhân viên, chúng em bắt đầu nao núng lo sợ, nhưng vẫn hy vọng tình thế còn có thể cứu vãn, may ra thì anh Vũ cũng không đến nỗi mất viếc. Em lo quýnh và đi chùa cầu xin, nghe chùa nào linh thiêng em cũng đến để van xin cho nhà em giứ được việc làm. Em ăn chay và nguyện sẽ ăn chay một tháng nếu anh Vũ giữ được việc. Em tìm đến cửa chùa chỉ để cầu nguyện, nhưng cửa Phật đâu có phải là nơi đến để van nài cầu lợi nên rồi cũng đến lượt anh Vũ bị sa thải. Thảm cảnh đến với chúng em, bán dần đồ đạc, nữ trang cũng chỉ đủ trả tiền nợ trong vài tháng, rồi chúng em phải khai bankruptcy những thứ có giá trị đều bị nhà băng đến xiết nợ và cuối cùng đến cái nhà. Lúc này chúng em mới thấy các cụ nói là đúng "cửa nhà là nghiệp báo". Chúng em ra khỏi nhà với bàn tay trắng, về tá túc tạm nhà ông bố chồng, ông cụ rất hiền, em tạm thời vào một tiệm nail xin một chân quét dọn, phụ giúp gội đầu, rửa mòng tay...  Những việc lặt vặt trong khi em chưa có bằng cấp. nhưng không đủ vào đâu cả. Tiền em góp tạm cũng chỉ đủ để mua thức ăn, anh chị em nhà chồng nhìn chúng em với một con mắt khinh rẻ, lời ra tiếng vào làm chúng em không chịu nổi đành đưa nhau đi vào shelter, lúc này em lại có thai, cái thai hành em không đi làm được. Anh Vũ vác đơn đi xin việc mãi cũng không được, tiền thất nghiệp đã hết. chúng em vô cùng lúng túng. Anh Vũ thất vọng, tự nhiên nổi mụn khắp người, nơi bệnh viện công họ không tìm ra bệnh nên đã chuyển anh sang bác sĩ về da. Tuần trước ông bác sĩ chứng nhận cho anh Vũ không còn khả năng làm việc, trí nhớ anh giảm bớt anh luôn luôn bẳn gắt, không tập trung vào được một việc gì.

Thật là một hòan cảnh bi đát nhìn Loan, tôi thây thương nàng vô cùng, hoàn cảnh như thế lại thêm cái thai. Trời đã tối, Loan đứng lên chào tôi và ra về.

Bẵng đi vài tháng không thấy Loan trở lại tôi cũng quên đi câu truyện thương tâm của nàng. Bỗng một buổi chiều Loan đến, chiếc áo rộng thùng thình che dấu cái bụng đã to, Loan đi đứng có vẻ nặng nề lại chào tôi nét mặt buồn buồn.

- Chị ơi chúng em đã xin được tiền bệnh cho anh Vũ, và em có bầu nên cũng xin được tiền trợ cấp và Medicaid. Hòan cảnh chúng em vẫn không có gì khá hơn, tuy bệnh hơi có chút thuyên giảm nhưng anh Vũ vẫn chưa tìm được việc làm, cho dù xin một chân đứng bán hàng, em chưa bao giờ nghĩ tới có ngày như ngày nay. Chúng em đang nộp đơn xin nhà, đành phải hoàn tòan nhờ vào chính phủ trong hòan cảnh ngặt nghèo này. Trong những ngày tháng lang thang này em mới nhận chân được lời dậy của các cụ ngày xưa "tích côc phòng cơ tĩch y phòng hàn" hay thấm thía được cái nghĩa vô thường của đạo Phật, không có gì tồn tại mãi với thời gian. Chỉ tại chúng em quá phung phí tiền bạc cho những xa hoa phù phiếm.

Tôi lặng yên nghe Loan than thở, còn lời nào để an ủi được nàng, nỗi bất hạnh đang bao vây cái gia đình bé nhỏ của nàng.

- Chị ơi, tuy nhiên thì chúng em cũng cám ơn chính phủ Mỹ, họ rất tốt và lo lắng đầy đủ cho những người sa vào tình trạng như chúng em. Những trợ cấp cũng tạm cho chúng em sống qua ngày, chúng em đang chờ đợi đến lượt để được chính phụ trợ giúp tiền nhà.... .

Ít lâu sau tôi gặp vợ chồng Loan đẩy xe cho con trong một gian hàng bán đồ chơi , Loan tươi vui hơn xưa, hòan cảnh đã đổi thay, Vũ đã khỏi bệnh và đã tìm được việc làm, căn nhà chính phủ cho đã trả lại cho sở housing, vì luơng của Vũ và Loan đã vượt quá tiêu chuẩn cho sự trợ giúp. Loan ở nhà trông con, chỉ làm việc cuối tuần. Hai vợ chồng bây giờ tiêu xài rất tần tiện. Một bài học nhớ đời cho vợ chồng Loan, chỉ tiêu xài những gì trong khả năng mình có.

*

William là một công nhân viên chính phủ trong ngành xây cất, anh ta có vợ con và nhà cửa đàng hòang, anh ta tưởng cuộc sống cứ thế trôi trong sự an bình, nhưng một tai nạn xe hơi xẩy đến, cột xương sống bị thương anh không thể đi làm được, anh ta được bác sĩ cho phép nghỉ vài tháng và sau đó thì trở lại đi làm được với những công việc thật nhẹ. Anh đã ngẩn người ra khi supervisor từ chối cho anh trở lại làm việc với lời kết luận " không có việc nhẹ ở nơi đây" và anh bắt buộc phải xin nghỉ không lương khi những ngày phép của anh và của đồng nghiệp tặng đã hết.

Anh đã không được lãnh tiền trợ cấp thất nghiệp, vì bệnh họan anh ta không xin được những việc lao động. Bản tính lười biếng khi xưa anh ta đã không học hành nên không thể vào làm những công việc trong văn phòng. Khi lâm vào hòan cảnh túng quẩn, vợ chồng anh phải vào shelter trú ngụ sau vài tháng không trả nổi tiền mortgage, căn nhà bị nhà băng lấy lại.

Nơi đây vợ anh không chịu được cảnh chỉ được trú ngụ ở shelter vào ban đêm, sáng phải khăn gói đi xin việc. Vợ anh ta đã bỏ anh ta đi tiểu bang khác. Một mình anh ta lang thang trong shelter, và cuối cùng anh xin được một căn nhà của chính phủ để ở.

*

Qua những mảnh đời, những tâm sự của những người phải trú ngụ nơi shelter, hòan cảnh nào cũng có thể xẩy ra. Những tình huống đau khổ này không phải chỉ xẩy ra cho dân tỵ nạn, mà xẩy ra cho ngay cả những người Mỹ bản xứ. Nơi đây không phải "cái nhà là nhà của ta", nhà chỉ của ta khi ta trả hêt một số tiền cho nhà băng, số tiền mà cả vốn lấn lời đã gấp vài lần tiền mượn nơ. Khi ta sống hòan tòan trên sự vay muợn nhà băng thì những bất trắc có thể xầy đến bất cứ lúc nào và khi đó thì của thiên lại... trả địa.

Ý kiến bạn đọc
27/05/201900:38:27
Khách
cố gắng tạo phước, bố thí cúng dường nhiều hơn mình tiêu xài thì phước báu mới bền
tất cả những gì mình đang xài , đang có đều do phước báu mình tạo từ vô lượng kiếp mới có , cứ ăn xài phung phí thì phước hết thì hoạ sẽ đến ngay
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,396,218
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến