Hôm nay,  

Chàng Rể Người Mễ

23/08/200700:00:00(Xem: 247880)

Bài số 2071-1934-638vb5230807

Tác giả đã góp bài viết về nước Mỹ từ năm đầu và liên tục dành cảm tình hỗ trợ cho giải thưởng Việt Báo. Ông tự  sơ lược về chính mình như sau: Trước 1975, Dạy học. Quân nhân QLVNCH ( khóa 18 Thủ Đức.) Hiện giúp việc cho Sypris Data System, Los Angeles.

Tôi thường ra chợ Mexican Super Market nơi thành phố tôi tạm cư để mua những thứ cần thiết. Một hôm, tình cờ tôi quen biết với Francisco Lopez. Em còn rất trẻ nhưng dáng người vạm vỡ, to con. Thật khó đoán được tuổi tác của những người dân Nam Mỹ. Em mang sau lưng cái xấc mà ta thường thấy các học sinh và sinh viên Hoa kỳ hay dùng để đựng sách vở khi đến trường. Sau nầy tôi mới rõ, em đang là học sinh lớp mười trường trung học John Marshall, đường Allen, Pasadena, nơi tôi đang sinh sống nhiều năm.

Chợ Mexican Super Market nầy tuy không lờn bằng những Super Market của người Mỹ như Vons, Ralphs, Albersons ... .hay của người Việt, người Tàu như Sài gòn, Thuận Phát, Viễn Đông, 99, Hồng kông  v...v... nhưng cũng có đủ các gian hàng như chỗ bán thịt cá, gian hàng bán trái cây, mỹ phẩm, chỗ bán vé số, thùng bán báo, chỗ đổi tiền SSI, đổi check cá nhân. Đặc biệt tại đây còn có gian hàng bán thức ăn Mễ nóng làm tại chỗ như: Burritos, Enchiladas, Tamales, Tacco, Chicharron v...v...nên rất hấp dẫn cho các em học sinh thích ăn quà vặt.

Đi chợ xong, tôi đẩy xe ra ngoài nhưng chợt nhớ là hồi chiều trước khi ở sở ra về; bà nhà tôi có điện thoại mua giúp cho bà ấy một món gì đó mà tôi quên mất. Tôi dừng lại chỗ điện thọai công cộng cạnh chợ, móc ví ra lấy tiền lẻ gọi về nhà, và để cái ví cạnh đó. Điện thọai reo nhưng không ai trả lời. Gác máy, tôi tiếp tục đẩy xe chợ đến bãi đậu xe.

Đi được một chốc, tôi bỗng nghe tiếng gọi sau lưng. Quay lại, Francisco vừa chạy đến, vừa gọi tôi; tay em cầm cái ví, và nói ra một tràng tiếng Mễ (ngoại hình tôi giống y như Mễ. Em ngỡ tôi là người Mễ chăng!). Đại khái là em trong chợ đi ra, thấy tôi vừa rời chỗ điện thoại, và hỏi có phải cái ví nầy của tôi không" Trong ví không những có những thẻ tín dụng (credit card), bằng lái xe mà còn có cái "check" lương mới lãnh khi chiều chưa kịp đi "deposit", và hơn trăm bạc tiền tươi cùng  các giấy tờ linh tinh, lặt vặt khác. Hú hồn! Tôi mừng quá, cảm ơn em rối rít.

Thấy em thật thà, không tham lấy của bắt được, một bản tính tốt; thật là đáng quí, và để tỏ lòng biết ơn , tôi mở ví tặng em hai mươi đô la nhưng em nhất định từ chối, và cho biết phải về nhà gấp để đem các món ăn còn nóng mới mua cho ông bà nội và em gái. Tôi mời em lên xe để tôi đưa về. Em cảm ơn, và nói  nhà em chỉ cách đây một quãng đường ngắn. Em chỉ cái nhà tường sơn màu xanh nhạt, đặc biệt trước sân có cây cam lớn; đầy trái màu chin vàng ở đằng xa kìa.   

Một hôm, sau khi mua sắm xong, tiện đường tôi ghé qua nhà thăm em. Thường một gia đình người Mễ họ sinh con cái rất đông nhưng đặc biệt gia đình bác Lopez chỉ sinh được hai người con, một trai là Francisco 15 tuổi, một gái là Lidia 14 tuổi. Bác Lopez làm nghề cắt cỏ, bác gái đi chăm giữ người gìà ở Temple City cách Pasadena khoản 4 miles. Cha mẹ em đi làm chiều tối mới về. Hàng ngày, ở nhà chỉ có ông bà nội.

Người Mễ thường họ có những tập tục, tập quán từa tựa giống người Việt nam. Họ sống đại gia đình, nhiều thế hệ cùng ở chung một nhà, quây quần, che chở, gần gũi với nhau. Họ sống thật đơn giản, vô tư, không so bì, hơn thua, tảo tần, bon chen, đố kỵ.  Thường họ  "Tay làm, hàm nhai". Khi làm có tiền họ xài thỏai mái, xài hết rồi tính sau, không chắt bóp, tiện tặn, để dành, và mơ ước làm giàu như những di dân Á châu đến lập cư ở xứ nầy.

Khi làm đủ tiền thì hưởng thụ cái đã. Họ rong chơi, party ăn uống, nhậu nhẹt, nhảy nhót quanh năm. Cuối tuần, cả nhà lên hết chiếc xe van lớn ra bãi biển hay nơi sông hồ, cắm trại, câu cá, nướng babecue, mở nhạc ôm nhau nhảy vui vẻ, sôi nỗi. 

Họ chịu làm những công việc nặng nhọc, lao động đổ mồ hôi để sinh sống.. Ta đã thấy rõ những công việc lao động chân tay trong những siêu thị của người Việt, người Tàu, người Mỹ, những chỗ sản xuất thực phẩm như sửa đậu nành, làm cá ở chợ, cắt cỏ, nhổ hành, cấy tỏi, hái dâu, chặt cây, "clean-up" clinic, nhà thương v...v...phần đông người Mễ, người Nam Mỹ đảm trách. Họ hoàn thành công việc một cách chu đáo dù có người giám thị hay không. Thảng ta có thấy người Việt, người Tàu hay các giống dân Á châu khác mới di dân đến Mỹ làm những công việc nầy nhưng sau một thời gian họ biến mất; vì đã tìm được công việc khá hơn hay chịu khó đi học thêm ban đêm để chuyển đổi nghề nghiệp hoặc dành dụm được chút vốn tự ra mở những business để làm chủ như tiệm nail, tiệm giặt ủi,  tiệm ăn, điện thoại di động, tiệm bán hoa, phòng trà ca nhạc v...v...

Đa phần người Mễ không vậy, họ thường đi làm công lấy tiền sinh sống, họ thường ôm công việc cho đến khi hưu trí hay bị lay off, hoặc sở đóng cửa. Tâm tính họ thật thà, nghĩ  sao nói vậy, họ không phải là những kẻ "Cháy Nhà Hàng Xóm Bình Chân Như Vại".

Tôi nhớ lại năm xưa, hồi mới tỵ nạn đến Mỹ, chúng tôi thuê nhà trong xóm toàn là những gia đình người Mễ. Mỗi ngày tôi đi làm cách nhà 10 miles, và phải dậy thật sớm (5 giờ sáng) để đi bộ ra bến xe bus. Từ nhà xách thùng cơm ra trạm xe bus mất hơn 15 phút. Có hôm gặp những con chó hoang đuổi cắn, tôi ném thùng cơm chạy thục mạng. Có bữa nọ,  gặp trời mưa, tôi đang đứng co ro nơi trạm ngóng chờ xe bus đến, bỗng nghe tiếng thắng xe và tiếng còi, ngoảnh lại thấy một bàn tay thò ra ngoài vẫy về phía tôi; thì ra ông láng giềng Mễ ở cách nhà tôi năm, bảy căn. Tôi biết mặt nhưng không quen . Ông mời tôi lên xe, và hỏi tôi làm ở đâu. Ông nói tiện thể trên đường đi, ông chở  tôi quá giang đến sở làm.

Kể từ hôm đó, mỗi sáng, tôi được ông chở đi làm. Nhờ vậy, tôi ngủ trể thêm gần một tiếng đồng hồ, khỏi phải dậy sớm đi bộ một quãng đường khá xa ra đón chờ xe bus. Đi hết chuyến nầy lại phải đổi xe qua chuyến khác mới đến sở làm. Cuối tháng tôi trả tiền xăng, ông không nhân. Ông nói, ông sẵn sàng giúp đỡ những người mới đến Mỹ cũng như những người khác đã giúp đỡ ông khi ông mới đến đất nước nầy sinh sống.

Có nhiều người quan niệm rất sai lầm là cứ ở gần người Mễ thì thường bị ăn cắp, ăn trộm vặt, và con cái sẽ bị ảnh hưởng đi theo băng đảng (Gang) phá họai xóm làng hoặc hút xì ke, ma túy. Đó  là một cái nhìn phiến diện, kỳ thị, không đi sâu tìm hiểu về người  Mễ, về nếp sống của họ.

Dân tộc nào, xứ nào cũng có người tốt, kẻ xấu, và nhà cầm quyền, cách cai trị, sự giáo dục con trẻ ở các trường học, lối sống của gia đình, môi trường xã hội rất có ảnh hưởng thật sâu đậm đến con người; khi còn trẻ đến khi trưởng thành. Như ở Việt nam ta hiện nay; dân chúng phải sống dưới sự kềm kẹp của Đảng Cọng sản Việt nam. Mỗi lời nói, mỗi việc làm động chạm đến Đảng Cọng sản, đến ông Hồ Chí Minh là phải rất thận trọng, không thì công an kêu lên làm việc, học tập, kiểm thảo, cải tạo mút mùa, và muốn sống còn phải hòa mình vào cái xã hội đảo điên nầy mà sự ăn gian, nói dối, mánh mung, lừa đảo, tràn lan khắp mọi tầng lớp vì những người gọi là lãnh đạo cũng thường nói dối, ăn gian mà. Họ nói trắng thành đen, nói không thành có, nói nắng thành mưa, có ít, nói nhiều, lừa bịp dân lành, hứa hẹn hảo huyền, nuôi dưỡng xã hội đen để phụ với công an đàn áp dân kêu oan. Xà hội băng họai đến tận gốc rễ mà kẻ cầm quyền không bao giờ nghĩ đến là phải làm cách nào để chấn chỉnh, dẹp đi, hầu giữ lại truyền thống tốt đẹp của tổ tiên, của dân tộc cho thế hệ mai sau. Họ để mặc kệ. Cái gì cũng là Đảng. Hễ có chút quyền hành thì chỉ lo vơ vét, bóc lột làm giàu, sống chết mặc bay.

Bẵng đi một thời gian dài mấy năm, vì công việc,  tôi phải đi làm ở thành phố khác nên không có dịp ghé qua nhà bác Lopez thăm Francisco thường được. Nhân ngày Cinquo De May (Ngày Lễ Độc lập Mễ) năm nay, tôi đến thăm và rất ngạc nhiên là em đã có vợ con, và điều đăc biệt vợ em là một người thiếu nữ Việt nam. Bác Lopez đã qua đời. Bé Lidia đã lấy chồng và dọn về Los Angeles. Bác gái Lopez nghỉ hưu. Fracisco thay cha tiếp tục nghề cắt cỏ, làm vườn nhưng lần nầy công việc em làm khuếch trương lớn hơn. Em thuê nhiều công nhân người Mễ làm việc cho em. Francisco có nhiều xe truck không phải để chỉ đi cắt cỏ không thôi mà em còn  nhận lãnh thầu làm landscaping, bảo trì vườn hoa cho những khách sạn, nhà hàng, các công ty xây cất nhà cửa, các công sở của chính phủ, của tư nhân.

Vợ em ở nhà mở hẵn một phòng làm việc, đặt giàn máy computer, máy in, máy fax, điện thoại hệ thống 1-800 và 1-888, quảng cáo trên báo Mỹ, báo Việt, báo viết bằng tiếng Spanish, nhận order và deal với khách hàng, các công ty cung cấp vật  liệu, nhà bank, sở thuế, làm pay-roll check cho nhân viên. v...v...

Lợi tức hàng năm của em lên đến cả triệu đô-la... Trong câu chuyện, em nói là cũng nhờ sự góp ý, cộng tác, giúp đỡ, và khuyến khích của Kim vợ em; nên công việc làm ăn rất thuận lợi. Bây giờ, em là ông chủ trẻ, sang cả, thợ thầy có mấy chục người. Tôi liền nghĩ đến câu người Việt mình thường nói: "Giàu Vì Bạn Sang Vì Vợ" hoặc  " Con Hơn Cha Là Nhà Có Phúc". Em còn đem thợ thầy đến  sửa sang  remodel) căn nhà của cha mẹ vợ đang ở, xây hồ tắm sau vườn,  làm phòng "steam bath", jacuzi trong nhà, chạy lại hệ thống đèn nhà, làm phòng vệ sinh hiện đại, đi cầu không cần giấy lau, ấn nút, nước tự động bắn ra rửa sạch, hơi tự động thổi khô, đèn tự động cháy, nước tự động chảy; không khác gì khi mình dùng rest-room ở các khách sạng sang trọng, hoặc nơi phi trường Mỹ hay các Casino ở Las Vagas , Pechanga. Anh chị N. cha mẹ vợ Francisco không phải tốn một đồng nào, kể cả tiền mua vật liệu.

Tôi thuật câu chuyện nầy để hầu bạn đọc, và để cho vợ chồng anh bạn tôi hiện đang có người con gái tới tuổi cập kê, cháu có người yêu là Mễ. Mỗi lần gặp tôi anh chị Tư thường than phiền  "Con cáí bên nầy nói hoài không nghe anh Tám ạ. Bộ con trai Việt mình hết rồi sao mà con L. nhà tôi cứ nằng nặc đòi làm đám cưới với thằng Roberto, gia đình  nó "không môn đăng hộ đối" với chúng tôi chút nào.  Hơn nữa, nó chỉ là thằng đi giao hàng bàn ghế cho tiệm furniture thôi."

Tôi liền thuật lại câu chuyện thật của em Francisco kể trên, và nói:

- Anh chị thấy không.  Trước kia em cũng chỉ là người đi cắt cỏ thuê thôi. Giờ thì anh chị đã nghe, và đã thấy sự thật. Theo ý kiến thô thiển của tôi, tình yêu không có biên giới, tuổi tác, chủng tộc, màu da, trình độ, nghề nghiệp v...v... quả tim của ai cũng có dòng máu đỏ chảy trong đó, anh chị Tư ạ! các cháu đã yêu nhau và muốn xây dựng lâu dài với  nhau thì qúi lắm đó. Anh chị nên thu xếp, giúp đỡ cho chúng làm đám cưới đi. Cháu L. đã trên 21 rồi. Cháu L. là người con hiếu thảo, biết giữ tập tục, văn hóa của người Việt mình đấy. Nó còn thưa với anh chị biết chuyện yêu thương riêng tư, chuyện hôn nhân của nó, và hỏi ý kiến anh chị; chứ cháu cứ "Đường Trường Xa" âm thầm dọn ra riêng với Roberto, không cưới hỏi  thì anh chị chỉ còn có nước kêu trời thôi. Ở đó mà than phiền, chê bai, trách móc nỗi gì!"

Ý kiến bạn đọc
22/02/202111:23:27
Khách
erectile function restored after turp <a href=https://plaquenilx.com/#>plaquenil eye</a> erectile damage
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,208,361
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của Đoàn Thị viết nhân Ngày Lễ Mẹ 2019.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ ba của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bàà đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bà đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Bài viết mới của tác giả được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ năm của bà được ghi là “Viết tặng các bà Mẹ và những người làm con nhân Ngày Từ Mẫu”
Bài viết cho Ngày Lễ Mẹ 12 tháng Năm 2019. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Ngày mai, Chủ Nhật 12, 2019 sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Lê Xuân Mỹ, một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Qua Mỹ năm 1998. Cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến