Hôm nay,  

Giải Nhất Diễn Hành Sundown Parade

09/02/200800:00:00(Xem: 118756)

Tác giả: Lưu Trung Sơn<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Bài số 2218-2010-783vb7090208

 

(Bài Viết Về Nước Mỹ năm 2007)

 

 

Ảnh trái: Nhóm diễn hành Long Mã của Việt Nam đoạt giải nhất. Ảnh phải: Người vẽ logo cho hãng Excel.

 

*

 

Tác giả tên thật Be Van Le, sinh năm 1950, tại Tây Ninh, Việt nam, hiện là cư dân  Houston, Texas. Tác giả cho biết, là một người viết báo tự do. ông đã sáng tác nhiều kịch bản và dàn dựng các nhạc cảnh, nhạc kịch; đã viết một số bản thảo truyện dài Việt ngữ và Anh ngữ. Trung Sơn cũng đã nhận được hai bằng sáng chế Hoa kỳ. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông kể về hai lần thắng cuộc của tác giả: “giải nhất diễn hành năm 1979, Sundown Parade của tuần lễ hội  River Festival. Và giải duy nhất vẽ biểu hiệu logo năm 1989 cho đại công ty Excel sản xuất thịt bò toàn cầu của Hoa kỳ.

 

*

 

Tiếng vỗ tay dòn dã, lẫn reo hò vang dội trên đài truyền hình địa phương NBC đang trực tiếp phát hình cuộc diễn hành rầm rộ, ngoạn mục, vui nhộn, đang diễn tiến trên đại lộ Main, dưới bầu trời mát mẻ của tháng 5, đầu mùa xuân. Đây là tuần lễ Hội Xuân thường niên của thành phố.

 

Nữ xướng ngôn viên khả ái quen thuộc của đài NBC đang tường trình trực tiếp cuộc diễn hành. Nàng dõng dạc giới thiệu từng đoàn xe hoa đang vượt qua ống kính thu hình của đài.

 

Lần đầu tiên cô xướng ngôn viên có vẻ hơi lúng túng phát âm để giới thiệu một loạt danh tánh xa lạ, bằng Việt ngữ của nhóm Diễn hành Việt nam đang di chuyển đến gần trạm thu hình của đài.

 

Dẫn đầu nhóm diễn hành là một chiếc xe Station Wagon màu trắng. Trên mũi xe phủ một tấm băng màu vàng có hàng chữ đen First Prize, giải nhất. Trước đây mấy phút, toàn bộ đoàn diễn hành đã phải ngưng đọng vài giây để Ban tổ chức gắn tấm biển đoạt giải này lên mũi xe của đoàn diễn hành Việt Nam, trước khi cuộc diễn hành được tiếp diễn.

 

Giọng cô xướng ngôn viên cất cao, trong trẻo, lảnh lót chia sẻ niềm vui cùng đoàn diễn hành Việt nam đã thắng “giải nhất diễn hành năm 1979, Sundown Parade của tuần lễ hội  River Festival.”

 

Bao nhiêu mệt nhọc vất vả tan biến, tâm hồn của Minh Tâm và bạn hữu đồng nhóm bay bổng chín tầng mây theo âm vang ra rả tên tuổi của mình văng vẳng trong không gian. Hình ảnh con Long-mã của họ đang được trực tiếp phát sóng gửi đi bốn phương trời của cả tiểu bang. Lời giới thiệu The Vietnamese’s Float, Đoàn Diễn hành Việt nam ngân vang trong bầu không khí rộn rịp hoà lẫn tiếng vỗ tay, reo hò, cổ võ. Một bầu không khí sinh động nức lòng những người thắng cuộc.

 

Nam xướng ngôn viên đổi giọng tường trình chi tiết đặc biệt, giới thiệu về đoàn diễn hành đoạt giải nhất Việt nam, đã biểu diễn độc chiêu trên đường phố “Long-Mã đại chiến Thần Nhãn Sư”.

 

Đó là một đoàn Long-Mã được điều khiển bởi vị Thần Nhãn Sư hay Thần mắt lồi, vị thần này sử dụng thần chùy điều khiển long-mã. Theo thông lệ của người Trung Hoa hay Việt nam, các đoàn lân, đoàn rồng, đoàn sư tử, đều phải có một vị thần điều khiển được gọi là Ông Địa đi kèm giúp vui, điều khiển và hướng dẫn đoàn lân của họ.

 

Đoàn diễn hành lần này của Minh Tâm mang một sắc thái sáng tạo mới lạ với một con Long-mã hay còn gọi là Kỳ-lân-ngựa. Được điều khiển bởi một vị Thần Nhãn Sư. Ông thần mắt lồi này được hóa trang mặt mày dữ tợn với đôi mắt lồi ra, hình xoắn ốc. Tay vung vẫy quả thần chùy sáng chói như rồng bay phượng múa trong không khí. Thần nhãn sư điều khiển con Long-mã mồm to, răng sắc, đang (làm ra vẻ) hung hãn tấn công những người chung quanh nó.Đám trẻ nít Hoa kỳ sợ hãi, có em bé khóc thét, đứa lớn hơn vui thú ngắm nghía một con quái vật màu sắc sặc sỡ, đẹp mắt, đang lồng lộn trên đại lộ thênh thang, hung hăng vờ tấn công chúng nó. Miệng nó phóng ra những viên kẹo ngọt ngào, lũ trẻ mặc sức thu nhặt lấy để thưởng thức. Người lớn Hoa kỳ  cổ võ bằng những tràng pháo tay nhiệt liệt tán thưởng, hò reo... Qua một câu chuyện thần thoại Long-Mã đại chiến Thần Nhãn Sư lần đầu tiên xuất hiện và trình diễn ngoạn mục trên sân khấu đại lộ lộ thiên, giữa thành phố.

 

Sản phẩm long-mã được tác giả kiêm đạo diễn vừa là diễn viên chính Thần Nhãn Sư Minh Tâm, người đã sáng tác và dàn dựng một đoàn diễn hành vừa đánh bại 200 đoàn xe hoa Hoa kỳ để đoạt giải nhất cuộc diễn hành năm 1979. Họ phải trình diễn suốt lộ trình đoạn đường dài một cây số, được 3 đài truyền hình địa phương NBC, ABC và CBS, đặt ở 3 vị trí khác nhau trên đại lộ trực tiếp phát hình đi khắp nơi trong tiểu bang. Thắng lợi này là vinh dự cho một cộng đồng nhỏ bé, còn non nớt chỉ mới vừa xuất hiện và nhập cuộc vào đại gia đình Hoa kỳ chưa đầy bốn năm.

 

*

 

Một năm trước đây, 1978. Đoàn Văn nghệ của Minh Tâm đã thành lập cũng đoạt giải nhì, cuộc thi đua Văn nghệ, do Hội đồng thành phố tổ chức, ngày Đại hội Quốc tế kỳ thứ 8, gồm 12 quốc gia Á châu tranh giải.

 

Trong cuộc tranh tài này. Minh Tâm đã sử dụng tối đa 2 yếu tố chính: sáng tạo áo mão cân đai màu sắc sặc sỡ, đẹp mắt, cộng với chủ đề mới lạ, mang sắc thái đặc biệt riêng của dân tộc Việt nam.

 

Phối hợp trong ba màn chính của chương trình dài một tiếng đồng hồ trình diễn: Mở đầu là nhạc cảnh Việt nam Việt nam, trình diễn 30 loại y phục màu sắc khác nhau của dân tộc Việt, gồm 5 loại quần áo sĩ nông công thương binh, sắc phục ba miền, đám cưới Việt nam. Tiếp nối, một khung cảnh thanh bình dưới trăng nơi đồng nội, trai gái thanh lịch trong làng tụ họp làm công việc của nông thôn, thi đua hò đối đáp, trêu chọc vui vẻ. Trong không khí trong lành dưới ánh trăng miền quê thanh bình qua nhạc cảnh ‘Gạo Trắng Trăng Thanh.’

 

Chương trình tranh tài được chấm dứt bằng một trích đoạn cải lương ngoạn mục, đoạn kết Chuyện Tình An Lộc Sơn. Cuộc chiến cuối cùng để giành lấy thân xác không hồn của một người đẹp, đã mang đến bạo loạn, tạo ra bao nhiêu sinh linh đau khổ. Màn trình diễn đã đạt được những tràng pháo tay kéo dài, nhưng kết quả lần tranh tài năm trước  là đoàn Văn nghệ Việt nam chỉ có thể về nhì sau cộng đồng Trung Hoa, do sự cổ võ gà nhà  của số lượng khán giả người Hoa đông gấp bội.

 

Sự thất thế trên làm Minh Tâm hồi tưởng lần tham dự và đoạt giải đầu tiên trong đời của Tâm, lúc chàng vừa 15 tuổi, năm 1965. Lúc đó, anh đang theo học lớp đệ lục, tương đương lớp 7 ở Hoa kỳ., tại một trường Tư thục quận lỵ. Niên học năm ấy,  ban giám đốc nhà trường đã cắt đặt Minh Tâm thực hiện một chếc lồng đèn, đại diện cho nhà trường tranh giải thưởng Sáng tạo Lồng Đèn Trung Thu năm 1965. Đây là giải thưởng do Quận Lỵ tổ chức, gồm có 4 trường trung học dự tranh: 3 trường Trung học Việt nam và một trường giáo dục ngôn ngữ người Hoa, danh hiệu Sùng Đức. Người Tàu vốn là những đối thủ lợi hại, họ rất khéo tay về phương diện thủ công, thông minh và sáng tạo. Trong tinh thần đó, hầu hết những cuộc thi đua họ đều thắng giải dễ dàng.

 

Hiểu được điều này, Minh Tâm đã quyết định thực hiện một cái Lô-cốt lớn được đặt trên xe ba-gác với tầm cỡ một người lính ngồi gác bên trong. Cái phông phía sau được dựng thành một cái tấm bản đồ Việt nam, bọc giấy kiến, trang hoàng đèn màu rực rỡ. Tấm bản đồ được phân ra làm hai màu: phần trên màu đỏ và phần dưới màu vàng, tượng trưng cho hai quốc gia Nam-Bắc Việt nam.

 

Bên ngoài vòng rào Lô-cốt là một hình nộm của một cán binh Cộng sản, đang dơ hai tay lên đầu thú theo chính sách “chiêu hồi” tiết kiệm xương máu nhân dân của Chính phủViệt Nam Cộng Hoà. Kết quả cuộc thi tài là cái lồng đèn Chiêu Hồi ý nghĩa do Tâm làm đã đánh bại chủ đề Cánh Chim Hoà Bình đậu trên quả Địa Cầu, của trường Sùng Đức thuộc người Trung hoa.

 

Chính nhờ nhớ lại chiến thắng đầu đời này mà Minh Tâm đã giữ vững tinh thần tranh đua và kết quả là cuộc diễn hành năm nay, xe hoa của Việt Nam đã dành được giải nhất.

 

*

 

Cơ hội lớn lại đến. Năm 1989, Đại công ty Excel sản xuất thịt bò toàn cầu của Hoa kỳ, nơi Minh Tâm là một nhân công, ra thông cáo mở cuộc thi thiết kế nhãn hiệu mới về phẩm chất của công ty.

 

Tác phẩm dự tranh phải có đủ các yếu tố: vĩ đại, hoành tráng, mới lạ bắt mắt, ý nghĩa. Cuộc tranh tài chia ra làm hai giai đoạn: giải bán phần, tranh đua nội bộ của từng phần sở gồm có 14 chi nhánh của công ty, để có 14 thí sinh vòng loại thứ nhất và rồi 14 thí sinh này sẽ phải dự tranh vòng chung kết toàn bộ công ty. Để có một nhãn hiệu thắng giải duy nhất sẽ được công ty sử dụng.

 

Để đáp ứng những nhu cầu trên, nhãn hiệu dự tranh của Minh Tâm được diễn đạt như sau: Một ngôi sao biểu tượng cho đại công ty Excel, nằm ở giữa bản đồ Hoa kỳ, bao bọc bởi Châu Mỹ. Chúng nằm gọn giữa cái vòng tròn chia nhiều múi giờ tượng trưng cho quả địa cầu. Quả cầu này được bao bọc bởi một cái vòng tròn khác chứa những chữ phát biểu chi tiết tiêu biểu hay ý nghiã chủ trương của công ty. Thoáng nhìn, cái nhãn hiệu có hình dạng như một cái mộc tròn. Một nhãn hiệu diễn tả đầy đủ chi tiết qua hình ảnh trang trọng và mang tính chất vĩ đại của một đại công ty trên thế giới. Minh Tâm đã oanh liệt đánh bại 350 nhãn hiệu dự tranh khác để trở thành  nhãn hiệu duy nhất được chọn để đại diện cho công ty xuất hiện trên toàn cầu.

 

Ngày phát giải,  vị phó tổng giám đốc đại diện công ty, đích thân xuống chi nhánh của hãng, trao tặng phần thưởng hiện kim, một món quà biểu tượng, chụp những bức ảnh lưu niệm đặc biệt, dù Minh Tâm chỉ là một nhân viên cấp thấp. Bảng vinh danh người thắng giải có ghi những lời cảm tạ của Ban giám đốc công ty như sau: “Công ty Excel của chúng ta chân thành cám ơn anh đã cống hiến cho công ty một nhãn hiệu biểu tượng thật đẹp và ý nghĩa nhất. Tác phẩm này của anh sẽ đại diện cho công ty bay đi khắp mọi nơi trên thế giới. Cám ơn anh.”

 

Một món quà tinh thần là phần thưởng cao đẹp giữa người cho và người nhận. Đó là giây phút sung sướng nhất của một người thắng cuộc đã dùng hết tâm huyết của mình cho một tác phẩm với một nhã ý dâng hiến tài năng, đóng góp cho xã hội và được đền bù thật xứng đáng.

 

Việc Minh Tâm thắng hai giải nhất kể trên câu chuyện hoàn toàn có thật, được kể  lại như những kỷ niệm vui để gợi ý và khích lệ tinh thần yêu chuộng học hỏi của giới trẻ Việt nam. Mong các bạn  tự trau luyện tài năng, gia tăng giá trị con người, dâng hiến sáng tạo, góp phần xây dựng đất nước và đời sống an vui cho chính mình, cho gia đình, cho Hoa kỳ và cho Việt nam Tự do sau này.

 

 Lưu Trung Sơn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,453,135
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến