Hôm nay,  

Rồi Sẽ Có Một Ngày

27/09/200700:00:00(Xem: 133449)

Bài số 2106-1969-674vb5270907

*

Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Quang Thái là “Bên Kia Đồi,” chuyện một người đồng tính tự kềm hãm mình để rồi cuối đời lên đồi vắng cất tiếng hú khan với trời biển. Sau đây là bài viết thứ hai của Quang Thái, kèm theo lời đề tặng nguyên văn: “Thân tặng anh Hồng (Cẩm Hường) nhân dịp sinh nhật của anh. Cũng xin gửi đến các bạn trong nhóm “Bướm Lượn” lời thán phục và quý mến của Quang Thái. Chúc các bạn thành công trong đêm “Hướng Về Quê Hương” tại vũ trường Majestic trong đêm Chủ Nhật 30 tháng 9, 2007.”

*

 "I think it's time for me to come out to my parents"

"Are you sure""

Tuấn siết chặt tay Hùng như tìm kiếm nguồn sức mạnh. Hùng biết được ý Tuấn nên cũng siết chặt tay Tuấn. Đôi bạn trẻ ngồi tựa vai nhau trên bậc thang cấp cạnh chiếc cầu ở bãi biển Huntington Beach. Những ngọn đèn đường dọc theo Pacific Coast Highway vừa mới lóe lên. Buổi chiều đã chấm dứt, bóng đêm thoáng ra một không gian rộng lớn, bao la mà rờn rợn.

"Nếu em đã quyết định nói thật với ba mẹ em thì anh sẽ ủng hộ em. Nhưng em phải suy nghĩ cặn kẽ. Theo anh, ba của em chắc chắn sẽ phản ứng mạnh"

Câu nói của Hùng như là một khẳng định cho một tiên đề toán học mà Tuấn đã học trong trường "Đường ngắn nhất nối liền hai điểm là một đường thẳng". Đó là những tiên đề không chứng minh được nhưng nó đúng. Tuấn biết rằng khi thú thật với ba mẹ chàng về mối tình đồng tính của Tuấn và Hùng, chắc chắn sẽ làm ba chàng giận dữ.

"Em thừa biết điều đó, nhưng sớm muộn gì thì cũng phải nói thôi. "

Trời trở gió. Những cơn gió bắt đầu lùa những luồng khí lạnh ẩn trong những làn sương trắng thi nhau nhảy múa dưới ánh sáng của những cột đèn cao. Tuấn chợt rùng mình vì lạnh. Hùng cởi áo khoác đang mặc trên người khoác lên mình Tuấn rồi hỏi:

"Em đang nghĩ chuyện gì vậy, đôi mắt cứ lim dim"

"Nghĩ vu vơ thôi, nhớ cái hồi mới gặp.."

Tuấn nhìn Hùng rồi mỉm cười một cách ngây ngô. Trước mặt Tuấn là một chàng thanh niên chỉ lớn hơn mình vỏn vẹn có... 15 ngày.  Vậy mà Tuấn cảm thấy an toàn vô cùng mỗi khi ở cạnh Hùng. Quen nhau từ những cuộc sinh hoạt của sinh viên, Tuấn nhớ lần đầu tiên gặp mặt Hùng, lúc đó anh ngồi bán T-shirt cho hội sinh viên, Tuấn đến mua nhưng không còn một cái áo nào là small size hết nên Tuấn đã bỏ đi. Tuấn chỉ đi vài bước là đã nghe tiếng réo phía sau

"Hold on, I think I found the size you want."

Tuấn quay lại và chính lúc đó chàng bắt gặp một ánh mắt thật đẹp núp đằng sau cặp kiếng cận gọng đen. Đôi mắt như lóe lên một nụ cười thân thiện đang nhìn Tuấn với sự trìu mến lạ lùng.Sau này Tuấn mới biết Hùng đã nhường chiếc áo small size mà anh đã mua trước cho riêng anh để đưa cho một anh chàng hoàn toàn xa lạ.

Những lần gặp gỡ sau đó ở thư viện trường UCI, café Starbucks trên đường Brookhrust góc Edinger và cả ở Phước Lộc Thọ đã đưa hai chàng trai trẻ đến gần nhau. Tuấn nhớ rất rõ cả hai chưa hề hỏi nhau một câu nào về giới tính vì điều đó hoàn toàn không cần thiết. Chính đôi mắt, bàn tay và nụ cười của họ đã lên tiếng cho tất cả những gì họ cần biết về nhau.

Đêm tiếp tục thả những làn sương trắng , trắng hơn, dầy đặc hơn. Tuấn không còn cảm thấy lạnh nữa vì bàn tay Hùng đã truyền sang cho mình thật nhiều hơi ấm.

*

Vừa sau khi Tuấn nói lên sự thật về mối tình đồng tính của Tuấn và Hùng, ông Thuật không nói gì mà chỉ đưa tay với lấy lon bia uống một hơi dài rồi sau đó bóp nát lon bia. Liền sau đó ông đứng dậy một tay cầm chiếc mũ vải màu xanh, tay kia cầm tờ báo lủi thủi đi ra khỏi nhà.

"Ông đi đâu" trời sắp chuyển mưa rồi coi chừng bị cảm lạnh bây giờ""

Bà Thuật vừa nói vừa lăng xăng chạy đến đưa cho ông cái khăn choàng cổ và áo mưa. Bà biết một khi ông đã quyết định làm gì thì ông sẽ không đổi ý.

Cánh cửa đóng lại một cách nhẹ nhàng, nhưng Tuấn có cảm tưởng như bố chàng đã để lại bên khung cửa cả ngàn cân thất vọng. Tuấn quay sang nhìn mẹ đang còn đứng bên cửa sổ nhìn theo dáng chồng bà. Một luồng gió ào ạt lùa qua khung cửa sổ làm tóc bà rối tung. Bà quay lại nhìn Tuấn. Tuấn cảm thấy toàn thân lạnh ngắt, đôi chân mỏi nhừ vì sợ. Chưa bao giờ Tuấn thấy sợ như bây giờ. Căn phòng khách nhỏ hẹp chiều nay sao tự nhiên rộng lớn quá.

"Con xin lỗi bố mẹ, xin bố mẹ đừng buồn con"

"Con muốn mẹ nói điều gì bây giờ. Con phải cho mẹ thời gian suy nghĩ chứ"

"Mẹ thất vọng hả mẹ""

Bà Thuật chậm rãi ngồi xuống chiếc ghế sofa, tay cầm chiếc áo lạnh bà đan dở dang cho Tuấn. Bà không nhìn Tuấn nữa mà chỉ nói vài câu tiếng được tiếng mất:

"Còn hi vọng gì nữa,..có mỗi thằng con một"

Tuấn đứng như chết trân. Trời đã đổ mưa tầm tã. Ngoài kia giữa những làn gió rét đầu Đông, có một ông già gầy nhôm đang lủi thủi đi giữa trận cuồng phong. Và ở đây, trong căn phòng rộng lớn này, cũng có một bà già cũng khẳng khiu như ông già kia đang ngồi lặng im ngay bên khung cửa sổ, mặc cho gió lùa những hạt mưa lạnh tái da tấm ước mái tóc trắng như bông tuyết.

Tuấn bước tới đóng cửa sổ lại rồi đưa cho mẹ chiếc khăn tay cho bà lau mái tóc. Bà ngước mắt lên nhìn Tuấn. Tuấn quỳ xuống giấu mặt bên gối mẹ. Giữa những cái vuốt ve trìu mến, Tuấn chợt cảm nhận một giọt lệ nóng nhỏ xuống trên gáy tóc . Không còn kềm chế được nữa, Tuấn khóc tức tưởi như ngày nào bị ba mắng oan, để sà vào lòng mẹ đón nhận sự vỗ về quen thuộc.

*

Chỉ còn 1 tuần nữa là đến giáng sinh. Tuấn giúp bố trang trí cây thông trong nhà và gắn những giây đèn chớp tắt vòng quanh khung của sổ và trước mái nhà. Giữa những khoảng trống im lặng, Tuấn đã bắt gặp một vài cái nhìn trìu mến. Ông hoàn toàn không nói gì về câu chuyện của tuần trước, nhưng Tuấn hi vọng qua hành động, ông đã phần nào thoải mải chấp nhận sự thật của đứa con trai.

Bữa ăn trưa hôm nay, mẹ nấu món canh ray đay với gạch cua, đậu hũ rán chấm tương cự đà. Đặc biệt nhất là món trứng đúc mà cũng là món khoái khẩu của hai bố con. Tuấn nhìn mẹ đứng ở đầu bàn, dùng đũa xới nồi cơm khói nóng rồi cẩn thận bới cơm vào chén cho chồng, cho con. Những hạt gạo chín đều thơm phức nằm gọn gàng trong chén men màu trắng. Hai màu trắng hòa nhau trông thật đẹp mắt.

Ông Thuật gấp một miếng trứng đúc bỏ vào chén của Tuấn. Mẹ nhìn Tuấn khẻ gật đầu rồi mỉm cười. Tuấn thấy lòng nhẹ nhõm và lâng lâng một niềm vui khó tả.

"Vậy là ổn rồi". Tuấn nghĩ thầm. "Coi như là bố mẹ đã chập nhận mình rồi. Chốc nữa ăn cơm xong mình sẽ gọi điện cho anh Hùng., chắc chắn anh ấy sẽ vui lắm.

Tuấn cảm thấy thương bố mẹ quá chừng. Tình thương của bậc sanh thành thật mầu nhiệm một khi đã hiểu thì bố mẹ sẽ hiểu và chấp nhận thôi. Tuấn tự trách mình là cả tuần qua Tuấn đã phần nào oán trách hai ông bà.

"Tuấn, giáng sinh năm nay sẽ có vợ chồng Kỹ sư Minh, bạn thân của bố từ San Jose xuống chơi"

Mẹ của Tuấn vừa nói vừa nhìn chồng. Ông cũng buông đũa rồi nói tiếp lời vợ:

"Ừ, ông ấy vừa là chỉ huy của tôi từ hồi làm công ty đường lộ ở Saigon, cũng là bạn thân mấy chục năm rồi. Thằng con trai của anh chị ấy đã lấy vợ dọn ra riêng rồi. Tôi hi vọng anh chị ấy ở chơi với gia đình ta cho đến tết tây"

Tuấn cảm thấy có một điều gì không ổn.

Bà Thuật quay sang nhìn Tuấn:

"Con này, con nhớ giữ gìn ý tứ cho bố mẹ nha. Đừng để cháu Hùng đến đây không tiện. Chuyện gì cũng cẩn thận, uy tín của bố me."

Tiếng của bố tiếp lời mẹ vang lên, dõng dạc như tiếng chuông đồng ngân trên điện thánh:

"Nghe anh ấy nói, con vợ thằng Dũng đang mang thai, thế là anh chị ấy sắp có cháu bồng rồi đấy"

Tuấn thẫn thờ nhìn mẹ rồi quay sang nhìn bố. Có một điều gì thản nhiên đến ơ thờ của bố mẹ làm lòng Tuấn thắt lại. Tuấn cúi đầu im lặng... 

*

"Anh Hùng, em xin lỗi anh không đến nhà em được trong đêm giáng sinh"

Nói câu này ra với Hùng mà lòng Tuấn như bị ngàn vết dao đâm.

"Anh cũng đoán trước là như vậy. Thôi không sao đâu em. Miễn là hai đứa mình vẫn gặp nhau mà."

"Vậy đêm giáng sinh anh đi đâu" làm gì" Ba mẹ anh còn ở Việt Nam, anh đâu có bà con hay thân nhân gì đâu""

"Anh sẽ ở nhà một mình. Em nhớ gọi điện cho anh."

Tuấn bỗng thấy cõi lòng ấm ức:

"Không, em sẽ ở nhà anh. Em sẽ không cần có mặt ở nhà với bố mẹ em đâu. Bố mẹ cần phải hiểu vai trò của anh quan trọng như thế nào trong cuộc đời em."

Hùng ghì chặt đôi bờ vai Tuấn rồi nói:

"Tuấn, bình tĩnh lại em. Em phải có mặt với bố mẹ nhất là gia đình em có khách đến. Hãy tôn trọng quyết định của bố mẹ em."

Tuấn gở tay Hùng rồi la lớn

"Thương con, hiểu con cái kiểu này. Chẳng thà đừng chập nhận còn hơn. Trong lòng họ, tình cảm trong sáng của em vẫn là một điều sỉ nhục cho danh dự họ. Em không cần bố mẹ em chấp nhận em như vậy."

Hùng nắm lấy bàn tay Tuấn, gần như là siết chặt.

"Nhưng em đòi hỏi điều gì ở ông bà trong lúc này" Xã hội, cộng đồng, danh dự, sĩ diện, những thứ đó vẫn còn là bức rào định kiến vây quanh sự nhận thức của con người. Hãy vui vẻ đón nhận những gì ông bà có thể làm được cho em trong lúc này. Như vậy đủ rồi."

Tuấn ngước mặt lên nhìn Hùng:

"Vậy thì chờ đến bao giờ""

Hùng nhìn ra bầu trời xanh biếc không một chút mây, đưa tay quàng lấy vai Tuấn rồi thong thả nói:

"Hãy tin đi em. Rồi sẽ có một ngày... "

Ý kiến bạn đọc
27/01/201917:56:52
Khách
Họ là những người đáng thương hơn những cặp nam nữ bình thường , hãy mở rộng vòng tay đón họ đi , nhất là những bậc làm cha mẹ , hãy thương yêu và bão vệ họ trước những lời nói độc địa , những ánh mắt kỳ thị cũa thiên hạ hoặc bà con thân tộc hay bạn bè
Nghiệp quả của họ , chứ kg ai muốn trở thành như vậy , mình may mắn hơn họ thì hãy thông cãm và hiễu họ .... tôi luôn luôn và mãi mãi ũng hộ họ
30/01/201816:15:34
Khách
xin hãy hiểu ,thông cãm , tha thứ va yêu thương họ ....... đồng tính không phãi là 1 cái tội ...... chính bãn thân họ củng mặc cãm , đau khổ khi thấy cha mẹ va gia đình thất vọng khi biết có đứa con đồng tính , họ là những người đáng thương
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,297,866
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến