Hôm nay,  

Chị Tôi

17/01/200800:00:00(Xem: 113743)

 Tác giả: Văn Hưng

Bài số 2201-1993-767vb5170108

(Bài Viết Về Nước Mỹ năm 2007)

*

Tác giả Văn Hưng, cư trú tại Virginia. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông được viết từ  mùa Vu Lan 2007, với lời ghi  thân tặng anh chị Nguyên-Sơn. Tác giả ghi chú đây là chuyện thật, được viết bởi một người em, để “gửi đến anh chị với tất cả tấm lòng ngưỡng mộ một người anh đã hy sinh và chịu đựng qua nhiều biến cố của lịch sử tại quê nhà trong thời niên thiếu.

 *

Mặt trời đang lùi dần về phía sau lũy tre làng, bữa cơm tối đạm bạc đã dọn sẵn ở hiên nhà ngoài trời, cả gia đình ngồi quanh bên mâm cơm, vừa lúc chị tôi đi buôn bán hàng cá đang từ ngõ bước vào, chị khóc òa, và hét lớn, chị ngồi bệt xuống đất và tiếp tục khóc nức nở, vừa khóc chị vừa nói sao Ba mạ gã con đi cho người ta ", rồi chị lại khóc hu, hu, hu... tuổi chị tôi lúc đó vừa đúng trăng tròn lẽ.

"Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó", đã quyết định rồi, Ba nói, mẹ phụ lời, nhà người ta tử tế, mẹ thấy hắn cũng cao ráo, và hiền lành, con về làm dâu sau này được người ta thương mến, thế là kể từ ngày Ba mẹ tôi ăn cau trầu của nhà người ta, chị tôi trở thành người đã có "chủ".

Ba tôi là người chức sắc trong làng, chị tôi lại có rất nhiều bạn, và cũng được nhiều người biết đến chị qua sinh hoạt Gia Đình Phật Tử (GDDPT), nên mới một ngày mà cả làng ai cũng biết chị tôi đã có người dạm hỏi. Vậy là chị tôi chết cứng với hai chữ "dạm hỏi" những người bạn của chị thường lai vãng trước sân nhà, bây giờ cũng vắng bóng nhường lại thời gian để chị tôi vừa khóc, vừa giận, vừa vui, vừa hãnh diện với bạn bè. Mẹ tôi thì vui ra mặt, sợ con gái lớn không ai dạm hỏi người ta cười nhà mình. Bây giờ tôi mới biết thương Ba mẹ, lúc nào cũng lo cho con, dù con gái mới 17 tuổi mà mẹ đã lo sợ ế chồng.

Mùa xuân năm 1962 lần đầu tiên anh đến nhà "làm rể" anh vừa vô tới nhà trên thì chị tôi chui xuống nhà dưới đi trốn không cho anh thấy mặt. Mỗi tuần anh đến nhà vài ba lần, nhưng lần nào chị tôi cũng đi "đúng đường", anh vừa vào ngả trước chị tôi lùi ngã sau. Mãi cho đến khi Sài Gòn đưa tin anh sắp đi nhập ngũ chị tôi mới dọn cơm cho Ba mẹ có anh ngồi đó. Tôi biết chắc rằng chị cũng sợ mất cơ hội nhìn lén anh.

Kể từ dạo ấy anh chị tôi mới tạo cơ hội gặp nhau, những lúc như vậy tôi thường hay được sự chú ý của cả hai, có lẽ anh chị lấy tôi ra làm cục độn khi hai anh chị gặp nhau khóa khẩu không nói nên lời.

Anh chị rất yêu mến tổ chức Gia Đình Phật Tử, anh ở đoàn thanh niên, chị ở trong đoàn thiếu nữ. Sân chùa là nơi anh chị thường xuyên đối đầu nhau qua những buổi sinh hoạt chung của đoàn. Hai anh chị đều là đoàn viên trung kiên của tổ chức Gia Đình Phật Tử tại vùng duyên hải. Ngày rằm, mồng một anh chị thường hay đi chùa về khuya sau những buổi họp đoàn dưới ánh trăng rằm, Tuổi thanh xuân của anh chị lấy tổ chức Gia Đình Phật Tử làm nguồn sống, lấy biển cả làm bạn đồng hành, và anh yêu biển như yêu cả chị tôi.

Đầu mùa xuân năm 1963, lúc Phật giáo tranh đấu chống  chính quyền Ngô Đình Diệm lên cao điểm, anh bị nhân viên mật vụ ở miền Trung bắt giam trong chiến dịch ngăn chặn sự phát triển của tổ chức Gia Đình Phật Tử tại các vùng thôn quê hẻo lánh ở Thừa Thiên.

Kể từ mùa hè 1963 anh đã bị vô số lần bắt bớ, đánh đập, tra tấn. Anh từng bị bắt uống nước xà phòng pha trộn nước ớt, bỏ anh vào bao bố, rồi đem quẳng anh xuống hồ, nhốt anh vào hầm nước... Sức khỏe anh bị tàn phá kinh khủng sau một thời gian ngắn, từ đó anh phải kiên trì chịu đựng, và hy sinh một phần thân thể để phuc vụ lý tưởng của anh là bảo vệ Phật Giáo. Mẹ tôi nóng lòng, cho chị tôi cưới, hy vọng đưa anh ra khỏi cơn xoáy của xã hội trong thời kỳ đen tối ấy. Lòng mẹ bao la, cũng là lòng của trời đất thiên mệnh, mẹ đã cưu mang nguyện cầu anh ra khỏi sự ê chề tối tăm của xã hội.

Ngày 01/11/1963 kết thúc Đệ Nhất Cộng Hoà, và anh chị nắm tay nhau chung bước đi trên cuộc đời lứa đôi.

Anh chị tôi cưới nhau đã nhiều năm. Kể từ ngày anh vào quân ngũ chị theo anh, nơi nào anh đồn trú nơi đó có chị. Mẹ nhìn hạnh phúc anh chị mẹ cười, mẹ vui, nhưng lòng mẹ vẫn còn chờ đợi tin từ con gái. Mạ ơi con đã...  có bầu, được chị báo tin, mẹ tôi lòng vui tràn ngập, thế là đứa con gái đầu lòng của anh chị chào đời sau nhiều năm lấy nhau.

Chiến tranh leo thang, chị bế con về Đà nẵng, anh ở lại chiến trường. Từ đó chị mỗi năm gặp anh được vài lần, rồi anh để lại cho chị mỗi năm một đứa nhỏ, ba năm liên tiếp, một mẹ 3 con. Chồng ngoài tiền tuyến, chị một mình gánh nặng, buôn thúng bán bưng nuôi con.

Ngày 30 tháng Tư năm 1975, khi Sàigòn đổi tên anh lững thững bước vào nhà, chị lại khóc nức nở, lần này chị khóc là mừng anh còn sống sót trở về với gia đình, có vợ, có chồng, và có các con. 

Ngày đoàn tụ anh còn một con mắt, con còn lại anh đã dâng hiến cho tổ quốc, và vết thương trong lòng phỗi gây nên bởi những ngày tù tội thời Đệ Nhất Cộng Hòa vẫn mãi đeo đuổi anh lên cơn suyễn hành hạ không ngừng nghỉ theo thời tiết Xuân, Hạ, Thu, Đông. Những hy sinh và chịu đựng bền bỉ cộng thêm bản chất hiền hòa của anh, đã giúp cho chị thêm phần tự tin vào đời sống trong những ngày kế tiếp.

Gia đình anh chị cũng như muôn vạn gia đình khác kiếm sống theo bản năng sinh tồn, nhưng vẫn không đủ để ăn cho qua ngày trong những năm đầu Saigon xoá tên.  Anh chị quyết định đưa gia đình về quê xưa, nơi mà anh chị đã sinh ra và lớn lên của tuổi thanh xuân. Anh thì vẫn hiền hòa, dể tính rồi anh lặng lẽ sắp xếp hành trang đưa vợ con về nhà ngoại. Cửa ngõ, lối đi, và hiên nhà là nơi thường để dọn những bữa cơm đạm bạt cho gia đình, và sân nhà thường vang bóng một thời của bọn con trai đến "ra mắt" chị, bây giờ nhường lại chổ cho những cây tre ốm đói mọc ngổn ngang và một đống gạch vụn sau những trận bom xối xã của Tết Mậu Thân.

Trở về quê nhà, anh như con sò dấu mình trong vỏ và chỉ lặng lẽ tiếp tục lấy biển cả làm bạn đồng hành. Anh đánh cá, chị luôn trên vai đôi gánh hàng rong độ nhật. Chiều về trên bãi biển của quê nhà, anh chị thường đưa các con ra bãi biển để hội nhập với dân làng chờ đón ghe về. Niềm hạnh phúc sau một ngày khắc khổ là anh chị đã tận hưởng được những giây phút êm đêm bên nhau trên bãi biển quê nhà, và nhìn những đứa con nô đùa, chạy, nhảy, tung tăng trên những đợt sóng chậm chạp lùa lên bãi biển.

Anh nhìn các con với dáng suy tư, chị ngồi yên và đưa mắt nhìn từng đợt sóng lùa vào bờ, rồi những đứa con của anh chị lại tiếp tục chạy, nhảy, vui cười, như không thấy được nỗi lo âu của cha mẹ đang nghĩ về tương lai của chúng tại quê nhà.

Những đợt sóng đang lùi dần ra biển, để chuẩn bị cho đợt sóng kế tiếp tràn vào, ba đứa con anh chị mãi mê bận rộn đưa tay bắt lấy những bọt sóng mong manh. Chị cầm tay anh âu yếm và khẻ nói, sự hiện hữu của anh trên quê hương này là để đón nhận những mất mát, thiệt thòi, và bất công mà dường như xã hội để dành cho riêng anh. Anh phải ở một nơi khác hơn, nơi mà không ai có quyền bắt anh phải dâng hiến thêm đời mình. Anh mỉm cười, ôm chị vào lòng, đầu chị tựa vai anh và cùng hướng ra biển đông xa xăm, một màu xanh nước biển, là màu hy vọng của anh, của chị và của gia đình.

Tháng 3 năm 1978 anh để lại chị và 3 đứa con nhỏ sống với ngoại, và anh đã vượt biên đến Hong Kong theo ước nguyện của anh chị.

Thùng quà đầu tiên chị nhận được sau 3 tháng anh gửi về từ Hongkong. Anh đã gửi những bộ áo quần trẻ em mới toanh, một bộ rất đẹp cho chị, may theo kiểu Hongkong và những bức thư dài tràn đầy thương nhớ. Rồi những thùng quà kể tiếp, đã góp phần hữu hiệu đáng kể, trong đời sống gia đình hàng ngày. Như những ngày còn có anh bên cạnh, chị vẫn đưa con ra biển, vì đây là nơi duy nhất của dân làng, tìm đến sau một ngày làm việc mệt mỏi.

Dân làng tấp nập, trẻ em nô đuà, những đứa con chị nhanh chóng hòa nhập vào đám trẻ con đang chạy dài trên bãi biển, vui đùa với những đợt sóng li ti, đuổi bắt những con ốc chưa kịp dấu mình dưới cát sau đợt sóng lụi dần ra biển.

Đứng trước bãi biển quê nhà hôm nay một mình, chị thì thầm hát. " Biển vắng anh rồi em ở với ai". Chị có máu văn nghệ trong người, nên thỉnh thoảng chị hay hát một mình để thư giãn tâm hồn, nhưng lần này chị hát không phải để thư giãn tâm hồn, mà vừa hát đôi mắt chị vừa hướng ra biển đông xa xăm, một màu xanh nước biển, là màu hy vọng của chị và của các con, từ đó chị nuôi mộng đưa con đến vùng trời nơi đó có anh.

Hai năm từ ngày anh đi, chi ôm ấp ý chí phải đến vùng trời nơi đó có anh. Những thùng qùa anh gửi về chị biến chúng thành những lít dầu thô chôn vùi trên bãi biển để đợi ngày vượt biên.

Tháng 5, năm 1980, Giờ cao điểm của đêm định mệnh, chị bế 3 con, dắt theo người em dâu và 2 cháu bé lên chiếc ghe nhỏ chưa đầy 4 thước bề ngang, cùng với 25 người khác từ giã quê nhà. Ghe vừa rời bến, những tiếng la, hãi hùng, rồi những tiếng súng, đì đùng, vi vút trên không tỏa ra một đường ánh sáng, dường như xuyên qua da thịt của chị. Ghe vẫn tiếp tục chèo trong màn đêm, sự sợ hãi kinh hoàng cộng thêm tiếng súng đã làm cho tất cả những người trong ghe không còn nghe tiếng kêu cứu của một ai. Chị tôi và cô em dâu đan chặt đôi bàn tay lại với nhau rồi ôm 5 đứa con vào lòng và đưa lưng hướng về bờ biển như cố ý chắn ngang lằn đạn từ bờ bắn ra. Chị ngồi xuống và khum người lại, rồi bảo các con miệm Phật Quan Thế Âm Bồ Tát.

Ghe thoát nạn và ra khơi, bỗng một ánh sáng bay vút trên không như một linh hồn vừa rời khỏi xác, bàn tay chị thấm ước, cô em dâu đã ngã gục đầu lên vai chị từ lúc nào, dường như chưa nói hết lời nhắn nhủ, chị nuôi và dạy bảo các cháu giùm em. Viên đạn đã cướp đi mạng sống của người em dâu, để lại 2 đứa con nhỏ và người chồng đang ngày đêm chờ đợi nơi xứ người.

Những ngày phong ba bảo táp trên biển, chị ngồi nhìn xác em dâu và ôm 5 đứa con vào lòng, đứa nhỏ nhất mới 3 tháng tuổi. Biển nước mênh mông sóng gió hải hùng, chị phó mặt cho trời, chiếc ghe nỗi trôi theo dòng nước, chị tiếp tục, với sự hiệp lực cùng các con cầu nguyện Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn. Chiếc ghe bé bỏng đã nhiều ngày đêm lênh đênh, vật lộn với tử thần, mọi người đã kiệt sức, giây phút nhiệm mầu xuất hiện, một ánh sáng lóe lên từ phương đông, một tiếng kêu vang dội từ xa vọng lại và rồi ghe chị được tàu hàng hải cứu vớt ngoài khơi biển Hải nam, nơi đây đã để lại thân xác cô em dâu bé nhỏ. Chiếc ghe bé bỏng thân yêu lại một lần nữa tiếp tục thi gan và phấn đấu với biển cã để đưa đoàn người đến Hongkong an toàn.

Tháng 10, năm 1980, anh đón chị và các con ở phi trường Wichita Kansas, lần này chị không khóc nức nở, như những lần trước, dù chị vừa trải qua nỗi kinh hoàng, thay cho chị, nước mắt anh chảy dài trên hai gò má đầy xương sau những năm khó ngũ vì nỗi nhớ thương vợ con nơi quê nhà. Chị hiểu ý, đưa tay thấm giọt nước mắt, anh ghé kề tai chị nói vừa đủ 2 người nghe, cảm ơn trời Phật, cảm ơn em đã đưa gia đình đến nơi có anh. Chiếc xe Chevrolet đời 69 cũ kỹ, cõng đại gia đình lên đường về thị trấn Garden City, KS vào một buổi chiều cuối thu có ánh nắng vàng đang đọng lại ở lưng đồi.

Dọc theo hai bên xa lộ là những cánh đồng bất tận của loài hoa Hướng Dương đã thắp đuốc từ thuở nào, để đón mừng anh chị bắt đầu đi vào cuộc đời mới, ở một nơi mà không ai có quyền bắt anh phải dâng hiến thêm đời mình.

Văn Hưng

thân tặng anh chị Nguyên-Sơn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,711,842
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến