Hôm nay,  

Chọn Nghề Cho Con

08/12/200700:00:00(Xem: 269022)

Người viết: Quân Nguyễn

Bài số 2170-1962-737vb7081207

*

Với 11 bài viết trong năm, trong đó có tới 4 bài vào "top ten" về số lượng người đọc nhiều nhất trên Vietbao Online, Quân Nguyễn là tác giả đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2007. Tại Việt Nam, trước 1975, ông là học viên trường Cảnh Sát Quốc Gia. Cùng vợ con đến Mỹ năm 1987, ông trở lại trường học, tốt nghiệp cao học về Sociology tại CSUF, đệ tam đẳng huyền đai Tae Kwon Do, hiện làm state parole officer ở Santa Ana, và là cư dân Anaheim, CA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

*

Với 11 bài viết trong năm, trong đó có tới 4 bài vào "top ten" về số lượng người đọc nhiều nhất trên Vietbao Online, Quân Nguyễn là tác giả đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2007. Tại Việt Nam, trước 1975, ông là học viên trường Cảnh Sát Quốc Gia. Cùng vợ con đến Mỹ năm 1987, ông trở lại trường học, tốt nghiệp cao học về Sociology tại CSUF, đệ tam đẳng huyền đai Tae Kwon Do, hiện làm state parole officer ở Santa Ana, và là cư dân Anaheim, CA. Bài mới viết của ông

“Riêng tặng các con tôi, Diane, Pete, và Nancy”

Ngày xưa khi còn là học sinh lớp 12 trường Văn Học, tôi có một người thầy quí mến dạy môn hóa là Tiến Sĩ Nguyễn Hữu Tính (tiến sĩ đệ tam cấp).  Thời đó, bên Đại Học Khoa Học Sài Gòn, ai có bằng tiến sĩ  khoa học (Doctorate hay Ph D) của Tây hay Mỹ thì được gọi tiến sĩ quốc gia, như Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Khuyến chẳng hạn, còn ai có bằng cao học khoa học bất kể ở ngoại quốc hay trong nước như thầy Tính, thì được gọi tiến sĩ đệ tam cấp (nay VC gọi thạc sĩ cho tất cả các bằng cao học).  Năm ấy, ông độ ba lăm ba sáu, có vợ và một đứa con gái khoảng mười hai mười ba, nhà trong con hẻm cụt trên đường Thành Thái gần trường Trung Thu.  Tướng ông nho nhã nhưng hơi khắc khổ mà tính tình thì rất vui vẻ hòa nhã, chạy chiếc xe vespa “ddít vịt” màu xanh dương đậm, ống bô kêu rầm rầm mỗi khi ông lái chiếc xe cũ kỹ đó vào sân trường.  Rõ ràng là một ông thầy giỏi mà nghèo! Ngoài giờ làm giáo sư môn hóa ở trung học, dạo ấy ông còn là giảng viên đại học khoa học.  Tôi còn nhớ, ngay sau cái Tết 74, ông được học bổng sang Tây để học tiến sĩ hóa, và thầy trò khi chia tay nhau rất bùi ngùi…

Cũng dạo đó, vì ông, tôi có thoáng mơ mộng được ra ngoại quốc du học cho biết đó biết đây (chứ không phải để trả thù… dân tộc đâu nha, mắc mớ gì mà trả thù gái Tây tóc vàng sợi nhỏ, mê hổng hết thì thôi!), rồi khi học xong sẽ về nước cưới ngay người yêu đầu đời, đẹp như nàng Juliet của Ý, mà sống êm đềm cho tới già trên mảnh đất chữ S ngàn năm văn vật của cha ông… Ngược lại, thời ấy đám con ông cháu cha hay con nhà giàu tìm đủ mọi cách đi du học để ăn chơi trốn lính, rồi sau nếu có chụp được mảnh bằng vớ vẩn BA, BS gì đó của Tây hay Mỹ là về nước làm cha, có khi do quen biết gửi gấm hay phe đảng đưa vô, mà làm ngay… Bộ trưởng ở tuổi hăm tám, ba mươi! Biết quái gì mà làm, hèn chi hổng mất nước sao được…

Nói vậy cho vui thôi, chứ tôi biết cha mẹ mình nghèo, thì chỉ có nước vào Văn Khoa hay trường Luật, rồi chờ tới kỳ thi bị đánh rớt hết để bổ xung quân số cho trường Bộ Binh Thủ Đức mà thôi! Vậy cũng tốt rồi, vì từ nhỏ tôi vốn mơ nghề lính chuyên nghiệp (sĩ quan hiện dịch từ võ bị ra), để đi chiến đấu xa nhà trên bốn vùng chiến thuật mà “ddánh giặc lâu dài cho non nước bình yên…”  Rồi mai này khi non nước được bình yên, sẽ về cưới một cô thôn nữ ngây thơ xinh xắn nào đó làm vợ cho xong! (vì nàng Juliet xinh đẹp đâu chịu chờ lâu vậy, biết ngày nào non nước mới bình yên")

Thế rồi, khi đậu xong tú tài tôi lập tức nộp đơn vào trường Võ Bị Quốc Gia, mặc dù sát cạnh bên nhà là nhà cụ Thục, cậu ruột của Đại Tá Nguyễn Quốc Quỳnh, Giám Đốc trường Đại Học CTCT Đà Lạt.  Muốn vào trường đó không khó, lại chỉ hai năm ra thiếu úy hiện dịch, mà tôi lại không muốn!  Rồi những ngày tháng son trẻ tươi đẹp kế tiếp, chờ đợi lên danh sách nhập trường võ bị, tôi thường theo bè bạn lang thang vào trường Văn Khoa chơi mặc dù chẳng hề ghi danh đại học.  Qua thằng bạn đang học ở đó, tôi có lần ngắn ngủi làm quen được với một cô sinh viên nhỏ nhắn dễ thương tên Hợp.

Ít lâu sau, giấc mộng võ bị không thành (còn nhiều giấc mộng lẩm cẩm không thành thì thôi lắm… không đủ tiền mua thuốc chuột đâu!), tôi phút chốc bỗng thành SVSQ Cảnh Sát ở Rạch Dừa, đúng là nghề chọn mình có khác!  Những đêm không phải đi gác, bọn tôi hay tụ năm tụ ba ngồi trong bóng đêm ngay ngoài hành lang “barrack” mà lắng nghe thằng bạn nhỏ thó ở cùng đại đội, tuy ít nói nhưng chơi đàn “guitar” rất hay, nhất là cái bài ruột “Hoài Cảm” của Nhạc sĩ Cung Tiến…

Vài tuần kế, nhằm một chủ nhật cắm trại 100%, cả đơn vị chẳng ai được về phép hết, tụi tôi đành ra “vườn tao ngộ” ngồi ngóng người nhà ra thăm nuôi hay ngó bà con qua lại cho đỡ buồn vậy.  Tuần ấy, tôi không có thăm nuôi, nhưng bất ngờ lại gặp Hợp ở “vườn tao ngộ”.  Hóa ra, nàng là em ruột cái thằng bạn chơi đàn “guitar” mỗi tối, con của một ông tá nào đó.  Nàng nhận ra tôi ngay, vì tôi đang mặc cũng chiếc áo “sơ mi” trắng như ngày nọ ở trường Văn Khoa, chỉ khác là cái đầu “húi cua” thôi… Lính mà em! Dù vậy, hai đứa tôi chỉ biết nhìn nhau với ánh mắt trân trối, ngạc nhiên và mừng vui kín đáo, vì mẹ và anh nàng ngồi ngay đó.  Họ đã chẳng bao giờ biết được chúng tôi quen nhau từ trước ở sân trường đại học, và ngày ấy đối với một cô gái nhà lành, hay cả với chính tôi một anh lính trẻ xa nhà, đó là tất cả những gì chúng tôi có thể có và làm được cho nhau! 

Rồi thì, trong khoảnh khắc đen tối ly loạn của mùa xuân năm ấy -- nước mất nhà tan, đời tôi tan tác…

Có lần, gặp lại thằng bạn cũ ở Văn Khoa, tôi liền hỏi về nàng.  Nó nói gia đình nàng đã “di tản” vài ngày trước 30 tháng 4.  Mừng cho em, cho đời em, cho người con gái mà số phận cho tôi được gặp có hai lần ngắn ngủi trong cuộc đời dài đầy vất vả cay đắng… Cũng xin mượn tiếng đàn xưa của anh nàng, để nhớ về em một lần nữa trong đời, “Lòng cuồng điên vì nhớ, ôi đâu người, đâu ân tình cũ" Chờ hoài em trong mơ, nhưng có bao giờ thấy nhau lần nữa! …Thời gian tựa cánh chim bay, qua dần những tháng cùng ngày, còn đâu ngày cũ êm vui, nhớ nhau biết bao giờ nguôi…”

Từ sau 1975, tôi chôn vùi tất cả những giấc mộng đời của thời thơ ấu và trai trẻ, chỉ mong sao kiếm được một nghề lao động để sinh nhai và nuôi vợ con… Nhưng chúng chẳng để tôi yên, hết bọn công an địa phương dốt nát, rồi đến đám đảng, đoàn láo lếu của xí nghiệp kêu lên “làm việc”, dọa nạt, đòi đánh, đòi đuổi, chung qui cũng chẳng qua cái lý lịch lính tráng vớ vẩn và cái bản mặt… xấu trai thấy ghét của tôi mà thôi (vậy chứ tôi lấy vợ đẹp lắm à nha!)

Cuối cùng, tôi đành giả ngu giả dại về sống ẩn dật trong nhà, gần chục năm dài vô nghề ngỗng, rồi tự học tử vi, đọc thơ Nguyên Sa, và nghe đi nghe lại đến thuộc lòng cái băng “cassette” cũ mèm “Trường Hải” với tiếng hát muôn thuở của Thái Thanh, mà chờ cho qua cái vận xấu hơn mười năm của đời mình… Cũng may, tôi có cha mẹ ở Mỹ gửi quà về sống lai rai nên chẳng phải chân lấm tay bùn như trăm vạn người khác!

Năm ba mươi mốt tuổi, tôi cùng vợ con từ trại tỵ nạn đến Mỹ.  Cuộc chiến tranh năm xưa nay đã lụi tàn vô vọng trong lòng người lính trẻ ngày ấy, mà có lần đã lầm lỡ buông súng làm hàng binh trước quân thù! Mộng đời thôi cũng đã bay cao từ ngày người tình đầu tiên bỏ đi lấy chồng vì anh quá say mê đời lính quốc gia! Còn quê hương đau thương nơi chôn nhau cắt rốn anh vừa bùi ngùi vội vã bỏ ra đi, làm sao biết được ngày về"   

Nhìn quanh quẩn chỉ thấy có vợ dại con thơ và một tương lai mông lung mù tịt trước mắt, thôi thì lo đi kiếm việc tay chân mà làm cho mau vậy.  Còn nhớ, tôi qua Mỹ tháng chín, tháng mười một có bằng lái, tháng mười hai đi thẩy báo “Register”, và tháng giêng vào học ESL ở “college”.  Tuy bận rộn vất vả đôn đáo không kịp thở với cuộc đời mới xa lạ, nhưng có những lúc tôi vẫn cảm thấy sao gió lạnh ở đây buốt giá quá, tê tái tận cả trái tim bơ vơ không tổ quốc lẫn ngày về…

Nghĩ cho cùng, có thể khi cuộc đời đổi thay, con người ta dù ý thức hay không cũng sẽ vô tình thay đổi theo cho thích ứng với hoàn cảnh mới mà tồn tại.  Như chính tôi, khi nhớ lại quãng đời trẻ trung tươi đẹp ngắn ngủi của mình trước 75, mà nước mắt bỗng đoanh tròng không kịp che dấu! Nhưng cũng nhờ vậy mà gợi nhớ những giấc mơ xưa… Tôi bỗng chợt nhớ đến thầy Tính với cái giấc mộng sang Tây du học như ông năm nào. À há! nay tôi đã… du rồi nhưng chưa học, mà du tới Mỹ lận, Tây thì nhằm nhò gì! Vậy thì sao không noi gương ông mà học lên cao học cho xong" Ngày ấy, ổng cũng cỡ tuổi tôi trở lên, cũng vợ con đùm đề chứ khác gì đâu…

Tám năm sau tôi ra cao học ở Mỹ. Sau đó tôi chọn nghề “Counselor” trong tù thay vì vào “LAPD Police Academy” như họ đã tuyển chọn.  Tôi nghĩ dù sao làm cho “state” vẫn tốt hơn “city”, và trong tù thì an toàn hơn trên đường phố LA.  Nói vậy, chứ nay tôi cũng làm “cop” trên đường phố gần chục năm rồi có sao đâu, đi đâu cũng có “police” theo giúp đỡ tận tình rất thân thiện mà lại an toàn nữa.  Đúng là “tránh vỏ dưa, gặp vỏ… ngọc trai” có khác!

Nay sang chuyện con cái tôi kẻo lạc đề…

Tôi có ba đứa con, trừ đứa gái lớn theo cha mẹ đến Mỹ năm lên mười, hai đứa kia một thằng trai một đứa gái út thì sanh tại Mỹ.  Thỉnh thoảng tôi làm bộ ngây thơ thắc mắc bâng khuâng than thở với vợ, số tử vi tôi nói tôi có bốn đứa con, mà sao nhìn quanh quất chỉ thấy có ba, hổng biết còn một đứa nữa ở đâu, sống chết thế nào" Không biết có rơi rớt đâu đó hay… chưa sanh hổng chừng! Ngày xưa đêm tân hôn tôi có “thành thật khai báo… láo” với ẻm là tôi còn… “din”, mặc dù lính thì cũng hay la cà chỗ này chỗ nọ như cóc chứ đâu có ngồi yên một chỗ.  Vậy mà nàng tin lắm chẳng mảy may nghi ngờ gì hết, lại càng chắc ăn như bắp rằng xấu trai như tôi gái nào chịu… thì “din” là cái chắc rồi! Vậy thì, chỉ cần canh chừng cái khoảng đời sồn sồn sau này của tôi là ổn.  Cũng may tôi chống cộng bằng… ngòi bút tới chết nên chẳng chịu đi VN, nên nàng càng yên chí lớn, vì nghe nói bây giờ nhiều ông già bẩy chục bên đây thích về bển… trả thù dân tộc (VC hay đồng bào"!) bằng cách có “baby” hà rầm với mấy cô mười tám quê mùa nghèo túng… làm ẻm đôi lúc cũng băn khoăn lắm, trông phát tội!  

Ca dao VN có câu, “Con ơi học lấy nghề cha, một đêm ăn trộm bằng ba năm làm.” Câu ca dao này đặc biệt đúng ở Mỹ, vì theo kinh nghiêm nghề nghiệp của tôi thì nếu cha mà đã vào tù ra khám thì con trai mới mười lăm mười bẩy đã vào “county jail” vì trộm cắp hút sách băng đảng.  Điều này cũng đúng với con gái có mẹ vào tù ra khám, nhưng tỷ lệ ít hơn nhiều. 

Tôi chẳng phải làm nghề ăn trộm (mặc dù có vào tù ra khám mỗi ngày!), nhưng thật sự không muốn con cái theo nghề cha chút nào, nhất là con gái! Nhưng ở Mỹ con cái khi còn nhỏ nó nhìn lên cha mẹ từ chút mà mình không hay, rồi sau lại bắt chước y hệt cả cái đúng lẫn cái sai mà mình chẳng bao giờ ngờ tới.  Rồi khi nó lên mười tám thì nó sẽ tự dành quyền quyết định cho cái đời cái nghề cái tương lai của nó mà mình không dễ gì lay chuyển thuyết phục được.  Vậy thì, nói một cách khác, muốn cho con cái chắc chắn nên người sau này thì mình phải làm gương, và chỉ cần sống lương thiện nghị lực và bác ái là đủ rồi.  Con cái có soi gương thì nó phải giống trong gương chứ làm sao khác được mà lo! Chuyện này thật sự đã xảy ra với con cái tôi…  

Ngày đứa con gái lớn của tôi ra trung học ở trường Orange High, nó hỏi mẹ nó là nó nên làm gì bây giờ" Bà xã tôi trả lời không suy nghĩ, “Con gái mà vụng về như con, nếu không đi học (đại học) thì sau chỉ bốc… c.. mà ăn!” Nó lại quay qua hỏi tôi nên học nghành nghề gì ở đại học để mai mốt kiếm ăn" Nhớ lại tử vi của nó có dính lứu đến luật pháp (không phải ở tù đâu nha!), mà nó lại hay dài dòng lý sự… cùn nghe mắc mệt, nên tôi trả lời liền, “Con nên học luật sư đi!” Nghe lời cha mẹ nó học ngay ra cử nhân chính trị (political science), để vào trường luật. 

Nhưng rồi, ngày nọ ở trường Luật Chapman, nó gặp được anh chồng tương lai dạy luật ở đó, bèn về bảo tôi, “Trong nhà mà hai vợ chồng đều làm luật sư thì no good, cãi cọ suốt ngày!” Thế là nó bỏ ý định học luật mà học ra cao học ngành tội phạm (Criminology).  Ít lâu sau nó được nhận vào “Goldenwest Police Academy”, mà ra làm điều tra viên hình sự của tiểu bang.  Rồi cũng lái xe chính phủ, đeo còng đeo súng lỉnh kỉnh như cha.  Tôi có lần đề nghị nó chuyển về làm “parole officer” như bố nhưng nó từ khước, viện lẽ rằng coi tù như bố vất vả hơn đi điều tra hình sự.  Vả lại, nó lại đang tính đi “academy” lần nữa bên miền Đông để về làm “federal agent” cho chính phủ liên bang.  Nghe vậy, bà xã tôi mừng húm, vì sẽ được “babysit” đứa cháu ngoại gái quí hóa mỗi ngày cho tới bốn năm tháng lận (bố nó phải đi làm trên LA hằng ngày từ sáng tới tối), cho tới khi mẹ nó xong “academy” về!    

Còn con trai tôi mới năm nào sanh ở UCI làm mẹ nó đau đẻ gần chết vì ổng mười “pound” rưỡi mà bác sĩ bắt đẻ “tự nhiên”! Vậy mà mới đó đã mười tám năm rồi, mau thật!

Ngày còn nhỏ, chưa đầy hai tuổi, nó mập ù suốt ngày ở trần chỉ mặc “daiper” ngồi chơi “Nintendo” bắn máy bay tàu chiến xe tăng nhanh như cắt.  Năm lên sáu, nó cần cù ngồi ráp hàng ngàn mảnh nhỏ cắt sẵn (puzzle) thành những bức tranh lớn đủ màu sắc nay còn đóng khung vàng treo trong phòng khách.  Năm lớp chín chơi “football” ở high school, gặp ngay gái Việt cùng trường đeo đuổi, thành học hành bế bát, khiến cha mẹ bắt bỏ cả “football” lẫn “gái hư”, làm chàng khóc như cha… bạn gái chết! Dù vậy, đã nhiều năm rồi, mà “password” của chả vẫn là… “teresa”.  Nghĩ cũng tội cho mối tình đầu học trò của nó, nhưng phận sự làm cha mẹ thì ai không muốn con mình phải học hành tới nơi tới chốn, ít ra cho tới khi nó vào được đại học.  Lỡ ra, nó non dại mà làm gái mang bầu, rồi cả hai phải bỏ học mà lo cho con.  Rồi lại đi xin “welfare” cho có “medical, foodstamps, tiền cash” cho con để ăn theo.  Lại kiếm nghề dọn nhà thông cống cắt tóc làm “nail” lấy tiền mặt len lén dâu dấu, ba năm đẻ thêm một đứa để giữ quyền lợi “welfare, housing…” rồi cúi mặt cả đời, thì tủi nhục cho thân nó và cho cha mẹ biết mấy!

Ngày vợ chồng tôi tiễn con đi học xa (tận trường UC Santa Barbara), nó hỏi tôi, “Bố muốn con học nghành gì"” Nhớ lại tử vi ông con này có dính líu tới dao kéo (không phải đâm thuê chém mướn đâu nha!) tôi liền khôn khéo trả lời, “Nếu bố được sống lại đời mình một lần nữa (ở Mỹ) thì bố sẽ học bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ, như Bác Sĩ Abraham Nguyễn trên “Bolsa”, học đàn “guitar” để tự giải sầu và gảy “classic” cho mẹ nghe, và học tiếng Mễ để nói chuyện với khách hàng không cần nhờ thông dịch.”

Thế là, từ đó ổng học “Biology”, tiếng Mễ, và gảy đàn phưng phưng nghe nhức nhối… cả trường! Giờ thì ổng quen với đám gái Việt cùng trường… hà rầm, who care" Đứa nào cũng lo học thấy bà cho chóng ra trường hết, có léng phéng chút chút cũng hổng sao, lớn hết rồi, biết lo thân rồi mà lo gì!

Còn đứa gái út của tôi cũng sanh ở UCI.  Nhưng kỳ này nhà thương chịu thua cho đẻ “tự nhiên” như thằng anh nó, mà phải mổ lấy ra… Ẻm chỉ có mười hai “pound” rưỡi thôi hà!

Từ ngày còn rất nhỏ, mỗi lần nó phải đi Bác Sĩ Lã Hoàng Trung ở “Bolsa” để khám bệnh hay chích ngừa, nhìn thấy nhiều “baby” quá dễ thương ở đó, nó lúc nào cũng mơ lớn lên sẽ làm bác sĩ trẻ con.  Tôi bèn coi lại tử vi của nó coi sao thì đúng phóc, lớn lên ẻm sẽ làm bác sĩ… nhổ răng.  Thôi vậy cũng chẳng trật bao nhiêu. Được vậy là yên chí lớn rồi!

Năm mười hai tuổi, vừa xong tiểu học, nó được nhận vào Oxford Academy ở Cypress, để học thẳng một lèo đến lớp 12.  Trường này 80% là học sinh Á Châu, nên không có đội “football”, vì sợ nhỏ con quá khi bị đội banh trường khác “tackle” (húc) thì bay mất tiêu… kiếm hông ra! Còn trai gái trong trường cho tới lớp 12 mà đứng… sát nhau một chút lỡ bị thầy cô bắt gặp thì thứ bẩy đi “detention” (cấm túc) là cái chắc.  Tái phạm… đuổi luôn! Học kém… đuổi luôn! Sợ mất bạn, đứa nào cũng học như trâu vì bài vở và trình độ của trường thì nhiều và cao hơn các trường trung học thường rất nhiều!

Tới đây, tôi bỗng nhớ tới đứa con… thứ tư của mình, mà mủi lòng vì không biết gì về nó để kể hết! Ngày xưa tôi là người lính trẻ chung tình, và hình như… còn “din” khi cưới vợ, vậy thì làm gì có chuyện con rơi con rớt tầm bậy tầm bạ! Vậy thì chắc chắn là nó chưa đẻ rồi, mà số vợ tôi lại chỉ có ba đứa con mới khổ chứ! Điệu này, chắc nó phải đẻ bên VN thôi, mà tôi nào chịu về bển khi VC chưa xập tiệm! Khó nghĩ dữ…

Thôi thì cầu Trời cho VC xập tiệm sơm sớm để tôi còn chút “xí quách” mà về VN một chuyến kiếm thêm đứa con nữa cho đúng số…

Quên mất, cung tử tức của tôi có một đứa… con nuôi. Vậy là đủ số. Mơ về VN cho vui thôi. Bà xã an tâm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,224,414
Tác giả sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O1. năm 1990, hiện đã về hưu, an cư tại Westminster. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2008, đã góp nhiều bài viết giá trị, từng nhận giải đặc biệt. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013 và hiện là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông.
Như mọi năm, báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất 2018 đã bán hết, ngay trước tết, đã phải dành dụm kỹ mới giữ lại được một số lượng nhỏ cho hai hội chợ Tết. Sau đây, thêm một bài Viết Về Nước Mỹ được trích từ báo xuân. Tác giả là cư dân Paris, bà tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000, năm 2011, và nhận giải chung kết Vinh Danh Tác Giả VVNM. Với cách viết duyên dáng, Đoàn Thị là một trong những cây bút được nhiều độc giả yêu mến.
Tác giả sinh trưởng ở miền Nam sông nước, sang Mỹ năm 1973, nguyên là một chuyên viên quốc tế của USAID về hưu, đang cư trú tại Orange County. TG gia nhập chương trình VVNM từ năm 2015, được chấm giải Danh Dự 2016 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2017.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Bài sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuiất 2018.
Lá thư nầy em viết từ năm mươi năm trước, khi anh đang đóng quân ở Bình Dương, mà rồi chuyện nầy chuyện nọ khiến thư chưa gởi
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và UC Riverside (SEATRIP) xuấn bản trong năm 2017.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả có nhiều bài viết đạt số lượng người đọc, trên dưới một triệu.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến