Hôm nay,  

Bàn Tay Của Bora

24/02/200800:00:00(Xem: 114740)

Tác giả: DTKN

Bài số 2232-1620809-vb8240208

*

DTKN là bút hiệu của một nữ sinh viên 26 tuổi, từng nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2002 khi mới 20 tuổi. Năm 2007, cô có bài “12 năm ở Mỹ”, khi đang hoàn tất chương trình cao học. Sau đây là bài viết mới nhất.

*

Chiều cao của Mâng được tiếng tiết kiệm, trong khi bề ngang thườnc có phương hướng hào phóng. Thưở nhỏ Mâng luôn đứng trội hơn đám nhóc trong xóm. Nhưng vào đến giữa cấp 2 thì Mâng tịt lớn, ngậm ngùi nhìn đầu chúng bạn từng cái từng cái một lần lần nhích qua đầu nó. Lúc bấy giờ phần kiễng chân, rướn cổ đến phiên Mâng lãnh đủ, lãnh thừa. Qua hết mùa hè lớp bảy Mâng theo gia đình sang Mỹ. Đặt chân lên đến đất mới Mâng bỗng nhiên được thăng chức. Từ một người lùn lên đến người "siêu" lùn. Từ 'small' lên đến 'super small'.  Bởi lẽ nó bé con quá nên mấy đứa cùng lớp thường gọi Mâng 'shortie' hoặc 'smallie'.  Ban đầu bất đồng ngôn ngữ nên Mâng không hiểu, chỉ lờ mờ biết đám nhóc đang nhạo nó.  Khi Mâng đã gom đủ vốn tiếng Anh để giải mã từ 'shortie' và 'smallie' thì cũng là lúc đám nhóc đổi đối tượng, quay sang ghẹo chọc những đứa tị nạn mới, lù mù tiếng Anh hơn.

Chị lớn thường trách móc mỗi khi nghe Mâng than đến chiều cao của nó. Chị bảo Mâng sanh ra tay chân đầy đủ, không bị bệnh hoạn, yếu đuối đã là điều may  mắn nhiều người không có được.  Chị đưa Mâng xem hình ảnh của các em khuyết tật từ những hi từ thiện như The Smiling Train hoặc The Christian Fund, những nơi chị trợ giúp  Mâng nhìn vào những khuôn mặt lạc lõng ấy, thấy được mất mát và khổ cực.  Mâng cố nghe và thấm thía suy tưởng lạc quan và công bằng của chị.  Nhưng rốt cuc, Mâng vẫn không dứt bỏ được hết buồn tủi  cho cái tấc thước dọc khiêm nhường trời ban.  Mỗi lần chen lấn trên xe buýt vào giờ cao điểm hoặc đi mua quần áo, Mâng lại thầm ước điều ước cũ rích ấy, 'Mong sao cao thêm năm in'.  Ước rồi lại buồn vì biết điều ấy khó lòng thành sự thật.

Sinh nhật mười bảy của nó, chị lớn mua tặng Mâng đôi giầy cao gót màu nâu.  Mang được một tuần thì Mâng bỏ cuộc, lò mò quành về với đôi sneakers đế dẹp.  Không hiểu sao người khác đi giầy cao gót tài tình thế.  Những cái gót bé bằng đầu đũa vậy mà họ, đứng trên chúng, có thể lướt qua lượn lại với cả dịu dàng và tốc độ.  Tình trạng buồn về chiều cao của Mâng có lẽ còn kéo dài nếu nó không gặp Bora.  Hay nói chính xác hơn, bàn tay của Bora.  Chuyện ấy xảy ra cách đây cũng đã sáu, bảy năm, và nếu không vô tình đọc thấy thông báo đám cưới của Bora tuần trước thì có lẽ Mâng cũng đã quên hẳn lần gặp gỡ thật bình thường tuy nhiên với Mâng, thật đáng nhớ giữa chiều cao của nó và bàn tay bé xíu của Bora.

Hôm đó là ngày đầu tiên Mâng đi tập yoga ở trường đại học.  Yogi dẫn đầu là một bác sĩ  nữ, nom đã ngoài sáu mươi nhưng bà di chuyển thật nhẹ nhàng, nhanh nhẹn.  Trước khi bắt đầu, bà qui tập học sinh lại để thông qua những động tác yoga mà bà sẽ truyền đạt trong bốn tháng tới.  Có những động tác, bà nói, liếc mắt về phía Mâng, sẽ gây khó khăn cho những người thấp, vì thế "những người thấp" có thể nói chuyện riêng với  bà để được "yểm trợ đặc biệt". Lòng Mâng đã có chút bẹp xì, nỗi buồn đã bắt đầu len lỏi.  Tay chân của mọi người trong lớp chợt chập chờ trước mắt Mâng - vừa dài lại vừa thon, thay vì ngắn ngủn, cục mịch như của nó.  Nhưng Mâng chưa kịp buồn trọn nỗi buồn thì bất chợt một học sinh khác ngồi cách đó mấy hàng giơ cao tay.  Cô gái chậm rãi hỏi, 'Bà nghĩ tôi có thể tập yoga với bàn tay này không"'

Bora cũng là sinh viên năm hai như  Mâng.   Bora học nghành Chính Trị với ước mơ trở lại Nam Hàn sau khi tốt nghiệp.  Lúc đó tuy có chút tò mò nhưng Mâng không hỏi về bàn tay của Bora.  Sau này, khi cả hai đã ra trường và mất liên lạc, điều Mâng nhớ nhất ở Bora không phải vì cô bé có bàn tay đặc biệt, khác thường, mà vì hình như lúc nào cô cũng cười, hình như cô không bị ám ảnh bởi khác biệt của bản thân như Mâng.  Nói như chị lớn của Mâng thì Bora đã vượt qua được cái bức tường buồn tủi.  Mâng thì, chị ví von, vẫn còn đang lượm gỗ đóng thang.

Cánh tay trái của Bora có lẽ ngắn bằng của Mâng, cũng tròn tròn, cục mịch.  Nhưng từ cổ tay đổ xuống thì khác.  Cổ tay Mâng dẫn đến bàn tay, bàn tay có năm ngón xòe, cụp, và tuy ngón nào cũng lùn cũn nhưng tất cả hoạt đng bình thường.  Thay vào đó, cổ tay của Bora gắn liền với mt cục đỏ, và trên cục đỏ ấy có năm cục đỏ khác, lớn nhất bằng hạt đậu phụng, bé nhất bằng hạt tiêu sọ.  Năm cục thịt nhỏ ấy nếu phát triển bình thường thì đã là năm ngón tay của Bora.  Khi Bora giơ tay lên cho bà yogi xem, cô bé từ từ thụt lại, không vi vã, không giấu diếm.  Mâng nhớ như in cái khoảnh khắc đôi mắt nó chạm bàn tay của Bora, và sự tủi thân về chiều thấp của nó chợt tan biến, chợt được thay thế bằng ngạc nhiên xen lấn hổ thẹn.

Dĩ nhiên Mâng không thay đổ 360 đ ngay tức khắc.  Nhưng từ dạo đó Mâng dần dần bắt đầu biết quí trọng những gì nó có, bắt đầu với hai bàn tay với đủ mười ngón tay bình thường.  Nó bắt đầu làm những điều mà trước đây nó ngại với lí do...hơi bị lùn. Khi đi chợ, nó bớt đỏ mặt mỗi lần phải nhờ người khác lấy dùm món đồ nào đó nằm ở tầng trên.  Trên xe buýt, dịp nào bị lấn áp, thay vì im re rồi buồn giận, Mâng đập nhẹ vào vai người bên cạnh, xin tránh đường.  Đặc biệt là mõi lần đi giao thiệp bên ngoài, Mâng thôi không tránh né tiếp xúc với những người cao to nữa.  Để rồi trong mt lần tiệc như bao lần tiệc khác, Mâng gặp người lý tưởng của nó.  Tuy anh đứng cao hơn Mâng mt foot mt in rưỡi, nhưng anh hiền như khoai mì (tức là dễ bị ăn hiếp).  Giữa hai đứa Mâng oai như Napoleon, viên tướng bé xíu, còn anh, anh là cận vệ.

Đám cưới của Bora tổ chức ở Nam Hàn.  Mâng lọc cọc gõ lời chúc mừng lên trang web gia đình Bora lập ra.  Trang chủ có tấm ảnh của Bora lúc ấu thì, cười toe trước cái bánh sinh nhật hình tròn.   Cám ơn nhé cô bạn thích cười.  Cám ơn duyên phận đã tạo nên cuc gặp gỡ giữa chiều cao của Mâng và bàn tày của Bora.  Cám ơn đã giúp Mâng tìm đủ gỗ để đóng được cái thang mà vượt qua bức tường bướng bỉnh hôm xưa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,238,431
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây là bài viết thứ tư của bà, về thảm họa Alzheimer’s đang gia tăng khắp thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung . Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu, nơi ông đang làm việc.
Lời giới thiệu: Tôi là một nữ cư dân của California. Mi Thu là tên viết văn của tôi, hàng mi mùa Thu. Thật ra, tên nàylà âm của chữ MeToo, tên của phong trào nạn nhân lên tiếng tố cáo những người đã xâm phạm tình dục. Câu chuyện sau đây là có thật nhưng các tên đã được thay đổi vì hiện giờ tôi không thấy cần phải tiết lộ danh tánh những người trong chuyện. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2017. Bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà. Bài viết đầu tiên kể chuyện từ miền Đông về Little Saigon dự họp mặt liên trường tỉnh Tây Ninh. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến