Hôm nay,  

Tôi Cũng Viết Về Nước Mỹ

30/09/200700:00:00(Xem: 292166)

Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình

Bài số 2109-1972-677vb8300907

*

Sao Nam Trần ngọc Binh đã dự viết về nước Mỹ từ  2002. Ông là cựu sĩ quan VNCH, cựu tù chính trị, đến Mỹ theo diên HO và hiện định cư tại Greenville SC.. Sau đây là bài viết thứ sáu của ông.

*

Đọc bài “Tôi viết về nước Mỹ" của tác giả Quân Nguyễn, tự nhiên tôi cũng nổi hứng muốn viết bài này mau cho xong rồi gởi liền cho Việt Báo để ”họa" lại bài của ông ấy, dù bài họa là bài văn chứ không phải là bài thơ như các cụ ta vẫn thường làm khi xưa.

 Tôi cũng đến Mỹ đã được 16 năm, ngắn hơn Quân tiên sinh nhưng lại viết về nước Mỹ sớm hơn vì tôi tình cờ được đọc bài "Greenville, nơi bạn tôi sinh sống" của tác giả Hải Triều Lại thế Lãng, anh bạn cùng tù ở trại Nam Hà, đăng trên Vietbao online vào năm 2002.

 Qua người bạn của Lãng, là anh H. tả trong bài, tôi đã liên lạc được với anh Hải Triều và anh đã khuyến khích tôi viết văn bằng một câu nói khích lệ: “Viết văn không khó, mình viết thư được là mình viết văn được mà. Cứ viết đi.”

Câu này cũng tương tự như lời cô Quyên của Việt Báo khuyến khích Quân tiên sinh.

Tiện đây tôi cũng xin ra ngoài đề một chút. Số là các nhà văn, nhà báo thường hay lấy nhiều bút hiệu. Độc giả vốn thường hay tò mò nên đôi khi thường tự hỏi không biết người có cái tên đó, cái bút hiệu đó, là trai hay là gái.

Một đôi khi tôi cũng liên lạc qua email với cô Quyên nhưng không biết phái tính của cô.

Lý do thật dễ hiểu tên của cô có thể hiểu là Quyên hay Quyền, nếu thêm dấu huyền, mà cả hai tên đó đều có thể là trai hay là gái cũng được.

Nhờ bài viết của ông Quân,  tôi mới biết phái tính của người mà tôi đã có lần tiếp xúc qua email. Vậy thì cám ơn ông nhé, ông Quân.

Điều cuối cùng là ông Quân và tôi lại cùng có một điểm giống nhau là trong bộ môn Tứ Đổ Tường, chúng tôi chẳng có  "tường" nào để mà đổ. Thế là đành đổ vào bức tường viết văn khi khám phá ra cái bức tường vô giá mà mình đã vô tình bỏ quên từ bấy đến nay.

Cái hay của cái thú này là khi "say" viết văn thì ta sẽ viết văn hay hơn mà có thể sẽ không bị té như khi say rượu hay say men tình ái.

Nay, xin trở lại đề tài chính. Thế là tôi bắt đầu nghiệp dĩ văn chương của tôi qua lời khuyến khích này của bạn tôi. Nhưng việc viết lách đâu có giản dị như mình tưởng.

Trước thời gian này lối 5 năm, con rể tôi có gởi tặng tôi một cái PC trong đó có cài đặt một nhu liệu để tự học đánh máy. Nhu liệu này dạy cách đánh máy bằng tiếng Anh, dĩ nhiên, thế là tôi đâm đầu vào học đánh máy những lúc rảnh rỗi.

Thời đại PC có khác, học đánh máy trên PC tiện lợi vô cùng, chữ nào mà mình đánh sai là tự động nó nhắc cho mình nhớ để đánh lại.

Ngoài bài học, nó còn có bài giải trí cũng là bài đánh máy nhưng nội dung so với bài học thì lại sôi động và vui vẻ hơn nhiều bài học đánh chữ.

Để cho dễ nhớ chữ mà mỗi ngón tay phải nhấn trên bàn phím mà bài học gọi là home key, tôi phải dán lên khung của cái PC cái bảng home key này.

Cái bảng này có tác dụng, đối với người mới học đánh máy như tôi, như bảng chỉ đường.

Mỗi khi đánh sai home key là mình có liền cái bảng chỉ đường để đưa ngón tay lầm đường : "Trở về mái nhà xưa".

Cứ mò mẫm như thế thì tôi cũng đã quen dần với lối đánh máy 10 ngón nhưng tốc độ thì chậm như rùa và dù cố gắng hết sức tôi cũng chỉ đạt được tốc độ 26 chữ/phút.

Khi bắt đầu viết, không biết cách bỏ dấu vì chưa biết đến bộ nhu liệu VNI, thế là tôi đành dùng bút bi và giấy để viết văn, chứ đâu có được có cái duyên may như ông Quân,cứ việc viết mà không bỏ dấu. Mỗi khi viết xong, gởi đến Việt Báo thì đã có các cô ở tòa soạn Việt Báo viết lại giùm.

Dùng viết bi mới viết được lối nửa trang là thấy có trở ngại liền vì mỗi khi thay đổi ý tưởng là phải bỏ nguyên trang và viết lại từ đầu.

Thế là tôi chợt có ý nghĩ là dùng viết chì để viết văn thay cho viết bi, y như người Mỹ vẫn thường làm. Dùng viết chì trong khi viết có cái lợi là tha hồ mà tẩy, mà xóa mỗi khi muốn thay đổi ý của bài. Thật là thoải mái không còn bị lúng túng nữa.

Tôi viết bài đầu tiên bằng giấy và viết chì. Đó là bài:

Hành trình về phương Đông ( bài 1)

Sau khi viết xong thì dùng bút mực viết lại cho sach sẽ mang ra tiệm Office Depot photocopy rồi gởi cho Việt Báo và hồi hộp chờ.

Tâm trạng của tôi trong lúc chờ đợi cũng chẳng khác gì tâm trạng của những thí sinh chờ đợi xem bảng vàng có tên mình không.

Trong thời gian này, tôi không dám rớ đến cái PC vì chỉ sợ khi mình mở đến trang nhà vietbao on line mà không thấy bài của mình thì mình sẽ thất vọng nên cứ phe lờ cái PC.

Người ta thường nói kỷ niệm đầu tiên là kỷ niệm khó phai, mối tình đầu là mối tình không bao giờ quên.

Tôi cũng thế, tôi còn nhớ mãi buổi chiều hôm đó, trên đường từ bãi biển Myrtle Beach trở về Greenville thì bỗng nhiên chuông điện thoại cầm tay reo vang. Người bên kia đầu dây là anh Hải Triều:

“Bình ơi, bài của cậu Việt Báo đăng rồi đó, mở PC coi đi.”

Mừng hết lớn, tôi ngỏ lời cám ơn anh và chỉ mong sao con đường về nhà ngắn lại cho tôi nhờ.

Thế nhưng tôi đâu có phép tiên như Tôn Tẫn để có thể thu ngắn con đường về nhà nên đành kiên nhẫn ngồi trên xe mà chờ.

Khi xe vừa đậu trước nhà, mặc cho bà xã, con rể, con gái thu xếp đồ đạc lỉnh kỉnh tôi chạy ào vào trong nhà, kéo ghế và mở PC liền.

Chẳng còn nghi ngờ gì nữa,bài: "Hành Trình Về Phương Đông" mà tác giả là tôi, nằm trong trang nhà vietbao online như đang mỉm cười với tôi.

Nếu tác phẩm của mình là đứa con tinh thần thì hình như nó đang nói với tôi:

“Bố à, con đây nè, con đã mang về niềm vui cho bố đó. Bố tính coi, một năm có 365 ngày mà số người gời bài về Việt Báo khoảng 3000 người, có những tác giả có tới 2 hay 3 bài và các bài này đều được lựa đăng. Như vậy, thì cứ bỏ cái số lẻ đi, tính một năm 300 ngày thôi, thì bài của bố mà được lựa đăng thì tòa soạn phải loại ra 10 bài, như thế là bố cũng ngon rồi nhen bố.”

Phấn khởi vô cùng, tôi phấn chấn viết thêm 5 bài nữa cũng theo như cách nói trên và đều được lựa đăng.

Trong thời gian này tôi nghe nói về VNI, một nhu liệu đánh máy bằng tiếng Việt, cài đặt vào PC để mình có thể đánh được chữ Việt trên PC.

Quanh nơi tôi cư ngụ không có ai viết văn như tôi, vì thế tôi phải chạy xe qua thành phố gần đó để hỏi cháu M., con một anh bạn cho biết.

Tôi được M. cho biết khi cài bộ nhu liệu vào máy PC thì số 1 sẽ là dấu sắc, số 2 là dấu huyền v... và v.....

Thế là tôi gọi điện thoại đến hãng VNI ở Cali để đặt mua, ít ngày sau, bộ nhu liệu về tới. Từ bài thứ 7 trở đi, sau khi nháp bằng viết chì và kiểm tra lại tôi bắt đầu dùng PC để viết.

Khi viết xong là tôi email liền cho Việt Báo, thật là nhanh, gọn, lại không mất thời giơ, khỏi phải ra Office Depot để làm photocopy và ra Bưu Điện gởi nữa.

Tôi chỉ học PC mò nên một vài kỹ thuật rất tầm thường mà tôi không biết thí dụ như khi cần phải xuống dòng tôi không biết làm sao hay lui vào một hàng tôi cũng không biết nốt. Thật là chán mớ đời.

Có lần tôi gởi bài cho anh Nghiên, một anh bạn cùng đơn vị cũ là Trường Sinh Ngữ Quân Đội. Anh bạn này khi học lên đại học ở Mỹ đã từng chiếm giải viết văn bằng tiếng Anh tại trường mà anh theo học.

Anh hỏi tôi tại sao chỗ này không xuống dòng, chỗ kia tại sao dấu phẩy lại để sát quá, sao không làm thế này, làm thế nọ v... và vv...

Nghe hỏi thì tôi chỉ biết trả lời là rất muốn làm như thế nhưng không biết làm sao vì chỉ học mò mà thôi.

Sau khi nghe được nỗi niềm của tôi anh bèn chỉ cách cho tôi để lần sau tôi cứ thế mà làm theo.

Nhiều khi cái PC của tôi trục trặc do tôi bấm lầm sao đó thì lại phải cầu cứu đến anh Hân, một người bạn mà tôi quen khi còn làm cho văn phòng của một đại lý bảo hiểm.

Anh rất tận tâm chỉ dẫn những cái mà anh biết vì anh cũng học lóm, học mò như tôi nên anh hiểu tâm trạng những người cùng cảnh ngộ. Nhiều khi anh chạy xe đến nhà tôi, mò mẫm sửa lại cái PC cho tôi nữa.

Cũng có lúc tôi lại phải gọi điện thoại nhờ anh Sơn, một anh bạn cũ cùng ở Sư Đoàn 9 tại Sa Đéc nay anh đang ở mãi tận thành phố Rochester, NY nhờ anh chỉ dẫn để điều chỉnh lại cái PC của tôi, khi anh Hân không có nhà lúc tôi cần.

Bây giờ mỗi khi viết bài là tôi "viết " thẳng lên PC chứ không cần viết ra giấy rồi mới dùng PC để đánh máy bài như lúc mới bắt đầu viết văn.

Qua bài viết của ông Quân thì thấy ông đúng là có số được quý nhân phò trợ, mới ra quân là được nhân viên trong tòa soạn Việt Báo tiếp tay liền. Nào là viết lại bài viết không bỏ dấu nào là gởi nhu liệu Unikey cho để cài đặt vào máy v... và vv...

Từ khi bắt đầu viết cho đến nay, thời gian thấm thoắt đã 5 năm tôi cũng đã quen dần với việc viết văn và viết văn đã trở nên một cái thú không thể thiếu.

Hai người bạn nhậu lâu không gặp nhau, nếu gặp nhau thì câu nói thay cho lời chào có thể là: "Ê, nhậu không mày."

Còn bạn tôi câu nói ở cửa miệng khi gặp tôi luôn luôn là: "Độ rày có bài nào mới không""

Còn cô em họ tôi, từ Pháp phone qua hỏi: "Sao không thấy anh có bài mới kìa" "

Thêm chú em của tôi ở Toronto, Canada thì khi đọc xong bài của tôi, khoái quá, nên đã hỏi tôi xem có gì trở ngại cho tôi không nếu chú ấy cho phổ biến bài của tôi đến các bạn của chú trong cùng một nhà thờ. Dĩ nhiên là tôi ô kê cả hai tay.

Một anh bạn cùng ở Greenville nay đã dời nhà qua San Jose, CA tâm sự nhờ đọc bài của tôi viết về Greenville anh mới thấy nơi đây quả thật là đẹp.

Còn phần thưởng nào đẹp hơn cho người viết khi nhận được những ý kiến của bạn đọc đối với đứa con tinh thần của mình.

Thế đấy, khi đã viết quen rồi nếu không tiếp tục viết thì hình như mình mắc nợ người và mình lại mắc nợ cả chính mình nữa.

Bây giờ, cứ có thời giờ rảnh là tôi lại mở PC ra đọc bài trong mục  Viết Về Nước Mỹ. Đề tài của các bài viết ngày càng đa dạng và ngày càng có nhiều tác giả mới "nhập trận". Mong rằng lớp người tiếp nối việc viết về nước Mỹ sẽ là thế hệ một rưỡi, thế hệ hai để tiếng Việt nơi hải ngoại ngày càng phát triển.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,030,563
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến