Hôm nay,  

"Cỡi Ngựa Xem Hoa" Trên Đất Mỹ

15/02/200800:00:00(Xem: 136241)

Ảnh trái: Washington DC.: .Xe hàng rong của 1  gốc Việt.  Ảnh phải: NewYork: trước trụ sở LHQ, khoá kỹ xe đạp.

Tác giả: Chương Nguyễn

Bài số 2223-2015-788vb6150208

(Bài Viết Về Nước Mỹ năm 2007)

*

Bài viết thứ 347 và là bài cuối của năm 2007 là một bút ký du lịch Mỹ. Tác giả Chương Nguyễn đang sống tại Việt Nam, vào Mỹ theo diện du lịch và đã có dịp “cỡi ngựa xem hoa” từ bờ tây sang bờ đông. Trong thời gian lưu lại Garden Grove,biết trong năm có cuộc thi Viết Về Nước Mỹ, ông đã cố viết kịp bài du ký đặc biệt sau đây để gửi kịp hạn chót gửi bài là 31/12/07.

Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ hiện vẫn tiếp tục sang năm thứ 9, và bài viết dành cho năm 2008 sẽ bt đầu phổ biến từ ngày mai. Kính mời cùng viết và cùng đọc.

*

Cuộc hành trình của tôi từ Việt Nam vào du lịch đất Mỹ - cũng như bao người khác- bắt đầu bằng một cuộc phỏng vấn tại sứ quán Hoa Kỳ.

100USD là giá phải trả cho cuộc phỏng vấn để được chấp nhận hay từ chối vào Hoa Kỳ theo diện "không di dân". Con số này trước sự kiện 11/9 (khủng bố đánh sập WTC ở New York) là $45USD. Nếu được chấp nhận thì đóng thêm 30USD cho lệ phí cấp visa. Lý do tăng được Mỹ giải thích: chi phí an ninh tăng! Chi phí này bao gồm cả lệ phí cấp visa. Nghe qua thấy rất là hợp lý và tiện lợi (không phải đóng 2 lần). Nhưng không, Mỹ rất thực dụng vààkhôn! Này nhé, trước đây nếu bị từ chối, người đi phỏng vấn chỉ mất 45; nay thì mất đúng 100. Còn nếu đi được thì quá mừng mà đã mừng thì tốn bao nhiêu cũng không quan trọng. Khôn là vậy!

Phỏng vấn là có kẻ hỏi người trả lời. Hỏi là viên chức Mỹ, trả lời là người xin đi. Hỏi và trả lời đều chỉ xoay quanh một vấn đề: chứng minh được người xin sẽ quay lại cố quốc của mình sau khi lưu trú tại Mỹ, nên không có  một công thức nào, một đáp án nào là chắc chắn cả!

Kinh nghiệm của nhiều người đi trước cho thấy; Thành thật là yếu tố tốt nhất để được chấp nhận đi Mỹ. Tôi tỏ ra thành thật và thế là được đi Mỹ!

Ngày đầu tiên đến Mỹ, xuống phi trường LAX (tên gọi tắt của phi trường Los Angeles). Ấn tượng đầu tiên là các dịch vụ phi trường quá tốt! Các nhân viên hướng dẫn khách tận tình (họ chia theo nhóm ngôn ngữ) đến tận khu vực hải quan sân bay để làm thủ tục. Nhóm của tôi được sắp xếp theo một nhân viên gốc Mễ. Ông ta dẫn đi qua nhiều hành lang hẹp mà nhìn đâu cũng thấy vôi vữa, sắt thép bừa bãi, ngổn ngang. Tôi  hơi giật mình: Đi đâu vậy" Lạc đường hay lầm lẫn" Vốn tiếng Anh lõm bõm của tôi được sử dụng ngay tức khắc với ông ta" Hóa ra phi trường đang sửa chữa một phần nên "sorry everybody". Hú hồn! Dân Mễ vốn nổi tiếng là đi chui, đi lậu nên tôi phải cảnh giác thôi! Gì chứ sửa chữa hạ tầng thì LAX giống VN ở khoản này! Ấn tượng đầu tiên trên được đổi bằng một ấn tượng ngược lại!

Khoa học và rõ ràng dễ hiểu là 2 nhận xét tiếp theo của tôi khi vào khu vực hải quan Mỹ. Chỉ cần hiểu tiếng Anh lõm bõm như tôi và đừng... mù là có thể tự mình làm các thủ tục tại đây.

"Get line" (xếp hàng- từ mới học của tôi) là hình ảnh phổ biến nhất tại Mỹ. Đi đâu cũng thấy dân Mỹ get line: Ăn uống, mua sắm, thậm chí cả đi vệ sinh! Không chen lấn, không xếp cục gạch dành chỗ như ở VN; Họ get line trong im lặng, với sự bình thản và kiên nhẫn lạ thường. Nghe nói dịp Thanks Giving vừa qua, trong ngày "thứ Sáu đen", người ta đã get line suốt đêm chỉ để được mua một số hàng tiêu dùng giảm giá tại Fry's Electronic, mà line người ta đã rồng rắn hàng mấy trăm mét, kín cả bãi đậu xe của cửa hàng này!

Làm thủ tục hải quan Mỹ cũng thế, nên tôi có dịp ngắm nhìn "toàn cảnh" các quầy làm thủ tục. Viên chức hải quan tại LAX là hình ảnh của một Hoa Kỳ "hiệp chủng quốc" thu nhỏ! Đủ các sắc dân, cứ nhìn vào nước da và bảng tên là rõ ngay. Họ nói nhanh nhưng rõ chữ. Nếu có người không hiểu thì họ cho gọi ngay 1 người khác có cùng ngôn ngữ của du khách để phiên dịch. Họ làm việc nhanh chóng dứt khoát nên những hàng người rồng rắn chẳng mấy chốc đã được giải tỏa mà nụ cười thân thiện vẫn luôn hiện trên môi của họ.

Về trú tại nhà người thân gần khu vực Bolsa. Nơi có nhiều người Việt sinh sống, có ngôi chợ Phước Lộc Thọ nổi tiếng, và được xem là một Tiểu Sài Gòn trên đất Mỹ (Little Saigon). Được biết nơi đây, vào dịp cuối tuần, có rất nhiều người Việt từ khắp nơi trên đất Mỹ đến để tham quan, mua sắm hay đơn giản chỉ để ăn được món ăn Việt mà nơi họ sống không hề có. Điều này đã tạo nên một khung cảnh "toàn Việt" cho khu vực này. Gọi là "Tiểu Sài Gòn" cũng phải; Ở VN, tôi nghe có những người Việt "sống tại Mỹ" mấy chục năm rồi mà "bói nữa chữ" tiếng Anh cũng không ra, tưởng là xạo, nhưng đến đây mới thấy là đúng. Đi chợ, mua sắm, àtất tần tật đều bằng tiếng Việt; làm việc thì làm cho hãng người Việt, biết tiếng Anh làm chi cho ànặng đầu!

Các sinh hoạt của cộng đồng người Việt tại đây rất nhộn nhịp và sôi động. Có khoảng 30 tờ báo các loại (nhật báo, tuần báo, nguyệt san, tạp chíà) và trên một chục đài truyền thanh, truyền hình sử dụng tiếng Việt để thông tin về mọi lãnh vực đến cộng đồng. Ngoài chợ Phước Lộc Thọ, còn có nhiều chợ Việt khác như: Sàigòn, Đà lạt, Mỹ Thuận, ABC, Người Việt, Thuận Phát, Garden Groveàbán đủ các loại mặt hàng để phục vụ đời sống cộng đồng người Việt, không thiếu một món gì! Các cửa hiệu, văn phòng, dịch vụ cũng góp mặt và tập trung tại đây khá đông và đều do người Việt đảm trách cả. Được biết, tại tiểu bang Cali  này có khoảng 500,000 người Việt thì khu vực này đã qui tụ được hơn 300,000 người về sống tại đây. Nói tiếng Anh khi giao dịch ở đây mới là chuyện lạ!

Ở chợ Phước Lộc Thọ, tôi đặc biệt chú ý đến "tượng" một nhà sư. Nghe nói đâykhông phải là tượng mà là một nhà sư thật, theo hệ phái khất thực của Phật giáo. "Tượng" được "dựng" ngay chính môn vào chợ. Đến gần quan sát, tôi cũng không phân biệt được cái lời mình nghe và cái sự mình thấy đâu là sự thật. Chỉ đến khi có một nữ du khách đến bỏ tiền vào bình bát, mới thấy "tượng" khẽ gật đầu cảm ơn. Vậy lời nghe là đúng, sự thấy là sai. Nhà sư này- theo lời kể- là một người Mỹ trắng, đã xuất hiện tại đây khoảng ít tuần nay. Ông đứng bất động như thế suốt ngày ngoài trời thì quả là một hình ảnh thú vị cho những ai đến khu Tiểu Sài Gòn trong dịp này.

Đường phố Mỹ-nơi tôi có dịp đi qua- đều sạch sẽ, gọn gàng là điều tôi đã biết; nhiều xe hơi cũng là điều mà tôi đã hay khi còn ở Việt Nam. Nhưng giao thông mới làm tôi ngạc nhiên!

Không ngạc nhiên sao được khi không hề thấy bóng dáng một cảnh sát giao thông nào, nhưng người lái xe vẫn  quá tự giác và tự nhiên như ăn cơm phải có đũa, uống nước phải có ly vậy! Sự tôn trọng luật lệ của họ thật đáng khâm phục, dù tôi biết rằng để có sự tự giác ấy phần lớn là do tôn trọng luật lệ của họ thật đáng khâm phục, dù tôi biết rằng để có được sự tự giác ấy phần lớn là do qui định xử phạt rất nghiêm của chính quyền sở tại (người thân tôi đã từng nhận 1 ticket phạt giá 350 USD vì tội chạy nhanh quá tốc độ qui định và phải học 8 tiếng tại một nơi do sở lộ vận (DMV) tổ chức giảng dạy). Bảng hiệu, lằn ranh đều được vạch kẻ rất khoa học, rõ ràng và dễ hiểu. Ai đó bảo: lái xe ở Cali rất dễ có lẽ không sai! Tôi quá ngạc nhiên khi chứng kiến: cứ thấy người đi bộ - dù bất kỳ đâu- lái xe thắng ngay lại, chờ họ qua mới tiếp tục chạy. Đặc biệt là nơi có trường học. Những nơi này đều có dòng chữ sơn màu vàng trên đường: XING SHOOL (hoặc XING PED- pedestrian). Tôi tra mãi tự điển mà chả thấy XING  là cái gì! Hỏi mới biết, dân Mỹ thích sự gọn gàng, dễ hiểu- nhất là trong ngôn ngữ- nên chữ nào mà viết (nói) gọn, ai cũng có thể hiểu được thì xài  ngay. XING là một trường hợp như thế. Đó là biến tấu của chữ CROSSING (băng qua) mà ra, trong đó X được dùng như một ẩn số trong toán học. Đúng là thực dụng kiểu Mỹ!

Mấy hôm sau, tôi được dịp qua phía Đông Hoa Kỳ. Thủ đô Hoa Thịnh Đốn là nơi dừng chân đầu tiên của cuộc hành trình này.

Đi trên chuyến bay của hãng AA (American Airlines- một trong những hãng máy bay lớn của Mỹ), bay suốt chiều ngang của đất nước Cờ Hoa (2.288 miles= 3.821km) là một thú vị cho những ai thích du lịch như tôi. Nghe nói tiếp viên hàng không Mỹ không đẹp, tôi nhất quyết không tin. Nhưng chuyến bay này đã chứng minh tôi sai lầm! Vì sao vậy" Đây là câu trả lời: Mỹ là nơi rất thích  "su" (kiện) và cũng là nơi rất sợ bị "su"! Việc tuyển người lao động không được đưa ra các tiêu chí thể hiện sự phân biệt hay kỳ thị (ví dụ trắng đen, đẹp xấu) mà phải là những điều kiện về chuyên môn, khả năng của họ. Ai đáp ứng được thì phải tuyển dụng họ; mà đã tuyển dụng rồi thì không được "đuổi" họ ra khỏi vị trí đó vì kỳ thị tuổi tác, màu da, phái tính, xấu đẹp...., trừ phi họ tự ý xin đi. Chẳng biết lời giải thích này có đúng hay không, nhưng "kỳ thị, phân biệt" là một trong những lãnh vực nhạy cảm nhất của đời sống dân Mỹ. Thế nên các bạn đừng ngạc nhiên khi đi các hãng máy bay của Mỹ mà thấy từ nhân viên Check-In đến tiếp viên đều không "đẹp như tiên" như tiếp viên của các hãng hàng không khác có được! Bù lại, sự thân thiện của họ không chê vào đâu được, hành khách nào cũng cảm thấy mình như đang ở nhà bởi sự dí dỏm dễ thương của họ. Điều này càng được khẳng định khi chuyến về tôi đi hãng United!

Thủ đô Hoa Thịnh Đốn (dân Mỹ gọi tắt là DC, lại tắt nữa!) không như người ta tưởng. Ngoài các tòa nhà của chính phủ mà ta biết, diện tích còn lại - phần lớn- dành cho các bảo tàng, đài tưởng niệm và cây cối! Từ "downtown", qua cầu Rosevelt là đã thấy rừng! Tôi có cảm giác DC nằm lọt trong một khu rừng cổ tích của Anderson.

Đường phố rộng, ít xe cộ càng làm cho khách du lịch không có cảm giác đang ở trên đất Mỹ như trên phim ảnh thuờng thấy, nhất là trong giờ làm việc.

Điệp Capitol, tòa Bạch Ốc, đài tưởng niệm tổng thống Lincoln, Ngũ Giác Đài là nơi có nhiều du khách đến thăm nhất. Cũng dễ hiểu, vì đây là trái tim quyền lực của nước Mỹ (có khi cả thế giới nữa).

Việc an ninh được chú trọng nhiều tại các cơ quan đầu não; nhưng vẫn không hề gây phiền hà cho du khách đến thăm. Đó cũng là những nơi người ta còn thấy bóng dáng cảnh sát Mỹ, những nơi khác tuyệt nhiên không. Cảnh sát Mỹ rất thân thiện, du khách nào muốn chụp ảnh với họ thì họ rất thích thú và sẵn lòng với nụ cười tươi tắn trên môi. Chỉ có Ngũ Giác Đài là nơi tôi thấy bóng dáng "3 không" của VN: NO PICTURE, NO CAMERA, NO PARKING!

Ngoài những địa điểm nổi tiếng trên, nếu có dịp, du khách nên đến Viện Bảo Tàng Smithsonian và nghĩa trang quốc gia Arlington (Arlington National Cemetery).

Nói "viện" - như người VN thường nói- là không chính xác; vì đây là một hệ thống bảo tàng chuyên về nhiều lãnh vực: tự nhiên, con người, mỹ thuật... đến đây, các bạn có thể hình dung sự tồn tại và phát triển của con người, của thiên nhiên từ thời cổ đại đến nay ở nhiều lãnh vực như đã nói trên. Đặc biệt vào đây du khách không hề phải mua vé như những nơi khác tại Mỹ, nhưng vẫn nhận được sự hướng dẫn tận tình của các nhân viên phụ trách.

Một điều thú vị, ngay tại DC, thỉnh thoảng có những chiếc xe (tôi không biết Mỹ gọi nó là gì), hình dáng như chiếc thùng to, màu sắc sặc sỡ, đậu ngay lề đường, chuyên bán những thứ linh tinh cho du khách, từ  miếng ăn nhanh cho đến cái móc khóa cỏn con có hình lưu niệm những thắng cảnh của DC.

Ở cửa bảo tàng Smithsonian, phía đường Constitution, có một chiếc "thùng" như thế, nhưng nhỏ hơn. Đó là nơi kiếm sống của một phụ nữ VN. Gặp đồng hương tại xứ lạ quê người luôn mang lại cho nhiều người cái cảm giác xúc động không tả được. Chị cũng bán thức ăn nhanh (có cả chả giò), nước giải khát, vài gói kẹo, dăm cái bánh cho khách qua đường, đủ để kiếm sống qua ngày! Nhìn cơ ngơi lọt thỏm giữa thủ đô DC của chị, trong cái lạnh se sắt 34 độ F (khoảng 1 độ C), tôi bỗng thấy xót xa cho kiếp tha hương của đồng bào mình!

Nghĩa trang Quốc Gia Arlington là một nơi rất đẹp. Là nghĩa trang nổi tiếng nhất trong hơn một trăm nghĩa trang quốc gia tại Hoa Kỳ. Tọa lạc trên một ngọn đồi rộng (624acres=hơn 3km2) ở ngoại vi DC, là nơi an nghỉ của hơn 290.000 tử sĩ. Trong đó có phần mộ của gia đình Kennedy- vị tổng thống nổi tiếng của Hoa Kỳ được nhiều người tiếc thương nhất. Đứng từ phần  một này, ta có thể phóng tầm mắt nhìn về downtown của DC, thấy đền tử sĩ Arlington, đền kỷ niệm Lincoln, Monument (tôi gọi nó là tháp Bút "chì"), điện Capitol xếp thành một trục thẳng. Người Mỹ cũng tin vào phong thủy chăng"

Những tấm bia trắng nhấp nhô, thẳng tắp xuất hiện trên các sườn đồi là nét đặc trưng ở đây. Dù không gian rất rộng, nhưng người đến vẫn thể hiện sự thành kính của họ qua thái độ im lặng, trang nghiêm. Thỉnh thoảng những tấm bảng: QUIET -NO JOGGING xuất hiện như để nhắc nhở mọi người -một lần nữa- về cách cư xử tại nơi này.

DC còn nhiều nơi rất đáng xem, nhưng tôi lại phải rời nó trong sự nuối tiếc! Thôi thì tự an ủi ăn mà còn thòm thèm thì lại thấy ngon!

Rời DC, đến New York qua hơn 4 tiếng ngồi trên xe hơi.

Thành phố Nữu Ước không xa lạ gì với tôi qua phim ảnh, nhất là ai đã đọc cuống "The God Father" của Mario Puzo. Đến đây nhằm lúc nhiệt độ đang ở -1 độ C ngoài trời, nên thấy được "nước đá bào" phủ kín các mui xe!

Chật chội là hình ảnh đầu tiên cho những ai đã từng ở phía Tây Hoa Kỳ đến đây. Giao thông nơi này có nét giống VN: mạnh ai nấy đi! Nhường nhịn hoặc tuân theo tín hiệu giao thông được xem như người ngoài hành tinh, là lời tự thú mình không phải là New Yorker và sẽ tức thì nghe những tiếng còi xe inh ỏi từ 4 phía; điều mà tôi không  hề nghe thấy ở đường phố Cali!

Ra đảo Liberty thăm Miss Freedom trong một thời tiết giá lạnh như thế cũng không ngăn nổi cảm xúc trong tôi. Đây là mơ ước của nhiều người, ngay cả dân Mỹ. Tượng Nữ Thần Tự Do cao gần 100 mét, thật vĩ đại và đáng khâm phục biết bao khi biết rằng tượng được khánh thành tại đây đã hơn thế kỷ nay (10/1886)

Tôi cũng không bỏ qua Ground Zero, nơi tòa tháp đôi (WTC) bị bọn khủng bố đánh sập ngày 11/9/01. Tưởng rằng sẽ có nơi tưởng niệm như bao nơi khác, nhưng không, càng đi xuống thì thấy mình đang ở 1  subway của NY. Không còn chứng tích gì để xem ngoài những chiếc máy xúc, đào, xới hai bên hành lang của cổng chính được che chắn bởi những hàng rào lưới kín mít!

Trụ sở Liên Hiệp Quốc (LHQ) là nơi thứ ba tôi đến thăm. Từ lúc còn học trung học tại VN, tôi đã được học về trụ sở này qua bộ English For Today. Nay được đến thăm và chiêm ngưỡng thì còn gì thú vị hơn!

8g30 sáng đã có mặt tại cửa ra vào dành cho du khách. Chả thấy ai nên đánh bạo hỏi  người bảo vệ cổng. Câu trả lời là 9g sẽ mở cửa cho vào, đó là qui định. Nhởn nhơ trước trụ sở nhìn ra 1st  Ave. để giết thời gian, tay chân tay đã run lập cập, nhìn đồng hồ thấy 8g58, tôi xin vào. Một cái nhoẻn miệng cười kèm câu nói: NO gọn lỏn của anh bảo vệ to đùng. Tôi bảo đã 9g rồi, anh ta- vẫn cười- nói: còn 2 phút nữa mới là 9g! Đúng là Mỹ thật rồi!

Trụ sở LHQ là một kiến trúc tổng hợp, đẹp và đa dạng. Đúng như bộ sách English For Today tả cách đây gần 40 năm. Tôi được hướng dẫn thăm hầu hết các nơi quan trọng như : Nghị trường nơi họp Đại Hội Đồng toàn thể, nơi làm việc của Hội Đồng Bảo An, phòng trưng bày tặng vật của các quốc gia thành viên. Nhưng ấn tượng nhất đối với tôi vẫn là khẩu súng rulo trong khuôn viên trụ sở mà bất cứ du khách nào đến thăm cũng nhìn thấy. Đây là một tượng bằng đồng, cao khoảng 3 mét, đúc thành khẩu súng mà tác giả đã cho chiếc nòng súng thắt thành một chiếc nút, biểu tượng của một thế giới không bạo lực và an toàn.

Rời trụ sở, tôi chợt phát hiện: Thế giới này vẫn chưa an toàn như thông điệp của bức tượng trên. Đó là một chiếc xe đạp (loại thường và cũ) được xích khoá vào một trụ điện ngay trước trụ sở LHQ và đối diện với nó là một chiếc xe của NYPD với anh cảnh sát da đen phốt pháp đang vội vã nhai cái hamburger to đùng!

Nữu Ước còn nhiều cái đáng xem lắm! Cầu Brooklyn, khu Manhattan, đại lộ số 5, Wall Street, China Town... Nhưng chỉ đủ thời gian để tôi lướt qua theo đúng nghĩa "cưỡi ngựa xem hoa".

Với tôi, New York, nơi có những âm thanh thường xuyên của cảnh sát, cứu thương; tiếng còi inh ỏi; hình ảnh tất bật của người đi bộ như chạy túa ra từ các subway có vẻ như đã quá đủ trong một thời gian lưu lại chỉ 2 ngày. Tạm biệt NY với cảm xúc của người khách phương xa khó có dịp quay lại lần nữa!

Từ Nữu Ước ồn ào, tôi ghé thăm thành phố Philadelphia, một thành phố yên bình và cổ kính của bang Pennsylvania. Ngoài "danh hiệu" là thành phố lớn nhất của bang, Philadelphia còn được nhiều người yêu lịch sử như tôi biết đến như mà một nơi "khai sinh" ra đất nước này.

Với tôi - trong hành trình về phía Đông Hoa Kỳ- Philadelphia là nơi tôi háo hức được đến nhất! Làm sao mà một đất nước chỉ mới hình thành trong hơn 2 thế kỷ qua đã nghiễm nhiên tạo dựng cho mình hình ảnh của một quốc gia hùng cường nhất năm châu này" Làm sao với một bản Hiến Pháp chỉ vỏn vẹn 7 điều khoản mà Hoa Kỳ có thể vận hành được một quốc gia, có diện tích rộng gấp 28 lần diện tích VN và nhiều sắc dân chung sống, thành một nơi mà bao người mơ ước được sống (America dreams)"

Giải đáp những câu hỏi trên là một điều không thể đối với tôi trong chuyến đi này! Nhưng được tận mắt chứng kiến những hiện vật, những căn phòng đã "khai sinh" ra bản Tuyên Ngôn Độc Lập nổi tiếng, bản Hiếp Pháp ngắn gọn của Hoa Kỳ đã là một niềm vui không tả đối với tôi!

Trong một căn phòng không lớn, 13 chiếc bàn được đặt theo hình  móng ngựa xoay quanh trước chiếc bàn chủ tọa, là nơi đại diện 13 tiểu bang đầu tiên của Hiêp Chủng Quốc Hoa Kỳ, với đầy đủ các vật dụng mà những người tham dự đã sử dụng trong thời gian làm việc (cả những chiếc tẩu thuốc lá cũng được lưu lại), làm du khách ngỡ như mình đang được sống trong bầu không khí của hơn 200 năm về trước! Chung quanh căn phòng là những chiếc cửa sổ được đặt đối xứng với nhau- như lời người hướng dẫn- là để thể hiện sự cân bằng (hay công bằng") về quyền hạn và trách nhiệm của 13 bang thành viên tham dự. Từ "Independent" là từ được sử dụng nhiều nhất ở đây: khách sạn, tiệm ăn, hiệu sáchànhư một niềm tự hào của cư dân thành phố này.

Trở lại miền Tây Hoa Kỳ, tôi được ghế thăm San Francisco. Một thành phố thuộc loại cổ lỗ nhất của bở Tây nước Mỹ. Chính cái cổ lỗ này đã tạo cho San Fran (lại gọi tắt) một nét độc đáo.

Cầu Golden Gate, phố China Town là nơi không thể thiếu của du khách khi đến đây. Vẫn còn chiếc xe điện leng keng trên phố mà không một thành phố nào của Mỹ hiện nay còn sử dụng, vì chúng ra đời cách đây hàng trăm năm (thập niên 80, Hà Nội cũng còn loại xe điện này, nhưng tiếc rằng đã bỏ). Đường phố ở đây- cũng như bao thành phố cổ xưa của Hoa Kỳ- đều nhỏ hẹp. Chỉ khác, có lẽ duy nhất, là có rất nhiều đường dốc. Dốc đến không tưởng! Những đường dốc của Đà Lạt chỉ là trẻ con nếu so với đây! Độ dốc đều trên dưới 45 độ! Xe đậu nhiều nơi phải đậu NGANG, không đậu DỌC đường. Người nơi khác đến đây - tôi dám chắc- sẽ không bao giờ có đủ can đảm để chạy xe. Đó cũng là một nét độc đáo của thành phố này.

Lẽ ra bài viết này còn ghi lại những gì mà tôi sẽ được đi trong thời gian tới (Las Vegas, Mexico Border), nhưng tình cờ đọc được trên báo, biết được có cuộc thi VIẾT VỀ NƯỚC MỸ, mà hạn chót gửi bài là 31/12/07 và giới hạn cũng chỉ 5 trang đánh máy, nên tôi đành phải dừng tại đây với nhiều nuối tiếc vì không kịp tỏ bày những quan sát và cảm xúc của mình - một khách du lịch phương xa- đến một quốc gia được xem là phát triển triển nhất thế giới!

Chương Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,302,745
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.