Hôm nay,  

Hoài Niệm Và Suy Tư

23/09/200700:00:00(Xem: 146639)

Bài số 2102-1965-670vb8230907

 

Tác giả Hà Kim sinh năm 1950, giáo viên tại Việt Nam, theo chồng định cư ở Mỹ diện HO năm 1995. Hiện cư ngụ tại thành phố San Jose (Bắc Calif). Bà đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ có nội dung nhẹ nhàng mà đằm thắm, duyên dáng. Bài gần nhất, từ ba năm trước đây-"Coronary, tình xót sa đưa", kể về ông chồng được thông tim tại bệnh viện Mỹ. Bài mới viết, kèm thư cho biết “Hà Kim vừa vượt qua lằn ranh "Sống-Chết", đã thay gan và đang phục hồi. Hy vọng sớm đủ sức lực và tinh thần để viết và gởi bài tham dự tiếp tục.” Việt Báo và giải thưởng Viết Về Nước Mỹ chúc mừng Hà Kim hồi phục và mong bà vui khỏe.

*

San Jose, ngày ....tháng ...năm 2006

Kính thầy,


Em rất cảm động khi nhận được 2 tấm ảnh "Họp mặt tân niên về trường xưa" và dòng thăm hỏi của thầy. Em cũng vui mừng được tin thầy cô khỏe mạnh và vẫn là bóng mát dịu êm để các em bay về núp bóng càng lúc càng đông hơn.

Chắc ai cũng biết rằng tuổi trẻ luôn hướng tới tương lai, tuổi già luôn hoài niệm về quá khứ. Em không thoái ra khỏi thông lệ đó dù em... chưa già lắm đâu thầy ơi ! Hai tấm ảnh màu tuyệt đẹp làm gợi nhớ cho em rất nhiều, rất nhiều về những ngày xưa thân ái. Hơn bốn mươi năm về trước cũng sân trường này, các em tóc xõa bờ vai, vành nón nghiêng che, mắt môi cười rất ngây thơ. Vậy mà sáng nào đến trường cũng bắt gặp các anh tinh nghịch đứng dàn chào từ cổng vào. Và thầy lúc đó còn rất trẻ, nhưng dưới mắt các em, đó là Ông Hiệu trưởng oai nghiêm và ...đáng sợ, thấy dáng thầy từ xa là các em quay mặt đàng sau trốn mất. Thầy có biết không" Còn bây giờ ngậm ngùi nhìn tấm ảnh .. các em đã là mệnh phụ đẫy đà, các anh... bụng phệ, tóc điểm bạc phong sương. Thay vào nét nghiêm nghị đáng xa ngày nào, thầy bây giờ... hiền lành hơn, đôn hậu hơn, dễ gần gũi để các em không sợ nữa, tíu tít vây quanh chuyện trò. Bây giờ, chắc tụi em đã thành nhân cả rồi, thầy không cần mặt nghiêm đe nẹt nữa, phải không thầy"

Thầy hỏi em "Không biết lúc này, em được thật khỏe hay chưa"".

Thưa thầy, nay trông em ngoài tươi, hồng hào nhưng bên trong còn héo lắm. Thầy chắc chưa tường tận về cơn bệnh của em. Trên đời không hiểu còn có ai kém may mắn bằng em, khoảng cùng một thời gian mà vướng phải hai căn bịnh nan y. Đầu năm 2005, em làm việc bình thường, không triệu chứng gì báo trước, ngoài ăn kém ngon, hay mệt mỏi, em nghĩ tại mình đi cày mệt quá. Ở Bắc Calif có phong trào "khám ruột già để sống thọ" cho người dân 50 tuổi trở lên. Em làm hẹn, vào bịnh viện để bác sĩ kiểm tra. Không ngờ trong qua trình soi ruột, bác sĩ phát hiện có một bướu nhỏ, ông cắt luôn rồi gởi đi sinh thiết. Như bị tuyên bố tử hình, em choáng váng muốn ngưng thở khi nghe ông thông báo là bướu cancer, cần phải giải phẫu gấp. Sau khi làm một số xét nghiệm cần thiết như thử máu, chụp hình vùng bụng... Em lên ca giải phẫu khoảng 4 tiếng. Bác sĩ cắt khúc ruột nơi có bướu khoảng hơn một gang tay. Em nằm viện 4 ngày. Có lẽ đây là lần đầu tiên em bị khủng hoảng tinh thần, trầm trọng nhất về cơn đau. Cơ thể em đau lắm và cử động rất khó khăn.

Tưởng mình gục ngã trước khi ... trời sáng rồi! Nhưng em đã mạnh dạn vượt qua đươc nhờ sự săn sóc tận tình ở bịnh viện, sự chăm lo, thương yêu từ người thân. Và nhất là khi em tình cờ đọc được bài phóng sự về các thương phế binh từ chiến trường sôi động Iraq. Các thương phế binh này đã mất mát một phần cơ thể và còn trải qua vài chục lần giải phẫu đau đớn nữa. Vậy mà khi tỉnh dậy, họ đã biết phấn đấu hết mình và còn lạc quan vạch ra hướng đi cho tương lai nữa. Em đã được vực dậy và tự an ủi: "mình chỉ qua một lần phẫu thuật, chuyện nhỏ thôi mà...Ể Nhưng không là chuyện nhỏ thầy ạ! Như lời tuyên đoán của bác sĩ: "lần giải phẫu này không biết cái gan của bà có chịu nổi không, vì lá gan đã suy yếu mấy năm nay rồi.Ể Và em cũng là người kém may. Người ta chỉ có một siêu vi khuẩn B hay C trong gan mà thôi. Còn em có cả hai. Năm năm về trước, em đã chích loạt thuốc liên tục 12 tháng mới diệt được siêu vi C. Và tiếp tục uống thuốc mỗi ngày để khống chế cho virus B ngủ yên (vì chưa có thuốc diệt nó). Thế là sau 8 ngày xuất viện, lá gan của em không làm việc nổi nữa, nhiều chức năng suy kiệt. Nước trong cơ thể không thải hồi ra ngoài mà giữ lại trong bụng. Em không thể ăn và di chuyển nổi. Lại nhập viện thêm 5 ngày để bác sĩ rút 4 litters nước từ bụng ra. Em bị sụt cân liên tục, mất đi gần 30 lbs, người run rẩy đi không nổi, tiếng nói yếu xìu hết hơi. Em lại than và rên dữ lắm. Con gái em đã thương yêu và động viên: "Mẹ đừng suy sụp quá như vậy, làm cả nhà đau lòng sụp theo. Mẹ hãy nghĩ rồi sẽ vượt qua, Mẹ sẽ khỏe mạnh như xưa". Một lần nữa em gượng dậy được. Dù còn rất gầy nhưng sức khỏe em phục hồi từ từ. Công ty em làm việc không cho nghĩ quá 4 tháng, em phải trở lại làm việc. Và thưa thầy, số phận chưa mỉm cười với em. Do thường xuyên được kiểm tra qua thử máu và chụp hình mà tháng 3 năm 2006 bác sĩ phát hiện lá gan của em có một cái bướu nhỏ. Do em vừa mới hồi phục và gan đã suy yếu nên bác sĩ không chọn giải pháp cắt bỏ được. Mà qua phương pháp nội soi, đưa thuốc vào diệt các mach máu nuôi để bướu teo lại và triệt tiêu. Thuốc chỉ làm em khó chịu như khi chích ngừa cảm cúm một tuần rồi thôi. Sau 7 tháng thì bướu này biến mất. Dù vậy trong thời gian này, theo lời khuyên bác sĩ, em tiến hành hoàn tất hồ sơ xin thay gan tại bịnh viện Stanford-1 trong vài bịnh viện có phương tiện điều trị tốt nhất nước Mỹ và trên thế giới. Đây là biện pháp sau cùng, con đường sống duy nhất mà em phải chấp nhận khi lá gan không còn khả năng điều trị nữa.

Và hình như với những cú sốc liên tục xảy ra-qua đi- và chịu đựng, giờ đây em bình tâm hơn, luôn cầu nguyện và phấn đấu hết mình trong việc theo dõi, tiếp tục điều trị bịnh.

Thầy hỏi: "Việc làm em ra sao""

Thưa thầy, nghe em kể nãy giờ, chắc thầy sẽ bảo: "Thôi rồi, chắc em thua cuộc rồi". Nhưng không, em chưa là người bỏ cuộc đâu thầy ơi! Qua những đợt điều trị, vừa phục hồi là em đi làm-toàn thời gian, 40 giờ mỗi tuần. Người thân của em cứ bảo: "Chắc em ... điên điên rồi, bịnh như vậy, thừa chết, thiếu sống, cần gì phải đi làm nửa."

Thú thật với thầy, em không còn gánh nặng gia đình nữa, mọi thứ đã có chồng con em chi lo, em cũng có thể xin lãnh một ít tiền bệnh để xài vặt (trong số tiền em đã đóng thuế hơn 10 năm đi làm), nhưng em không muốn là người bỏ cuộc-đi làm như một vận động cơ thể và được giao tiếp với xã hội là một hạnh phúc tuyệt vời của em. Điều quan trọng hơn hết là em muốn bình thường hóa mọi sinh hoạt trong gia đình, cả bản thân em-hãy quên đi căn bịnh hiểm nghèo mà lạc quan vui sống. Hiện nay, em sống khỏe, hồng hào- đi làm vui vẻ lắm! Vậy xin thầy cho em lời khuyên "em nên nghỉ việc hay tiếp tục đi làm""

Thầy hỏi em: "Có viết cho Đặc san trường một bài được không""

 Thưa thầy, hơn 40 năm về trước, thầy Ngọc đã cho điểm bài nghị văn cuối năm của em hạng nhất với lời nhận xét hóm hỉnh: "Em viết văn hay, sâu sắc trong bình luận mà chữ xấu quá! Ráng viết chữ đẹp thì trong tương lai có thể làm ... văn sĩ". Nhận xét của Thầy đã chắp cánh cho em có mộng làm văn sĩ. Mấy năm trước em cũng thường xuyên viết truyện dự thi trên tờ Việt Báo -nuôi ảo mộng có ngày thực sự làm văn sĩ... nổi tiếng... xuất bản mỗi đầu sách được triệu đô (như các nữ văn sĩ ở Mỹ). Bỗng chốc -2 năm nay- ngòi bút em phải bẻ ngang. Vì em nghĩ - mọi người đã lo toan quá nhiều cho cuộc sống- bài viết của em phải sinh động, dí dỏm, hài hước một chút để đem niềm vui đến mọi người, mà bây giờ với cơn đau này, lời văn em sẽ buồn thảm lắm. Nên xin thầy cho em hẹn lại vào những đặc san kế tiếp, lúc em có thể viết vui hơn! A, mà bây giờ nếu đọc thơ này, thầy chấm giải, thấy... đọc được có những triết lý vụn có thể áp dụng cho những bóng xế đường tà, thầy trao cho ban biên tập lên khuôn vào đặc san trường lần này -lưỡng tiện thầy há!

Em cám ơn thầy đã đọc... không nghỉ lá thư dài này -dành thì giờ quý báu để xót thương, chia xẻ những tâm cảm của em.

Cuối thư, em kính chúc thầy cô dồi dào sức khỏe, thân tâm an lạc.

Học trò cũ của thầy,

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,057,194
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến