Hôm nay,  

Thanhks Giving: Tri Ân Nước Mỹ

22/11/200700:00:00(Xem: 142112)

Tác giả: Trần Huyền Chi

Bài số 2156-1948-724vb5221107

*

Nước Mỹ đã từng là giấc mơ,   là hy vọng, thất vọng, và tuyệt vọng. Đề rồi, lại trở thành nơi giấc mơ được biến thành thực tế, như chuyện khó tin mà có thật. Sau đây là câu chuyện về một trong những thuyền nhân Việt cuối cùng, từng bị tống xuất từ trại tị nạn về Việt Nam, trước khi được nhận vào nước Mỹ. Người kể chuyện  là  Trần Huyền Chi sinh năm 1959, cư dân Virginia Beach, nghề nghiệp dũa nails. Bà đã góp một số bài viết đặc biệt về các trại tị nạn của thuyền nhân Việt, với đủ thứ nỗi niềm cay đắng ở nơi từng được coi là "cổng thiên đàng" này.

*

Đúng 9 giờ sáng hôm đó tôi đã có mặt đúng hẹn ở văn phòng thanh lọc. Tôi ngồi ở hàng ghế chờ đợi, tay cầm xấp hồ sơ, tim đập thình thịch liên hồi, cầu Trời, khấn Phật, mong sao đến lượt mình gặp được ông Papa dễ tính một chút. Đang suy nghĩ vẩn vơ, chợt có tiếng gọi:

"Đồng bào Nguyễn Thanh Tùng."

Tôi đứng dậy thật nhanh, miệng la lớn:

"Dạ có."

"Vào phòng số 4"

Tôi vội bước vào, lòng hồi hộp, tim muốn bể ra trong lồng ngực, ngồi ở bàn làm việc là 1 Papa người INDO có mái tóc quăn tít như bùi nhùi rửa chén, nước da đen thùi, chỉ có hàm răng và cặp mắt có màu trắng mà thôi. Ông ngước cặp mắt lên nhìn tôi, hất hàm hỏi:

"Mày tên gì""

"Dạ Nguyễn Thanh Tùng."

Ông lật hồ sơ của tôi mở ra xem sơ qua rồi hỏi:

"Mày đi một mình à!"

"Dạ thưa Papa con đi với cậu con, lúc đi thì con 14 tuổi, nên con ghép hồ sơ chung với cậu, đến giờ thì con đã qua tuổi Minor nên con tách form ra riêng một mình."

Ông Papa nhìn tôi với ánh mắt có vẻ giễu cợt:

"Mày có bao nhiêu tiền!"

Tôi rên rỉ, mếu máo gần sắp khóc:

"Papa ơi! Con làm gì có tiền, từ khi cậu con đi rồi, ổng không hề gởi cho con 1 xu, con khổ lắm Papa ơi, ông nhìn coi nè, dép con đứt cũng không có tiền mua, ra thùng rác lượm một chiếc xanh, 1 chiếc đỏ đây."

Nói xong tôi chợt cuối xuống nhìn: chết mẹ rồi, hố rồi, ngày hôm qua biết tôi bữa nay lên gặp phái đoàn thanh lọc, cô Ba ở chung tàu đã dẫn tôi đi ra chợ tặng tôi một đôi dép mới, bảo mang cho hên với lại coi lịch sự một chút.

Thế là tiêu tùng đời tôi rồi, ông Papa tưởng tôi nói láo, phen này đôi dép mới hại tôi rồi.

Ông Papa có lẽ đã quen với những lời kể lể, ỉ ôi này quá rồi, ông nhìn tôi và nói:

"Tao cho mày một cơ hội. Bây giờ mày nêu một lý do chứng tỏ mày bị ngược đãi, tao sẽ cho mày đậu."

Trời ơi! Tôi có 14 tuổi, thì có gì để nói đây. Nửa đêm đang ngủ ngon giấc thì mẹ tôi đánh thức dậy, kêu tôi theo cậu Út tôi đi vượt biên. Biết gì mà nói đây. Ngộ biến phải tùng quyền, tự nhiên tôi nhớ lại một câu chuyện có lần đã nghe ai kể. Tôi vội nói:

"Dạ, con cám ơn Papa, con xin kể cho Papa nghe câu chuyện này."

Đây là cảnh dưới âm phủ, 1 bầy quỷ đang cầm chĩa ba rượt 3 người chạy có cờ. Quần áo, tóc tai người nào cũng te tua, xơ xác cả. Nhìn thật kỹ mới nhận ra, 3 người đó là:

"Tổng thống Mỹ Kennedy"

"Lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông"

"Lãnh tụ Việt Nam Hồ Chí Minh."

Ông Mao mở miệng trước:

"Bây giờ chuyện ân oán của ba đứa mình trên trần gian tạm gác qua một bên, tụi mình phải đoàn kết lại để chống lại lũ quỷ dữ này."

Tất cả đều bằng lòng hợp tác.

Lũ quỷ rượt gần đến rồi, lão Hồ lên tiếng:

"Ken, mày có cái gì, mày quăng đại ra đi."

Ông Ken nói với giọng tự tin:

"Nước tao à, nước tao chỉ có đô la mà thôi"

"Còn không mau quăng ra."

Ông Ken đứng lại mở vali lấy ra từng xấp đô la quăng ra, từng xấp, từng xấp quăng túi bụi.  Con quỷ đầu đàn đứng lại, lượm 1 xấp tiền đưa lên mũi ngửi, rồi lắc đầu, tiếp tục rượt theo.

Ông Ken sợ quá la lên:

"Thằng họ Mao kia, mày có bửu bối gì, mau đưa ra."

Mao bình thản nói:

"Nước tao chỉ có vàng mà thôi."

Hồ lên tiếng giục:

"Vậy thì quăng thử coi, may ra tụi nó thích thì bọn mình thoát nạn."

Mao đứng lại, mở hầu bao cầm từng cục vàng khối, từng khối quăng ra cho lũ quỷ. Con quỷ đầu đàn lượm lên cục vàng, ngửi ngửi, cắn cắn, rồi lắc đầu, ra dấu không thèm.

Đến lúc này thì lũ quỷ càng tức giận hơn, chúng rượt nhanh hơn nữa, Ken và Mao quýnh quá, mếu máo:

"Phen này chết chắc rồi Hồ ơi! Bây giờ thì đến lượt mày, mày có gì quăng ra đi."

Hồ đứng lại trả lời tỉnh bơ:

"Để tao tụi bây đừng lo!"

Hồ ung dung rút cây viết đang dắt trên mép lỗ tai, thò tay kia vào túi áo, móc ra 1 tấm giấy, vừa viết, vừa ngoáy vài chữ. Xong lão thả tờ giấy đó bay về phía lũ quỷ. Con quỷ đầu đàn đứng lại nhìn tờ giấy bay phất phới trong gió như 1 lá bùa, nó mở mắt ra ngạc nhiên quá, trò này hơi lạ à nhe! Nó liều chụp vội tờ giấy mở ra xem, không biết tấm giấy đó vẽ bùa gì, chỉ biết rằng sau khi coi xong, mặt con quỷ đầu đàn tái xanh như tàu lá chuối, nó thụt lùi, thụt lùi, rồi cả bọn kéo nhau bỏ chạy mất.

Ken và Mao bây giờ mừng quá, chạy lại bên Hồ hỏi tới tấp:

"Thằng Hồ kia, mày vẽ bùa gì mà lợi hại quá vậy, vàng và đô la nó cũng không thèm, chỉ 1 lá bùa cỏn con mà tiêu diệt hết lũ quỷ, mày hay quá vậy."

Hồ khoái chí tủm tỉm, vừa vuốt râu vừa nói:

"Có gì đâu, tao chỉ viết có mỗi hàng chữ: “Tụi bây mà còn rượt theo nữa, tao sẽ cho cả đám đi cải tạo mút mùa"

Rồi tôi kết thúc câu chuyện:

"Papa ơi! Ông thấy không, quỷ còn sợ đi cải tạo nữa, huống hồ gì là con, phen này con mà bị xúc về Việt Nam, thế nào cũng đi cải tạo mút mùa luôn, chứ không chơi đâu!"

Ông Papa vỗ tay vào đùi nghe một cái bét thật lớn và nói:

"Quá hay, quá hay, tao chưa từng nghe 1 câu chuyện nào hay như vậy, cho mày đậu luôn."

Tôi mừng quá, chắp hai tay lạy xá xá ổng và nói:

"Con đội ơn Papa, cám ơn Papa, cám ơn Papa nhiều lắm."

Bước ra khỏi cửa, tôi vừa chạy vừa nhảy cỡn lên, miệng la to:

"Đậu rồi, cô chú ơi!"

Đang há miệng la to vậy, chợt có tiếng đập mạnh vào chân tôi:

"Dậy! Dậy! Tùng ơi! Mày mơ gì mà ngủ la um sùm vậy."

 Tôi tỉnh ngủ, nhìn lại một thực tế phũ phàng, nằm nhớ lại mà nuối tiếc hình ảnh đẹp đẽ trong giấc mơ. Càng nghĩ tôi càng tức, càng giận cái thằng cậu út khốn kiếp của tôi.

Khi mẹ tôi gởi tôi đi vượt biên theo cậu, kèm theo lời dặn dò: có 2 cậu cháu mà thôi, cậu nhớ thay chị chăm sóc cháu giùm. Cậu Út gật đầu xong chào bà ngoại và mẹ tôi ra đi.

Khi tới đảo, biết có đường dây chạy thuốc lo thanh lọc, cậu Út tôi viết thư xin tiền cậu 2, cậu 2 tôi gửi tiền để cậu Út chạy thuốc. Tôi những tưởng phen này cậu cháu sau khi đậu sẽ nắm tay dung dăng, dung dẻ qua nước thứ 3, để bà ngoại tôi ở nhà yên tâm, thanh thản sống trong tuổi về chiều, không còn lo âu hồi hộp mỗi khi thấy mấy thằng Công An khu vực lảng vảng trước sân nhà.

Đâu ngờ thời gian chờ đợi thanh lọc quá lâu, tôi đã qua tuổi thành niên, nên phải tách hồ sơ ra riêng, không còn đứng chung hồ sơ với cậu Út nữa. Hôm cậu tôi lên gặp phái đoàn, ông Papa đã gợi ý, kêu cậu tôi đóng thêm $1,000 nữa, tôi sẽ được đậu ăn theo. Cậu tôi không muốn đưa ra với lý lẽ:

"Tao đậu, thì mày cũng sẽ đậu thôi, tại sao phải đưa thêm cho tụi nó ăn, tưởng tao ngu hả." Tôi năn nỉ cậu:

"Ổng đã gợi ý rồi, sao cậu không đưa luôn đi, cho chắc ăn, mai mốt qua tới bển, con đi làm sẽ trả lại cho cậu."

"Đ.mẹ, tụi nó biết tao đậu thì mày ăn theo là chắc ăn rồi, muốn kiếm chác thêm đó mà, tin tao đi."

"Chứ cậu lấy tiền đó để nhậu nhẹt, gái gung chứ ích gì""

"Đ.mẹ, mày muốn phản động hả, tiền của anh tao gửi cho tao, tao muốn làm gì thì kệ tao, đừng có xía vô."

Từ đó tôi và cậu ít nói chuyện với nhau, đúng như sự dự đoán của tôi, cậu đậu tôi rớt, mà rớt luôn cả đợt khiếu nại mới chết chứ. Từ ngày cậu Út tôi đi định cư đến giờ, không 1 lá thư, không 1 xu teng gửi cho tôi ở đảo, ổng đã quên tôi dầu sao cũng là cháu ruột của ổng, chia xẻ những gian nan lúc đi vượt biên với ổng, quên hết những lời gởi gấm của má tôi, chính là chị ruột của ổng.

Khi cậu tôi đi rồi, tôi cù bơ cù bất, gạo và lương thực của cao ủy cấp, tôi buồn quá chẳng thiết nấu ăn, mà có 1 mình, nấu gì ăn, chỉ đổi lấy mấy gói thuốc lá, hoặc ly cà phê uống cho quên đời, không biết chừng nào bị xúc lên xe đưa về hồi hương đây. Cùng tàu của tôi có một gia đình cô chú, thấy cảnh của tôi cô Ba kêu tôi về ở chung, ban ngày tôi phụ chú đi xuống suối xách nước, cô thì ở nhà nấu cơm. Khi rảnh rỗi tôi hay nô đùa với 3 đứa con của cô, sống trong tình cảm gia đình, tôi đã quên hẳn số phận của mình. tôi thường tâm sự với cô chú,   cô hay an ủi tôi, thôi thì người ta sao mình vậy, độc thân lo gì"

Đến ngày cô chú có tên lên đường đi định cư, tối hôm đó, cả nhà trừ con nít, không ai ngủ được, tôi buồn còn hơn là lúc cậu út tôi đi, nước mắt cứ muốn chảy hoài, Tôi còn nói với cô:

"Cô ơi! Con biết là con ích kỷ, nhưng con không muốn cô chú đi chút nào hết, nghĩ đến ngày mai trơ trọi ăn cơm một mình, ở  một mình thui thủi trong barrack này, con buồn quá cô ơi."

Cô chỉ rơi nước mắt mà chẳng biết dùng lời gì an ủi tôi cả. Bây giờ nghĩ lại, con trai mà rơi nước mắt, yếu hèn quá, đôi khi tôi thấy mắc cỡ cho chính mình.

Cô chú đi rồi, cô vẫn hay gửi thư cho tôi, đôi khi có kèm chút tiền ở trong, mỗi khi nhận được thư cô, tôi vui lắm, không phải vui vì được tiền, mà vui vì biết sợi dây thân tình vẫn còn thắt chặt, vì những người đi định cư có mấy ai còn nhớ tới kẻ ở lại bao giờ! Điển hình là cậu út tôi đó chứ ai xa lạ gì!

Ở cầm cự thêm 1 năm nữa, tôi bị trục xuất về VN. Những ngày sau đó, người khổ nhất là mẹ tôi, thường bị tụi công an xã đe dọa, hăm he, kêu phải dạy dỗ tôi, còn tôi thì khỏi nói rồi, lúc nào cũng có những cặp mắt rình rập, theo dõi, càng thêm nung nấu những oán ghét cậu út tôi trong lòng tôi nhiều thêm.

Đùng một cái, chuyện lạ xảy ra, chuyện không ngờ, chuyện không tin mà có thật, có ai ngờ có chương trình tái cứu xét cho những thuyền nhân bị trục xuất hồi hương. Tôi được cứu xét và cho đi Mỹ. Khi cầm được visa trong tay, tôi liền gọi điện qua cho cô chú hay liền, cô cũng mừng không kém gì tôi, một tương lai mới bắt đầu. Giã từ những ngày sống trong ác mộng.

Cám ơn nước Mỹ đã cho tôi một cuộc đời mới - tri ơn nước Mỹ đã cứu vớt tôi, giống như tôi được đầu thai thêm một kiếp khác. Người ta thường nói kỳ tích là chuyện lạ xuất hiện vào giây phút chót. Vậy thì chuyện của tôi được tái cứu xét cho đi định cư cũng có thể gọi là kỳ tích vậy.

Trần Huyền Chi

Thương tặng Tùng Cô

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,341,435
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.