Hôm nay,  

Bão Lửa

31/10/200700:00:00(Xem: 132194)

Bài số 2135-1927-703vb4311007

*

Tác giả Chu-Mai Thượng Châu, cư dân San Diego, đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Trước 1975, tại Saigon, ông từng là sĩ quan VNCH. Phóng Viên Hình Ảnh Chiến Trường Đài THVN9 và đồng thời là ký-gỉa các nhật báo Hòa-Bình, Xây Dựng, Tự Do... Tới Mỹ trong đợt đầu Di Tản năm 75, hiện ông là một cấp chỉ huy gốc Việt thâm niên trong ngành đóng tàu Hoa Kỳ thuộc hãng Nassco, General Dynamics tại San Diego, CA.

*

Ngày xưa chân ướt chân ráo vào trại tị nạn Pendleton, Cali, tôi nhận được một tập tài liệu dầy cộm gồm nhiều đề tài tiết mục viết về tiểu bang này. Mục đích giúp những người mới tới có những khái niệm tổng quát liên quan đến vùng đất tự hào Golden State của Hoa Kỳ.

Cũng như tất cả những người VN tị nạn cộng sản thời bấy giờ, tôi cùng có chung tâm trạng "người di tản buồn" thì làm gì còn tâm trí nào để đọc hết mớ giấy in song ngữ nửa Mỹ nửa Việt đó. Từ việc chỉ dẫn cách xếp hàng một đợi tới phiên trình ticket để vô nhà bàn ăn uống một cách thứ tự, tới việc đóng góp giữ gìn vệ sinh lều trại cùng sự bảo vệ sạch sẽ chung trong vấn đề phóng uế.

Tôi còn nhớ có một tài liệu đề cập tới sự an toàn phòng hỏa toàn trại , ban quản lý là đơn vị Thủy Quân Lục Chiến khuyến cáo những người hút thuốc không nên vất tàn bừa bãi. Cũng trong phần này, biến cố thiên nhiên có thể xảy ra bất cứ lúc nào là động đất. Không có cách đề phòng, chỉ có phản ứng thích nghi và những điều phải làm khi động đất xảy ra. Tuyệt nhiên, không có một tài liệu hay thông báo nào đá động tới vấn đề gió nóng Santa Ana sinh ra wild fire tạo thành fire storm bão lửa như đã xảy ra mới đây ở Malibu, San Diego&mà camp Pendleton cũng bị thần hỏa lướt qua hỏi thăm sức khỏe khiến hơn 800 gia đình Marine Corp phải tạm thời di tản.

Năm 75, camp Pendleton được trưng dụng làm trại trị nạn, thời điểm từ tháng tư cho đến gần hết năm, nghĩa là nằm trong thời khoảng của bão lửa. May mà năm đó trời thương dân di tản VN nên không xảy ra những điều khủng khiếp do gió nóng Santa Ana mang lại.

Ở Cali hơn ba mươi năm, qua tin tức thu nhận từ những thống kê thiệt hại tài sản và nhân mạng từ các cơ quan truyền thông Mỹ thì hỏa hoạn được coi là biến cố thiên nhiên gây tổn thất nặng nề hơn là động đất.

Mặc dù, nhiều cư dân trong tiểu bang này thường nói với nhau Cali là xứ động đất, thậm chí có một đội banh nhà nghề về túc cầu ở San Jose lấy tên là Earthquake. Nhưng Fire Storm, với cái đà độ nóng trái đất ngày càng gia tăng tạo nhiều xáo trộn thời tiết và ảnh hưởng trầm trọng môi sinh, thì mùa gió nóng Santa Ana vào mỗi mùa hè là sự đe dọa thường trực của người ở Cali.

SAN-DIEGO BỐN NĂM

HAI LẦN BÃO LỬA

Bão lửa San Diego 2007 vừa xảy ra , qua khung kính truyền hình của tất cả cơ quan truyền thông như NBC, CBS, ABC, CNN, FOX và của một số đài độc lập địa phương đã chuyển những hình ảnh hãi hùng do gió nóng Santa Ana và thần hỏa mang lại.

Thần hỏa đã cỡi ngựa gió di chuyển một cách nhanh chóng hơn sự ước đoán của mọi người, kể cả chuyên viên chữa cháy Cali. Có thể nói lửa cháy nhanh như chớp. Một trại "Immigrant camp", người Mỹ gọi như thế để ám chỉ những người Mễ lậu ở ngoài vùng hoang dã với lều trại thô sơ không đủ tiện nghi đời sống, đã bị thiêu rụi hoàn toàn và khi nhân viên hữu trách "Border Patrol" đi tuần tiễu sau khi tàn cuộc bão lửa phát giác làm biên bản ghi nhận có năm xác chết cháy, gồm một nữ và bốn nam.

Những người Mễ này vì miếng ăn và việc làm nhập cảnh lậu trốn qua biên giới bằng đường bộ muôn vàn hiểm nguy, mất mạng như không. Sự hiểm nguy này không thua gì vượt biên từ VN bằng đường biển hay đường bộ. Vấn đề Mễ lậu khi Tôi tới đây năm 75 đã nghe toàn nước Mỹ nói tới. Quốc hội bàn cãi nhiều lần để tìm một giải pháp thích hợp

Nhưng cho tới nay tình trạng này vẫn còn liên tục xảy ra hàng ngày, mặc dù giữa hai biên giới Mỹ Mễ có một hàng rào sắt chia đôi.

Cách đây bốn năm, cũng vào khoảng tháng 9, trận bão lửa do gió nóng Santa Ana đưa đến đã làm điêu đứng San Diego từ Alpine cho đến Ramona, Scipp Ranch... cả ngàn nóc gia bị thiêu hủy.

Ngay tại khu dân cư sầm uất Ramona, Scripp-Ranch có hơn trăm ngôi nhà cỡ trên một triệu đô la bị thần hỏa thiêu rụi. Nhiều nhà cho đến nay vẫn chưa trùng tu kịp lại bị đe dọa tiếp tục làm mồi cho lửa lần nữa.

Cũng có một vài gia đình Mỹ xót của không chịu di tản ở lại xịt nước quanh nhà và cuối cùng đã bị chết thảm. Ở vùng Rancho Bernado có hai vợ chồng bị chết cháy trong ga ra xe. Hai người khác nhào xuống hồ tắm ngậm ống cao su thở, như kiểu những tên đặc công CSVN áp dụng khi núp dưới lục bình để phá cầu, may mắn thoát chết và được cứu cấp đưa đến chỗ an toàn.

 Riêng trại lính Thủy Quân Lục Chiến ở Pendleton có hơn 800 thân nhân gia đình của nhiều chiến sĩ đang chiến đấu tại chiến trường Iraq bị hỏa hoạn áp lực di tản thực là tội nghiệp.

Bão lửa 2007 khác với 2003 ở chỗ bịnh viện Pomerado phải di tản tất cả bịnh nhân phân tán qua những bịnh viện khác trong khu vực thuộc quận hạt San Diego, khiến cho tất cả bịnh viện San Diego đầy ắp người. Tình trạng y tá đã thiếu hụt càng thiếu hụt hơn. Bác sĩ bị trưng tập yêu cầu phải làm thêm nhiều giờ.

Nhứt là tại bịnh viện Đại Học UCSD ở vùng Hill-Crest, chính Bác sĩ Bruce Potenza, Giám Đốc Trung Tâm Chữa Phỏng đã cho biết với xốn nhân sự hữu hạn mà phải làm việc liên tục để giải phẫu lấy tất cả những tế bào chết ở chỗ phỏng, thay thế vào đó bằng những mãng da lấy từ những nơi lành chuyển sang và băng bó lại. Đại loại như nhà vườn Việt Nam dùng phương pháp chiết cây. Trung tâm này, trong vòng bốn ngày ngắn ngủi đã phải giải phẫu cứu chữa cho tất cả 47 người bị phỏng nặng , trong đó có 7 lính cứu hỏa.

Qua những thiên tai bão lửa từ những khung kính truyền hình mọi người mới có dịp nhìn thấy những nỗi khổ cực đầy nguy hiểm mất mạng như chơi trong công việc làm của người lính chữa lửa.

Bởi vậy, chính Tổng Thống Bush lẫn Thống Đốc Arnol đã không ngớt lời ca ngợi công lao đóng góp của tất cả lính cứu hỏa hoạt động 24/24 trong việc chống chọi với bão l ữa ở Cali, khi hai Ông đi thăm những vùng dân cư bị hỏa hoạn tàn phá.

Bão lửa là địa ngục có thật ở trần gian. Cứ nhìn hình ảnh những nạn nhân khi trở lại địa chỉ nhà mình nhìn đống tro tàn rồi ôm nhau nghẹn ngào , biết bao cảm xúc đau lòng trào tuôn. Ngay phóng viên Larry Hemmel của đài CBS San Diego khi đi hành nghề quay phim chính ngôi nhà mình ở trên 20 năm bị cháy đã không cầm được tiếng khóc và nổi xúc động cùng cực, khiến nhiều người coi phải mủi lòng theo.

Và, có những điều khó hiểu không ai giải thích được mà chỉ cho là phép lạ đã xảy ra tại khu Rancho Bernado. Nguyên một khu nhà hơn hai mươi căn cháy tiêu thành bình địa,  nhưng còn một căn nhà lầu hai tầng vẫn còn đứng sừng sững giữa điêu tàn đổ nát. Chính gia chủ khi trở lại nhà cũng không tin vào hai con mắt của mình, đến nỗi phải dụi tới dụi lui nhiều lần mà cũng không nghĩ là thực phải hỏi lại con cái có đúng nhà mình không!

NGƯỜI VÀ VẬT

Số người di tản tránh bão lửa 2007 lên đến hơn nửa nhân số San Diego có nghĩa là gần 600 ngàn người. Đại đa số dồn về sân Football Qualcomm nằm giữa xa lộ 8 và 15. Cả hai xa lộ này đã phải tạm đóng hai ngày vì lửa cháy dọc hai bên đường, xe cộ lưu thông không được an toàn.

Các trường trung học phổ thông thuộc San Diego đã phải đóng cửa một tuần lễ để chính quyền địa phương trưng dụng cơ sở biến thành những trại tạm cư đón nhận nạn nhân bão lửa.

Ở Qualcomm Stadium hơn 30 ngàn người gồm đủ sắc dân:Mỹ, Mễ, Da Đỏ, Phi, Nhựt, Đại Hàn. Riêng Việt Nam có độ một trăm gia đình, khoảng chừng 300 người.

Tại trung tâm tạm trú ở trường trung học Mira Mesa có khoảng một trăm người VN.

Hầu hết những người VN ở vùng Ramona và Escondido. Họ mua nhà có đất rộng làm vườn để trồng rau đủ loại cung cấp cho các chợ ở Orange County và San Diego. Có vài gia đình lập trang trại nuôi gà vịt lấy trứng ấp thành trứng lộn bán ra cho các chợ á đông trên toàn nước Mỹ.

Rất nhiều gia đình VN di tản tránh bão lửa, nhưng không vào những trại tạm cư. Họ tới trú ngụ những gia đình bà con họ hàng hay bạn bè có nhà ở khu an toàn không thuộc khu vực yêu cầu di tản bởi các giới chức thẩm quyền.

Ngay phút giây đầu tiên, hàng vạn người đem phẩm vật cứu trợ từ mền, quần áo đồ hộp, nước uống, đồ dùng vệ sinh đến đóng góp. Tặng phẩm ào ạt đem tới không đủ thiện nguyện viên tiếp nhận. Đến nỗi chính quyền địa phương phải ra thông báo kêu gọi qua Ti Vi. Con trai tôi và năm người bạn trong năm cuối y khoa UCSD đã tình nguyện đi giúp hai ngày ở Qualcomm Stadium. Khi nó về nhà cho biết lương thực dành cho người phần lớn là đồ hộp phân phối dư dả, nhưng thiếu đồ khui tay. Khui máy thì không đủ chỗ cắm điện. Nó và mấy người bạn góp tiền lại chạy đi mua đem về phân phát cho người dùng.

Mỗi trung tâm trạm trú ngoài việc lo chỗ ăn chỗ ở cho người còn phải thành lập một ban tiếp nhận lo cho chó, mèo, chim chóc và cả dê, cừu&

Thực phẩm cho người là chuyện hiển nhiên. Nhưng thực phẩm cho súc vật cũng được rất nhiều người mang tới. Tính ra số súc vật lên tới hơn vạn. Thực phẩm súc vật chất đống thành gò do nhiều người mang lại cho. Từng bao cỡ như bao gạo rất là sạch sẽ vệ sinh. Chuồng bệ bõ đầy sân cỏ, té ra gia chủ thay phiên nhau dẫn chó, mèo, dê , cừu đi chơi cho khỏi cuồng cẳng vì bị nhốt trong chuồng khá lâu.

Chỉ có ở Mỹ mà thôi. Người và Vật sống chung hòa bình. Chính mắt Tôi thấy họ đưa kem cho chó liếm và sau đó gia chủ cũng ăn chung cây kem ấy. Có nhiều cô nàng ôm chó và mèo hôn chụt chụt một cách tự nhiên trước mắt mọi người .

Rõ ràng súc vật ở Mỹ nuôi trong nhà còn sướng hơn nhiều phận người tại các thiên đàng xã hội chủ nghĩa.

Còn ngựa và con la-ma, một loài nửa ngựa nửa lừa từ Tibet đem giống về, từ vùng Valley View đã được chở ra Fiesta Island tránh hỏa hoạn bão lửa. Nhiều chủ ngựa đua từ Fallbrook kéo nhau về tạm cư ở trường đua ngựa DelMar gần biển.

Trẻ em ở những khu này nghỉ học cả tuần được dịp nô đùa kéo nhau lấy cà rốt, táo cho ngựa và con la-ma ăn. Bù lại để tỏ tình thân thiện, chủ ngựa và la-ma cho phép trẻ em cỡi thử ngựa và la-ma mỗi em vài phút cho biết mùi thế nào là cao bồi cỡi ngựa miền viễn tây như trên xi nê.

Ở Pacific Beach, San Diego dân chúng sở tại góp tiền mua Pizza mở party đãi những người tị nạn bão lửa ăn trưa. Tại North County Fair gần Lake Hodge, em dâu tôi mua

taco đãi những người lính cứu hỏa ở khu này, chủ tiệm hỏi tại sao mua nhiều quá và khi biết nguyên nhân đã tình nguyện đóng góp thêm bằng số lượng order, tổng cộng 200 taco cho cả đạo lính cứu hỏa gần hai mươi người ăn trưa dã chiến.

Sống tại thành phố San Diego hiền hòa nửa núi nửa biển hơn ba mươi năm nay,

động đất tôi chỉ nghe qua hệ thống truyền thông chứ chưa thấy tận mắt bao giờ, nhưng những tổn thất lớn lao trên nhiều tỉ bạc do gió nóng Santa Ana tạo thành bão lửa mà chính mắt tôi đã chứng kiến và tai tôi đã nghe những âm thanh bão lửa khủng khiếp hơn là địa ngục. Không phải một lần trong đời mà những hai lần trong vòng bốn năm ngắn ngủi. Lái xe xuyên qua những vùng thiệt hại để thăm vài người bạn xấu số có nhà ở khu hỏa hoạn tàn phá, tôi có cảm giác chẳng khác nào tôi đang lái xe xuyên qua một nơi nào đó trên chính quê hương chiến tranh VN, lúc tôi còn đang làm phóng viên hình ảnh chiến trường cho THVN9 và nhựt báo Hòa Bình ở Saigon trước thời Cộng Sản BV thôn tính miền Nam Tự Do 30 tháng 4 năm 75.

Viết Từ Lòng Bão Lửa San Diego. Cuối tháng 10 năm 2007.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,718,033
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến