Hôm nay,  

Chúc Mừng Năm Mới

06/01/200800:00:00(Xem: 307891)

Người viết: trần nguyên đán

Bài số 2193-1985-759vb7050108

(Bài Viết Về Nước Mỹ năm 2007)

*

Trần Nguyên Đán là tác giả thân quen với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ. Trước 1975, ông là nhà giáo, nhà thơ, nhà văn. Hiện nay ông là vị mục sư của một hội thánh người Việt tại Maryland, nơi vừa làm lễ cung hiến một thánh đường thơ mộng. Bài viết cuối năm của ông là câu chuyện xây cất ngôi thánh đường.

*

T. my best friend

Sài gòn thế nào, mày đang làm gì" Tao đang ngồi trong văn phòng nhà thờ sáng nay. Một trận tuyết nhỏ vừa đi qua thành phố, qua tiểu bang, sau một vài ngày u ám thường nhật của thu tàn, hôm nay mọi vật có vẻ hơi sáng sủa hơn. Chạy chở giúp một thằng bé tín hữu đi đến trường học của nó và tạt ngang nhà thờ một chút. Tao ngoài trách nhiệm thường nhật ở nhà thờ, còn một thú vui nho nhỏ riêng tư là đi vào văn phòng nho nhỏ của mình đóng cửa lại, mở computer, đặt một cái CD vào máy, trong khi chờ đợi một vài thứ warm up, ngồi dựa vào chiếc ghế da đưa mắt lơ đãng nhìn quanh căn phòng. Vẫn còn mới mẻ lắm, và các bức vách còn trống trải nữa. Sẽ cần một vài bức tranh chỗ này chỗ kia, một bình hoa góc nọ.

A, đang viết đến đây thì CD phát ra một bài hát Giáng Sinh mà tao ưa thích. Ill be home for Christmas. Tao muốn ngừng lại một chút, lắng nghe, và thả hồn mình hòa vào lời hát. Êm đềm biết bao. Tao yêu thích những giây phút yên tĩnh, một mình, trong căn phòng có thể gọi là của riêng mình mà lại nằm trong một căn nhà chung của tất cả mọi người, cầu nguyện, nghe nhạc, đọc sách, viết lách, thư giãn. Có khi tao nhắm mắt, ngồi ngã đầu vào ghế và ngủ quên vài phút. Những giây phút đó hiếm hoi lắm mày ạ, thật ra thì cũng vẫn có những giây phút ấy thôi, nếu muốn tìm thì thế nào cũng có, nhưng thật sự để tâm hồn mình yên tĩnh được hay không, hoàn toàn thư giãn được hay không trong lúc đó mới là khó.

Trong cái cuộc sống quá bận rộn, đầy những điều phải ưu tư và lo lắng, tìm được cho riêng mình cái thời gian riêng tư, cái không gian riêng tư, và một tâm hồn thật sự bình an, thật là quý hiếm. Bây giờ đây, tao chỉ muốn lắng nghe tiếng nhạc Giáng Sinh êm đềm phát ra từ CD player, nghĩ về bạn và viết cho mày, rồi sẽ gửi bức thư này lên báo cho mọi người cùng đọc.

Có lẽ mọi người cũng hơi ngạc nhiên chút xíu về cách xưng hô khá tự nhiên giữa chúng ta. Thằng con tao có lần nghe tao nói chuyện với mày trên điện thoại, ngạc nhiên hỏi: Bố cũng còn xưng hô mày tao với Bố T. sao" Tao hỏi: Why not" Nó cười. Mục sư mà mày tao nghe ... trần tục quá. Tao cũng cười: Hes my friend, man. Mục sư thì cũng là người, cũng có quan hệ bình thường với gia đình với bạn hữu thôi, chứ có phải là thánh đâu. Chịu không. Mày có chịu hay không thật ra cũng không thành vấn đề, vì mày có biết gì đâu, ở nơi chốn xa xôi ấy. Tao chủ động mà, người ta nói một văn sĩ là một tên phù thủy văn chương, bằng ngòi bút (bây giờ thì không cần bút mà chỉ cần hai bàn tay và những ngón tay gõ keyboard thành thạo) có thể biến hóa những cái thật thành không thật, cái không thật thành thật, hay là nửa thật nửa không, hay là làm cho nó rối loạn lên như một cái màng nhện. Ai mà biết, chỉ có hắn ta biết. Nhưng đối với chúng ta thì mình có thể nói thêm một điều nữa. Đức Chúa Trời biết.

Tao ngừng một chút, vì chợt nhớ ra phải đi check cái hồ báp têm để chuẩn bị làm lễ báp têm tuần này. Nhà thờ mới toanh. Cái hồ chưa được làm báp têm lần nào, và cũng chưa khi nào mở nước ra xem nó có work well hay không. Tới bữa đó mở nước ra mà vòi nước nóng không chảy thì cả Mục sư lẫn tín đồ đứng run lập cập ướt nhẹp dưới hồ coi khổ sở lắm. Chờ tao một chút nhé.

Tốt rồi mày ạ, bây giờ có thể viết tiếp. Tuần này có thể tao cũng sẽ hơi bận một chút, Giáng Sinh mà. Nhưng cũng đỡ là năm nay các cháu Thiếu Niên tình nguyện trang trí nhà thờ mới, không như mọi năm kia chỉ có tao và gia đình loay hoay trang trí, có khi mất cả ngày. Thú thật là khi chúng nó nói thưa Mục sư Thiếu Niên tụi con tình nguyện trang trí Giáng Sinh nhà thờ, tao có hơi lo, vì không biết cái khiếu thẩm mỹ của các teenagers ở Mỹ này thế nào. Tao vốn sợ biến cái nhà thờ thành một cái sân khấu cải lương với đủ mầu sắc loạn xạ của nơ, dây kim tuyến, đèn đủ mầu ném vào cái stage, và lung tung beng. Nhưng hôm sau lên nhà thờ xem qua thì yên lòng, không đến nỗi nào, coi cũng trang nhã lắm. Vừa đủ để trang trọng và trịnh trọng. Vừa đủ để có một mùa Giáng Sinh ấm áp.

T. thân quý

Hôm bữa viết tới đó thì bàn tay vô tình click vào chữ send, tao cũng thôi viết nữa. Bữa nay nhận được thư mày thì lại trả lời đây. Khỉ ơi tao có bao giờ nghe mày hỏi gì về cái nhà thờ của tao đâu mà bảo tao nói. Thật ra không phải chỉ một mình mày hỏi, có một vài người, không thuộc về nhà thờ, không biết gì về nhà thờ, đề nghị tao viết về nhà thờ, xây cất ra sao, tại sao lại cất, cất xong thế nào. Họ nghĩ đó là một đề tài thú vị để viết. Có người còn nói với tao đó là một công trình lớn cần viết cho mọi người đọc (lớn thật không"). Họ bảo từ không có gì cả, từ một số tín đồ ít ỏi mà cất lên được một cái nhà thờ khang trang xinh đẹp cho riêng người Việt Nam ngay giữa lòng thủ đô Hoa Thịnh Đốn của Mỹ, một vùng đất nhà cửa mắc mỏ, một trong những tiểu bang có giá nhà cửa cao nhất nước Mỹ, thì không phải là chuyện tầm thường (thật không"). Tao cũng thật không hiểu tại sao tao lại không muốn viết, không muốn nói gì về cái công trình đó. Dĩ nhiên mày biết rồi, đó không phải là một công trình của riêng tao, mà là của mọi người, mà nói đúng hơn hết là một công trình của Chúa. Tao nghĩ có thể là vì sau 4 năm bầm dập tan nát, khi công trình hoàn tất, thì sức lực cũng cạn kiệt, mệt mỏi quá rồi, vui dĩ nhiên là có vui nhưng vừa vui vừa mệt, nên cũng không sức đâu mà viết nữa. Tao thật ra cũng có viết, thấp thoáng, thỉnh thoảng, đây đó, trong bài này bài kia, đăng báo này báo nọ, nhưng không có khi nào viết thật rõ ràng, chi tiết, viết hẳn một bài ra một bài về cái nhà thờ này.

Để coi, khi nào có hứng tao sẽ viết. Để lát nữa tao sẽ attach cho mày một tấm hình nhà thờ để mày coi cho biết. Ừ, cách đây một vài tháng tao có lần mời một nhóm bạn văn trong vùng này đến nhà thờ để họp mặt, có chụp hình nhà thờ và sau đó một anh bạn đã post những tấm hình đó lên một trang web của nhóm, coi cũng xôm tụ lắm. Tao thật ra cũng hãnh diện lắm chứ, nhưng vẫn không thấy hứng thú để viết. Viết để làm gì nhỉ" Bởi vì viết về cái nhà thờ thì nó cũng liên hệ tới những con người, mà tao thì không muốn nói gì nữa về những con người. Nếu mày nói cho tao biết mục đích của bài viết về nhà thờ là gì mà tao thấy có lý thì tao sẽ viết. OK"

T. thân,

Mày đúng là một thằng đánh chết không ra một chữ. Nói dở quá. Nói kiểu đó chán chết đi được. Nhưng cũng hay, Chúa lại dùng cái thằng dùi đục chấm mắm như mày để khích tao viết. Tao viết là vì ghét cái câu nói tùy mày của mày. Đúng là tùy tao thật, thích thì viết không thích thì thôi ai bắt viết được. Thôi tao sẽ viết, với ý định là sẽ cho mọi người biết một chút về Chúa của mình. Lâu nay Mục sư viết bài dự thi cho Việt Báo mà viết toàn là những chuyện kinh khủng không à. Dám người ta hiểu lầm mình lắm chứ. Why not"

Để tao nhớ lại từ từ, viết từ từ, khi nào viết mỏi tay thì sẽ send đi. Rồi có rảnh, có hứng thì sẽ viết tiếp nhé. Câu chuyện bắt đầu vào khoảng giữa năm 2003, vào một bữa tao nhận được một bức thư của nhà thờ Mỹ mà ở đây người ta gọi là nhà thờ Mẹ, vì họ cưu mang mình từ những ngày đầu tiên giống như một người mẹ sinh con ra và nuôi nó vậy. Khi tao nhận được bức thư đó là lúc Mẹ đã nuôi con 19 năm rồi, lớn đủ để go out rồi. Thư viết: chúng tôi sẽ bán cái building mà Hội Thánh Việt Nam đang thờ phượng (họ có hai cái building, cho mình muợn một cái để thờ phượng Chúa 19 năm qua, hàng tháng trả một số tiền nhỏ cho có lệ), chúng tôi sẽ để cho Hội Thánh Việt Nam một giá đặc biệt, nếu như Hi Thánh Việt Nam mua. Giá đó là $750,000. Downpayment là $150,000.

Có ai gọi tao, à, bà cụ tín hữu bị bệnh, chắc nhờ chở đi bác sĩ. Tao send cho mày nhé. Sẽ viết tiếp.

T.

Sao nữa, thế là họp Ban Chấp Hành chứ sao. Lúc đó trong cái gọi là quỹ Xây Dựng của nhà thờ chỉ có khoảng $10,000. Nó có là cũng nhờ bữa nọ Chúa nhắc tao để ý đến nó, chứ có một hai ngàn từ năm này qua năm kia. Tao mới đề nghị mỗi tín đồ mỗi tuần bỏ vào thùng $2, để dành kHội có việc thì xài, nên mới lên được $10,000 đó.

Tao đặt câu hỏi với Ban Chấp Hành bây giờ đã đến lúc mua nhà thờ chưa" Hay muốn tiếp tục đi mướn" Lúc đó khí thế Hội Thánh đang lên, khoảng trên 100 người nhóm lại hàng tuần. Họ nói. Mua. Nhưng $750,000 thì không mua nổi. Và cũng không kiếm đâu cho ra $150,000 để downpayment.  Số tiền ấy lúc đó là lớn lắm với Hội Thánh. Mày biết tình trạng gia đình tao rồi, miễn đủ ăn đủ mặc hàng ngày là phải thỏa lòng, kiếm đâu ra tiền" Hội Thánh thấy vậy chứ phần lớn là những người công nhân trong các hãng xưởng, lương vài đồng một giờ, còn thì là ăn tiền già, tiền SSI, lác đác một vài chủ tiệm nail ...  Cái đầu tàu phải suy nghĩ dữ lắm, tao nói với Chúa: con cũng không biết $150,000 kiếm ở đâu ra. Nhưng con sẽ giảng và kêu gọi. Nếu Chúa thấy là đã đến lúc chúng con phải tự đứng trên chân của mình thì xin Chúa chúc phước cho bài giảng, chúc phước cho lời kêu gọi, xin Chúa làm một phép lạ ... nho nhỏ, cho chúng con thấy ý của Chúa. Một vài người trong Ban Chấp Hành tỏ vẻ ngần ngại: khó à, Mục sư. Tao nhớ là có nói thế này: khó là chúng ta thấy khó, chứ Chúa không thấy khó, không có gì khó cho Chúa cả. Nếu không bước đi bằng đức tin, thì không thể đi được. Dầu vậy, tao nghĩ: được khoảng $50,000 cũng là tốt rồi, khởi đầu mà, rồi từ từ tính tiếp.

Sau những ngày đó, tao nói chuyện với gia đình và tìm một hãng ... credit để mượn tiền. Tao quyết định là nếu sau khi check credit report của tao họ cho mượn bao nhiêu thì tao sẽ dâng hết số tiền ấy, từ từ trả sau. Họ cho tao một cái credit line là $10,000.

Bây giờ tao vẫn còn nhớ rõ không khí buổi thờ phượng hôm ấy. Sau khi tao giảng và kêu gọi, mỗi người đứng lên hứa dâng tiền để downpayment mua nhà thờ. Thủ quỹ tổng kết số tiền ngay sau đó, tổng cng là $120,000. Hội Thánh đứng dậy để ca ngợi Chúa. Tao gần rớt nước mắt. Tuần lễ sau có một vài người không đi thờ phượng hôm ấy dâng thêm, cng với số tiền có sẵn, Hội Thánh đã có tạm đủ số tiền $150,000 để downpayment, nhưng quyết định không mua cái building ấy, vì sẽ không đủ tiền để trả mortgage.

Kế hoạch mới đặt ra: Đi tìm một cơ sở khác. Hoặc là một miếng đất để xây cất. Tao giống như một tân binh mới ra trận là nhào tới trước không biết nguy hiểm là gì.

T. thân

Phải ngừng ở đó vì cháu ni đến. Mày có biết thằng con nuôi của tao rồi, năm 2003 nó có về Việt Nam với tao một lần, ghé nhà mày ăn trưa và chụp hình chung đó. Nói con nuôi là vì mình không trực tiếp sinh ra nó, chứ thật ra nó giống như con rut, đầy đủ benefit như hai thằng kia. Bây giờ nó đã có vợ có con, đứa bé gái gần 2 tuổi mà hai vợ chồng tao cưng hết biết. Mỗi tuần cha mẹ nó gửi cho ông bà ni nuôi giữ giùm hai ngày. Vợ tao đi làm buổi chiều nên coi nó buổi sáng, tao đi lên nhà thờ tới trưa về nhà coi nó cho đến chiều thì cha mẹ nó tới đón. Giữ cháu không những không tính tiền mà còn coi như là một đặc ân, bữa nào có chuyện gì bé không tới là buồn cả ngày. Vợ tao dạy nó nói từng chữ Thiên Ân ... là ... cục vàng ... của ông nị Nó nói theo nghe thương lắm. Ngày nào cha mẹ nó moving, không ở đây nữa chắc là nhớ nó ghê lắm. Mới nghĩ tới thôi là đã thấy buồn rồi.

Để tao nói tiếp chuyện nhà thờ kẻo không thôi lạc đề. Nói chuyện cháu ni một hồi dễ bị lạc đề lắm, I know. Sau nhiều ngày tháng tìm kiếm, chỗ này chỗ kia, cuối cùng người realtor giới thiệu một căn nhà có một mảnh đất rng 2.6 acres ở gần kế nhà thờ cũ. Căn nhà trước đó là một văn phòng bác sĩ có 3 tầng, basement chia ra nhiều phòng làm phòng khám bệnh, parking lot có sẵn khoảng 10-12 chỗ. Thật là lý tưởng, vì hầu hết các tín đồ đều sống quanh quẩn trong vùng đó. Cơ sở đó giá là $480,000. Vừa mượn tiền nhà băng vừa đấu giá giành giựt với hai ba người khác, cuối cùng cũng mua được. Bên cạnh căn nhà là một cái garage lớn. Mọi người đồng ý sẽ nối dài cái garage đó thành một cái nhà thờ. Hội Thánh ăn mừng chiến thắng đầu tiên đó. Và một cuộc chiến dai dẳng tốn nhiều xương máu khác bắt đầu.

T. thân,

Mọi thứ không đơn giản giống như là mình đang giỡn. Sau này mỗi khi đi giảng ở một Hội Thánh nào đó, biết họ có ý mời mình, tao hay nói đùa: sẽ nhận lời với điều kiện là không bao giờ nghĩ đến chuyện xây cất nhà thờ. Mua một cái nhà thờ có sẵn là khác, mà cất một cái nhà thờ mới hoàn toàn là khác. Khác rất xa. Kinh nghiệm của một người cất nhà là nó hay đẻ ra, nó không phải là người mà cứ đẻ hết chuyện này đến chuyện khác.

Cũng vì muốn tiết kiệm tiền, người builder đầu tiên là một người Việt Nam. Ban đầu ông ta tính một giá rất rẻ, khi cái sườn nhà thờ vừa dựng lên, ông ta đòi thêm tiền, theo kiểu leo thang, bước từng nấc, khi mọi người nhìn lại, thì cái giá đó đã khá cao. Mỗi khi ông ta đòi thêm tiền, lại họp, những buổi họp đầu còn êm dịu, những buổi họp sau căng thẳng hơn, bắt đầu những đám mây đen vần vũ trên bầu trời. Sau mỗi buổi họp, Mục sư được chỉ định giảng và kêu gọi dâng tiền, bởi vì không có ai ... dám làm việc đó cả. Khi kêu gọi, dĩ nhiên Mục sư phải là người làm gương trước. Công bằng mà nói, những lần kêu gọi đó khi một hai chục, khi ba bốn chục ngàn, tín hữu cũng rán leo thang theo, nhưng có một vài người leo không nổi, ngồi xuống, rồi biến mất. Con số tín hữu đi thờ phượng Chúa mỗi tuần, mỗi tháng, đã thấy vắng vẻ dần. Nhưng biết làm sao hả mày. Tao chịu đựng về phần dâng hiến của chính mình, chịu đựng thêm những buổi họp căng thẳng, những lời nói xúc phạm, chịu đựng thêm tình trạng tín hữu... bỏ cuộc. Những ngày đó, tao chỉ muốn đi đâu đó, biến mất một thời gian, khi trở về, thấy căn nhà thờ đã hoàn tất, như một phép lạ. Nhưng chẳng có phép lạ nào giống như thế xảy ra. Phép lạ Chúa làm cho tao trong thời gian ấy là một tấm lòng kiên trì, bền bỉ, chịu đựng, chảy nước mắt trong phòng riêng, nhưng cười vui vẻ trên bục giảng. Tín hữu không muốn thấy Mục sư buồn bã, làm nản chí họ.

Nhưng điều buồn bã hơn hết là cho dù tiền bạc cứ leo thang, cái sườn nhà thờ vẫn chỉ là cái sườn, không thấy thêm chi tiết nào. Người builder có những dấu hiệu muốn bỏ cuộc. Gần hai năm, thêm một vài buổi tiệc ca nhạc gây quỹ, có khi tao phải đóng thêm vai ... ca sĩ hát kiếm tiền cho Hội Thánh. Cái sườn vẫn trơ xương. Cái tháp thập tự giá mua từ năm trước nằm dài trên đất, mỗi lần đến nhìn nó, tao bứt rứt không chịu được. Ngày tháng cứ trôi qua.

T.,

Cũng cả tuần lễ tao mới viết lại được cho mày. Giáng Sinh đang ở ngoài cửa. Tao đôi khi ao ước giá có mày ở đây, mình sẽ song ca bài Đêm Thánh như ngày nào xưa, mày chỉ có một cái mà tao thấy được, là ngón đàn piano mà có lần tao đã làm một bài thơ để tặng, và rồi để đáp lễ, mày đã phổ nhạc bài thơ tặng lại. Còn quên một cái nữa, là giọng hát giọng ... nhì, hát chung với tao rất hợp. Hát giọng nhất thì dở hơn ... tao. Nhớ lắm ngày xưa ấy.

Tao sẽ viết vội để cho mau chấm dứt câu chuyện nhà thờ. Thật ra thì mày cũng biết, tao chịu đựng được nhiều thứ, cả khi căn nhà của gia đình tao bị đe dọa bán đi để hoàn tất nhà thờ. Nhưng cái mà tao không chịu được đó là lòng dạ con người. Chúa có nói lòng người ta là dối trá hơn mọi vật, ai có thể biết được, dù là lòng người Cơ đốc. Ở đâu cũng có những con sâu ... rọm cả mày ạ. Mày không biết là có những khi tao lái xe về nhà sau buổi họp mà nước mắt âm thầm chảy ra, rồi về đến nhà, ngồi vào computer, gõ một bức thư từ chức. Mà không bao giờ gửi đi được, nhiều lần như vậy. Sự căng thẳng có lúc thấy đứt rồi mà vẫn không đứt. Khi tao đứng trên bục giảng, nhìn xuống những khuôn mặt tin cậy mình ngó lên, đôi mắt thương yêu, khích lệ, tao lại trở về nhà, trùm mền lại, ngủ. Ngủ để quên. Rồi ngày mai lại trở dậy, tiếp tục chiến đấu, chiến đấu với mình, với người, với tiền bạc, với cái sườn nhà thờ nay bắt đầu hư hao vì mưa nắng. Sau hai năm kỳ kèo, cù cưa, cuối cùng người builder Việt Nam ấy lấy thêm mấy ngàn đồng nữa của Hội Thánh rồi bay về Việt Nam và biến mất. Hơn hai trăm ngàn đồng, chỉ có một cái khung sườn, dăm ba sợi dây điện treo lòng thòng đây đó... tao hỏi Chúa nhiều lần: tại sao vậy, whats wrong with me"

Tao sẽ ngừng ở đây, làm chương trình Giáng Sinh cho xong. Viết gì cho tao đi.

T,

Mày chưa già lắm mà đã bệnh đủ thứ, toàn là bệnh dễ đi không à. Tao sẽ cầu nguyện cho mày, và trong khi đó, nghe tao kể cho hết chuyện nhà thờ.

Một thời gian dài nữa trôi qua, không tiền, không phương hướng, bị tấn công, tao mệt mỏi muốn tắt thở. Nhưng mỗi lần như thế Chúa lại nhìn tao bằng một đôi mắt buồn y như đôi mắt Ngài nhìn Phi e rơ lúc ông chối Ngài trong sân nhà thầy tế lễ thượng phẩm. Tao lại gượng dậy bước đi, dầu vậy con người mà, mỗi lần phải đứng lên bục giảng để kêu gọi dâng tiền, hay phải tổ chức một chương trình ca nhạc gây quỹ, tao lại xuống sức trầm trọng. Tao nghĩ chỉ có Đức Chúa Trời mới hiểu tao trong những hoàn cảnh ấy, tao nghĩ vậy và bước đi được.

Rồi cuối cùng tìm được một ông builder Mỹ, tất cả phải làm lại mới. Hợp đồng mới, giá tiền mới, mượn thêm nợ ngân hàng mới, giấy phép mới. Một năm sau nữa, công việc xây cất lại mới bắt đầu, nhưng rồi phải đối diện với một tình trạng khó khăn khác, phải inspect lại toàn bộ khung sườn nhà thờ, mà mỗi lần inspect là mỗi lần đứng tim, cái nguy hiểm nhất là inspect cái móng (foundation) của nhà thờ. Nếu bị fail, công việc xây cất coi như bế tắc, làm sao để phá toàn bộ khung sườn xuống và làm lại móng" Nghĩ tới mà rùng mình. Tao mỗi ngày đến nhà thờ, đứng giữa những hoang tàn đổ nát của gạch đá, gỗ vụn .., nói với Chúa: chỉ có Ngài bây giờ, chỉ có Ngài mà con nương cậy bây giờ, không còn ai, không còn ai ở bên con nữa, với con nữa, đường về ôi quá dài. Trong những giây phút đó tao cảm nhận được hết nỗi hoang vắng của sự cô đơn của Chúa Jesus khi Ngài chiến đấu một mình trong vườn Ghết sê ma nê. Tao cầu nguyện với Chúa, một yêu cầu quyết liệt: Xin hãy làm ơn cho con lần cuối cùng, hãy cho sự inspect, tiền bạc, mọi thứ, được giải quyết ổn thỏa. Khi biết chắc đền thờ sẽ được xây cất xong, con sẽ ra đi. Con đã quá mệt mỏi rồi, sức con chỉ đến đó.

Rồi Chúa trả lời, tháo một cái gút, mọi khó khăn của inspection đã pass hết. Nhưng không còn tiền để làm tiếp nhà thờ mà lại còn món nợ đến ngày phải trả. Sau rất nhiều lần dâng hiến, gây quỹ, Hội Thánh kiệt quệ, chỉ còn đâu khoảng 60 người nhóm lại hàng tuần. Hoàn toàn bế tắc. Nhưng tao quyết định chiến đấu cho đến cùng để đánh đổi một sự ra đi. Tổ chức một buổi ca nhạc gây quỹ nữa để trả một món nợ lớn cho nhà thờ Mỹ. Tới đâu hay tới đó. T. ạ, kỳ diệu làm sao, buổi ca nhạc gây quỹ đó không những đủ tiền trả nợ, mà Chúa làm thêm một việc lạ lùng không ai tưởng tượng. Một ông bác sĩ Việt Nam cũng là tín đồ, từ một Hội Thánh khác, khi nhìn thấy tận mắt ngôi nhà thờ dang dở vì thiếu tiền, ông yêu cầu cho biết tổng số tiền còn thiếu và dâng tất cả số tiền đó. Số tiền đó là $27,000.  Số tiền có lẽ không phải là quá nhiều, nhưng nó nói lên một cái gì đó thuc về Đức Chúa Trời. Có lẽ, không bởi Chúa, ông ta đã không thể làm một việc như vậy.

Tao lại phải chạy đi thăm một tín hữu hôm nay. Thư sau có lẽ là kết thúc câu chuyện. Gần hết rồi.

T. thân,

Có $27,000 mọi thứ chuyển đng nhanh hơn. Nhà thờ lợp vách, trải thảm, treo đèn... Niềm tin và hy vọng nhen nhúm trở lại. Nhưng dường như sự thử thách đức tin chưa hết. Khi county đến inspect lần cuối, họ bắt buộc phải làm một bức vách chống lửa cháy gọi là firewall, vì có một khoảng vách nhà thờ và nhà riêng dính liền nhau, đó là điều tao sợ nhất vì đã được dự kiến số tiền làm bức vách đó là lớn, một con số mà Hội Thánh không thể chấp nhận nổi trong hoàn cảnh hiện tại. $70,000. Lại bế tắc nữa chăng" Khi thông báo điều đó cho Hội Thánh, tao nghe nhiều tiếng xầm xì và những đôi mắt thất vọng. Hội Thánh một lần nữa móc hết tiền bạc trong túi, trong account, trong credit card. Nhưng vẫn còn thiếu hơn $20,000. Người builder nói rằng nếu không có số tiền ấy, công việc sẽ ngưng.

Tao đến nhà thờ sáng hôm ấy, nói với Chúa lần nữa. Con biết là Chúa sẽ làm thêm phép lạ nữa. Con và Chúa đã thỏa thuận với nhau. Xin hãy gửi những angels đến giúp con. Khi trở về nhà tao thấy lòng bình an thật sự. Tao chuẩn bị đánh trận cuối cùng và chuẩn bị ra đi.

Sáng hôm sau, có một Mục sư người Hàn quốc mà tao chưa hề quen biết, làm việc ở Maryland Baptist Convention, gọi đến muốn gặp tao để nói chuyện về vấn đề Church Planting, công việc của ông ta. Tao nhận lời đến gặp và dự dịnh sau khi nói chuyện với ông ta sẽ đề nghị dẫn ông ta đến nhà thờ đang dang dở để xem qua. Ông ta đến, đứng giữa những cảnh ngổn ngang còn sót lại, nghe tao kể chuyện và cuối cùng hỏi: Còn cần bao nhiêu nữa" Tao nói số tiền. Ông cười bảo rằng số tiền đâu có quá lớn đối với Chúa và đề nghị tao và ông cầu nguyện cho điều đó. Rồi ông ra về, hẹn sẽ liên lạc lại.

Ba ngày sau ông gọi đến bảo rằng ông đã tìm ra được một nhà thờ Hàn quốc trong vùng có thể giúp đỡ. Hai tuần lễ sau tao được mời đến nhà thờ đó để nói chuyện và nhận tiền, tao mời Hội Thánh nhà đi theo để chứng kiến điều Chúa làm. Họ dâng $22,500, hơn số tiền mình cần thiết. Có phải là Chúa đã làm không"

T. ạ, tuần lễ sau đó, tao đứng giữa Hội Thánh nhà, thông báo tin vui đã đủ tiền hoàn tất đền thờ trong một thời gian ngắn và thông báo từ chức. Lần này tao không viết thư viết từ gì cả. Tao nói, mắt nhìn thẳng vào bức vách trước mặt, không nhìn xuống cử tọa, cố gắng tránh ánh mắt của Chúa. Nhưng tao biết có vài nụ cười và nhiều tiếng khóc. Sau khi nói, tao chúc phước cho Hội Thánh và đi thẳng ra cửa. Tao cảm thấy đau buốt ở đầu nhưng hai vai nhẹ nhõm. Tao nói thầm trong lòng. I am done.

Nhưng không, T. ạ.

Tao nghĩ  là cuộc chiến đã chấm dứt, nhưng nó không chấm dứt theo cách tao nghĩ. Không phải là tao nghĩ, nhưng là Chúa nghĩ, không phải tao muốn, nhưng là Chúa muốn. Tao dứt áo ra đi, nhưng Chúa nắm áo tao kéo lại. Sức kéo mạnh kinh khủng, chiếc áo rách toạc. Lòng rách toạc, vết thương bị banh miệng tối đa, đau thấu trong óc. Sự tàn ác cuối cùng đã đến, phơi bày tất cả sự thật, phơi bày tất cả cặn bã, rác rến, giả hình ... Điều này tao không thể kể ra đây được, nhưng quả là mầu nhiệm. Đức Chúa Trời đã bênh vực cho tao một cách hiển nhiên, công khai và dứt khoát.

Tao cuối cùng phải nói với Hội Thánh rằng: Tôi ở lại.

Ba tháng trước đây tao đã làm lễ Cung Hiến đền thờ cho Chúa. Cuộc chiến bốn năm đã thật sự chấm dứt.

. . .

Tôi send bức thư cuối cùng cho T., mở cửa văn phòng bước ra ngoài sanctuary, những hàng ghế nệm mầu huyết dụ chạy dài đến bục giảng. Trên bục giảng những chậu hoa trạng nguyên mầu đỏ, mầu vàng, mầu hồng trang trí cho Giáng Sinh dã được thay thế bằng những bình hoa hồng trắng tinh khiết, Giáng Sinh dã qua rồi. Năm mới dã đến. Bây giờ, tôi có thể ngồi xuống chiếc ghế của tôi, đưa mắt lơ đãng nhìn toàn bộ thánh đường bình yên trang trọng trong màu trắng tinh khiết của hoa hồng và ánh sáng, và tôi có thể nhìn thấy nụ cười của Chúa. Không phải là ánh mắt u buồn nữa.

Cửa thánh đường chợt mở. Một tín hữu bước vào:

- Chào Mục sư, Happy New Year.

- Chúc Mừng Năm Mới. Tôi cười và nói lớn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,722,093
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến