Hôm nay,  

Hành Trình Lãnh Giải Thưởng

11/09/200700:00:00(Xem: 165186)

Bài số 2088-1951-655vb8090907

*

Tác giả cho biết bà vượt biên và định cư tại Mỹ từ 1982. Bài viết cho biết thêm, tại Việt Nam trước 1975, bà là một dược sĩ, và hiện nay là cư dân Virginia và làm việc trong một cơ quan chính phủ. Với bài viết “Lời Cám Ơn Của Mẹ Tôi”, Ngưyên Phương được giải thưởng đặc biệt và đã không ngại bay từ bờ Đông sang bờ Tây, để dự Họp Mặt Viết Về Nước Mỹ.  Sau đây là chuyện kể về cuộc hành trình.

*

Tiếng chuông điện thọai reo vang, nhìn vào số phone lạ từ tiểu bang California tôi băn khoăn tự hỏi không biết ai gọi mình vào giờ làm việc này, bạn tôi ở Cali thường chỉ gọi tôi vào weekend.

- Hello

- Dạ, làm ơn cho gặp bà Nguyên Phương.

Một giọng con gái nhẹ nhàng cất lên

-Vâng tôi là Nguyên Phương đây ạ

Thưa cô, cháu ở tòa sọan Việt Báo, gọi xin cô địa chỉ để gửi thiệp mời đến cô, cô vừa trúng giải đặc biệt.

Tôi lặng người trong giây lát, dù chẳng hiểu giải đặc biệt là giải gì, nhưng một niềm vui vô tận làm tôi lắp bắp cho cô Quyên địa chỉ, chỉ kịp hỏi bài viết nào của tôi đã được giải thưởng.

Ngày phát giải lại gần ngày với ngày sinh nhật của Mẹ tôi, tôi không ngần ngại nhận lời sẽ tham dự.

Người đầu tiên tôi báo "tin mừng" là bà chị tôi, vì trong gia đình, tôi là người không có khiếu về văn chương, chỉ có chị là dân văn khoa, và hay viết lách từ hồi còn trẻ.

- Em viết về truyện gì"

- Em viết về Mẹ.

Từ từ tôi kể cho chị nghe, không đợi tôi mời chị hăng hái đề nghị

- Vậy Phương đi thẳng qua bên đó, chị sẽ từ San Jose đi xe đò Hoàng xuống gặp em để cùng em đi dự buổi phát giải.

- Như vậy chị phải nghỉ làm ngày thứ hai"

- Không sao ngày vui mừng của em, niềm vui này cũng lớn như ngày lễ ra trường của em khi xưa, ngày em đi lãnh bằng ở rạp Thống Nhất.

- Vâng, cám ơn chị rồi sau đó mình sẽ về lại San Jose ăn mừng sinh nhật mẹ 101 tuổi chị nhỉ

- Rất tiếc Mẹ quá già rồi không đi xa được, nếu không thì mình sẽ dẫn Mẹ đi dự buổi lễ này vì bài viết trúng giải của em là bài em viết về Mẹ.

Mẹ tôi tuy vẫn còn tinh tường, minh mẫn nhưng không đi xa được cho dù đi máy bay xuống Orange County.

Sau khi "khoe" với chị xong tôi mới vào VietBao online để xem giài đặc biệt là giải gì, khi được biết đó là một giải gần như là khuyến khích, tôi tự thưởng cho mình một niềm hãnh diện cho riêng tôi vì tôi chưa bao giờ ngờ là mình lại có khiếu viết văn và lại được giải thưởng, tuy nhiên vẫn gọi phone lại để báo cho chị biết thêm chi tiết, chị cười vang.

- Giải gì chị cũng muốn góp vui cùng em.

Suốt buổi chiều hôm đó tôi không làm việc được lòng lâng lâng một niềm vui khôn tả.

Tôi nhớ ngày xưa còn bé, bà chị tôi thường bắt chúng tôi tham dự trò chơi cô giáo của chị. Chị bắt cô em và tôi ngồi làm học trò nghe chị dậy học.

Riêng tôi thì chỉ thích chai lọ, đong nước đổi chai này qua chai khác, nên về sau chị học văn khoa và trở thành giáo sư còn tôi trở thành cô dược sĩ.

Chị có khiếu văn chương ngay từ nhỏ, chị đã có những bài viết cho bích báo của trường và đôi khi có bài đăng trên nhật báo Ngôn Luận.

Tối hôm đó tôi gọi một cô bạn, chị Mão, người đã giới thiệu Việt Báo online cho tôi, người đã rủ tôi viết bài. Mão không có nhiều thì giờ nhưng thỉnh thỏang cũng gửi bài đến tòa sọan. Khi nghe tin tôi trúng giải Mão cũng mừng không kém và cũng như chị tôi Mão hoan hỷ nghỉ làm ngày thứ bẩy và thứ hai để cùng tôi đi dự buổi họp mặt của Việt Báo. Chị tôi và Mão sẽ cùng đi xe đò Hòang xuống Santa Ana, Little Saigon. Và chúng tôi gặp nhau ở đó.

Chị tôi kể cho bạn chị nghe và kéo thêm hai người bạn đến chung vui cùng tôi. Như vậy là "ngũ long công chúa" sẽ cùng nhau đi dự buổi phát giải.

Rất tiếc tôi không có thì giờ tham dự buổi họp mặt vào buổi chiều để được gặp những nhà văn tên tuổi cùng những người được giải thưởng.

Buổi chiều chúng tôi đi từ 4 giờ 30 nhưng đến nơi người đã đông nghẹt, vì tôi ghi tên trễ nên ngồi ở bàn số hai, nhìn lên sân khấu rất khó, đành phải nhìn ở cái TV mà màn hình là bức tường sau quầy tính tiền, chỉ nhìn được bên hông sân khấu, không rõ mặt những người đứng trên sân khấu.

Mở màn là lễ chào cờ, tôi rưng rưng khi nghe nhạc mở đầu và ca sĩ cất cao giọng hát "này công dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi ... .". dĩ vãng trùng trùng điệp điệp trở về cho những ngày còn đi học, mỗi sáng nghiêm chỉnh đứng chào cờ, lá cờ vàng ba sọc đó bay phất phới trong sân trường, đám nữ sinh chúng tôi trong tà áo xanh những ngày thứ hai cất cao giọng hát vang rền.

Sau khi chào quốc kỳ của cả hai quốc gia Viet Mỹ là một phút mặc niệm.

Phần giới thiệu sách “Bé Viết Văn Việt” càng làm tôi xúc động hơn. Những em bé đã mất nhiều công phu để viết và vẽ. Có em mới học lớp một cũng được trúng giải.

Thêm một sáng kiến đáng ca ngợi của Việt Báo, khuyến khich các cháu học tiếng Việt, để các cháu có thể hiểu được phần nào bản nhạc "tình ca":   Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời...

Tôi nhớ trong những ngày tháng đầu tiên sống trên đất Mỹ, chúng tôi đến chùa Đức Viên ở San Jose, sư bà đã cho treo trên tường một hàng chữ tôi chỉ nhớ đại ý là "Đừng sợ con trẻ không biết tiếng Mỹ mà chỉ sợ chúng quên tiếng Việt". Khi đó tôi không thấy thấm thía, nhưng càng về sau khi tiếp xúc nhiều tôi mới thấy một sự thật đau lòng, có những người không phải con trẻ, họ sang đây khi tuổi có lẽ cũng trên dưới 30 nhưng đã cố tình quên ... tiếng mẹ đẻ

Rất cảm động trong truyện kể của nữ tài tử Kiều Chinh, về những bước đầu thành lập Việt Báo, Ông bà "không có sao" Trần Dạ Từ - Nhã Ca chỉ có trong túi có 200 dollars, nhưng vì lòng đam mê phụng sự nghê thuật ông bà đã thực hiện được một tờ báo Việt Báo có tầm vóc lớn như ngày nay, số người đọc trên Việt Báo online không phải là ít, riêng bài của người trúng giải chung kết năm nay Anne Khánh Vân đã lên tới 200,000 lần đọc. Số tiền tặng phẩm tăng lên hàng năm đủ thấy sự thành công trong sáng kiến thực hiện giải thưởng "Viết Về Nước Mỹ". Một chủ đề khiến cho người viết có thể chia sẻ những vui buồn trên đất Mỹ.

Chúng tôi ngồi vào bàn, thưởng thức tiếng hát Khánh Ly - Tuấn Cường những nhạc phẩm của ngày xưa cũ. ...

Bữa ăn được dọn ra, tim tôi như đánh lôtô, sắp sửa đến lượt mình lên sân khấu, ôi sao mà hồi hộp đến thế. Tên tôi được gọi trên micro và lời vắn tắt giới thiệu bài viết của tôi. Tôi ngập ngừng, chị tôi đẩy tôi đứng lên, bước lên sân khấu, trong số 12 người được giải đặc bíệt chỉ có 6 người đến. Rồi cũng xong, tôi ôm về một số tặng phẩm.

Bữa ăn được tiếp tục trong tiếng giới thiệu những tác giả được giải danh dự, tác giả và tác phẩm và giải chung kết. Phần giới thiệu Anne  Khánh Vân, tác gỉa được giải chung kết thật đặc biệt với sự hiện diện của thân phụ và thân mẫu của cô, người sau nhiều chục năm hụt mọi cơ hội đi Mỹ, đã đươc Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Saigon cho phép theo thủ tục khẩn cấp để vào Mỹ dự buổi họp mặt phát giải thường này. Tác giả cười tươi bên bố mẹ và bó hoa trên tay với sự hứa hẹn một tác phẩm sắp tới về chi tiết hòan tất thủ tục cho hai ông bà đuợc sang Mỹ trong vòng 10 ngày.

Buổi tiệc tàn, chúng tôi ra về trong cái lành lạnh của buổi tối trên đường phố "Saigon nhỏ".

Ngày hôm sau chúng tôi trực chỉ San Jose để đến kịp cho việc tổ chức, gọi là tổ chức cho oai nhưng chỉ là một buổi họp mặt ăn uống, để mừng sinh nhật Mẹ tôi,

Con đường trên 600 miles từ Santa Ana lên San Jose đã được thâu ngắn trong tiếng cười, trong những câu chuyện nổ như pháo rang của chúng tôi. "Đường trường xa ta quyết đi cho đến cùng"

Tôi thầm tiếc phải chi mẹ tôi còn trẻ độ 90 tuổi thì tôi sẽ cố năn nỉ mẹ tôi đi dự cùng với tôi.

Lên đến nơi Mẹ tôi đứng ở cửa nhà chị tôi nét mặt rạng rỡ, tôi chạy ào vào ôm chầm lấy mẹ, tíu tít như ngày còn nhỏ, tôi lấy ra quyển "Viết về Nước Mỹ 2007" và chỉ cho Mẹ bài tôi viết  "lời cám ơn của Mẹ tôi".

Như ngày xưa Mẹ cuời và thêm một chút tâng bốc "nhà mình chỉ có dược sĩ mà sao lại nẩy ra một văn sĩ nhỉ".

Các con của Mẹ, khi định cư tại Mỹ, đâu còn nghề cũ nữa nhưng ký ức của Mẹ nhất định không thay đổi.

Niềm vui của gia đình tôi dành cho tôi chỉ vì không ai ngờ rằng tôi có thể viết và được giải thưởng.

Phần thưởng có một giá trị tinh thần vô giá, một khích lệ lớn lao cho tôi trên con đường viết văn, vì nếu cộng lại những phí tổn cho chuyến đi dự buổi họp mặt này con số vượt hẳn hiện kim mà tôi đươc lãnh.

Trân trọng cám ơn ban tổ chức đã cho tôi tham dự một buổi họp mặt phát giải thưởng trong tình thân hữu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,348,235
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến