Hôm nay,  

Chuyện Tình Buồn

21/09/200700:00:00(Xem: 164421)

Bài số 2100-1963-668vb6210907

*

Người viết là một thầy giáo từ Việt Nam, đi dạy đã gần 30 năm, qua Mỹ theo diện ODP. Đang làm manager tại một Trung Tâm dạy kèm sau giờ học. Ông là tác giả bài "Vào Mỹ theo diện ODP" đã phổ biến. Bài viết mới của ông lần này có kèm lời cuối bài: “Gửi tặng những cuộc tình buồn.”

*

Đọc tựa đề bài viết xong, "một nửa kia của tôi" bèn phán ngay một câu xanh dờn:

"Ông đúng là vớ vẩn! Có câu chuyện tình nào lại không buồn" Mà ông định viết truyện tình của ai đây" Chuyện của ông ngày xưa khi còn đi học, lúc đã ra trường hay chuyện tình già mới đây khi ông gặp lại "cố nhân"”

"Nửa kia của tôi" chắc đã thấy ánh mắt "cố nhân" khi nhìn chào tôi sao giống ánh mắt cụ Phan Khôi thuở trước đã mô tả trong bài thơ "Tình già": "Nhìn nhau con mắt còn có đuôi" (xin vong hồn cụ tha thứ nếu con nhớ sai ý câu thơ thật hay của cụ).

Nghe nàng phán xong, cái "yên sĩ phi lý thuần" của một nhà văn "chưa lên mà đã xuống" là tôi đây bỗng dưng bay biến đâu mất tiêu! Tôi bèn thanh minh thanh nga ngay "đó thì là" chuyện tình của Bê, cô em họ tôi. Vợ chồng con cái đang sống vô cùng hạnh phúc, vô cùng hòa thuận thì đùng một cái tôi nhận được phone của Bê cho biết là hai vợ chồng đã chia tay nhau.

"Anh chị đừng thắc mắc tại sao, và cũng đừng hỏi là lỗi tại ai. Mai mốt khi ổn định xong em sẽ phone kể chuyện cho anh chị nghe."

Trong mấy anh chị em ở Việt Nam và ở nước ngoài, tụi tôi thương nhất là cô em họ nầy. Có lẽ vì ngày xưa Me tôi và Me của Bê, là hai chị em ruột, rất yêu thương nhau chăng"

Mới Tết năm kia đây thôi, cả gia đình năm người của Bê đã kéo về Việt Nam để thăm và ăn Tết với mấy anh chị em bên đó. Qua lại Mỹ, các cháu tôi đã email, scan hình ảnh và gọi phone xuống tíu tít kể cho cậu nghe về mấy tuần lễ rất vui ở Việt Nam, "quê mẹ của tụi con" -our motherland, như mấy cháu đã gọi.

Lần đầu tiên về thăm một đất nước nơi đã chứng kiến cuộc tình thật đẹp và sự kết hợp Daddy và Mommy ba mươi mấy năm trước đây, các cháu tôi đã theo mấy cậu, mấy dì học vài câu tiếng Việt thông thường để sử dụng hằng ngày trong sinh hoạt gia đình.

"Nếu có câu nào khó diễn tả quá thì tụi con hỏi Mom. Vui lắm Uncle à! Các cậu và các Dì bên đó củng cố gắng nghe tụi con nói tiếng Việt, và khen tụi con nói khá lắm! Vài năm nữa tụi con sẽ về thăm tiếp!"

Thế mà bỗng dưng....

1968

 Anh em chúng tôi sinh ra và lớn lên ở một thị xã lớn miền Trung. Chiến tranh thật khốc liệt, và lúc đó quân số quân đội Mỹ cũng đã lên đến một con số khổng lồ. Gia đình quá đông anh em chỉ trông đợi vào đồng lương nhỏ nhoi của dượng tôi là một công chức bậc trung trong ngành hỏa xa nên Bê đã phải bỏ học nửa chừng để xin vào làm thư ký ở phi trường Đ.N. Bê muốn các anh em trai của mình phải học xong Tú Tài để nếu có phải bị động viên thì cũng được đi sĩ quan.

Cô nữ sinh Đệ Tam ngày nào bây giờ mỗi ngày phải đánh máy những trang manifest dài thườn thượt của các quân nhân và gia đình đi phép bằng phi cơ quân sự Mỹ, hoặc những giấy tờ order suppplies cho văn phòng rồi đem trình cho xếp ký. Bê đã phải vất vả với những danh từ chuyên môn trong ngành vì số vốn Anh văn của một cô nữ sinh đệ Tam có hạn!

"Lúc nào trên bàn làm việc cũng kè kè cuốn Tự Điển Anh Việt -Việt Anh của Giáo Sư Trần Văn Điền, bùa hộ mạng của em!", Bê thường cười tâm sự với tôi như thế.

Cùng làm chung phòng với Bê là các nam nữ quân nhân Mỹ. Nhìn thấy một cô gái Việt Nam nhỏ xíu, mặt mày còn non choẹt phải làm việc quần quật, phải đánh vật hằng ngày với vô số giấy tờ, với dàn máy quay ronéo mà mỗi lần in ấn xong là tay chân mặt mũi dính đầy mực, họ thấy thương hại, nên tìm đủ mọi cách hướng dẫn, dạy dỗ thêm Anh văn và cách thức làm thế nào để hoàn tất nhanh chóng, ít sai sót, những tờ manifest hay những giấy tờ nghiệp vụ chuyên môn khác. Họ vẫn thường đi mua thức ăn ở câu lạc bộ về ăn chung với nhau và mời "cô thư ký học trò" cùng ăn, nhưng lần nào Bê cũng từ chối (vì chưa quen ăn thức ăn Mỹ!). " Nó lạt lẽo làm sao ấy, anh à! Khó ăn lắm!", Bê vẫn nói với tôi mỗi cuối tuần khi ghé nhà thăm Me tôi.

Cuộc đời cô em thư ký của tôi sẽ êm xuôi nếu một ngày kia, sau khi đánh máy xong bản tường trình cuối tuần để lát nữa đây đưa lên cho Trưởng Phòng ký, Bê không ngẩng đầu lên và vô tình bắt gặp ánh mắt xanh lơ của John, anh chàng quân nhân Mỹ làm cùng department đang nhìn mình. Có lẽ ánh mắt xanh lơ ấy đã nhìn Bê lâu lắm rồi thì phải, nên khi thấy Bê nhìn lại, John mỉm cười, gật đầu nhẹ chào. "Lúc đó em sợ mất hồn luôn, vì lỡ anh chàng mà đến bàn làm việc bắt chuyện thì với mớ tiếng Anh ăn đong của em chắc là phải... dùng đến động từ "to quơ" mất thôi!", sau nầy Bê mới kể lại cho tôi nghe cái "phút đầu gặp nhau... tinh tú quay cuồng" đó!

Từ đó cứ mỗi cuối tuần, trên bàn làm việc của Bê luôn luôn có một bông hồng đỏ cắm trong một cái ly nhỏ. Cô em tôi chỉ dám đoán mò thôi chứ chưa dám khẳng định là của ai. Mấy cô nữ quân nhân Mỹ nhìn em tôi, Wow! It's beautiful! Rồi tủm tỉm cười!

Ngày tháng cứ thế trôi qua. Giáng Sinh năm đó, theo truyền thống của department, mỗi người phải đem theo một món ăn và một phần quà để rút thăm bắt quà ăn mừng Christmas và năm mới. Bê hỏi tôi nên làm món ăn gì và quà cáp thì nên chọn cái gì đây" Tôi cũng không rành lắm chuyện ăn uống và trao đổi quà cáp trong các cơ quan Mỹ nhưng cũng liều mạng cố vấn đại: "Em làm một khay chả giò, một khay salad, còn quà thì không biết ai sẽ nhận được phần quà của em, nam hay nữ, nên theo anh, em cứ mua một chiếc nón Huế (nếu người nhận là nữ) và một chiếc cà vạt (nếu người nhận là nam). Như vậy sẽ vui vẻ cả làng!" Đâu ngờ lời cố vấn (đúng hơn là lời xúi dại!) của tôi đã cột chặt hai con người ở cách xa nhau hơn nửa vòng trái đất vào nhau từ mùa Giáng Sinh năm đó.

Cả phòng đều thưởng thức và khen món chả giò ăn kèm với salad quá xá, nên từ đó, sau mỗi kỳ lương, mỗi người đều góp tiền và nhờ Bê làm chả giò đem vào ăn, và đồng ý đặt tên cho department của họ là "Cha Gio Department!" Đến lúc rút thăm quà, John nhận được chiếc cà vạt của em tôi, Bê thì lại nhận được một con búp bê Nhật Bản thật đẹp của John mua tại Tokyo trong lần đi phép trước. Chiếc nón bài thơ "của xứ Huế mộng mơ" vào tay Michelle, cô Trung Úy Trưởng Phòng. Soi lên dưới ánh nắng, nhìn thấy hai câu thơ được lồng vào trong nón :

 " Gió đưa cành trúc la đà

 Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương"

Michelle thích quá và hỏi Bê nghĩa là gì" Cô em tôi lại thật thà nói để về nhà nhờ ông anh giáo sư là tôi đây dịch hộ! Cũng may lúc đó tôi chưa dịch "canh gà Thọ Xương" thành "Tho Xuong chicken soup!"

Sau nầy khi theo chồng về tiểu bang Indiana, hai vợ chồng Bê có ghé thăm Michelle. Chiếc nón Huế đem từ Việt Nam về Mỹ sau khi giải ngũ Michelle vẫn còn giữ và vẫn còn bập bẹ nhớ hai câu thơ tiếng Việt đó để đọc lại cho vợ chồng cô em tôi nghe!

 Chiến trường càng lúc càng trở nên khốc liệt. Quân trang quân dụng đổ vào ồ ạt và các trang supplies đánh máy của cô em tôi càng lúc càng dài thêm. Nhưng cũng chính lúc đó quân đội Mỹ, qua chương trình Vietnamization of the war, đã dần dần rút quân. John hết hạn quân dịch, nên phải về nước cuối năm sau đó.

Thời gian này tôi thấy Bê ít nói về công việc của mình, ít nhắc đến department nơi Bê làm việc và nhất là ít khi đề cập đến anh chàng mắt xanh tặng hoa hồng mỗi cuối tuần.

Một buổi chiều khi đi dạy về, đang loay hoay lau chùi chiếc xe Honda và đợi giờ ăn tối, tôi nghe tiếng mở cổng và một giọng Mỹ chào tôi: "Hi T. How are you"" Tôi quay lại, và sững sờ thấy anh chàng John mắt xanh đang đứng xớ rớ sau lưng, hai chiếc va ly Samsonite để dưới chân. Tôi mời John vào nhà và ngạc nhiên hỏi: "Tôi tưởng là anh đã về Mỹ rồi""

 "Tôi về nước đã gần năm nay, nhưng hôm nay tôi bay từ Indianapolis qua đây để nhờ anh xin với gia đình cho tôi được cưới Bê và đưa về Mỹ. Bê có nói với tôi là nếu có qua thì ghé nhà anh, và mọi việc nhờ anh lo, vì anh nói trong nhà ai cũng nghe".

 Tôi than thầm: "Trời ơi, cưới vợ mà anh làm cứ như là đi PX mua sắm vậy! Lừng lững bay hơn nửa vòng trái đất qua đây rồi đến nhờ nói với gia đình Dì tôi cho cưới Bê!"

Chưa biết phải làm sao đây, nên tôi tìm cách "câu giờ" đưa John về khách sạn ở tạm. Tôi phóng Honda lên nhà Dì xin phép chở cô em đi công việc. Hai anh em vào quán kem Diệp Hải Dung ngồi nói chuyện.

 "John vừa từ Mỹ bay qua, ghé nhà nói nhờ anh xin với gia đình cưới em và đưa về Mỹ. Anh muốn hỏi em tại sao một câu chuyện lớn như thế nầy mà em không cho anh biết trước để có thời gian chuẩn bị tìm cách thưa với Mạ và gia đình bà con hai bên nội ngoại" Bây giờ em tính sao" Anh đã đưa John về khách sạn ở tạm rồi." Bê chỉ biết ngồi khóc, nhưng tôi biết chắc chắn đó là những giọt nước mắt hạnh phúc.

"Em đâu có chắc chắn là John sẽ qua lại đây" Em cũng tưởng John yêu em vì thấy cô đơn trong những năm tháng xa quê hương thôi. Trước khi về nước, anh chàng có hứa là sẽ trở lại Việt Nam cưới em đưa sang Mỹ vì không thể sống thiếu em được. Bây giờ trăm sự chỉ biết nhờ anh thôi!"

 Tôi lúc đó như một con thoi, chạy lên chạy xuống để thuyết phục gia đình Dì tôi, bà con nội ngoại, và cả Me tôi nữa. Vào thời điểm đó đâu có ai dám gả con cho Mỹ để rồi sẽ "mất con" vĩnh viễn" 

Muốn đánh đổ quan niệm "lấy Mỹ là một điều xấu xa" nơi các bậc trưởng thượng trong gia tộc tôi đã phải tốn rất nhiều công sức, dùng "miệng lưỡi Tô Tần" thuyết phục, nhưng vẫn còn nghe các bậc cô bác xỉ vả! "Anh là thầy giáo mà coi bộ sống phóng khoáng quá nhỉ!" là một trong nhiều lời chì chiết của bà con dòng họ.

Sau cùng thì cũng xong. Thương con nên Dì tôi củng cố gắng nuốt nước mắt vào lòng, chấp nhận chịu những tiếng bấc tiếng chì của bà con cô bác để gả Bê cho John chỉ với một điều kiện duy nhất là John phải ở lại Việt nam ít nhất là một năm. Đến lúc đó thì tôi mới thở phào nhẹ nhõm, cùng với vợ tôi và anh chị em Bê lo chuẩn bị đám cưới.

Ngày rước dâu nhìn thấy John khăn đóng áo thụng cùng với Bê quỳ lạy bàn thờ gia tiên và đưa rượu mời các cô, bác, mọi người mới thấy nguôi ngoai, bớt "kỳ thị" chàng rể ngoại quốc tóc vàng mắt xanh! Vợ chồng tôi rất sung sướng vì đã lo xong một việc tưởng như không thể nào lo được. Giữ đúng lời hứa với Dì tôi, John đã mướn nhà ở lại Đ.N. đúng một năm mới trở về Mỹ.

1972

 Sau một năm ở lại ĐN để làm vui lòng Dì tôi, hai vợ chồng đã bay về Indiana, quê hương anh chàng mắt xanh John.

Trong những bức thư gửi về cho tôi và cho gia đình, Bê đã khóc rất nhiều vì nhớ nhà! "Không có một người Việt nào ở đây cả, không có thức ăn quê hương mình, không có nước mắm, cả ngày chỉ ngồi xem TV và nói chuyện với bốn vách tường bằng tiếng Việt cho đỡ buồn! Đi làm về là John chạy tìm em ngay, mua cho em đủ các loại quần áo giày dép mỹ phẩm, nhưng em đâu có thiếu những thứ đó. Bây giờ em mới thấy thấm thía câu ca dao ngày xưa Mạ vẫn hát cho tụi em nghe :

" Má ơi đừng gả con xa

Chim kêu vượn hú biết nhà Má đâu"

Năm sau Bê sinh được cô con gái đầu lòng và John đã đồng ý để Dì tôi đặt tên cho cháu là Thiên Hương. Cô bé giống bên ngoại như hệt, chỉ có mái tóc vàng và đôi mắt xanh lơ là giống Bố.

Nghỉ ở nhà nuôi con gần sáu tháng thì John xin được cho vợ mình vào làm Bank Teller ở một ngân hàng nhỏ gần nhà. Công ăn việc làm và thiên chức làm mẹ đã chiếm trọn thì giờ của cô em tôi nên những lá thư sau đó không còn thấy cô nàng than thở gì nữa cả. Ba năm sau thêm một cô công chúa nữa ra đời, và cũng mang tên Việt nam là Phương Lan. Công ty của John move qua Texas và gia đình cô em tôi cũng phải move theo vì John đang gìữ một chức vụ khá quan trọng trong hãng.

Vừa mua nhà ở Dallas xong, vài tháng sau thì Bê được tin miền Nam Viêt Nam đã bị Cọng Sản xâm chiếm. Dallas trở thành nơi có nhiều người Việt theo vận nước nổi trôi di tản qua sinh sống, Bê cuống cuồng chạy đôn chạy đáo tìm cách hỏi thăm tin tức gia đình, nhưng không ai biết. Thư từ liên lạc lúc đó phải gửi đi vòng qua ngã Paris hay Thụy Sĩ mới về đến Việt nam, nên đôi lúc thư đi gần cả năm trời mới đến tay người nhận! Mấy năm sau đó Bê mới có được tin tức gia đình và tìm cách gửi tiền và quà cáp áo quần về giúp.

Công ăn việc làm của cả hai vợ chồng vẫn tiến triển tốt đẹp, Bê lên chức Manager, còn John thì lên CEO, bay đi nước ngoài liên tục để order linh kiện điện tử cho các máy móc hay ký những contract cho hãng. Bê lại tâm sự với tôi qua những lá thư gửi trong thời điểm nầy: "John travel nhiều quá. Có khi vừa đi Tokyo về xong, ba bốn ngày sau lại bay đi Seoul hay Bangkok tiếp để lo công việc của công ty. Em không hiểu có chịu nổi áp lực nầy không khi phải ở nhà vừa lo công việc ở Bank vừa chăm sóc hai đứa nhỏ."


Tôi lại phải viết thư khuyên Bê, và cả John nữa nên để ý đến gia đình nhiều hơn, nên cố gắng sắp xếp ở nhà với vợ con nhiều hơn nữa. Công ăn việc làm có lẽ nên đặt vào ưu tiên 2 sau gia đình." Cả hai vợ chồng cũng hứa là sẽ nghe lời tôi khuyên. Thật ra lúc đó tôi còn đang ở bên quê nhà, tất cả những gì tôi viết sang cho hai vợ chồng Bê chỉ là dựa trên sách vở mà thôi! Tôi đâu có biết bên Mỹ nầy quan niệm gia đình và công việc hoàn toàn khác hẳn với Việt Nam"

Đứa con trai tiếp theo ra đời và Dì tôi đặt tên là Nguyễn hoài Nam như muốn nhắc nhở con gái mình về cội nguồn quê hương. Anh con rể tóc vàng mắt xanh coi bộ rất thích tên của ba người con do đích thân bà già vợ mình đặt nên thỉnh thoảng viết thư thăm tôi cứ tấm tắc khen: "Mạ giỏi ghê!". Tôi nói lại cho Dì nghe, Dì rất cảm động.  John cũng đã bớt đi những chuyến business travel để ở nhà với vợ con.

Mấy năm sau khi tôi qua Mỹ vợ chồng cô em có mời tôi bay qua Dallas thăm gia đình. Tôi đã nhắc khéo cả hai về hạnh phúc, về sự nhường nhịn và thông cảm từ cả hai phía trong cuộc sống vợ chồng.

Ba người cháu cứ tíu tít bên ông cậu hỏi thăm về một xứ sở chỉ nghe Dad và Mom thỉnh thoảng kể lại trong những lần họp mặt gia đình. Cuộc sống cứ thế êm ả trôi qua. Nhưng công ty của John lại có những hợp đồng rất lớn tại Châu Á nên John phải bay đi đi về về thường xuyên như trước. Khi nhìn thấy vợ mình có vẻ buồn và không bằng lòng vì sự thất hứa, John nói là sẽ chỉ làm thêm vài năm cho đến khi cậu con trai út vào Đại Học rồi sẽ không bay đi nước ngoài nữa.

 2005

Bê sau đó dấu không cho tôi biết về mối bất hòa giữa hai vợ chồng. Tôi chỉ khám phá ra khi gửi thiệp cưới cậu con trai qua Dallas mời gia đình cô em qua tham dự. John email cho tôi nói cám ơn và xin lỗi không qua được, "chỉ có Bê qua thôi, vì tụi nầy không còn sống chung với nhau nữa!". Tôi cảm thấy hụt hẫng. Bê nhất định không nói lý do tan vỡ: "Trong ngày vui của con trai anh đừng nói chuyện buồn làm gì, mai mốt có dịp em sẽ kể anh nghe!".

Về lại Dallas, anh em vẫn thường xuyên liên lạc điện thoại, email với nhau. Bê chỉ nói về chuyện học hành sinh sống của ba đứa con và công việc ở Bank, không nhắc gì đến chuyện giữa hai vợ chồng nữa.

 Tôi chỉ còn biết cầu nguyện cho cuộc sống của gia đình Bê, cho các cháu, và chờ đợi một phép lạ xảy ra.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,250,504
Ngày 18 Tháng Tư 2017, Cựu Trung Tá Không Quân VNCH Nguyễn Thị Hạnh Nhân từ trần tại California, hưởng thọ 90 tuổi. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO 2 từ 1990, cho tới những ngày tháng cuối đời,
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia.
Tác giả 44 tuổi, cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corpo-ration;
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, định cư tại NJ năm 1994 theo diện HO. Trước là nhà giáo tại Việt Nam. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là nhà giáo làm việc tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. đến Mỹ năm 1994, theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012, hiện là cư dân hưu trí tại Westminster.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu.
Tác giả là một Kỹ sư về hưu, đang sinh sống ở Orange County và đã nhận được giải Danh Dự năm 2016. Trong những bài VVNM của ông, có nhiều bài viết lấy thú vật làm đề tài,
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/ Donna Nguyen. Cô đã từng đóng góp khoảng 16 bài Viết Về Nước Mỹ dưới ba bút danh trên. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, cô từng sống ở vài tiểu bang như Indiana,
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến