Hôm nay,  

Một Chuyến Đi

12/10/200700:00:00(Xem: 154604)

Bài số 2120-1912-688vb6121007

*

Vượt biển và định cư tại Mỹ từ 1982, Nguyên Phương hiện cư trú tại miền Đông và làm việc trong một cơ quan chính phủ. Với bài viết “Lời Cám Ơn của Mẹ Tôi”, cô là tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2007. Sau đây là bài viết mới của cô.

*

Bà Năm đưa tay vén mái tóc đã bạc trắng, mái tóc lơ thơ thấm ướt mồ hôi xòa trên trán, trời nắng như thiêu như đốt nhưng bà vẫn ra sân chăm nom vuờn rau của bà, đó là niềm vui của bà, bà sung sướng vô cùng khi được cô con gái "cho phép" được dung mảnh đất ở một góc vườn,. bà vun sới, chăm bón, từng cây tía tô, kinh giới, đám bạc hà&.

 Mỗi lần nhìn tới đám bạc hà vươn mình trong nắng bà lại buồn, thầm nhớ chồng. Thời còn sinh tiền ông rất thích rau bạc hà, mỗi khi nấu canh cá, bà thường cẩn thận chia mớ bạc hà làm hai, một phần ăn ngay còn phần còn lại để cho vào khi hâm canh lại, cho bạc hà không bị chin nhũn, còn vị bạc hà, và còn ròn ròn tẩm chút vị chua chua mặn mặn của nước canh.

*

Bà ngồi thần người ra nhớ lại những ngày qua, những ngày mới đặt chân lên đất Mỹ.

Khi bước chân xuống máy bay, bà ngơ ngác như lạc vào một thế giới kỳ lạ, phi truờng khổng lồ, và từ máy bay theo một lối đi vòng vòng bà bước thẳng vào phía trong của phi trường. Nơi đó bà nghĩ con cháu bà sẽ đi đón bà đông đủ, nhưng chỉ có mỗi cậu con trai và cô cháu nội gái.

 Trên con đường về nhà con, xe cộ chạy như mắc cửi nhưng theo hàng lối trật tự chứ không như ở Việt Nam. Con trai bà huyên thuyên nói chuyện thăm hỏi bà đủ thứ, bà vui lắm.

- Vợ con đâu sao không đi cùng

- Thưa mẹ nhà con mệt.

 Về đến nhà con trai một hàng chữ lớn đập vào mắt bà "xin yêu cầu bỏ giầy dép nơi đây".

- Mẹ để dép ở ngòai này. Cậu con khẽ nhắc.

Chưa bao giờ bà đi chân không, miễn cưỡng bà tháo đôi giầy mới mua để đi Mỹ, cầm lên tay và định mang vào nhà

- Mẹ để giầy ở ngòai garage đi.

Thôi thì nhập gia tùy tục, bà thấy tiêc tiếc khi phải để nó ngoài "sân".

Vào đến trong nhà, căn nhà mát lạnh dù đang giữa mùa hè. Nhà con bà sao mà sang đến thế, những ngọn đèn trên trần nhà tỏa sáng choang, bộ salon khổng lồ nơi phòng khách bằng da thật lộng lẫy.

- Mẹ ngồi xuống đây cho đỡ mệt, valise của mẹ để con xách lên lầu

Bà rón rén ngồi xuống như sợ làm bẩn bộ salon của con.

Con bé cháu mới 4 tuổi thố lố mắt nhìn bà, trông nó đáng yêu làm sao bà muốn ôm nó vào lòng:

- Lại đây với bà đi cháu

- Daddy.... .

Con bé mếu máo gọi bố

- This is your grandma, come to her.

Con bé lắc đầu quẩy quậy, bà cảm thấy hơi buồn tủi trong lòng, không được ôm cháu

- Thôi cho mẹ lên phòng nghỉ

- Vâng mẹ theo con.

Căn phòng nhỏ được sắp xếp gọn gàng dành riêng cho bà.

Bà ngồi xuống mở valise lấy ra một hộp bánh to tướng, công trình bà để dành và mang sang cho cô cháu nội xinh xắn. Mặc cho con gái bà ngăn cản:

- Mẹ mang đi làm gì cho nặng, bên đó chắc cháu chẳng thích đâu.

- Gọi là quà của mẹ ma.

Bà mang hộp bánh xuống tìm con bé để đưa cho nó, thấy bà, con bé chạy trốn núp sau lưng bồ nó.

Bà đành để hộp bánh xuống bàn, hộp bánh như chơ vơ lạc lõng trong căn nhà.

Bà quay trở lên phòng thở dài, mới ngày hôm qua trên máy bay bà mong sao cho mau tới để được đòan tụ với con cháu.

Trong căn nhà lạ nơi đất khách quê người, bà bỗng cảm thấy cô đơn, nhớ quê hương. Bà cảm thấy khát nước, bà đi xuống dưới nhà, nhà vắng tanh, vợ, chồng, con cái anh con trai của bà đã mỗi người vào một phòng riêng của họ. Bà lại lững thững đi lên.

Khác giờ giấc, trời đã tối nhưng vì bà mới ngủ trên máy bay cho một quãng đường dài mười tám tiếng đồng hồ, hơn nữa bên Việt Nam bây giờ trời đã hừng sáng. Bà loay hoay với chiếc valise bằng sắt mở ra lại xếp vào, nhưng rồi bà cũng phải lên giường.

Bà chờ hòai tới 7 giờ sáng bà rón rén đi xuống nhà, nhà vẫn vắng tanh, bà cảm động chắc hôm nay con trai bà nghỉ ở nhà để đón tiếp bà.

Không biết làm gì bà muốn mở của đi ra sân, nhưng cửa không có khóa gì cả nhưng đẩy không ra, thôi thì lại lên giường nằm tiếp.

 

Đên 10 giờ sáng bà mới thấy tiếng lạch cạch ở dưới nhà, bà bước xuống gặp cô con dâu mặt mày sưng xỉa:

- Sao hôm nay con đã khỏe chưa" Bà lên tiếng hỏi.

Con dâu bà lặng thinh không đáp, bà nghĩ chắc nó không hiểu bà nói gì, con dâu bà Việt Nam nhưng không giống đàn bà Việt Nam, mọi việc con trai bà phải lo hết, con dâu chỉ có mỗi việc trông con bé 4 tuổi.

- Thưa mẹ mẹ có ngủ được không ạ"

Cậu con đã thức dậy và lễ phép hỏi mẹ.

- Mẹ không ngủ đựoc vì khác giờ và vì mẹ đã ngủ nhiều trên máy bay.

- Mẹ uống sữa và ăn sandwich nhé

Bà không hiểu sandwich là gì nhưng cũng đóan là một thứ để ăn sáng nên bà gật đầu

- Con ăn gì thì cho mẹ ăn nấy.

Cậu con đứng lên, lấy một bình sữa trong tủ lạnh rót vào một cái ly mời mẹ, nướng thêm hai miếng bánh mì

Bà thấy thật khó nuốt cho một bữa ăn sáng lạt lẽo. ở nhà bà thường ăn hoặc là phở, bún riêu nóng thơm phức hay ít nhất cũng một đĩa xôi còn bốc khói.

Ly sữa ông Thọ ngọt ngào biết bao, hơn hẳn thứ sữa lạt nhách và lạnh ngắt.

Bà lại lầm nhẩm, thôi thì nhập gia tùy tục. Nhưng từ hôm qua đến giờ bà cũng không thấy bóng gia đình cô con gái qua thăm bà.

- Lan đâu sao Mẹ không thấy đi đón mẹ và cũng không thấy qua thăm mẹ vậy con"

- Vợ chồng Lan đi vacation rồi mẹ a.

- Vacation là gì hả con"

- Là đi nghỉ mát, tuần sau mới về mẹ ạ

- Sao vợ con không ra ăn sáng với me con mình"

- Vợ con còn đang xem dở cuốn phim bộ, khi nào xong mới ra ăn

Bà thầm nghĩ xứ Mỹ này kỳ thật, chẳng thấy vợ chồng nói chuyện, ăn uống cũng không ăn cùng, hai vợ chồng sống với nhau lạnh lùng như bữa ăn sáng vừa rồi.

Những ngày hôm sau cậu con trai đi làm, bà ở nhà với cháu và cô con dâu, nhưng con dâu và cháu bà chẳng hề nói chuyện với bà. Bà ra vào lủi thủi như một cái bóng, con bà không cho bà nấu nướng gì, sợ cháy nhà và sợ bà dùng nước mắm hôi nhà. Cơm thì lấy cơm tháng, bà ăn hơi ngán vì nhiều bột ngọt, nhưng con trai bà thì không biết nấu nướng, cô con dâu thì tối ngày ở trong phòng xem phim bộ, lâu lâu bà thấy cô thấp thóang chạy đi đổi phim.

Một hôm bà thấy con bé khóc thét lên và lần đầu tiên bà nghe thấy cô con dâu nói với bà bằng một giọng hơi cao gần như hét lên:

- Bà không được ăn trầu nữa, bã trầu đỏ lòm làm Tina sợ quá đây này.

Bà cúi đầu ứa nước mắt, còn có một thú vui là nhai trầu mà cũng bị cấm đóan, mọi khi bà lén lén vứt bã vào thùng rác, hôm đó vội ra tắt vòi nước bà đã để quên trên bồn rửa mặt.

Cậu con về. Một cơn thịnh nộ nổi lên:

- Anh vào mà xem này, bã trầu bà vứt tùm lum, con bé sợ khóc thét lên.

- Em từ từ, em không được hỗn với mẹ, mẹ đâu rồi"

- Ở trên phòng.

Con dâu bà trả lời với giọng bực bội.

Anh nói xong vội lên phòng thăm bà, thấy bà nằm quay mặt vào tường đang khóc. Anh vỗ về.

- Xin mẹ tha lỗi cho vợ con, cô ta không khéo ăn khéo nói, nhưng ở đây xin mẹ đừng ăn trầu nữa, ra đường Mỹ họ thấy miệng mẹ đỏ chót họ sẽ tưởng mẹ chẩy máu răng đó, để con đi mua chewing gum về cho mẹ nhai đỡ buồn.

Thôi cũng đành vì bà chỉ mang theo đựoc có một ít trầu, cau, vôi mà thôi, ở đây thì bà cũng không biết đi mua ở đâu nên đành nghe theo lời con vậy.

Rồi thì một tuần cũng qua, cô con gái và chồng, con qua thăm bà, thằng cháu ngoai cũng lầm lì không kém, đến nơi là lôi túi đồ nghề của cu cậu ra, bấm game lia lịa chẳng thèm nói năng gì với ai cả.

Cậu con rể oang oang từ ngòai cửa khi gặp bà:

- Thưa mẹ, chúng con mới đi vòng quanh thế giới về, vui lắm thật đáng tiền, tốn có mười ngàn bạc mà được bạn bè đón rước như đón rước tổng thống.

Bà ngạc nhiên há hốc cả miệng, chẳng thấy cậu con rể hỏi thăm mình một câu nào cả, chỉ thấy cậu thao thao bất tuyệt về cái đẹp cái sang của xứ Pháp, Ấn Độ, Hồng Kông,. ..... Những nơi bà chỉ nghe nói trên TV. Con gái bà cũng không hỏi thăm Mẹ được câu nào bà thầm nghĩ: Xứ Mỹ này lạ lùng thật, con cái chẳng hỏi han gì đến bố mẹ, không lẽ tại ăn uống tòan thức ăn đông lạnh nên trái tim của các con bà cũng lạnh theo.

Khi còn ở Việt Nam bà đọc một lô truyện cổ tích, và bà tưởng tượng ra cảnh bà ngồi giữa, các cháu ngồi xung quanh nghe bà kể chuyện, nhưng bây giờ thì hỡi ôi, các cháu coi bà như những người dưng xa lạ.

Bà ở nhà con trai đựoc một năm, cô con dâu càng ngày càng khó chịu với mẹ chồng ra mặt, anh con trai một bên tình một bên hiếu thật khó xử. Bà có đươc vài bà bạn quen thường rủ nhau đi bách bộ buổi sáng. Mỗi bà một cảnh, khi nghe bà tâm sự, các bà khuyên bà nên dọn ra ở một mình, rồi bắt con cái chung nhau trả tiền nhà. Bà thấy cũng không ổn cho lắm.

Cho đến một ngày bà buồn quá gọi phone cho Lan:

- Con cho mẹ dọn đến nhà con ở nhé

- Có chuyện gì vậy mẹ"

- Mẹ buồn con dâu quá.

- Thôi được để con về xin phép anh con đã.

Chao ôi, con gái bà thật ngoan và lễ phép bà mừng lắm, chắc về ở với con gái vẫn hơn. Vài ngày sau bà gọi phone hỏi con gái xem ý chàng rể thế nào.

Cô con gái ngập ngừng trả lời mấy hôm nay anh con đi vắng con chưa kip hỏi.

Bà Năm hơi buồn, lại chép mịệng thôi thì nhập gia tùy tục., câu bà vẫn thường nói để an ủi mình.

Bà đã không biết sóng gió đã nổi tại nhà con gái bà, khi con gái bà hỏi chồng ý kiến cho bà dọn sang ở chung, anh con rể không muốn bà đến nhà vì sợ bà quê mùa mới ở Việt Nam sang không biết giữ gìn nhà cửa sạch sẽ theo lối Mỹ.

Con gái bà phải làm kế hõan binh chờ một ngày đẹp trời hơn để nói chuyện lại với chồng. Bà tủi thân không một lần nào dám nhắc lại nữa, con trai bà có hiếu, thương bà thật nhưng còn vợ con nên bà không muốn làm anh ta khó xử, bà thường khóc thầm trong đêm tối.

Một tuần sau cô con gái gọi phone cho bà báo tin bà có thể dọn sang bên nhà cô ta. Bà rất vui và báo cho con trai biết bà sẽ sang nhà Lan ở để anh không phải khó xử.

Ngày hôm đó anh con trai phụ bà dọn nhà, tuy hơi buồn nhưng anh thấy cũng ổn vì vợ anh sẽ hết cằn nhằn, than van về mẹ anh mỗi khi anh về đến nhà.

Qua bên nhà Lan, Lan cũng thu xếp cho bà một căn phòng nhỏ dặn dò bà đủ thứ  luật lệ  trong nhà bà phải theo, như giầy dép phải để đúng chỗ chỉ định, không được mang vào trong phòng, Lan nói:

- Mỹ họ gọi đó là phòng ngủ, mẹ chỉ được dùng để ngủ, không được mang đồ ăn vào trong phòng, ngay cả nước uống.

- Mùa hè nhà vặn máy lạnh, mùa đông vặn máy suởi nên mẹ không bao giờ được mở cửa sổ, khí lạnh hay nóng sẽ thóat ra ngòai sẽ làm tốn nhiều điện.

- Đi ra khỏi phòng nhớ tắt đèn

- Không được mở cửa ra sân khi không có ai ở nhà...

Chao ôi một lô điều kiện làm bà chóng cả mặt, nhưng như một điệp khúc bà thầm nhắc lại nhập gia tùy tục.

Hôm sau khi cả nhà đi vắng, sao trời nóng thế nhỉ, Lan nói nhà có vặn máy lạnh sao ngột ngạt và nóng quá, bà cầm tờ báo phe phẩy chẳng thấm vào đâu, mồ hôi đổ ra như tắm, bà vào nhà tắm dội nước cho mát, nhưng vừa ra khỏi nhà tắm là khí nóng như những ngọn lửa lại táp vào người bà, bà chịu không nổi, thôi thì làm trái ý con một chút chắc không sao, bà mở cánh cửa sổ ra, ít ra cũng có một chút gió vào phòng

Đến buổi chiều trời mát hơn nhưng bà quên đóng cửa sổ, Lan về tới nhà, nhìn thấy cửa sổ mở Lan chạy vội vào phòng bà nói nhỏ

- Sao Mẹ lại mở cửa vậy" Anh con thấy mắng con chết.

- Mẹ nóng quá phải mở cho mát rồi quên đóng lại, Mẹ xin lỗi.

Những ngày hôm sau cũng như thế, bà không giám mở cửa sổ, cứ thế ngồi trong phòng chịu nóng.

Cơn nóng kéo dài đựơc ba ngày thì bà ngã bịnh phải vào nằm nhà thương.

Anh con trai lại thăm Mẹ xót xa, ngày bà xuất viện anh ta đưa mẹ về nhà cô em, đưa mẹ vào phòng mới thấy cái phòng nóng khủng khiếp, anh ra xem cái thermostat thấy nhiệt độ được vặn tới 88 độ. Anh ta lặng lẽ vặn thấp nhiệt độ xuống cho mẹ, chạy đi mua cháo mang lại cho mẹ.

Đến tối anh trở lại nhà Lan đem chuyện cái máy lạnh ra nói chuyện, Lan than với anh nếu vặn máy lạnh cả ngày tiền điện nhiều quá không chịu nổi.

- Tại sao Lan không nói cho anh biết, anh sẽ phụ thêm tiền trả tiền địện, mẹ già rồi không chịu nổi cái nóng cháy người này.

- Vâng nhờ anh phụ giúp

Từ hôm đó bà được hưởng chút máy lạnh dễ thở hơn một chút.

Về giặt quần áo, cậu con rể không cho bà giặt chung với quần áo của gia đình anh ta, nhưng dặn phải để quần áo bẩn nhiều đủ cho một lần giặt, bà không có quần áo nhiều làm sao đủ cho một lần giặt được, bà nghĩ ra cách giặt trong nhà tắm rồi mang ra sân phơi cho tiện.

Nhà Lan không có dây phơi bà loay hoay một lúc nghĩ ra sáng kiến lôi mấy cái ghế ra và vắt quần áo lên đó.

Chiều về Lan giận tím mặt:

- Sao Mẹ đem quần áo ra phơi ngòai sân vậy, làm xấu nguyên cả khu, hàng xóm sẽ than phiền.

Bà ngẩn người ra chẳng hiểu sao mình phơi quần áo trong sân nhà mình mà hàng xóm lại than phiền. Rồi làm sao bà giải quyết vấn đề quần áo giặt đây. Từ đó bà mang vào phơi ở trong phòng bà.

Thấy mẹ buồn, Lan cho bà một khỏang sân nhỏ để bà trồng rau cỏ, nhưng với điều kiện không được tưới nhiều nước...

Ở với gia đình cô con gái có quá nhiều luật lệ bà buồn lắm nhưng chỉ có hai người con ở Mỹ, thỉnh thỏang bà nói chuyện phone với những bà bạn quen cho vơi buồn.

Bà còn một người em ở Việt Nam, ngừoi em gái bà cũng góa chồng và không có con nên bà tìm cách liên lạc với người em để hỏi cách thức cho chuyến trở về của bà.

Khi hòan tất giấy tờ, đã mua vé máy bay bà gọi hai con bà lại bà rưng rưng nước mắt nói:

- Cám ơn hai con đã mang mẹ sang đây, mẹ cố sống sao cho đúng câu nhập gia tùy tục nhưng mẹ cảm thấy mẹ làm phiền các con nhiều hơn là đem lại niềm vui cho các con. Mẹ đã lo thủ tục trở về Việt Nam sống với dì của các con, và tuần sau mẹ sẽ trả lại sự yên tĩnh cho các con.

Nói xong, bóng già cõm cõi của bà trở vào phòng lo sắp xếp cho một cuộc trở về nơi quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của bà. Nơi đó dù không có đầy đủ tiện nghi, không có sự tự do như ở Mỹ, nhưng có những căn nhà san sát, ở đó bà có thể nói tiếng nói của bà, có tình người nồng ấm. Bà cứ coi như đây là đọan cuối của một chuyến đi.

Ý kiến bạn đọc
21/06/201705:05:30
Khách
DOC TRUYEN MA XOT-XA..NHUNG CHUYEN NAY PHO BIEN...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,960,796
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.