Hôm nay,  

Một Nơi Gọi Là Miền Của Hi Vọng

13/10/200700:00:00(Xem: 228620)

Tác giả: Cát Biển

Bài số 2121-1913-689vb7131007

*

Tác giả hiện định cư tại Philadelphia. Đến Mỹ năm 1975, tốt nghiệp Kỹ Sư Điện và MBA. Đã giữ chức vụ Engineering Director tại BEI ở Little Rock, AS.  Các công ty phục vụ: Exxon, McDonnell Douglas, Boeing, Physical Optics. Tác phẩm: Trùng Khơi Sóng Vỗ (thi tập, 2002). Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là một tự truyện, với nhiều kinh nghiệm quí.

*

Mảnh đất Hoa Kỳ có phải là một miền đất hứa hẹn cho những người tỵ nạn hay không" Câu hỏi từng đến với tôi năm 1975 vẫn còn vương vấn trong tôi hơn 30 năm qua.

Đất nước Hoa Kỳ đã cho tôi và những người tỵ nạn Việt Nam niềm sung sướng của một mảnh đất tạm dung, tức là một quê hương thứ hai, để khởi đầu từ những mất mát. Có khác chăng là ngày ấy tôi đang mang nỗi buồn trầm kha của 1 người da vàng nhược tiểu. Nỗi buồn bị mất nước còn in hằn trong tâm khảm tôi hình ảnh những xác người tìm tự do chết tức tưởi trên biển đông, thêm vào tâm trạng đắng cay cô độc của 1 con người vừa bị tước hết mọi tình bạn, thân quyến và các liên hệ, các ý nghĩa của cuộc đời, khiến những bước chân đơn điệu của tôi dọc trên con phố chính với nhiều cửa hàng ấy vang lên những âm thanh khô khan lạc lõng như gót chân của kẽ lữ hành trên sa mạc.

Người lữ hành đó đang mò mẫm đi tìm một điểm đến.

Sau hơn 30 năm câu trả lời tôi tìm được cho riêng mình cũng lại là một trong những yếu tố của hành trình đã giúp nước Mỹ tiến vượt lên với sắc thái của một quốc gia đa chủng.

Ngày xưa trước khi vào trường học môn toán Calculus khó ai có thể giải thích cho tôi hiểu rõ môn ấy bao gồm những phạm trù nào. Vì mọi ý niệm đều có vẽ lạ lùng và mới mẻ cả. Nhưng khi học xong rồi mình mới hiểu nhiều hơn phần nào cái hay và cái đẹp của các môn vi tích phân được dùng làm căn bản lượng định các hệ thống giá trị của vật chất. Điều mà tôi học được từ miền đất mới này là gương phấn đấu. Sau này tôi mới hiểu thêm, những di dân khác như Ý, Anh, Ái Nhỉ Lan, Trung Hoa v.v... khi mới đến Hoa Kỳ cũng đều mang 1 tâm trạng tương tự...

Miền đất mới này không bao giờ dâng mâm ngọc chờ sẵn hay hứa hẹn 1 tương lai vàng son nào cho ai cả. Nhưng nước Mỹ sẽ dành sẵn cơ hội cho những người biết vươn lên từ nghịch cảnh, biết phấn đấu để đạt đến thành công. Trong bóng đêm đen tối của quá khứ đau buồn, người tị nạn vẫn luôn tìm thấy lóe lên những tia sáng hi vọng là mầm mống đầy hứa hẹn của một tương lai cho những con người biết nhẫn nại và nuôi dưỡng nghị lực. Chính nghị lực là yếu tố then chốt nhất để đi đến thành công, và cũng có nghĩa là năng lực dẫn ta đến bến bờ hạnh phúc.

Chợt hiện về là hình ảnh của một thanh niên tị nạn trẻ với nhân dáng gầy mái tóc phủ tai, với đôi mắt đăm chiêu, một nụ cười khô khan không trọn vẹn, và một tâm sự ngổn ngang những nỗi niềm, bước những bước chân xa lạ bỡ ngỡ trên con phố Main Street của thành phố Wilkes-Barre, PA với tâm trạng buồn bã. Tuy nhiên, miền đất mới này như trải rộng một lời mời gọi rất chân thành và khoan dung. Nó thúc giục trong tôi một nghị lực phấn đấu để vươn lên mà tôi không tài nào cưỡng lại được. Tôi như lúc nào cũng nghe vang vọng bên tai một lời khuyên nhủ "Cố lên nhé... cố lên nhé... còn bao ước mơ cần phải được thành tựu... còn bao gương sáng mình phải noi theo... còn bao nhục nhã của dân tộc cần phải gột rửa... còn bao giọt nước mắt của dân Việt cần phải đền đáp..."

Tôi cố gìn giữ đóm ánh sáng của một ngọn nến bập bùng, dầu đôi khi có bị nghiêng ngả tròng trành trước những gió mưa giông bão của cuộc đời.

Tôi nhớ lời của vị thầy dạy học tôi thời niên thiếu, người đã mang tôi ra khỏi bóng tối của khờ dại và bước vào vùng ánh sáng của lý tưởng với lời khuyên còn vang vọng từ thuở bình minh của tâm hồn: "Các con hãy sống chân thành, sống đầy nghị lực, hãy đi tìm ý nghĩa của cuộc đời... và rồi hạnh phúc sẽ đến với con, với một niềm mãn nguyện"

Lời khuyên đó không vẽ giùm cho tôi một khái niệm rõ rệt gì trong ý tưởng phôi thai mới lớn của tôi về một phần thưởng quý giá nào đó của cuộc sống đang chờ sẵn.  Lời khuyên đó chỉ như một ngón tay vạch cho tôi một hướng đi và nói, con hãy cứ đi tìm. Tuy nhiên, nó đánh thức cả cuộc đời tôi về một chuyến đi tìm. Thật có vẽ ngô nghê khi không thể nào tả được về chính điều mình đang tìm kiếm. Nhưng lời nhắc nhở về "điều gì đó" đang chờ tôi khám phá, chính là tác dụng của lời khuyên của vị thầy từ buổi tâm thức còn non nớt trong tôi.

Chiến tranh dài đăng đẳng bao năm từ những thế hệ trước khi tôi sinh ra đời, đã khiến niềm hi vọng của người Việt chỉ còn thu hẹp lại ở một mục đích nhỏ bé tầm thường là đạt được "sự sống còn" hoặc "làm thế nào để mang đủ miếng ăn về cho gia đình mình". Nhưng hình như xứ sở mới này còn dành sẵn một viễn tượng ấm no hơn, bớt thống khổ hơn, và ít bất công hơn cho mọi công dân dù mới hay cũ, dầu giàu sang hay nghèo tận.

Những khổ đau ban đầu khi được nung nấu bằng niềm căm hờn "phải làm cái gì đó với đời" cuối cùng chỉ còn là những cái đau xót rất nhỏ bé quá tầm thường như bị kiến cắn mà thôi, so với những bất hạnh của những đồng bào tôi, đã phải chết lặng lẽ đầy tức tưởi giữa biển Đông làm mồi cho cá mập, những người con gái mới lớn bị bọn hải tặc hãm hiếp quăng thây, hay những anh hùng vị quốc vong thân đem xác thân bảo vệ từng tấc đất cuối cùng của quê hương trước khi bị Cộng quân phương Bắc hành quyết...trong những trang sử đau thương bi hùng của dân tộc Việt.

Một hình ảnh tuyệt vời nhất của nước Mỹ đã làm tôi nhớ mãi là kỷ niệm về cô giáo dạy Anh ngữ Janet Jones.

Sau khi ra khỏi trại tỵ nạn Indiantown Gap, tiểu bang Pennsylvania, hình ảnh một cô gái mới hơn 20 tuổi đời vui vẻ, lịch sự, tận tâm với dáng thanh lịch, mũi cao, môi mọng xinh, mắt xanh lơ và bờ tóc óng vàng, lúc nào cũng ăn bận trẻ trung tươi mát của cô Janet Jones dạy tiếng Anh cho các người tỵ nạn Việt Nam chúng tôi qua chương trình cứu trợ, là một hình ảnh không thể nào quên.

Năm ấy tôi xấp xỉ tuổi cô, chỉ hơn cô vài tuổi. Khi các cô học trò khác trong lớp tò mò hỏi về cô, cô kể về gia đình sung túc của cô một cách bình thản không một ý khoa trương gì cả. Địa vị của gia đình cô làm cho tôi và các học viên khác có phần e dè trọng nể.

Janet kể cho chúng tôi trong lớp biết, cha cô là Giám Đốc một công ty may mặc nên ông phải xuất ngoại thường xuyên. Gia đình cô ngụ tại thành phố Mountain Top cách Wilkes-Barre khoảng 30 phút lái xe trên 1 ngọn đồi, là khu nhà biệt thự của giới thượng lưu. Cô theo học nội trú tại 1 đại học thuộc thành phố Lewisburg. Mùa hè năm đó cô về thăm gia đình, nhân tiện nhận dạy thêm môn Anh ngữ để tìm hiểu thêm về người tị nạn Việt Nam mới sang định cư. Trong cung cách dạy chúng tôi tại lớp, cô Janet luôn luôn nở một nụ cười ân cần và kiên nhẫn cho dù phải lập đi lập lại cách phát âm, vì chúng tôi luôn cứ đánh lưỡi sai bét, nhất là khi gặp những chữ cực kỳ khó khăn đến nỗi làm chính mình phải ngượng nghịu trong lần đầu chúng tôi phải tập đọc như: girl, oil, dirty, beach v.v...

Phong cách của cô giáo trẻ Janet chính là một hình ảnh bao dung, nhưng rất công bằng. Nếu chúng tôi có điều gì chỉ trích gần xa đất nước Hoa Kỳ, do lòng buồn thảm và một tâm lý bị người đồng minh bỏ rơi, Janet luôn luôn dịu dàng phân tích vấn đề và rồi đặt câu hỏi: "Nếu địa vị các bạn, thì các bạn sẽ nghỉ thế nào, các bạn sẽ làm sao..." và rồi chúng tôi tự tìm thấy câu trả lời với sự thông cảm hơn từ quan điểm của quốc gia Mỹ. Nói chung, cô ấy không bao giờ dùng ác cảm hoặc thành kiến để dành lẽ phải về phần cô ấy. Bao dung, nhưng rất công bằng. Và nụ cười vị tha, cùng hình ảnh trong sáng nơi cô đã mang về giữa những tuyệt vọng đau buồn của tâm hồn người tị nạn trong tôi một hình ảnh đẹp của nước Hoa Kỳ. T

hành phố Wilkes-Barre như một thiên đường hạ giới với các đường phố, xa lộ, siêu thị, cảnh sát...rất bình lặng, khang trang và hiền hòa, làm tôi quên hẳn tiếng đạn bom mà tôi từng đã quen tai.

Từ những buổi học Anh ngữ trong chương trình thiện nguyện đó, ước vọng được trở lại đi học Đại Học được manh nha và trở thành ngọn lửa khát vọng to lớn nhất thiêu đốt trong tôi kể cả những khi tôi làm công việc nặng nhọc trong hãng sản xuất đồ chơi nhựa với giá lương $2.15/giờ mà tay tôi cứ bị chai phồng vì tiếp xúc chất nhựa mới ra khuôn còn rất nóng, hoặc khi tôi được sự tiến cử của Mục Sư Phillips dời qua thành phố Allentown làm việc lam lũ trong 1 hãng dệt với số lương khá cao lúc ấy, $3.50/giờ, đủ để có một nếp sống ổn định, trả tiền mướn apartment, ăn uống, và còn cất dư lại ít tiền hằng tháng.

Do lời khuyên của một người bạn, tôi tập trung mọi can đảm đến gặp vị Dean of Admission của trường Đại Học Wilkes. Vị Dean này mới ngoài 40 tuổi, rất cởi mở và tận tâm khi gặp tôi. Ông kể rằng tất cả sinh viên Việt du học tại trường này đều rất giỏi, được bảng Danh Dự (Dean's List) hằng năm cả! Tôi rất ngại ngùng vì ông ta quên rằng tôi là người Việt tị nạn, chứ không thể nào so bì với các học sinh ưu hạng kia được. Nhưng nhờ vào sự tin tưởng ấy của ông mà sau khi tính hết tất cả các khoản học bổng ông có thể xin được cho tôi, cuối cùng ông cho biết khoản học phí rất cao của tôi có cơ hội sẽ được thanh thỏa đầy đủ!

Sau khi rời trường hôm đó, tôi hân hoan bước những bước thật nhanh về nhà lòng tràn trề một niềm hi vọng, rồi hằng ngày cứ mong đợi lá thư nhận học của trường... và ba tuần sau, tôi sung sướng và cảm động biết bao khi nhận được 1 lá thư có in dấu hiệu trường Wilkes lịch sự ngoài phong bì chuyển đến phố Allentown nơi tôi đang làm thơ dệt cực nhọc ca khuya (graveyard shift).  Lá thư gọn ghẽ và lịch sự ấy cho biết đơn xin nhập học của tôi đã được Trường chấp thuận.

Tôi đọc lá thư xong, nằm lăn ra giường với những hân hoan mừng tủi và lịm người đi trong giấc mơ... Sáng hôm sau, khi tôi trình bày quyết định sẽ bỏ công việc tại hãng dệt với số lương lúc ấy đã được tăng lên thành $3.75/giờ (khá cao thời 1975, so với các việc làm khác chỉ khoảng chừng $2.75/giờ), thì Mục Sư Phillips có vẽ không đồng ý.  Ông ấy cứ khuyên tôi mấy lần "nên suy nghĩ thật kỹ lại... vì chưa chắc học xong là có thể có 1 công việc tốt..  vì việc làm này không dễ kiếm..." Nhưng khát vọng được đi học lại là một cái gì chiếm ngự trọn vẹn tâm hồn tôi mà không một mãnh lực nào có thể cản được. Tôi nói: "Tiền bạc và công việc không còn là những gì quan trọng nhất đối với tôi nữa, chỉ còn sự ham muốn được đi học, và tôi sẽ sẵn sàng làm bất cứ việc làm gì có thể để tự sinh nhai qua 4 năm theo học Đại Học..." Đó là lần đầu tiên tôi có quyết định ngược lại với ý muốn của người ân nhân khả kính, người mà lúc nào cũng biểu lộ sự quan tâm cho đời sống của tôi.

Buổi tối hôm ấy tôi nằm miệt mài trên giường, cứ đọc đi đọc lại lá thư rất ngắn ấy của trường Đại Học Wilkes... tôi mong thời giờ trôi nhanh cho đến tháng 9 để tôi về nhập học... rồi bao nhiêu hình ảnh của các người thân vẫn còn ở lại Việt Nam, bao nhiêu đồng đội và bạn bè giờ đã lạc phương nào biệt vô âm tín, tâm trạng buồn bã tuyệt vọng ngày rời trại Orote Point ở Guam cùng làn sóng người Việt tị nạn chia ra đi về những phương trời vô định...

Nhớ làm sau những nét lo âu phân vân rối bời của những anh em lưỡng lự phút giây đi ở sống còn vì người thân còn kẹt lại ở quê nhà...nước mắt tôi nhòa ra mờ hết mọi cảnh tượng chung quanh... và tôi khóc tức tưởi đến ướt đẫm cả chiếc gối... Bao nhiêu chất chứa giờ đã thành 1 dòng sông thoát đi được phần nào nỗi ưu phiền... tôi không ngờ chính mình mình sung sướng vì đã khóc được! Như vậy tôi không quá khô cằn, tôi vẫn còn tình người, và tôi còn khóc được. Sau này tôi chợt cảm thông làm sao cho những giọt lệ khô cằn thành sẹo của những người bị giam cầm trong các trại cải tạo, nơi mà chính loài người cũng bị cấm không được phép khóc trong đau khổ để thấy mình vẫn còn có cảm xúc của một con người.

Thế rồi ngày tựu trường cũng đến. Bao nhiêu mong đợi, bao nhiêu hi vọng, bao nhiêu ước mơ cùng thành tựu trong một ngày. Tôi bỏ hết mọi thứ để dọn về lại Wilkes-Barre. Ngày nhập học sinh viên Mỹ nào cũng có gia đình thân nhân đi tham quan từng phòng ốc từng chỗ ăn chỗ ngủ. Ai ai cũng hân hoan phấn khởi trước những bài diễn văn chào đón nồng nàn đầy kỳ vọng cho một thế hệ sinh viên mới đang chuẩn bị dấn thân với sách đèn. Tôi chỉ riêng mình, cô độc. Tự phấn đấu bằng bản thân mình.

Mỗi lục cá nguyệt thông thường các sinh viên ghi danh với 12 credits. Các học sinh chịu khó hơn thì ghi danh khoảng 14 đến 18 credits. Trên 18 credits, sinh viên cần phải xin phép vị Khoa Trưởng ký giầy chấp thuận thì mới được ghi danh.

Khóa học năm đó tôi ghi danh 14 credits. Tôi may mắn đem theo được một quyển tự điển Việt-Anh loại bỏ túi lúc rời Việt Nam. Mỗi tối tôi sử dụng nó đến nhàu nát cả từng trang giấy ngả màu vàng.

Lục cá nguyệt sau đó các bạn cùng lớp Kỹ Sư Điện có phần ngạc nhiên khi thấy tôi ghi danh 18 credits.

Đến năm thứ Ba, theo đà bận rộn không ngừng nghỉ, tôi ghi danh 24 credits, vừa dạy kèm Toán bên phân khoa Toán, vừa dạy Toán trong chương trình Upward Bound, vừa tình nguyện hiến giờ kèm thêm cho các học sinh trung học thiếu căn bản tại trung tâm YMCA khiến vị Khoa Trưởng rất ngạc nhiên và lo ngại vì sợ tôi không kham nổi một lịch trình quá nặng. Vậy mà khi lên năm thứ Tư tôi vẫn còn nhận thêm 1 job nữa là làm Teaching Assistant (phụ khảo) trong phòng thí nghiệm phân khoa Điện.

Khi chấm bài các sinh viên lớp dưới tôi nhận xét 1 điều là có một số sinh viên Mỹ rất thông minh và phân tích các kết quả trong phòng thí nghiệm thật mạch lạc và tỉ mỉ. Những sinh viên này trình bày các phúc trình của họ rất gọn gàng với luận cứ bén nhậy và đầy tính thuyết phục. Các sinh viên Việt Nam lớp dưới đa số rất giỏi Toán và học rất xuất sắc vào các năm đầu. Lên năm thứ Tư, các bài vở có phần trừu tượng hơn, đòi hỏi nhiều phân tích, suy diễn và quy nạp. Đấy là những lớp mà chỉ các sinh viên dĩnh ngộ mới có cơ hội chiếu sáng tài năng của họ với các bạn cùng lớp.

Cuối năm đó tôi được 14 hãng mời đi interview. Lịch trình máy bay của tôi đi interview khá bận rộn. May mắn là mọi chi phí ăn ở vé máy bay đều được các hãng đài thọ cả, vì bản thân tôi vẫn không có đến một trăm bạc.

Năm 1980 ngành dầu hỏa có sức mạnh ảnh hưởng kinh tế nhất vì giá dầu bắt đầu tăng cao. Sau những chuyến đi thăm, cuối cùng tôi nhận lời làm việc cho hãng Exxon Production Research tại Houston TX vì họ trả lương hậu hĩnh nhất so với các lương mời của các hãng khác. Và tiếng vọng bên tai vẫn không ngừng nhắc nhở "...hãy đi tìm... hãy cố gắng tìm... và mãn nguyện sẽ đến với con..."

Từ đó tôi theo dòng đời bận rộn miệt mài. Từ khi tốt nghiệp kỹ sư rồi đi nhận việc làm tại Houston TX, rồi di chuyển sang Nam California làm việc với McDonnell Douglas, Boeing, đến nay đã hơn 30 năm, tôi thất lạc không còn tìm được chi tiết về Mục Sư Phillips nữa. Nhưng tôi còn 1 kỷ niệm đáng nhớ nhất về ông. Đó là khi ông hướng dẫn tôi và 3 người Việt tị nạn khác đi thăm New York City với khu Rockefeller Center, Empire State Building, và cho tôi một ánh nhìn đầy ngưỡng mộ trìu mến về tượng Nữ Thần Tự Do hùng vĩ... chuyến đi đó đã ăn sâu vào tâm khảm tôi những giá trị về ý nghĩa của hai chữ Tự Do, bằng những hình ảnh to tát, cao cả và thâm thúy nhất mà chỉ có thể cảm nhận được từ con tim của 1 người tị nạn. 

Vị Mục Sư ấy đã giúp tôi có được một đời sống ổn định những ngày bơ vơ ban đầu. Cũng vì lòng khao khát và nghị lực phấn đấu, tôi muốn chứng tỏ một người Việt tị nạn tầm thường như tôi còn có thể làm được 1 điều gì đó không tầm thường cho cuộc đời còn lại của mình, nên tôi bất chấp những gì đang có để dấn thân vào tương lai với ít nhiều liều lĩnh.

Những lời nhắn nhủ của vị thầy vẫn về nhắc nhở trong tôi. Điều gì ở cuộc đời sẽ làm tôi mãn nguyện" Tôi đã từng thành lập một Công ty Computer năm 1987 và đã từng có lần đánh giá thành công qua những mức độ vật chất như nét hào nhoáng của chiếc xe mình lái, tầm lớn của cao ốc mình làm chủ, hay bán kính và độ dầy những viên kim cương... tiếc thay những giá trị vật chất đó đến rồi đi... Còn lại niềm mãn nguyện chăng có lẽ là ý niệm về một sự phấn đầu.  Rằng mình đón nhận quả chanh từ số phận và đã vắt chất nước chua ấy tạo nên một ly đá chanh. Rằng mình đã vượt qua được một số thử thách nghiệt ngã của cuộc đời. Rằng mình chấp nhận cuộc đời bất chấp sự kém toàn thiện của nó, để luôn giữ vững niềm tin mà đi tới. Vì ngày mai hiển nhiên mặt trời sẽ vẫn còn ló dạng ở Phương Đông.

Có một câu nói rằng: "How much you get out of life depends on how much you put into it", tạm dịch là "Mức độ bạn nhận được bao nhiêu từ cuộc đời này lệ thuộc vào mức đóng góp của bạn vào nó"... Nước Mỹ không thể xem là hoàn hảo, nhưng nó cho người tị nạn cơ hội để họ có thể phấn đấu và cuối cùng tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống.  Tôi bước đi một cách bình thản giữa những ồn ào và náo nhiệt. Tôi học hỏi sự bao dung và công bằng từ cô Janet. Tôi trân quý lòng quan tâm mà Mục Sư Phillips đã dành cho một người tỵ nạn như tôi. Nhưng có lẽ chuyến viếng thăm New York là một kỳ tích đã để lại một ấn tượng sâu đậm nhất cho cả cuộc đời tôi. Nó cho phép tôi bước lại trên những dấu chân của những giống dân tị nạn khác đã từng đến nước Mỹ trước chúng ta. Đó là ý nghĩa về một lý tưởng Tự Do. Ý niệm đó từng làm tôi khóc sau biến cố Sept 11, 2001.

Cũng vì những giá trị khai phóng đó mà tôi luôn theo dõi các phi thuyền Con Thoi của Mỹ khi nó bay ra ngoài khí quyển làm những công tác đặc biệt rồi lại trở về an toàn trên quả đất. Đôi khi những phi thuyền đó và các Phi Hành Đoàn phải trả giá bằng cái chết bi hùng của chính họ. Nhưng nước Mỹ, một quốc gia luôn tự hào về tính chất đa văn hóa, đa chủng tộc, luôn luôn tự chọn cho mình những sứ mang không tầm thường. Và tôi tự hỏi, hay là nước Mỹ cũng đang thực hành lời khuyên của vị thầy xưa của tôi" Có phải chăng nước Mỹ luôn đi tìm điều gì đó để làm cuộc đời này có ý nghĩa"

Ngày mai khi vầng thái dương bắt đầu ló dạng, các bạn hãy làm một điều gì đó cho cuộc đời. Hãy biến mỗi ngày mới của bạn thành một ngày thật đầy ý nghĩa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,191,056
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới về cuộc diễn hành được coi là đẹp nhất của nước My. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Bài mới, bắt đầu phần “dựng nghiệp”.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Năm Mậu Tuất sắp hết, mời đọc bài viết với nhiều nụ cười, tiễn chân chó cưng.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là tự truyện về mùa Giáng Sinh 1975.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014.
Nhạc sĩ Cung Tiến