Hôm nay,  

Sập Bẫy

06/02/200800:00:00(Xem: 167970)

Tác giả: Dương Thịnh

Bài số 2215-2007-780vb4060208

(Bài Viết Về Nước Mỹ năm 2007)

*

Tác giả tên thật Dương Công Thịnh, sinh năm 1945, một H.O. còn mang thương tích vì mìn nổ trong trại tù cộng sản. Ông hiện là cư dân Westminster, vùng Little Saigon, đã góp một số bài viết về nước Mỹ  đặc biệt, thường chú ý tới đề tài quan hệ giữa Việt kiều và quê cũ. Sau đây là bài viết thứ sáu của ông.

*

Hôm nay là ngày đầu tiên ông Hoan trở về Việt Nam, sau 15 năm thường trú tại Hoa Kỳ. Trong lòng ông hồi hộp, nao nao vui sướng không thể nào diễn tả nổi. Không phải ông sung sướng vì sắp sửa gặp được bồ nhí đang đón ở phi trường, sẵn sàng giang hai cánh tay nõn nà choàng lấy cổ ông, ban cho ông một nụ hôn âu yếm, mà vì ông sắp gặp một người, người này đối với ông rất là quan trọng, là nhân vật rất có uy quyền trong chính quyền hiện tại. Cũng chính người này đích thân gọi phôn “mời” ông sang chơi. Vì thế, bảo sao mà ông không hãnh diện cho được! Không điên lên cho được!. Ông như người đi trên mây. Mà ông đi trên mây thật, vì ông đang ngồi trên máy bay, và đang nhìn những đám mây bàng bạc đang lờ lững trôi…trôi dưới chân ông một cách chập chạp, cái chậm chạp làm ông phát ghét, lòng ông thì như lửa đốt.

Ông Hoan vặn vặn cái núm bên hông ghế ngồi, cho lưng ghế hơi ngả về phía sau một chút để ngồi cho đỡ mỏi. Sau lưng ông,  2 phụ nữ đang ngồi kháo chuyện với nhau. Một người có lẽ về Việt-Nam nhiều lần, còn người kia chắc mới về lần đầu như ông. Bà nọ chỉ bảo bà kia cách thức trình báo giấy tờ, khám xét hành lý với Hải Quan sao cho trót lọt..

- Mà, em đâu có mang cái gì cấm đâu. Chỉ toàn quần áo, kẹo bánh, xà bông, kem đáng răng.- Một bà thắc mắc.

- Bất cứ cái gì cũng vậy. Mình muốn công việc của mình nhanh chóng, đỡ bị rắc rối, mất mát, thì cúng cô hồn vài đồng bạc có phải hơn không.”- Bà kia giải thích.

- Thế. Mình đưa bao nhiêu mới là đủ".”

- Thì đại khái 5- 10 đồng cho Hải Quan.”

Rồi họ nói với nhau đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, từ chuyện lo sợ người khác hãm hại vì ganh ghét, vu khống tầm bậy, tầm bạ, đến chuyện ăn uống, mỹ viện…v..v.

Cái chuyện vu khống, gía họa này ông Hoan cũng có nghe. Nên nhiều lần ông muốn về Việt Nam chơi lại hơi ngán ngán. Nhưng lần này thì khác, ông về có người bảo kê đàng hoàng, có tư thế khác, tên nào dám đụng tới ông có ngày mất nón trên đầu, đi chỗ khác chơi.

Ông sẽ không cho tên nào đồng xu cắc bạc nào hết. Nhưng nghĩ lại ông thấy cư xử như thế không nên, không ra dáng vẻ “đàn anh” tí nào cả, chẳng gì mình cũng là…người nhà của xếp lớn trong Đảng, thay vì cho 5- 3 đồng, ông sẽ cho 2- 30, để tỏ ra là người rộng rãi, mai mốt kia lỡ có gặp lại nhau thì cũng dễ ăn đễ nói.

*

Ông lại nghĩ đến thằng con ông, coi bộ khù khờ thế mà cũng nên việc, cũng biết tính toán, cũng khôn ra phết. Biết bao nhiêu con gái ở Mỹ: giầu đẹp có, bà nọ cô kia cũng có, toàn người có học, có bằng cấp, job ngon, thế mà nó lại không ưng. Nó lại đi vớ ngay một con bắc kỳ, coi cũng xinh xắn, đẹp đẽ, chỉ tội nước da hơi ngăm đen và nói giọng trọ trẹ cuả miền nước mắm Thanh Hóa, Nghệ An. Nước da ngăm đen có sao đâu! ở xứ Mỹ này người ta còn bôi thuốc đi tắm nắng cho da trở nên đen, đó là cái mốt. Còn nước mắm thì đã sao nào! Dân Nghệ An bây gìơ có giá nhất ở Việt Nam, miền đất sản xuất nhiều nhân tài, anh kiệt, giữ toàn những chức vụ cao nhất trong trung ương Đảng. Gái Bắc kỳ lại có tiếng là ngoan hiền, ăn nói ngọt ngào như mía lùi. Chứ không như con gái Ở Mỹ ăn nói cộc lốc, ra vào nhà người ta cứ xồng xộc như chỗ không người, thấy ai cứ trơ mắt ếch lên ngó, chẳng biết chào ai cả. Có lần thằng con đẫn con bé về nhà chơi, giới thiệu. Ăn cơm thì:-“Mời bác xơi cơm” Lúc ra về cũng như lúc tới đều: -“Thưa bác cháu mới tới. Thưa bác cháu về.” Ối gìời Ơi, sao mà lễ phép thế! Ông cảm thấy hài lòng vô cùng,

và tự mỉm cười về thằng con trai. Sao bản tính nó giống ông thế.” Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” mà lỵ. Còn điều này nữa làm cho ông sướng rên người. Con bé bạn của con ông còn cho biết :Nó là con một trong gia đình, bố là cán bộ cao cấp trong Đảng, hiện đang nắm giữ một chức vụ quan trong trong nước, được bố mẹ cưng chiều hết sức, không cho ra khỏi nhà một bước. Đòi hỏi, tranh đấu mãi gia đình mới cho đi du học, qua đây may gặp được Phan (con ông) nâng đỡ, dìu dắt, thật là có phước.

Ông Hoan tính cưới con bé này cho con trai ông. Ông sợ “của tốt” này mà không làm cho lẹ, nhỡ mai mốt đây con bé quen người khác thì biết kiếm đâu đây. Nguời ta thường nói:”Cưới vợ thì cưới liền tay, chớ để lâu ngày lắm kẻ gièm pha” Ông bèn hỏi ý kiến của đôi trẻ. Ông sợ con bé chê con trai ông, vì cô ta con nhà quyền thế, lại giầu có.Còn con trai ông chỉ là nhân viên kỹ thuật trong hãng máy bay, ông thì cũng có mấy cái Beauty supply stores và một xưởng làm đồ nghề, vật liệu cung cấp cho các Thẩm mỹ viện.

Không ngờ tụi nó lại okay cái rụp. Sau đó con bé lại thông báo cho ông biết là đã thưa chuyện với bố mẹ. Tháng trước đây chính bố cô bé gọi phôn mời ông về Việt Nam chơi để bàn công chuyện của các cháu. Ông Hoan cảm thấy đời mình bắt đầu lên hương

Máy bay đáp xuống phi trường Taipel để nghỉ xả hơi và đổi chuyến bay khác về Việt nam. Ông lợi dụng mấy giờ chờ đợi đi mua cặp rượu loại xịn nhất để biếu “anh sui”, chả lẽ lại vác cái đít không tới nhà người ta thì coi sao được.

*

Cuối cùng, máy bay cũng đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhứt. Ông Hoan mau chóng cầm túi xách, đi mau ra cửa máy bay. Không hiểu có phải vì ông cho tiền bồi dưỡng hơi nhiều, hay đã có lời nhắn gửi gì trước mà giấy tờ, hành lý của ông được kiểm ra rất nhanh.

 Bước ra khỏi phòng kiếng, Ông Hoan đứng lóng ngóng, giớn dác tìm người tới đón. Người thì qúa đông, ông chẳng biết ai là ai. Chợt ông nhìn thấy một tấm bảng giơ cao nhất, trên đó có ghi tên ông. Ông vội đi tới chỉ vào tấm bảng. Cô gái cầm vòng hoa đứng cạnh người cầm bảng, gật đầu mỉm cười, choàng lên cổ ông vòng hoa. Chào đón:

- Welcome to VietNam.

Ông còn đang ngơ ngác chưa hiểu ất giáp gì. Liền được cô gái giải thích:

- Chúng cháu là nhân viên khách sạn, được lệnh ra đây chờ đón ông. Xin mời ông ra xe, mọi việc đều có người lo hết rồi, ông đừng ngại.

Ông Hoan hơi thất vọng vì không có anh chị sui ra đón. Chiếc xe đón ông là chiếc BMW cáu cạnh. Viên tài xế đứng chờ sẵn, mở cửa cho ông bước vào. Ông cảm thấy được an ủi phần nào,và có cảm tưởng như mình là VIP.

Khách sạn đầy đủ tiện nghi, sang trọng không khác gì khách sạn bên Mỹ. Ông Hoan vừa tắm, mặc quần xong, thì có tiếng điện thoại reo. Bên kia đầu dây có tiếng trọ trẹ của một phụ nữ:

- Xin lỗi. Có phải anh Hoan đó không"

- Da, tôi đây.

- Ồ!. Anh đấy hả" Bận qúa tôi không thể đi đón anh được. Anh khỏe không" Tối nay tôi sẽ cho người đến đón anh qua dùng cơm. À, nếu anh cần bất cứ thứ gì thì cứ kêu nhân viên khách sạn. Tôi đã dặn dò chu đáo rồi. Chúng tôi sẽ lo cho anh đầy dủ trong thời gian anh ở lại Việt Nam.

Ông Hoan nhìn đồng hồ, bây giờ mới 11 giờ trưa, ông phải đi ngủ một tí. Qua cuộc đàm thoại vừa rồi ông chỉ khoái có mỗi một câu: ”Cần bất cứ thứ gì thì cứ kêu” Ông sẽ kêu, nhưng không phải bây giờ, ông mệt qúa rồi.

Ông Hoan thức dậy, nhìn đồng hồ vừa đúng 7 giờ. Ông vội vàng đi rửa mặt và mặc qưần áo. Cũng vưà lúc có tiếng gõ cửa. Anh tài xế hồi sáng đến đón ông đi.

Biệt thự “Anh sui” qúa lớn, kín cổng cao tường, có lính canh gác. Đúng là nhà quan có khác! Sau bữa cơm thân mật. Ông Hoan mới thật sự yên chí, vững bụng là cô bé đã không lừa dối mình. Ông cảm thấy mình thật diễm phúc hơn nhiều người. Sau khi ở Việt Nam về ông sẽ xúc tiến mau chóng làm đám cưới cho hai đứa trẻ, đó cũng là điều mong muốn của anh chị sui gia.

Những ngày sau đó ông đi thăm tất cả danh lam thắng cảnh của 3 miền đất nước, tất cả chi phí ăn chơi đều do anh chị sui gia lo lắng chu đáo: Từ hướng dẫn viên du lịch đến tài xế, xe cộ, ông không phải lo lắng về bất cừ điều gì.

Những ngày còn lại ở Sài Gòn. Ông Hoan còn được đích thân chị sui dẫn đi “tham quan” các thẩm mỹ viện, các cửa hàng bán và sản xuất cung cấp vật liệu về beauty supply. Ông muốn ở lạiViệt Nam để làm ăn khai thác mặt hàng này. Ông có trao đổi ý kiến với anh chi sui đều được 2 người khuyến khích và họ hứa sẽ tìm những địa điểm thuận lợi thích hợp, những mối làm ăn của các Công Ty nước ngoài về mặt hàng này giao cho ông quản lý khai thác. Ông không ngờ số ông lại qúa măy mắn, thuận lợi hơn những gì ông đã tưởng tượng.

Nhiều lúc Ông cũng có hơi nghi ngại, đắn đo, suy nghĩ. Ngưòi ta thường nói: Bạo phát, thì bạo tàn. Việc gì đến qúa mau thì đi cũng rất mau. Ông biết điều đó chớ, nhưng đối với ông bây giờ đã đến tuổi 63 rồi, vợ mất, con ông lại là con một, gia tài này không để cho vợ chồng nó thì để cho ai.Với lại công việc làm ăn này có ông sui đỡ đầu, ai mà dám làm bậy, ai mà dám đụng tới cán bộ cao cấp của thành ủy.

Sau hơn 1 tháng ở Sài Gòn nếm đủ 36 món ăn chơi cùng nhiều hứa hẹn. Ông Hoan về Mỹ trong lòng rất thơ thới hân hoan

Việc đầu tiên ông trở về Mỹ là tổ chức hôn lễ cho tụi nhỏ, sau dó là lo chuyện giấy tờ mua bán sang nhượng, thu góp tiền bạc mang về Việt Nam làm ăn. Những người đi dự đám cưới phần đông là những bạn bè du học sinh và những nhân viên sứ quán, những người đã từng quen biết với gia đình cô dâu. Còn bên ông, không có bao nhiêu người tham dự, chỉ có một số bạn hữu của ông và của con ông. Có nhiều người chúc mừng ông, nhiều người ganh ghét về sự măy mắn của ông, cũng có những người mỉm cười ngờ vực hay tỏ ra can ngăn. Thôi kệ! Đường ai nấy đi.- Đèn nhà ai nhà ấy sáng –

Công việc buôn bán kinh doanh cuả ông Hoan phát triển khá mạnh. Ông không ngờ mọi sự lại tiến triển xuôi chèo mát mái như thế. Đây là một phần góp tay không nhỏ của anh chị Sui. Sau mấy năm cố gắng. Ông đã xây dựng được một xưởng sản xuất vật liệu, sản phẩm cho nghành tóc, nails, thẩm mỹ và hơn chục tiệm bán beauty supply trên khắp các Quận hạt Dô thành Sài Gòn. Những người trông coi cửa hàng đều là những người thân quen của anh chị Sui. Ông mướn nhân viên. Công ty mỹ phẩm của ông càng ngày càng trở nên phát đạt. Ông trở thành doanh nhân cuả các công ty nước ngoài, và thường được các công ty này mời đến nước họ để tiếp cận thị trường. Mỗi lần đi du lịch ông đều đẫn theo một nữ phụ tá xinh đẹp, giỏi ngoại ngữ, ăn nói bặt thiệp để lo cho ông vấn đề giao tiếp và miếng ăn giấc ngủ. Đời như thế thì còn gì bằng!

Công việc làm ăn ở đây thì tốt đẹp như thế, thì bên nhà cũng có tin vui: Cô con dâu đã sinh ra cho ông một đứa cháu nội. Thật là việc đời, việc nhà hai bên lưỡng toàn.

*

Trong khi ông đang ngụp lặn trong niềm sung sướng, và đang đi du hí nước ngoài thì nhận được phôn cùa chị Sui gọi  đến. Ông nhắc lên nghe:

- Anh Hoan. Có phải anh đó không"

- Vâng, tôi dây chị. Có chuyện gì không"

Tiếng chị Sui nói qua phôn nghe như hốt hoảng:

- Có chuyện lớn rồi anh ơi! Công an Bộ nội Vụ đang ập vô xét công xưởng của anh. Họ bắt đi 3 người, cùng mấy ngàn tờ truyền đơn và lấy đi máy vi tính, copy, máy in. Công An nói: Anh và mấy người bị bắt nằm trong tổ chức phản động nước ngoài, có âm mưu kêu gọi quần chúng lật đổ chế độ.

Ông Hoan rụng rời tay chân:

- Chị biết tôi mà, tôi đâu có chuyện đó!

- Tôi biết rõ. Hiện nhà tôi đang chạy lo chuyện đó. Dù gì tôi với anh cũng là chỗ thông gia, vấn đề kinh doanh của anh chúng tôi cũng có dự phần mà.

- Bây giờ chị bảo tôi làm sao đây"! Đi về hay ở lại đây"

Tiếng nói đầu dây bên kia ngập ngừng:

- Tạm thời…Anh tức tốc về Mỹ đi. Thể nào Công An ở đây cũng đìện qua bên Thái Lan nhờ bắt và dẫn độ anh về xử. Anh yên chí đi. Công việc ở đây giao cho tụi em. Nhà em đang điên đầu. Vụ việc đang ồn ào ở ngoài phố. Thôi, anh ráng thu xếp cho lẹ không thì không kịp.

Đầu dây bên kia cúp phôn. Ông ngồi phịch xuống ghế, đầu óc quay cuồng.

Ông Hoan gọi cô phụ tá:

- Cô mau lấy vé máy bay về Việt Nam. Có chuyện không xong rồi, coi tình hình bên nhà ra sao, báo e-mail cho tôi biết ngay. Tôi cũng sửa soạn về Mỹ đây.

*

Ông Hoan nhận được e-mail đầy đủ, nội dung cũng không khác gì cuộc điện đàm giữa ông và chị Sui, chỉ khác là có thêm vài hình ảnh về cảnh khám xét cơ xưởng của ông. Cô phụ tá còn cho biết: hiện cô tạm thời trông coi việc làm của ông. Ông Hoan như điên lên.

Còn việc nhà của ông cũng lộn xộn không kém: Con dâu ông đi suốt ngày, ít khi ở nhà, có khi cả tuần không về. Mà nếu có về chỉ gây gổ với con trai ông. Bây giờ ông chỉ biết wait and see biết đến bao giờ"! Tin tức hứa hẹn của anh chị Sui càng ngày càng ít đi rồii biệt hẳn. Con dâu của ông bây giờ cũng đang chờ, nó chờ thẻ xanh. Con trai ông thì đang chờ giấy ly dị. Còn cháu nội ông cũng đang chờ mẹ nó ẵm đi. Mà chắc gì nó thực sự là cháu nội của ông. Ông đang nuôi cháu ông hay đang nuôi cháu hàng xóm đây"!

Cha con ông đã bị sập bẫy, một âm mưu đã được tính toán trước. Thức tỉnh thì đã qúa muộn!

DƯƠNG THỊNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,192,959
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây là bài mới của bà trong mùa Lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Bài mới viết của ông là tự truyện hiếm có: trực chiến với Pit Bull, loại chó chiến trận lợi hại nhất. Chúc tác giả mau hồi phục công lực.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada. Với bài viết “Đi Tìm Xác Ba”, bà đã nhận giải Hồi Ức 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân. Bài Viết về nước Mỹ gần đây của Susan Nguyễn là “Thăm Cali, Nhớ Vườn Xưa, Nhớ Mẹ”. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một tai nạn của tác giả. Kính chúc bà mau hồi phục.
Nhạc sĩ Cung Tiến