Hôm nay,  

Cái Bướu Não Và Hospice

05/01/200800:00:00(Xem: 173741)

Người viết: Thuyền Nhân

Bài số 2192-1984-758vb6040108

(Bài Viết Về Nước Mỹ năm 2007)

*

Tác giả là TCL. 54t, cựu quân nhân VNCH, vượt biển, vào trại tị nạn Songkhla Thái Lan 2/80, định cư ở Mỹ từ 6/80, ngụ tại Garland TX, là nhân viên hãng Alcatel-Lucent, Plano TX. Ông đã góp một số bài viết về nước Mỹ từ những năm trước: Ra Đi-Đất Mới-Trở Về, Ở Mỹ Không Ai Ngồi Chờ Sung Rụng, Của Thí Cô Hồn Sống. Bài viết mới đây của ông là chuyện kể vế cái bướu não của người em trai vợ. Và đây là hồi kết của câu chuyện.

*

Chiếc xe lạ đậu bên lề đường trước nhà vợ chồng Thinh. Từ trong xe, người đàn bà bước ra, tiến tới ngõ vào, bấm chuông. Thinh mở cửa nhà.

 Người đàn bà tự gìới thiệu

- Chào ông. Tôi là W, làm việc cho hospice care. Theo yêu cầu của bác sĩ điều trị H, tôi đến để bắt đầu việc săn sóc cho H.

Thinh bước qua một bên nhường lối

- Chào bà, mời bà vào trong nhà.

Vợ chồng Thinh và bà W ngồi bên cái bàn ăn lớn trong phòng ăn nối liền với phòng khách.

Thinh tự giới thiệu

- Tôi là Thinh, anh rể của H.

 Thinh giới thiệu vợ mình

- Đây là vợ tôi.

Thinh chỉ về hướng bên kia cái ghế sofa

- H thì đang nằm đằng kia.

Bên cạnh bộ ghế sofa là khoảng trống lớn giữa phòng khách. Mấy cái bàn nước đã được dẹp qua một bên. H trong bộ pajama, nằm lim dim trên tấm nệm cao su trải rộng trên nền gạch bông, cái mền H tốc ra bên cạnh, mấy cái gối ghế sofa chận xung quanh tấm nệm.

Bà W tới gần H, quỳ xuống, nhìn chăm chú

- H nằm có vẻ thoải mái.

Vợ Thinh tiến tới bên cạnh, vuốt gọn tóc H

- Nằm trên giường trong phòng ngủ, H cứ lần mò ra mép giường rồi té xuống.

Chúng tôi để H nằm ở đây để tránh nguy hiểm cho H.

Bà W gật gù

- Như thế nầy cũng tiện.

Trở lại bàn, bà W mở túi xách, lấy ra xấp giấy tờ, đặt trên bàn

- Trước tiên tôi xin giải thích với ông bà một cách tổng quát về hospice care, kế tiếp là làm những giấy tờ theo thủ tục hành chánh, rồi sau đó chúng ta sẽ nói chuyện về vấn đề săn sóc cho H.

Hội có mục đích chăm sóc sức khỏe, hướng dẫn bịnh nhân và phục vụ xã hội cho những cá nhân ở tại nhà riêng hay ở trong những tổ chức tập thể như nhà dưỡng lão, nhà điều dưỡng...

Hội được điều hành bởi ban quản trị bao gồm những người tình nguyện. Hội là một tổ chức bất vụ lợi, hoạt động trong khu vực những quận hạt quanh vùng, nhận sự tài trợ từ tổ chức United Way ở những quận hạt nầy. Các yêu cầu phục vụ có thể đến từ các bác sĩ, từ nhân viên xếp đặt cho bệnh nhân xuất viện, từ tổ chức cộng đồng, từ thành viên trong gia đình, từ bạn bè, và từ chính các bệnh nhân. Phục vụ của hội bao gồm nhiều mặt:

* Săn sóc sức khỏe tại nhà là sự chăm sóc chuyên nghiệp dựa vào sự yêu cầu của các bác sĩ trên văn bản chánh thức. Các yêu cầu phục vụ bao gồm phục vụ y tá, phục vụ tập luyện cơ thể hay tập luyện tiếng nói, phục vụ vệ sinh hàng ngày, &

* Chăm sóc dài hạng cho các bịnh nhân có các chứng bệnh lâu dài, &

* Trợ giúp bệnh nhân trong giai đoạn vô hy vọng chữa trị và thời gian sống không còn bao lâu. Nhóm bác sĩ và y tá làm việc với nhau để làm giảm tối đa sự đau đớn, bớt sự khó khăn cho người bịnh trong thời gian sau cùng của cuộc đời.

Bà W nói tiếp

- Xin hỏi là ai đại diện cho gia đình để ký tất cả giấy tờ cần thiết"

Thinh chỉ qua vợ

- Vợ tôi là chị ruột của H. Cô ta đã được H chọn làm đại diện và có toàn quyền quyết định trong tất cả các vấn đề có liên quan tới H vào tình cảnh lúc nầy.

Bà W hỏi vợ Thinh

- Bà có các văn kiện như là Statutory Durable Power of Attorney, Medical Power of Attorney chỉ định bà là người đại diện và do H ký tên"

Trong tất cả anh chị em trong gia đình, vợ Thinh và H là gần gũi với nhau nhứt. Vài năm trước H đã đến văn phòng luật sư để lập văn kiện SDPA và MPA trong khi H còn khỏe và trí óc còn tỉnh táo. H đã ủy quyền cho vợ Thinh làm tất cả mọi việc cho H trong trường hợp H không còn khả năng tự làm lấy hay tự quyết định được nữa.

Vợ Thinh trả lời

- Vâng. Tôi có. Tôi giao cho bà một bản sao của mỗi văn kiện đó được chứ"

Bà W mĩm cười

- Thế thì tốt quá. Mọi việc sẽ đơn giản và nhanh chóng vì bà đã có các văn kiện nầy.

Trong đời sống hàng ngày trên đất Mỹ, bên cạnh nhu cầu về vật chất và tinh thần, còn có những văn kiện liên quan với luật pháp mà mỗi người nên có nhưng gần như không ai nghĩ đến. Những văn kiện nầy tạo sự thuận lợi cho người thân giúp ta trong hoàn cảnh cần thiết, đồng thời chúng cũng giúp người thân không phải tranh chấp với nhau vì bất đồng ý kiến. Những bất đồng ý kiến mà họ có thể tranh tụng nhau ra toà án, trong khi ta nằm chờ chết trên giường bịnh!

Statutory Durable Power of Attorney là văn kiện để một người chỉ định và giao quyền hành sự cho một người khác, thay thế mình khi không có khả năng tự làm, trong các vấn đề liên hệ đến bất động sản, chứng khoán đầu tư, trương mục ngân hàng, quyền lợi từ sở xã hội hay các chương trình phục vụ do chính quyền cung cấp, khai thuế, &

Medical Power of Attorney là văn kiện để một người chỉ định và giao quyền hành sự cho một người khác, thay thế mình quyết khi mình không có khả năng tự quyết định, về vấn đề y tế liên quan đến sức khỏe và chữa trị bịnh tật.

Sau khi vợ Thinh ký tên các giấy tờ cho thủ tục hành chánh, Bà W cho biết

- Ngày mai sẽ có người đem tới một cái giường nệm có song chắn hai bên, bình dưỡng khí, tã lót và vài vật dụng y tế cần thiết cho H.

Mỗi hai ngày, hospice sẽ cử y tá đến thăm, đo nhiệt độ, đo nhịp tim, đo áp xuất máu. Bên cạnh đó, cũng có nhân viên đến rửa lau, thay đồ sạch cho H và làm vệ sinh.

Khi y tá nhận thấy H cần loại thuốc gì thì y tá gọi bác sĩ để lấy toa và fax đến tiệm thuốc, nhân viên tiệm mang thuốc giao tận nhà và người nhà theo hướng dẫn trên giấy mà áp dụng cho H.

Bất cứ ngày hay đêm, sớm hay khuya, nếu có sự kiện lạ xảy tới cho H hoặc vợ chồng Thinh có thắc mắc gì thì cứ gọi số điện thoại của hospice, sẽ có người trả lời trên điện thoại hoặc y tá sẽ đến nhà ngay.

Bà W đề nghị

- Để giúp gia đình tránh được các thiếu sót và bối rối vào lúc giao động nhứt, ông bà nên chuẩn bị trước vấn đề tang lễ. Chọn nhà quàn, thủ tục mai táng, thương lượng giá, xếp đặt nghi lễ theo tôn giáo của gia đình.

Bà W an ủi vợ Thinh

- Trong giai đoạn cuối cuộc sống của H, sự chăm nom và săn sóc cho H là kinh nghiệm khó khăn. Đây là thời gian bận rộn và xúc động. Bà có thể cần sự giúp đỡ và chia xẻ của những người chung quanh. Nhân viên hospice sẽ cố gắng làm việc với tất cả khả năng chuyên môn và nhiệt tình để giúp bà và gia đình vượt qua những khó khăn nầy.

Bà W đo áp xuất máu, đo nhiệt độ, nghe hơi thở của H, ghi chú các sự kiện vào hồ sơ.

H lờ đờ mở mắt nhìn bà W.

Bà W theo dõi cử chỉ của H, mĩm cười

- Chào H, ngủ ngon chứ" Tôi là y tá, tới săn sóc cho H đây.

H không trả lời, trở lại với cơn lim dim của mình.

Bà W hỏi vợ Thinh

- Mấy ngày nay H có ăn uống gì không"

Vợ Thinh trả lời

- Dạ hai ngày trước H ăn rất ít, vài muỗng cháo. Sau đó thì H chỉ uống chút ít nước thôi.

Bà W giải thích cho Vợ Thinh:

- Vấn đề ăn và uống của H bớt dần theo thời gian, để H tự chọn thức ăn và thức uống, kêu gọi H ráng ăn nhưng đừng ép. Cơ thể của H tự bảo hòa năng lượng và giảm nhu cầu về ăn uống. Ở giai đoạn nầy, H không còn khả năng để nuốt trôi bình thường. Bắt đầu khó nuốt thức ăn rắn rồi đến chất lỏng. Nếu H cho biết là không cảm thấy thèm ăn và không đói bụng. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể trong giai đoạn chết dần. Việc ăn uống không còn giúp ích nữa và cơ thể không còn tiêu dùng thức ăn và chất lỏng đúng cách.

Tôi sẽ cho H vài loại thuốc để thay thế cho thức ăn. Bà cho H từng giọt nước nhỏ nhưng đừng ép H uống, tránh để môi của H khô bằng cách thắm lên môi chút ít nước.

Thinh hỏi bà W

- Tại sao H ngủ trong ban ngày, kêu không dậy, còn ban đêm thì H cứ thức miết"

Bà W nhìn Thinh

- H ngủ nhiều vào ban ngày và khó đánh thức. Đây là kết quả của sự biến thoái trong cơ thể. Ông và người nhà hãy chuẩn bị cho hoàn cảnh nầy khi nó xảy ra, bằng cách là sinh hoạt với H khi H có vẻ tỉnh táo nhứt. Dù H có thể không hội nhập và đối thoại nhưng H cảm thấy dễ chịu khi nghe tiếng nói nhỏ nhẹ hay âm thanh nhạc dịu. H lầm lẫn với thời gian và không gian. H không nhận ra người thân hay quen biết. Buổi tối hãy giữ ngọn đèn có ánh sáng dịu. Người thân thiết hãy ở kề bên và cầm tay H vỗ về để tạo cho H một cảm giác an toàn và thoải mái.

Thinh hỏi tiếp

- Lý do gì mà H ngồi trong bóng tối, nhìn lanh quanh" Tay lần mò rìa tấm vải trải giường rồi kéo nó về một mớ"

Bà W trả lời cho Thinh

- H thấy những hình ảnh vô hình mà như có thật trước mắt, hoạt động không ngừng, lần mò theo ven của tấm vải lót giường và kéo gom lại, & Lý do là sự luân chuyển của dưỡng khí trong óc giảm bớt và sự biến đổi của cơ thể.

Thinh thêm

- Từ tối hôm qua đến sáng nay, H cứ tiểu tiện bất thường, không chừng đổi.

Bà W nói

- H mất điều khiển vấn đề tiêu tiểu khi sự chết gần kề. Để tôi lót tã và gắn túi đựng nước tiểu để cho H  tự tiểu vào cái túi, khi cái túi đầy chỉ cần tháo cái túi rồi mang đi đổ vào cầu rồi gắn trở lại với cái ống. Như thế H được nằm yên nghỉ ngơi, và người nhà không phải bồng ẵm H đi tiêu tiểu.. Hãy giữ da của H khô và sạch sẽ để tránh cho H bị lạnh, bị ngứa và bị ghẻ lở.

Bà W gắn một đầu cái ống dẫn nước tiểu vào đường tiểu của H, đầu kia của cái ống nối liền vào một cái túi bằng cao su trong khe. H tiểu vào cái túi, nước tiểu pha màu máu đỏ lợt.

Ngày hôm sau, Nhân viên của tiệm cung cấp y cụ mang giường tới để trong phòng ngủ, tiếp tay Thinh và vợ Thinh dìu H lên giường, xếp đặt bình dưỡng khí rồi cho H mang cái chụp để thở.

Ngày kế tiếp. Bà W trở lại thăm H. Bà chỉ vợ chồng Thinh cái túi nước tiểu của H. Trong cái túi, nước tiểu có máu trộn lẫn, màu đỏ bầm đen nhiều hơn so với hai ngày trước.

Bà W dặn dò vợ chồng Thinh

- H sẽ thay đổi cách thở bất thường, có khi hơi thở ngưng từ mười tới ba mươi giây đồng hồ. Ông bà có thể thay đổi tư thế nằm của H, đôi khi nó giúp H thở dễ hơn, nhưng đừng lo lắng nếu thấy không có sự thay đổi, bởi vì đây là sự bình thường. Đôi khi nghe tiếng thở từ cổ họng có âm thanh "death rattle". Nó xảy ra khi H quá yếu để ho hay nuốt nước miếng. Đó là dấu hiệu của sự luân chuyển và ứ động chất phế thải trong cơ thể. Khi đó ông bà có thể đặt đầu H cao lên, gắn máy hơi nước trong phòng để tại không khí ướt, thoa nước lên môi khô, giúp H cảm thấy dễ chịu hơn.

Một nhân viên khác của hospice bước vào phòng.

Bà W và vợ chồng Thinh bước ra phòng khách để nhân viên nầy rửa lau, thay quần áo cho H, thay vải trải giường, dọn dẹp vệ sinh xung quanh H.

Bà W dặn dò tiếp

- H sẽ giảm khả năng thấy và nghe. Nhưng không bao giờ nghĩ là H không nghe. Khả năng nghe là điều cuối cùng mà H sẽ mất đi. Hãy mở nhạc êm dịu làm H cảm thấy thoải mái. Cùng thời điểm nầy, H sẽ thấy hình ảnh của những người thân từ xưa. Hãy nhắc những người thân yêu với H. Chẳng những H không sợ thấy những người thân nầy, ngược lại H cảm thấy an ủi và dễ chịu. Luôn luôn nói chuyện và giải thích cho H là mình đang làm gì trong khi săn sóc H. Hãy nhớ rằng H vẫn nghe mặc dù H đang trong cơn hôn mê. Vuốt ve, vỗ về là việc làm thích nghi trong hoàn cảnh nầy.

Bà Năm khi thì bước vào phòng nhìn H một cái rồi đi ra; khi thì đứng lại bên giường, đưa tay vuốt nhè nhẹ lên tay lên gò má H, rồi chắt lưỡi lắc đầu!

Vợ Thinh và người em gái túc trực bên giường H, thực hành những điều do bà W đã chỉ dẫn, dặn dò.

Anh chị N tới thăm H một lần.

Từ lúc được đưa lên nằm trên giường, H không bao giờ thức tỉnh lại. Tiếng thở "death rattle" của H tắt lịm vào đêm 4 tháng 1, 2003.

Viết để cám ơn những tình nguyện viên của Hospice Care và để nhớ CTT.

Ý kiến bạn đọc
12/04/202100:29:49
Khách
Hôm nay mới được đọc bài viết đầy tình thương và lợi ích này. Xin cảm ơn tác giả thật nhiều vì chúng ta lâu mau rồi cũng dần đến tình trạng này. Bài viết chi tiết kỹ càng. Kinh nghiệm quí báu cần biết. Vợ chồng tôi cũng đã tới cái tuổi bát thập mà có tri thiên mệnh gì đâu... Nhờ bài viết này mà "never too late to learn the OLD thing". Phải không ạ? Xin chúc an mạnh.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,285,725
Tác giả Phan là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu chiến binh Mỹ trực tiếp viết văn bằng tiếng Việt và với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", ông đã nhận Giải Việt Bút mang tên Bà Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông phổ biến ngày 18 -12-2012, kể chuyện tình giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt ở Biên Hòa năm 1973. Trở về Mỹ, ông bà an cư ở Ohio, có 7 người con, tất cả đều đã trưởng thành.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông, chuyện mùa xuân và chuyện mùa hè.
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa, ông kể, “Trong khi đợi bảo lãnh diện đoàn tụ gia đình, tôi có cơ may được học bổng của Liên Âu (EU) để hoàn thành chương trình BA và MBA International Management." Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, ông đã hoàn tất luận án tiến sĩ tại Đại Học ở Argosy, San Diego, và là một Phó Giám Đôc kỹ thuật hàng hải của Bộ Quốc Phòng Mỹ, làm việc tại Á Châu.
Tác giả đã có bài viết về nước Mỹ đầu tiên phổ biến từ 2016. Năm nay, khi quyết định tiếp tục viết ông chọn bút hiệu mới cho bài kề về lễ tốt ngiệp kỹ sjư ngành computer của người cháu torng gia đình. Bài đăng 2 kỳ. Mong Mr. Hi tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả tên thật Nguyễn Thụy, 49 tuổi, theo ba mẹ đi H.O.8., tốt nghiệp Computer Enginee-ring. Sau 6 năm làm thuê, đã thành lập và điều hành công ty Newteck - PCB Inc tại City Tustin. Bài viết đầu tiên của ông mang tên “35 Năm, Một Ước Mong” kêu gọi thủ đô tị nạn của người Việt hải ngoại cần có một đền thờ 5 vị tướng anh hùng tử tiết của miền Nam Tháng Tư 1975. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O.
Tác Giả Huỳnh Mai Hoa học Đại Học Văn Khoa Saigon nhưng dang dỡ. Có làm thơ và viết truyện ngắn đăng trên vài nhật báo ở Saigon. Qua Mỹ năm 1993 theo diện HO của chồng, làm nghề tóc. Hiện đã nghĩ hưu, nhưng vẫn làm thơ, viết truyện ngắn đăng trên báo địa phương. Hiện cư ngụ tại thành phố Sacramento, Cali. Đây là bài đầu tiên tham dự VVNM.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Nhạc sĩ Cung Tiến